Tản văn: Gã

Trời buông gió, ngàn mây về đây che ngang trời
Người chạy trốn, lời ca nhiều lắm những tủi hờn

Gã bước vào quán ăn lập lòe đèn vàng ven đường, trong quán vài thằng nhậu, vãi ả gái xôn xao bên 4 bức vách tường. Đã từ lâu, cái khu ổ chuột trong xóm này là nơi tụ họp của đủ mọi loại người, đủ mọi loại tầng lớp, đủ mọi loại hình xăm trên cơ thể. Thế nhưng, trong quán này tuyệt nhiên không có người nào nghĩ rằng, ngày mai, họ sẽ làm gì mà chỉ nghĩ, đêm mai, mình có còn được ngồi trong quán này nữa không.

Qua tiếng mưa lốp bốp trên mái nhà. Qua tiếng cười cợt, qua tiếng leng keng của vài vỏ bia, qua tiếng tạch tạch của bật lửa, qua tù mù khói thuốc. Gã ngồi xuống bàn trống trải nhất, nằm ngay giữa quán. Miêng ơi ới gọi bà chủ, lấy nốt chỗ đồ ăn cuối cùng còn xót lại trong bếp. Lần nào cũng vậy. Bà chủ quán thấy gã vào là biết đã kém 15 phút nữa là 3 giờ đêm. Và lần nào cũng vậy. Xuất cơm cuối cùng là dành cho gã. Gã cũng đã quen là người cuối cùng của quán và cũng là người khách cuối cùng ra về ở quán. Mọi người khách trong quán cũng đã quen với một gã, lúc nào cũng chỉ ngồi một mình ngay giữa ánh đèn điện treo lủng lẳng, lúc nào cũng bao thăng long vỏ cứng nằm bên trái đĩa cơm. Lúc nào cũng im lặng chẳng nói chẳng rằng trừ tiếng gọi cơm. Lúc nào cũng thế, lúc nào cũng chỉ thế thôi. LIỆU ANH TA CÓ BUỒN KHÔNG

Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
Để người về hát đêm hồng

Kế bên quán ăn là một nhà hàng lớn, một gã siêu vẹo bước vào, nét mặt trầm tư những suy nghĩ, đôi chân lảo đảo, áo quần thẳng tắp, chẳng ngại việc gì cho cả 2. Không còn tiếng cười cợt ở bên cạnh, sự im lặng đến đáng sợ của cái chốn xa hoa đô thành này đã đưa họ đi lâu rồi, họ chẳng để ý đến nữa rồi, họ chẳng còn phấn khởi, phấn khích như những ngày còn thơ. Đâu có còn thơ, họ còn cả một gia đình và đồng nghiệp đang nghĩ về họ, họ còn cả cuộc sống và tiếng gió ở phía trước. Gã vào phòng có mấy nhỏ ngồi xung quanh, rượu mạnh xóc đầu gã quay lòng vòng, gã mỉm cười, ngồi lại chỗ mấy em nhỏ, mặc họ thỏa sức sờ mó, động chạm. Mùi nước hoa và xì gà ám nghẹt mũi, mắt đỏ lòm, lúc nào cũng thế, lúc nào gã cũng cười, lúc nào gã cũng nói. Lúc nào cũng thế, lúc nào cũng chỉ thế thôi. Liệu GÃ CÓ VUI KHÔNG

Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một đời bỏ ngõ đêm hồng
Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em 

Ơ thế nhưng mà bên cái quán ăn rẻ tiền đó. Họ cười kìa, Họ cười nhiều quá. Nét mặt nhăn lại hàm răng nhô ra, cười cượt với mấy ả điếm xung qua, tiếng vỗ đùi đen đét, tiếng đập bàn rầm rầm làm từng tràng cười với những tiếng vỗ say còn say mùi rượu đẩy ưu phiền vào hư vô. Còn bên này, sau tiếng xa hoa, sau sự vẫy vùng của con người giữa chốn tiền bạc bề thế này. Bước ra cửa, họ không khóc, nhưng họ đi 1 mình, một mình buồn, một mình vui. Không tiếng gái, không mùi xì gà, không quần áo chỉnh tề, không suy nghĩ, không có gì cả.

Vây thế nào là vui giữa cuộc đời này, người đau đầu suy nghĩ sống tròn nhung lụa, người ngả mình bên bàn rượu mời, người ngã vào lòng những túi tiền không đáy của nhân gian HAY những người đạp chân chống 10 lần mưu sinh ngày qua ngày, thiệu rụi tâm hồn và thể xác dưới ánh nắng ngút ngàn của cao nguyên và đô thị, nằm lại bất kì nơi nào họ nhìn thấy, họ cảm thấy ấm, buồn thì khóc, đói thì ăn, vui thì cười. Họ đến với nhau cùng 2 tấm lòng trắng, 2 tâm hồn già cỗi. KIÊU NGẠO họ chọc trời, họ chửi bất kì ai họ ghét, họ quý bất cứ ai người cho họ bữa cơm no 1 lần.

Trong đạo phật có một câu nổi tiếng

  • Quay đầu là Bờ
    Còn trong kinh thánh cũng có 1 câu nổi tiếng
  • Cứ đi tiếp sẽ thấy tương lai.
    2 Bên bờ sông, biết bên nào vui hơn đây tôi ơi. Tôi còn lạc lối đến bao giờ đây tôi ơi

Tản văn – Quán trà Đá

" Ta sống là mộng. Hơi em còn phút chốc qua bàn tay
Có những điều thi thoảng như khi bầu trời lơ đễnh cả ngàn mây
Anh yêu em. Khi môi hồng chưa tập đánh
Yêu cả chiều hoa tím mộng mơ. Sao thời giờ vội đập cánh
Mới đấy còn nhớ không? Ta đã qua tuổi trăng tròn
Có những người từ ấu thơ mà đã đi sâu cả tâm hồn "

Điệu nhạc tình vang lên giữa muôn ngàn hạt mưa êm đềm khẽ hát. Mưa phủ lên vai áo, mưa rơi nhẹ vào trái tim, mưa rơi vào kỉ niệm mỗi người.

Ông già bán nước vỗ vào vai áo tôi cười và nói. Giọng cười khà khà lơ đễnh còn thấm vị rượu nồng trong từng hơi thở.Ấy, cứ như Thầy với Mày là tốt đấy, hơn thua chi chuyện thế sự. Bọn nó nhiều tiền thật nhưng bọn nó có biết hưởng thụ đâu.
Giọng cười khà khà lại vang lên giữa khung trời gió lộng, mưa bay. Ông kéo lấy hộp thuốc lào, kều kều cái lõ, vo tròn 1 bi to bằng đầu ngón tay út. Dí cái đóm vừa được ông châm đang nhảy múa những ngọn lửa đỏ trên đầu và kéo lọc xọc, thở ra từng cột khói dài. Ông lặng im nhìn cột khói lộng lẫy trên không trung rồi tan biến vào hư không, ông nhìn rõ từng hàng khói một biến mất. Đôi mắt còn lắm đồi mồi, nhăn nheo với những dấu vết thời gian, khóe mắt sâu, mũi dọc, má hóp, mặt gầy. Ông đã sống một đời quá ư là sống. Những chiến tích của ông như sương sớm in lên gò má, vết chân chim màu nắng vẫn lưa thưa, mái đầu bạc trắng, nước da nhạt màu, nụ cười vẫn giữ dẫu nhăn nheo cuộc sống bao ngày.

-Nhìn mưa thế này chắc phải 3 ngày nữa mới dứt, nước lên qua sông Lô, kiểu này cầu phao sẽ phải rút, phà không dám chạy, Con đọc báo nghe có sạt lở, mấy đứa con Thầy đã về chưa

Tôi hỏi ông.

-Những đứa đó được sống ở giữa núi rừng, được ăn bằng trái cây rừng, được uống bằng nước suối rừng, chúng nó bơi còn hơn cá chạch, chúng nó trèo còn hơn khỉ thì vài trận mưa nhỏ này có là gì với chúng nó. Có cái hồi Tuyên Quang này lụt lội, tao để quên chúng nó ở nóc chạn mà chúng nó còn không sao nữa cơ mà.

Ông trả lời tôi với một giọng lè nhè của rượu nhưng với cả sự trưởng thành và tin tưởng của một người cha. Và không quên tiếng cười Khà Khà

Việc của Thầy với Mày là uống nốt chỗ rượu này này. Xong đát nốt ván cờ này rồi Thầy hát cho mày nghe.

Giọng cười khà khà lại vang lên giữa tiếng mưa lộp bộp. Ván cờ đưa đẩy đẩy đưa. Cuộc sống này thu gọn trong bữa rượu nóng, trong cơn mưa lạnh, trong cõi lòng ấm và trong điệu nhạc vui

Tí tách mơ rơi ngập lối gầy
Về đây ta trọ một đêm nay
Ngày mai rồi sẽ lên đường sớm
Xuôi ngược đường đời tay trắng tay.

Quán vắng tả tơi trong gió cuồng
Lòng sầu nằm đếm tiếng mưa tuôn
Từng cơn gió rít về tê tái
Lệ dạt dào tuôn hận cuộc đời.

Cố lánh xa quên mùi danh lợi
Dừng bước giang hồ trọ tối nay
Nghe như mình nhớ nhớ năm xưa ấy
Đã một lần qua trọ quán này.

Tí tách mưa rơi ngập lối gầy
Về đây ta trọ một đêm nay
Ngày mai rồi sẽ lên đường sớm
Xuôi ngược đường đời tay trắng tay.

Chen đắng để vơi đời giang hồ
Ngày dài đời biết sẽ về đâu?
Ngày sau ta có buồn muôn kiếp
Mong vạn ngày sầu thóang qua mau.
Đẩy đưa đưa đẩy

Tản Văn – Không, không mà em ơi

Có chiếc xe cửa sổ trong veo đang kẹt giữa dòng người
Dòng xe trôi thật lười bao tiếng nói và tiếng cười
Kìa xa xa có tiếng chửi
Cả con phố dài
Chợt ấm không cần sưởi
Trong chiếc xe cửa sổ trong veo có ba bốn mạng người. Không ai nói, không ai cười. Một người khóc, một người nằm im bất động, một người nhìn cố nhìn khoảng không, một người cố tìm đường vòng để thoát khỏi đám đông. Dứt khỏi cơn mộng này, dành quyền được sống, chiếc nhẫn đong đưa trên cánh tay buông thõng trên băng ca. Một cánh tay bị bóp chặt và ướt nhoẹt bởi nước mắt. Khi tiếng bíp bíp kia ngừng rơi, con số kia ngừng chạy.

– Không, không mà em ơi……..

Có chiếc xe cửa sổ trong veo đang đỗ lại tại bãi, nghỉ ngơi sau ngày dài thì nhận được cuộc gọi lúc 4h42. Cấp cứu nên 2 người chưa kịp ăn đã phải chạy.
Đến nơi.
Là một nhà hàng tiệc cưới.
Khốn nạn khi mà nhìn nước mắt cắt nụ cười, áo vest, dìu soiree nằm gọn trên băng ca.
Họ leo lên. Đóng cửa, lao ra thật nhanh.

Bíp bíp.
Âm thanh lạnh lùng thưa dần.
Trời vẫn còn đang mưa, gần tối.
Dòng người chưa cần vội để tìm được lối thoát như là ta.
Rồi đằng sau phía cabin, ta nghe tiếng gì đó thật lạ,

– Không không mà em ơi…..

Có chiếc xe cửa sổ trong veo phanh gấp tại cửa.
Băng ca kịch kịch đẩy nhanh vào phòng cấp cứu.
Một cô gái mắt nhắm hờ, mặt co lại, miệng mở rộng để cố lấy không khí từ khoảng không.
Một chàng trai, đôi mắt đỏ hoen, chạy trước thật nhanh mở cửa phòng cấp cứu, đẩy mạnh, la lớn, rồi chạy lại phía cô gái,
Cô dồn hết hơi thở và mỉm cười, nói mấp máy.
Anh la to.

  • Không, không mà em ơi.

Tản Văn – Lạc

Tôi đi giữa đường, tay cầm chai bia, nghêu ngao hát, nghênh ngang nghênh ngang. Và

Tôi cũng chẳng nhớ đây là đâu
Có vẻ như tôi đang đứng trên một góc phố khu gầm cầu
Trong thân xác 1 thằng nhỏ áo ba lỗ, dắt theo sau 1 đứa em gái mù lòa mà nó chẳng rõ đang đi đâu
Có lẽ là tới con ngõ ở đằng sau
Nơi 1 thằng thanh niên đang đứng chờ và ra dấu
Thoáng giật mình, tôi lại lạc giữa 1 lô những hàng lẩu
Tay cẩm rổ kẹo cao su "Cô ơi cô mua dùm cháu"
Đêm qua mau, tôi lại thấy mình trong một căn gác
Cạnh thằng thanh niên kia đang ngồi đong đếm từng đồng bạc
Rồi hồn lìa khỏi xác, trở về chiếc bàn thân quen còn chút hơi men nơi cổ họng.
Tôi lạc…


Tôi ngồi lại vỉa hè, ngắm nhìn những người đánh đàn giữa đường, mỉm cười và cho họ một vài đồng cuối cùng trong ví. Và

Lạc…Tôi lạc vào giữa muôn vạn làn khói
Bay thật chậm như thân xác này đang trôi
Miệng muốn nói, tay muốn viết mà như cạn lời
Rồi cứ thế nhắm mắt lại, tôi lạc vào trong đêm tối
Gió đang rít hai bên tai
Xung quanh ta bao nhiêu người tôi chẳng biết ai là ai
Lạc giữa tiếng xì xào, mọi thứ tối sầm lại
Bỗng nhận ra mẹ đang nằm cạnh tôi, mắt mẹ nhắm mãi
Lạc vào trong mơ hồ, tôi nghe tiếng khóc mếu
"Mẹ ơi cứu con với" -- Đâu đó tiếng thằng nhóc kêu
Đầu tôi quay, tôi vùng vẫy giữa dòng nước xoáy
Để bỗng thấy có vòng tay ai ôm lấy đây ta không hiểu
Phải chăng cùng một người trao ta 2 lần sự sống
Để đổi lại là linh hồn trở về với hư không
Tôi lạc một lần nữa giữa những tiếc khóc vô vọng
Giữa những nén nhang, chiếc khan tang và nắp quan tài đã đóng…
Ta lạc…

Tôi gọi những người bạn của tôi, những người cùng cười cùng khóc với tôi, họ mỉm cười, tôi cũng cười. Những tiếng cười giòn tan trong đêm cô quạnh, rồi chúng tôi đi. Và

Và ta lạc giữa dòng kí ức năm xưa
Khi ta còn có bố lo miếng ăn ngày dăm bữa
Đứa em gái mới ngày nào còn đang thời ẵm ngửa
Giờ đã lon ton chạy đùa dưới những góc nắng ban trưa
Đâu còn nữa những ngày tháng vui vẻ bên nhau
Khi những bữa cơm dần bị bố thay bằng những đêm nhậu
Chén rượu đầy bố uống cạn để cho quên sầu
Và để thay những nụ cười bằng những trận đánh ngày một thêm đau
Đến một ngày, khi những trận đòn vượt qua tầm kiểm soát
Đứa em gái tội nghiệp vô tình bị mảnh chai đâm vào mắt
Miệng nó khóc, máu nó chảy, tay nó nắm thật chặt
Ta kéo nó chạy, bỏ lại sau lưng tiếng la mắng quát nạt
Và tiếng chửi vẫn cứ đuổi theo mỗi con phố ta qua
Đến khi ta nghe tiếng xe đâm mạnh và tiếng bố ta la
Đó là khi ta lạc giữa mông lung và sợ hãi
Cứ thế ta đi lạc, mãi không thể trở lại…
Ảnh 2 đứa trẻ

Tản Văn – Ông Già

Mưa, mưa cứ xối xả mãi trời Hà Nội, cuốn trôi những hối hả, những toan tính trời ban. Ôi, vài cơn mưa đầu hạ, ai chẳng một vài lần ướt nhẹp, 1 vài lần dầm mình dưới mưa. Ôi chuyện thế gian này ơi, suy cho cùng chúng ta cũng chẳng biết là gì.

Và long đa, long đong, toàn trông với chờ mong, 
trời mưa ngồi cạnh đây, điếu thuốc hút chung nhau, 
chuyện 2 người lại.
 Bắt đầu

Gầm cầu cao tốc, tôi đi về nhưng trời trở dông. Khi con người dồn lại với nhau vội vàng, chen chúc nhau, đưa đẩy nhau, chửi bới, cau mày, mỉm cười. Những người điên cuồng lao qua bấm còi vội vàng, những người đi chậm lại ngó nhìn người khác. Những kẻ loay hoay với cơn giông về chiều. Phố phường đầy ắp, lố nhố những người là người và trăm ngàn nhân dạng. Ôi, cuộc đời.

Bao thăng long nát trong túi áo như câu chuyện không tên

Này ông ơi, cho cháu xin một hơi
Ông đưa mắt nhìn tôi, chìa cho tôi điếu thuốc.

A, thăng long, hút hơi nóng nhưng thôi sao cũng được

Tôi không hút, tôi chỉ ngậm cho vui. Thuốc tôi đã bỏ lâu nhưng thi thoảng vẫn nhớ mùi.
Ông già mỉm cười, đi vào căn phòng ngủ nhỏ tí, lụp xụp trong căn nhà hàng ngàn km của ông, lấy ra một giá vẽ. Ông bôi màu, đổ mực, dùng chính ngon tay của mình và chiếc tăm nhỏ, phác họa từng nét của con phố, Ông vẽ những mảng tròn, rồi lại vuông, rồi quay lại những mảng tròn. Rồi đột nhiên, ông hỏi tôi.

– Cậu quê ở đâu.

-Dạ con ở Tuyên Quang.

-Ah
Ông ho lên vài tiếng.

-Cậu có thấy vui ở đây không

-Dạ, con thấy vui ạ

-Vui cũng có trăm ngàn kiểu vui, cậu vui kiểu gì, vui về điều gì

Tôi ngẫm nghĩ một hồi, khói thuốc bay lên làm tôi nhòe mắt, nước mưa bắn xối xả lên nhau. hàng ngàn xe qua lại. Tôi vui về điều gì,tôi kiếm được nhiều tiền sao, Nhưng tôi đâu có vui khi tôi kiếm tiền. Tôi vui vì những người xung quanh sao. Đâu đâu chẳng có người, bon chen đâu có vui, Tôi vui vì nhộn nhịp sao, làm gì có. Vậy tôi vui vì điều gì.?

-Dạ con không biết. Thực sự thì con cũng không nhiều lần vui lắm. Có thể con vẫn còn hứng thú và tò mò ở đây ạ


Ông cười mỉm.

-Cậu trai trẻ, cậu vui vì cậu còn tò mò, còn hứng thú với nơi này, như tôi đây, tôi năm nay cũng gần 70 rồi, tôi đã hết hứng thú với nhiều thứ, ôi, tôi còn vui không hả. Tất nhiên là tôi còn rồi, tôi không hứng thú và tò mò nữa, tôi đi sâu vào trong những con người ở đây để nhìn thấy họ ở đâu, và lúc đó tôi thấy tôi.

-Dạ con không hiểu.

-Cậu thấy bức tranh không. Chỉ có 2 hình khối để cấu thành bức tranh. ai cũng học được thôi cậu ơi. Và chúng ta cảm nhận toàn diện chứ không cảm nhận qua 2 hình khối cậu ơi.

Tôi và ông ngồi im một hồi dài. khói thuốc còn bay nhiều lần qua mắt. Tôi ơi.

Tản Văn – Nhật Ký

Tôi đọc được trong quyển nhật ký của một người bạn. Vài vần thơ nhem nhuốc, lấm tấm mực mà màu chì. Nó không kể về những ngày của nó mà nó kể những thứ nó đeo bồng từng ngày.
ĐOẠN ĐẦU TIÊN

 Ngày con đi thực hiện nghĩa vụ, mẹ vẫn cười
Em con khóc không biết vì sao anh nó sẽ không ở nhà năm rưỡi 
Thằng bạn thân đến lúc con đã lên xe…nó vẫn chửi 
Không vẫy tay không lời tạm biệt, nó ngồi 1 góc thui thủi 
1m60, 45kg, quần áo con mặc rộng thùng thình 
Nắng trên vai đường không dài…con chợt rùng mình
 Con sẽ không nhớ nhà, 23 năm con cũng chưa có 1 cuộc tình 
Con kiên cường như chưa bao giờ kiên cường vì mai con đã là lính

2 năm. 2 năm đi thực hiện nghĩa vụ, bố nó mất, mẹ nó và đứa em ở nhà. Tôi thường sang thăm bác gái kê lại chút giường tủ, đứng sau bàn thờ bác trai và dậy đứa bé học bài. Rồi một ngày nó về. Gầy và đen hơn trước, tóc phân rưỡi, đi đôi dép ca su đen bóng, quần áo xanh màu bùn đất. Nó cười và chạy vào ôm mẹ, xoa đầu đứa em, thăm cho bố nén hương trầm. Mùi hương trầm bay nức mũi, nó mang về một sâu cua biển còn sống nhăn. Luộc mất một nửa, một nửa còn lại mẹ nó đem nấu canh hết vì nghĩ cua biển cũng giống cua đồng. Đêm đó anh em tôi lai rai.

ĐOẠN THỨ HAI

Súng con cầm không chắc tay,
 con hành quân dù đêm hay ngày nắng cháy 
Ba lô trên vai nặng trĩu…dáng con gầy gió thổi con bay 
Con đi không bằng người ta, muốn vượt qua con sẽ phải chạy
 Ah ! Con sẽ phải chạy
 Ngày con về nắng đã trải dài 
Mẹ vẫn cười tóc đã hai lai
Em con khóc nước mắt lăn dài 
Con vẫn cười vì đôi vai này phải càng vững chải 
Thằng bạn thân tiếp tục lãi nhãi : 
"Đêm nay anh em mình lai rai !" 

Sau khi nó đi lính về. Có chút nghề nghiệp nó học trong quân đội, một chút mánh khóe nó va chạm phải. Làm chờ gạch cho xưởng sản xuất ở đầu làng. Đột nhiên em nó ốm, Ôi, đứa em nhỏ của nó, đứa em nhỏ của tôi. Nó nằm lại giường lúc mười hai tuổi. Và nó còn sống mãi ở mười hai tuổi. Anh nó chạy vạy nhiều nới. Mẹ nó bán mất cái xe đạp cũ, bà đi bộ đi chợ, chân gầy càng ngày càng chai đi. Tay bà thơm mùi hoa bưởi, hoa nhài.

ĐOẠN THỨ BA

Tao đã sống như không thể chết dù biết sẽ chết như chưa từng sống 
Điều kì diệu là thứ xa xỉ bởi vì hằng ngày tao kiếm từng đồng 
Tương lai trên 2 vai tao dù biết ngày mai không khác hôm qua 
Vì điều tao cần là 1 mái ấm không phải mái nhà thiếu đi tiếng ba 
Cuộc đời không lấy của tao tất cả vì nó đéo cho con mẹ gì ngoài vất vả 
Đêm tao không dám ngủ 2 mắt trắng dã, trên đầu giường luôn thủ sẵn dao 
Mày nói CON CẶC thay vì VÂNG DẠ cũng được chỉ cần đúng hạn trả tiền cho tao 
Nếu ngày mai không muốn nhìn thấy máu 
Trong cơn say tao trở về nhà, môi đã quen với điếu cần sa 
Đời tao đéo cần sự thứ tha nên địt con mẹ để tao tự ngã 
Trên căn gác trước bàn thờ ba, nắng rọi qua mái tôn chưa vá 
Con chấp tay không nói gì cả vì không còn điều gì mong từ ba 
Con vẫn gầy và đen mẹ à quần áo con mặc vẫn rộng thùng thình 
Nắng trên vai vẫn khiến cho con rùng mình 25 tuổi con chưa một cuộc tình… 
Và…
con mạnh mẽ như chưa bao giờ mạnh mẽ để ngày hôm nay con trở về nhà !

MẸ NÓ MẤT. NÓ MẤT. NHÀ NÓ CŨNG MẤT. NHƯNG NÓ CÒN ĐÂY. TÔI CÒN ĐÂY. VÀ CÂU CHUYỆN CÒN ĐÂY

Tản văn – Khoảng trời dưới mái

Ông với lấy điện thoại, đôi tay run run, đưa cho tôi.

-Chụp cho bố mấy dây thường xuân trước nhà.

Mẹ tôi bước vào với hai chai thuốc trên tay. Kéo cổ ống tay áo đã gầy đi và xanh sao, mạch máu loang lổ những vết kim, vết truyền. Vạch dấu, đường mạch máu nổi gân như những đoạn rễ ăn sâu vào bộ xương mảnh khảnh. Mẹ tôi treo hai chai thuốc lên thành giường. Búng cái dây truyền rồi chọc nhẹ vào đúng chỗ vừa vạch dấu. Mắt mẹ tôi không chớp. Tay bà thoăn thoắt và điệu luyện. Bà đã quá quen với việc đó.

Nhưng ngày đầu tiên nhận tin bố tôi ốm, một cục u chắn ngang thanh khoản, đôi tay bà run run, mắt bà dại đi từng hồi. Mẹ tôi ngồi xụp xuống bàn, hay tay giơ quá đầu, ôm trán, bà ngồi lặng ở đó. Hay mẹ khóc, chắc là không, bà hiền hơn phụ nữ nhưng mạnh mẽ hơn đàn ông.

Đứa em nhỏ tôi chạy vào, với bức hình trái tin đỏ trên tay, xà vào lòng mẹ hỏi.

-Tình yêu là gì, mẹ ơi.

-Tình yêu ư. Nghe như bài nhạc.

Rồi bà dịch giọng, cả nốt thăng và nốt trầm. Bà quay mặt vào cây đàn dương cầm. Bấm từng nốt vang vọng từng khuông nhạc mà không nhìn 2 đứa con một lần. Ru ta ngậm ngùi – Trịnh Công Sơn.

Bố tôi, nhưng ngày đầu ông nằm đây quả là không dễ với ông ấy. Ông cố gắng bước dậy, đi từng bước để phụ mẹ tôi dù chỉ là vài việc nhỏ mà trước đây ông chưa từng làm. Ông cố gắng ép ra từng nụ cười cạnh từng hồi nhăn mặt, chắc có lẽ, ông không muốn mọi người coi ông là một người bệnh trong ngôi nhà này, ngôi nhà một tay ông xây dựng lên, hoặc cũng có thể ông không muốn để vợ mình người đã đi cùng ông cả một đời người đủ thời gian để suy nghĩ về việc ông phải đi một con đường nào đó khác mà bà không đi theo được, ông muốn bà mãi mãi được ngập chìm trong yêu thương những ngày mây đen giăng kín mái nhà tôi.

Đứa em gái nhỏ của tôi, những ngày mây giăng kín đó, nó vẫn chạy loăng quăng bên mẹ và bố, làm cả nhà những tiếng cười với những nét ngây ngô thường ngày. Bố mẹ và tôi đã quyết định không nói với nó, chỉ bảo là bố bị bệnh. Rồi đến nhưng ngày bố tôi không còn đi được nữa thì nó chạy quanh giường, vẽ những tranh phong cảnh đẹp nhất đời ông ấy từng xem, không biết bố tôi bảo nó vẽ hay nó đã tự nhận ra bố thèm bên ngoài thế nào mà vẽ cho bố xem. Cũng đúng thôi, người đã đi khắp cả trái đất này giờ đây phải nằm trong chiếc băng ca được kê đối diện cửa sổ nhà cứ như là sự trói buộc đau đớn của tạo hóa

Khoảng trời dưới mái, khoảng trời của áo tơ và lưỡi hái.

Từng giọt nước mắt lăn dài vào chính tôi.

MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Trời lảo đảo vào khuya, cái khuya ở cái trốn phồn hoa này khác cái khuya ở quê tôi lắm. Ở quê tôi, mỗi khi trời buông màu tối cũng là lúc tắt hẳn một ngày.
Còn ở nơi đây đêm cũng chẳng hẳn là đêm, ngày cũng chẳng hẳn là ngày, tôi có cảm giác mỗi người ở đây cảm nhận đêm ngày qua giấc ngủ của họ. Nếu lúc nào họ buồn ngủ thì với họ là đêm, những lúc nào họ tỉnh thì với họ là ngày. Cuộc sống những con người nơi đây luôn chống lại những điều tự nhiên cố gắng ban tặng cho chúng ta. Cây bị chặt mất, đất bị chia cắt, trời bị che phủ, vài con chim cũng chẳng còn chỗ mà bay, chẳng có chỗ mà hót. Tôi có cảm giác con người nơi đây chỉ đang cố gắng che lấp cái hờn ghen tâm hồn, như cái khoảng trời to đùng bị căn nhà bé tí che mất. Thật là buồn bã, thật là bi thảm.


Tôi lang thang quanh khu Tạ Hiện. Người ta nói đây là phố nhộn nhịp. Nhưng mà không. Nhộn nhịp với tôi là phải vui mà ở đây tôi thấy không chút nào nụ cười thật lòng. Không khí náo nhiệt, đầy tiếng cười, đầy tiếng đưa đẩy làm che đi mọi thứ như cái thành phố này đã từng che đi. Tôi thấy họ lừa dối nhau qua từng ly rượu mời. Tôi thấy họ cay nước mắt về chuyện tình họ, tôi thấy mọi thứ quay vòng vòng qua miếng cơm 15m2 mà hàng chục người trông ngóng. Tôi thấy họ trốn tránh cuộc sống mình ở nơi đây.
Tôi mua vài lon bia, đi dạo, lẩm nhẩm vài ba lời nhạc cho hợp tâm trạng. Ấy thế mà nghĩ ra cũng ra dáng người nghệ sĩ phết. Mẹ tôi bảo, nghệ gừng, nghệ sĩ, toàn mấy việc vô bổ, thế mà khi bà biết thằng con mình cũng tự nhận là nghệ sĩ bà lại bảo

-Mày lớn rồi, tao không bắt mày chọn con đường của mày, ghề gì cũng là ghề, miễn sao mày đừng để tiếng xấu cho bố mẹ mày là tao mừng rồi.


Hồi đó tôi nghĩ đi nghĩ lại việc không biết mẹ có thích tôi làm nghệ thuật, nghĩ nhiều lắm. Nghĩ đến mức viết được ra vài bài nhạc. Vậy thế là tôi nghĩ đến bây giờ và viết nhạc đến bây giờ.
Tôi đi được một đoạn rồi đi vào một con hẻm nhỏ nhưng sáng, vài cốc bia vẫn đong đưa trước mặt những con người lọt thỏm trong quán đó. Tôi đi qua một ông già, ông ngồi bệt ở vỉa hè, chếch chếch quán bia, đúng cạnh chỗ ánh đèn chiếu hết. Ông gầy, nhỏ thó như đứa bé mới dậy thì, nhưng khuân mặt đủ những vết khắc khổ che lấy cái thanh tao thoát tục của ông. Tay cố bật cái bật lửa dí sát để châm điếu thuốc đã gắn sẵn trên môi. Loay hoay một hồi ông không bật được bèn gọi.

-Cậu gì đấy cho tôi mượn cái bật, cái bật này nó vô nước rồi tôi bật không có lên.


Tôi bước lại gần, ngồi xụp xuống bên ông, đưa ông cái zippo tôi được tặng. Ông bật cạch, tiếng xèo xèo của điếu thăng long cháy đỏ cùng mùi thơm thơm của xăng zippo nhẹ nhàng quen thuộc. Tôi mời ông lon bia. Ông xua xua ngón tay thon dài nhưng đã nhăn nheo rồi bảo.

-Hôm nay uống đủ rồi, tôi không uống nữa, cậu cứ uống đi, cậu cho tôi mượn cái bật tôi cảm ơn.

Bác cứ uống với con, bác uống với con cho vui chứ con đi có một mình, uống một mình cũng buồn. -Tôi nói.

Thế là tôi giật lắp lon rồi đưa cho bác. Bác nhìn một hồi rồi lặng lẽ cầm lon bia trên tay tôi mà uống một ngụm nhỏ. Một hồi lâu, tôi và bác ngồi ở cái góc tối đó mà nhìn cuộc đời. Điếu thuốc chắc cũng đang nhìn cuộc đời, vì tôi thấy một khoảng nhẹ, nó lại rơi tàn thuốc như rơi giọt nước mắt. Bỗng bác hỏi.


-Cậu đang buồn hả, chỉ có người buồn người ta mới uống rượu uống bia một mình vào buổi đêm thế này thôi.


Chẳng phải bác cũng vừa uống bia một mình đó sao, đến giờ bác cũng chưa về, cũng vẫn ngồi đây mà hút thuốc thì chẳng là bác cũng đang buồn đó sao. Tôi không trả lời. Bác lại nói tiếp.


-Cậu buồn vì chuyện gì. Chắc không biết mình chọn đúng hay sai đúng không, tuổi trẻ mà, trước đây tôi cũng đi một mình thế này đấy. Nói cậu nghe, buồn cũng có nhiều loại, có loại buồn chuyện tình cảm, có loại buồn chuyện gia đình, có loại buồn vì sự nghiệp, cũng có loại tự nhiên mà buồn. Nhìn cậu thế này chắc chắn là tự nhiên mà buồn rồi. Mà tự nhiên mà buồn cũng đâu có tự nhiên đâu. Toàn mấy chuyện quay qua quay lại nó làm mình buồn ấy chứ.


Tôi khẽ gật đầu. Đưa tay vào túi quần lấy ra điếu thuốc. Lại tiếng cạnh cạnh vang lên và mùi xăng zippo. Bác lại nói tiếp.


-Chọn thế nào cũng là chọn thôi cậu à, như tôi đây này, tôi cũng vẽ tranh đấy, khổ nỗi tranh tôi không ai xem, không ai thích, thế là tôi vẽ ra cứ cất gầm giường, cũng chẳng mong ngày nào đó như picasso mà nổi tiếng. Tôi vẽ ra, tôi hiểu, tôi thấy hay, thế là tôi vui rồi. Tranh cất dưới gầm giường hay treo ở viện bảo tàng thì cũng như nhau, cũng từ ước mơ của người họa sĩ mà vẽ ra thôi. Cuộc sống mà, có người này người nọ. Có người chọn sống không ai biết cũng có người chọn sống nhiều người theo đuổi. Thành ra như Nguyễn Trãi thế mà vui. Chẳng bận tâm chẳng vướng bận sự đời. Lúc chết cười lên một tiếng. Gọi ra thì đời cũng không đến nỗi nào cậu nhỉ.


-Cháu cũng làm nhạc, nhưng mà đời nghệ sỹ này thật cực quá, cháu cam không có xong.

-Nhạc nhẽo rồi thơ văn, cái nào cũng như cái nào thôi cậu. Cũng mua vui cho đời, mà đã là mua vui thì sẽ có người mua người nghi ngờ. Có người khen có người chê. Họ là họ đâu phải là mình mà biết mình viết mình nói mình vẽ cái gì đúng không cậu. Tôi đây này, vợ tôi yêu tôi lắm, tôi cũng yêu bà ấy lắm, khổ nỗi nhà nghèo, lại không có con đâm ra nhiều lúc cáu giận, có hôm tôi rượu say, tôi nói nặng lời thế là bà ấy khóc bà bỏ đi. Tôi đi tìm mãi rồi cũng có thấy đâu. Bà ở trong tranh tôi lâu rồi ấy thế mà bà nỡ mang cái hồn tôi đi mất, mang cái hồn tranh đi mất.


Ông vừa nói vừa khàn khàn. Cái tiếng của ông như khóc. Thay cho những người vui vẻ cười đùa ngoài kia. Được một lúc như thể quãng thời gian còn bé trôi qua. Ông lặng đi một lúc, chờ từng quảng thời gian trôi qua kẽ tay trái mà trôi ngược lại kẽ tay phải, tôi nghĩ ông đang lần dấu cuộc đời mình, lần cái dấu mà có người đàn bà đã từng yêu ông nhiều lắm.

Tôi hỏi

– Bác còn tìm bà ấy làm gì, bà ấy đi, bà ấy chọn con đường mới. Con nghĩ bác cũng nên chọn con đường mới, con đường bên người mới.

Ấy mà không nỡ cậu ạ

-Ấy chết. ” tiếng nói khẽ run ” con đường nào mà chẳng là con đường hả cậu. Cậu còn trẻ nên cậu nghĩ thế thôi chứ một người đã đi cả một con đường, cả một đời người rồi để một ngày rẽ khác đi một bước đâu có được, đâu có vui hả cậu.

-Tôi còn tìm bà ấy làm gì, tìm bà ấy để nói lời xin lỗi chứ làm gì.

-Cuộc sống này cũng mấy lần định đi đến cuối đường rồi ấy chứ cậu ” một lúc sau ông nói tiếp ” ấy thế mà chưa lỡ, tại tôi còn nợ, nợ nhiều thứ lắm nên không nỡ cậu à.


Ông thở 1 hơi dài. Tôi với ông cùng lặng đi. Không nỡ, ấy thế mà cũng không nỡ, người già thật cứng đầu. họ bỏ đi rồi, họ có quyền vậy thì mình cũng có quyền vậy, họ đâu còn nhớ ông làm chi mà ông không nỡ. Một hơi thật buồn ông lấy can đảm mà đứng dậy.

-Thôi tôi về đây, trò chuyện với cậu thật là vui hết sẩy. lâu lắm rồi mới có lần uống bia ngon thế này. Trả cậu cái bật.


Ông lảo đảo bước ra xe, chiếc xe lảo đảo bước ra đường, những con người say ấy mà đã đi cùng nhau 1 đời rồi đấy, 1 đời một người rồi đấy.
Cuộc sống thật vỡ òa. Lặng đi từng chút một. Ấy thế là buồn, ấy thế mà vui.

MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Tản văn về những con người tôi từng gặp – Những con đường tôi từng đi

Gã gói từng món đồ vào trong chiếc balo cũ, đã sờn. Vội vã bước đi trước khi cơn mưa đang tới, chuông nhà thờ đang vang lên, gã chen qua dòng người đang bước vào nhà thờ. Cúi gằm, qua cây cầu, bước về hướng mặt trời lặn, ngược lại tất cả, băng sang đường, Ngang qua những bụi cỏ tranh, mình lấm tấm hoa dại, màu đỏ xanh. Những bụi cỏ tranh xột xoạt vang lên tiếng buồn rũ rượi cho một xế chiều thu ấm áp. Gã bước đi, cơn mưa như hòa tấu vào khoảng trời, tặng riêng từng người đã cũ một lời tình buồn nhẹ nhàng bên khung trời đỏ ửng. Những lời thì thầm, của cỏ, của cây, của từng ấy năm vang vọng về trong không gian len qua từng mạch máu của gã mà đưa gã hồi tưởng.
Trước đây, cái thời còn kháng chiến chống mỹ. Gã đi thanh niên xung phong, vào một tiểu đội được cử đi miền nam. Một người thanh niên sống lên giữa núi rừng chập trùng miền núi tây bắc thì những con đường dọc Hã tĩnh vào Nam với gã chẳng có thấm tháp gì. Gã băng qua từng ấy đoạn đường rồi được đóng quân tại Bình Thuận, gần thành phố biển Phan Thiết. Sau những ngày bập bùng tiếng súng, tiếng bom, tiếng hò hét của buôn làng. Gã cùng vài người còn sót lại trong tiểu đội quyết định sống luôn ở Phan Thiết, một phần vì gã đã có quá nhiều kỉ niệm ở đây, một phần vì gã trốn tránh về Hà Nội vì gã bảo đã quá chán Hà Nội và muốn tìm một nơi thoáng mát như ở đây. Gã được người dân và đồng chí giúp đỡ dựng được một căn nhà nhỏ, cách biển Phan Thiết khoảng 4km. Gã thích gọi là căn nhà cho ấm cúng chứ thật ra nó cũng chẳng là nhà nữa, bốn vách đều làm bằng bùn trộn với rơm dạ mà thành, 4 cái cột được coi là vững chắc nhất được làm bằng thân xà cừ cắm xuống đất tạo thành cột, Cái mái nhà che nắng che mưa được làm bằng lá cọ khô xứ này.

Cả cái căn nhà được một cái cửa cao 1m5, mỗi khi ra vào đều phải hạ mình cung kính, gã bảo gã muốn vậy, vì gã muốn mỗi lần, mỗi người đều phải cúi mình tạ ơn và cảm ơn. Cảm ơn đời, cảm ơn những người bạn đã giúp gã đến ngày hôm nay, giúp gã đến lúc gã được bình yên trong căn nhà này. Cái quý giá nhất trong căn nhà của gã là chiếc hòm xiểng đựng đồ linh tinh thời chiến và cây đàn guitar. Đầu tiên gã có 1 chiếc hòm và 1 chiếc bao tải đựng chăn màn, nhưng khi một vài đồng đội bày ý về bắc, Gã cho họ để làm cái chỗ chui ra chui vào khi đi dọc đoạn đường đó, thành ra gã còn mỗi cái hòm và cây đàn. Gã cười bảo mọi người là

-Vậy cũng tốt, mỗi khi chán muốn chuyển nhà đi đâu đỡ phải đem đồ lỉnh cỉnh.

Cái hòm thì vẫn ở đó, gã đá lăn đá lóc đã lâu mà cái hòm thì vẫn là cái hòm thành ra gã quý cây đàn nhất. Cây đàn guitar gã lấy được ở một thời Liên Xô gửi viện trợ cho dân miền Nam, Chẳng hiểu sao vào giữa thời chiến họ lại người cho lính chiến 1 cây đàn nữa, chắc cây đàn để vơi đi nỗi niềm, để khơi gợi chút niềm vui, niềm tin vào cuộc sống của những người chẳng biết ngày mai ra sao, ít ra có cây đàn cũng đỡ tủi phần nào. Hoặc họ cũng có thể đã biết trước có người chọn sống cô đơn như gã lên gửi tặng cây đàn những lúc đỡ tủi thì sao. Chẳng biết nữa, nhưng chỉ biết cây đàn này là cái cuối cùng nói chuyện với gã mỗi khi đêm tới.
Sống được gần một năm yên bình gã thấy nhớ nhà quá, cái nhà ở quê thì cũng đơn xơ như cái nhà này thôi nhưng mà gã nhớ quá nên thành ra gã bỏ lại ngôi nhà này mà đi về Bắc. khi đi gã bỏ lại cái hòm của mình, gã chỉ cầm theo một chút đồ ăn và ra bến xe lửa. Gã định bám sau xe lửa, đi đến đâu mình thấy vui thì mình ở đó chơi, được vài tháng về Hà Nội rồi bắt xe về quê cũng là vừa. Thế là gã đi như thế thật, gã bám sau xe lửa vì không có tiền rồi lúc xe lửa chạy gã leo lên trên nóc xe mà nằm ngắm trời, ngắm mây. Lúc xe lửa dừng thì gã xuống, đi chơi vài vòng, nói chuyện với mọi người. Thấy vui, cảnh đẹp thì gã ở lại, thấy chán rồi gã lại đi, Gã cứ thế, chẳng ai biết là ngày mai gã vẫn ở đây hay ở 1 phương trời khác, phương trời họ từng nghĩ ra trong tưởng tượng.
Rồi một ngày gã dừng ở Đà Lạt, Thành phố này thật thú vị quá. Gã thấy những ngọn đồi xanh mượt, gã đi lòng vòng rồi đến đường Hùng Vương, gã lại rẽ về Dã Chiến vì hi vọng ở đó gặp người nào đã từng đi lính sẽ cho gã ở lại chung vài ngày để khám phá Đà Lạt mộng mơ này rồi sẽ đi. Gã cứ đi, cứ thấy đường nhỏ là gã rẽ vào. Gã bảo, bọn đi lính làm quái gì có tiền mà ở đường to, thế là gã cứ thế mà rẽ vào đường nhỏ, phố nhỏ, rẽ vòng, vòng vo một lúc, gã tìm được một quán nước, quán nước này được làm dạng nhà sàn, gã nhớ quá, trước gã cũng ở nhà sàn thế này chứ đâu, nhưng nhà sàn ở đây sao mà nhỏ quá, nhà sàn chỗ gã cao, cao hơn nhiều ở đây để còn săn bắt thú và tổ chức lễ nữa chứ. Gã nghĩ một lúc rồi rẽ vào, căn nhà cũng nhỏ nhưng được cái đây là căn nhà rộng nhất gã từng thấy. vì bốn phía quanh căn nhà này đều nhìn thẳng ra ngoài, không tường, không vách, chỉ có 8 cái cột với mái che nắng che mưa, 4 phía đều là cửa sổ, xung quanh bày trí tuyệt vời mà chỉ với ghế gỗ và bàn gỗ, 3 bộ bàn, gã vẫn nhớ như in từ ngày đó đến giờ. Gã bước vào gặp 1 người nằm trên ghế, ghả ra đăng sau, bên cạnh là cái điếu thuốc lào.
Cái món thuốc lào này gã khoái lắm, nhưng mà tìm cả cái miền nam gã không gặp. ở trong miền nam họ chuộng thuốc lá cuốn là nhiều chứ thuốc lào họ không dùng. Gã đành mạn phép mà đi vào, hỏi.


-Anh gì đó cho tôi xin bi thuốc lào nhé??

-Đây, anh cứ tự nhiên.

Người đó nhỏ dậy nheo mắt 1 cái rồi nói

-Dạ tôi cảm ơn, mà anh ở Bắc vào à. Tôi nghe anh nói đặc dọng Hà Nội.

-Vâng, tôi người Hà Nội, tôi đi lính rồi không muốn về dựng căn nhà ở đây rồi ở đây luôn.

– Anh cũng ở Bắc hả.

-Vâng. Tôi cũng là lính vào Nam, giờ đang về Hà Nội đây. Anh cho tôi ở lại mấy ngày nhé, ở đây đẹp quá tôi chưa lỡ đi.


Hắn cười hà hà rồi gật đầu.

-Vâng, anh không chê nghèo, chê khó thì cứ ở đây với tôi cho vui.
Thế là Gã ở với hắn. Cuộc sống thật thoải mái. Sáng ra hắn vỡi gã đi hái rau nhổ sắn về ăn. Gã đánh đàn, hắn hát nghêu ngao. Gã với hắn hợp nhau từng tí một. Về sau hỏi ra, gã biết hắn là một người không có gia đình, gia đình hắn bị mất hết trong chiến tranh, bố hắn đi bộ đội, mẹ thì chết. Gã còn một người chú, thế nhưng đã lâu không liên lạc, chắc hẳn hắn và chú hắn đều nghĩ người kia đã chết từ lâu. Chiến tranh mà, ai biết được ai đâu. Gần bên nhà hắn cũng có một căn nhà nhỏ, trong căn nhà đó cũng chẳng có ai ngoài người con gái gã hay thấy vào mỗi sáng, cô ấy bán gì đó thì phải, mỗi sáng dậy gã thấy cô ôm cái thúng ra chợ rồi tối lại thấy cô ôm cái thúng về. Gã có hỏi hắn về cô ấy, hắn nói hắn cũng không biết vì hắn chẳng bao giờ để ý người khác. Có lẽ vì không có gia đình nên hắn thế. Không có gia đình nên chẳng ai để ý hắn, vậy sao hắn lại phải để ý người khác. Đến ngày thứ 5 thì gã tìm cách làm quen cô gái kia.
Cô ấy không xinh, nhưng cần cù, cũng không có gia đình gì hết trơn. Gã thích cô ấy lắm, cái tính nói chuyện có duyên chắc được cái mảnh đất đầy sương này hội tụ đủ trong cô gái đó. Thế là họ buông lời yêu nhau, gã rủ cô về Hà Nội rồi về quê gã. Cô gật đầu đồng ý luôn.
Như Trịnh Công Sơn chẳng phải của riêng ai hoài cổ
Người ta có thể yêu nhau mãnh liệt dẫu mới biết nhau vài phút vài giờ
Thế là cô ấy đi cùng gã, đi cùng gã cả một đời người. Và rồi hôm nay, gã ngồi trước mộ vợ mình, lúc này, và Hát.
Như báo trước cánh “Hoa vàng ở lại” với mùa thu
Như những vần thơ Vũ gửi cho Quỳnh mới vừa như
Người ta chết đi nhưng tình yêu thì còn mãi
Không chỉ sống bằng trách nhiệm, không chỉ sống tròn vai

Du Tử Lê – Tản Văn

Yêu dấu – Du Tử Lê

Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh, như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) ngay tự thuở ấu thơ, những giấc mơ đã đánh lừa tôi, về một bà tiên dịu dàng, với chiếc đùa thần, mang tiếng cười và, mùi hơi thịt da mẹ tôi, trở về, giữa sân chơi, lủi thủi, một mình với những con dế chết khô, trong đám hộp diêm, bé, dại.

Yêu dấu, thời gian, mụ phù thủy ác độc, không chỉ ngắt trộm từ Yêu dấu, những bông hoa nhan sắc, thơ ngây. Thời gian, mụ phù thủy ác độc, còn lấy đi khỏi giấc mơ tôi: bà tiên, chiếc đũa thần, mùi da thịt mẹ, những con dế (dù đã) chết khô, và, luôn cả sân chơi, những lủi thủi, một mình, để que diêm hôm nay, cách gì cũng chỉ có thể cháy lên, đợi chờ, trở thành tàn, tro chính nó. Như tôi hôm nay, cuối cùng, cũng chỉ còn đủ hơi sức, thu rút bóng mình, trong xó góc lãng quên đầm đầm, kỷ niệm, khốn khó. Kỷ niệm đã cùng Yêu dấu, đi mau. Kỷ niệm đã cùng Yêu dấu, vực sâu; đã cùng Yêu dấu, đỉnh gió. Yêu dấu, Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) những cánh chim hải âu, đã đánh lừa tôi, rằng: chân trời không xa, biển gần quá đỗi! Không gian chỉ là khoảng cách địa lý.

Địa đàng nơi trái tim. Mắt, môi là trái táo. Hơi thở, tiếng nói, ai kia, mới là thực phẩm nhân gian, cần thiết. Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi những cánh chim hải cũng đã mang bình minh tôi, đi khuất. Như buổi chiều, cuối cùng, cũng đã mang bóng tối, kế tục hoàng hôn, về lại cho tôi. Như thể, đó là khẩu phần thực phẩm đời tôi, cố định. Những khẩu phần thực phẩm, hư vô. Những khẩu phần thực phẩm, đợi chết. Yêu dấu, cuối cùng, trái tim bảo tôi: nó không hề tìm thấy dấu chỉ một khu vườn địa đàng nào, cho tôi. Bởi trái tim, cảnh thổ địa đàng, tên em, đã thuộc về kẻ khác. Yêu dấu, cuối cùng, mắt, môi bảo tôi: chúng không hề tìm thấy, cho tôi, chí ít, lớp vỏ táo, gọt, bỏ, rớt, rơi. Bởi mắt, môi hôm nay, đã thuộc về mắt, môi kẻ khác.

Yêu dấu, cuối cùng, không gian cũng nhân từ một cách lạnh lẽo, dạy tôi: khoảng cách là biệt ly. Địa lý là mộ huyệt. Những ngôi mộ. Yêu dấu, cách gì, với tôi, cũng chỉ là những dấu gạch ngang, xuống hàng; chấm hết. Sang trang. Yêu dấu, nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh như tôi, được làm thành bởi những phỉnh lừa êm đềm, nhung lụa; (thì,) những ngọn cây rạo rực nắng, gió, đã đánh lừa tôi về những âm vang đường xa, tiếng gọi. Tiếng gọi kêu Yêu dấu, đồng vọng từ cánh rừng, mái tóc ai xanh. Tiếng gọi kêu Yêu dấu, đồng vọng từ năm tháng chưa qua; (mà,) sao sớm tựa kiếp trước. Tiếng gọi kêu Yêu dấu đồng vọng, từ mùi hương ái ân mù lòa, đã nhạt. Từ gối chăn hẹn hò trăm năm, đời nhau, đã tủi. Từ thịt xương ký thác ơn đền, mục, mủn chia phôi.

Du Tử Lê

Yêu dấu, những ngọn cây rạo rực nắng, gió khi không, bặt âm. Đường xa, khi không gạch, xóa. Nắng ai, cho tôi; chỉ một trưa thôi, đã là nắng thiu. Gió ai, cho tôi; chỉ một chiều thôi, đã là gió ốm. Đường ai, cho tôi; chỉ một đêm thôi, đã là sợi thừng thắt cổ tôi, sâu!!!

Yêu dấu, Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh, như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) mưa đã đánh lừa tôi: từng hồi, cửa gõ. Tiếng gõ nõn, thơ ngực ai, một chiều mở ngỏ. Tiếng gõ nhàu, thơm da ai, một đêm, xiêm y, cởi, bỏ. Tiếng gõ mừng, như nước mắt, tôi quen.

Yêu dấu, mưa bao năm, mưa mấy đời, đã đánh lừa tôi bằng tiếng gõ thì thầm, nỗi thầm thì của những hồi chuông lẩy bẩy trên ngọn chóp thánh đường đêm sương; (mà,) Thượng Đế chọn mãi, cũng chỉ lựa được đôi ta, để sinh sôi mai sau, (làm thành nhân loại, mới.) Yêu dấu, như thế đó, mưa bao đêm; như thế đó, mưa mỗi mùa, đã đánh lừa tôi, hồi sinh từ gót nhỏ, em về. Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi con suối cũng gom đủ bao dung, khuyên tôi, nguôi lắng ảo tưởng, nguôi lắng đợi chờ.

Nhưng. Yêu dấu, cuối cùng, rồi những con chim cũng tha đủ từ tâm, nhủ tôi, cách gì, mưa cũng chỉ là đường bay giáp vòng chu kỳ khí hậu.

Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi những con kiến hôi, cũng na đủ độ lượng, đủ thương xót, chỉ dạy tôi, hãy nhâm nhi nỗi tẻ nhạt đời mình, như chúng hằng nhâm nhi phần số…”cái kiến” của chúng. Chỉ riêng em, chỉ riêng Yêu dấu, cùng ngọn đèn/ chỗ nằm/ mùi hơi quần áo, cũ/…, là không cho tôi, (tuyệt nhiên không cho tôi,) một lời nói nhỏ.

Phải chăng, vì em, vì Yếu dấu, là tổng số phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa tôi kia, cộng lại?!!

DU TỬ LÊ