Tôi sống quen vô vọng rồi

Tôi sống quen vô vọng rồi, cơn mữa bão đã quét sạch trong tôi

Ngày tàn, thì là tàn một ngày hay ngày tàn của nhân thế, tôi bảo là cả 2, mỗi lần ngày tàn một tận thế.
Tôi về, về giữa bốn bức tường, sơn đen, đèn máy tính, sách cũ, bừa bộn, nhạc dsk và tôi. Tôi không bật đèn, để cùng cười nói với tôi, với thượng đế. Tôi xin thượng đế vài lon bia và Thượng đế cũng ban phát cho những kẻ hèn mọn vài lon bia, những kẻ hẹn mọn này chỉ xin vài lon bia, Từ thượng đế.
Như vậy thì ông lo được, nhưng, những kẻ đó phải đánh đổi. Đánh đổi để được vài lon bia, vậy cũng đáng, còn hơn là đánh đổi, để được những thứ, mình đã biết, một kho tàng nằm đâu đó quanh kim tự tháp hay những giấc mơ hoang đường.Con người luôn phải đánh đổi để biết những thứ mình đã biết, Santiago
Tôi để tôi tự do, tôi để tôi sống, tôi bỏ mặc, và sống. Cuộc sống đưa tôi về sự thật, sự thật là chúng ta, những phàm nhân của thế giới, liệu chúng ta có thực sự nghe con tim chúng ta, một lần, như lúc còn bé, lắng nghe con tim, một lần thôi

I don’t say it easy, i say to trust, NEO.
Người đàn ông, người đàn bà, những cặp vợ chồng, vài đôi tình nhân, thế giới logic đã tạo ra những định nghĩa ( define ) và từ những định nghĩa để tạo ra những giới hạn (limit), như không được ăn thịt chó, không được ngoại tình, không được ăn thịt đồng loại,….. từ những giới hạn (limit), chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những luật lệ (ruler), chúng ta không ngoại tình nữa nhưng chuyển sang buồn ( out love ), chúng ta không ăn thịt chó nữa những trói buộc và coi như thú cưng ( slave ), chúng ta không ăn thịt đồng loại nữa nhưng làm khó ( life ). Cuối cùng chúng ta vẫn quay lại bản thân nguyên thuỷ, nhưng cách khác và suy nghĩ khác. Bản thân nguyên thuỷ cho phép chúng ta làm những việc out limit mà không cần nghĩ, và giờ chúng ta vẫn làm những thứ out limit và tự an ủi bản thân bằng logic. Chung quy lại thì chúng ta vẫn quay lại, thật ra là vẫn là bản thân nguyên thuỷ. Chung quy lại, thì chúng ta, vẫn tồn tại, trong vòng luân hồi.
Có nhiều cách để thoát ra, những chết ( die ) là cách nhanh nhất, dễ nhất, hoàn hảo nhất, và đau đớn nhất để thoát ra, nỗi buồn sẽ không đến tìm anh khi anh chết, niềm vui không tạo ra anh khi anh chết, chết giống một dạng thiền định, một dạng ngộ giác, một sự tò mò mà ai cũng biết nhưng không ai dám thử, ý tôi là phật, giống một dạng chết, ở phật, chúng ta phải giết chết cái tôi trong chúng ta, để được sống, sự chết là để bắt đầu cho sự sống, sự sống là điều khởi nguyên của sự chết, sự ngộ giác là thứ giúp chúng ta thoát ra, và dĩ nhiên, chúng ta đều phải chết, để được ngộ giác, chúng ta đều phải đánh đổi 1 thứ gì đó để biết những thứ chúng ta đã biết. Sự đánh đổi, là thứ giúp rũ bỏ, giúp buông, bớt tạp niệm, và chết là sự đánh đổi cao nhất, cũng như sự rũ bỏ vô hạn. Nhưng chết chưa hẳn là hết. Để đạt được ngộ giác, chúng ta cần chết đúng cách. Kể cả chết, vẫn cần đúng cách
Oscar Wilde từng viết.

Nếu anh muốn giữ mãi giây phút này, chỉ có sự chết mới đủ quyền năng. Nếu anh muốn quên đi giây phút này, chỉ có sự chết mới đủ quyền năng, anh thấy đó, con người sống để chấp nhận sự chết. Và cuộc sống vốn rất nhiều kẻ cố chấp, hãy buông bỏ, Dorian Gray

Khách qua đường

Có một phút nào đó, giữa ồn ào, giữa chen chúc, bạn thấy một người, ngồi không giữa bao la đời, ngồi không với một người, ngồi không với mọi người. Dù gì thì cái đẹp cũng chỉ nằm trong mắt kẻ mơ mộng, cái đẹp, chỉ nằm trong mắt kẻ mơ mộng
Tôi thấy một người công nhân, ông ngồi không bên điếu cày và trời đất, tay chắp lại, như kẻ lạc loài tìm đến chúa, sự cứu rỗi thẳm sâu của con người. Ông nhìn dài bên những hàng ghi tàu hoả, ông nhìn sâu khói trà nóng bốc lên, ông ôm cốc trà và xuýt xoa, ông nhìn đường mà xuýt xoa, mắt ông nhìn đời mà xuýt xoa.
Ôi, thế giới, những kẻ lạc loài này đã đi đến tận cùng, chúng ta vượt lên sao hoả, chúng ta tìm đến đáy đại dương, chúng ta băng qua sa mạc, chúng ta chạy qua tảng băng. Nhưng có mấy ai hiểu gốc cây cổ thụ già, trơ trơ giữa trời, mấy ai hiểu, cây cổ thụ già, có ý nghĩa gì, đâu có mấy ai hiểu
Tỉnh thức là một trạng thái mông lung nhưng rõ ràng, nếu đã tỉnh thức, bạn không cần biết đoá hoa có mấy cánh, cái nào là rễ đực, đâu là nhuỵ đâu là mao mạch, bạn chỉ cần biết đó là đoá hoa, bạn chỉ cần biết đoá hoa ở đó, để làm tròn nghĩa vụ của nó, nghĩa vụ của một đoá hoa.
Thật ra tiếng Việt bị ngôn ngữ làm lệch lạc, dẫn đến mọi người không hiểu rõ câu chữ, ví dụ như Đao, về tiếng việc thành dao. Đi dạo, thực chất nghĩa là đi đạo. Đi bộ cũng giống như việc trải nghiệm đạo. Đạo, nghĩa bạch thoại, đã nói rất nhiều lần là con đường, 1 người coi như đi hết đường đạo nghĩa là người đó hiểu rõ về đạo. Vô thường và bất biến. Vô thường ở chỗ đạo có trăm ngàn cách giải thích, và bất biến ở chỗ đạo chỉ có một. Có một là chỉ một, đạo, ngày xưa có thể viết vừa trên 1 phiến đã, vậy mà giờ đây, bằng sự logic mà con người tự hào, đạo đã trải qua 1 ngàn, 1 vạn bản, đưa người sau dẫn đến sự mông lung không đáng có, nghe thì có vẻ thâm sâu, nhưng thực chất chẳng có gì. Ví dụ như NLP, đó là thứ dựa theo đạo, nhưng dựa theo dạng hiểu 1 nửa và đi khoe với 1 người. Con người luôn phải biết về đạo, đạo là hiển nhiên, chống đối sẽ bị loại bỏ. 1 Phiến đá ghi về đạo chỉ cần tóm gọn trong 2 ý chính. Đạo là dòng nước, thuận nước thì sẽ trôi êm, nghịch nước thì tốn sức và cuối cùng thì nước vẫn chảy. Đạo là cơn gió, luôn bên ta nhưng không nắm bắt được, đó là tính vô thường và bất biến của đạo. Đó là những thứ con người đi tìm.

Nguyễn Du – Truyện Kiều – Chữ Nôm: Sự hiểu lầm dài 2 thế kỷ của hậu nhân Đông Lào chi quốc.

Nguyễn Du – Truyện Kiều – Chữ Nôm: Sự hiểu lầm dài 2 thế kỷ của hậu nhân Đông Lào chi quốc.
Nhân cái chị gì đạo diễn vừa ỉa ra cái phim về Kiều, mà đang bị chửi loạn lên vì nhá hàng quả teaser cứt nát ngay mở đầu đập thẳng mặt khán giả bức đại tự Lạc Uyển Lâu gõ bằng Word thư pháp chữ cuốc ngữ tải free trên Dafont cắt CNC ở Thanh Oai, thấp thoáng chị Kiều mặc cardigan vải xô phối yếm dancer 1900 mua trên Taobao lòi cả xương vai teo cơ delta tay ôm nguyệt cầm bấm hợp âm đô trưởng 5 ngón sai cả 5 khiến nhân dân chia phe cãi nhau um hết cả lên, làm kẻ già này lại đành phải ẩn kỷ phần hương, dụng lương tâm khổ, kê nghiên ngọc, mài mực thơm mà chấp bút mấy dòng thông – não.
Thực ra cái phim cục cứt kia thì anh em Đông Lào không cần phải quan tâm quá nhiều đâu, vì chắc chắn là đéo ai xem cả, tôi chả hiểu các anh chị hy vọng cái gì ở phim của gái làm? Chưa kể biết đâu chị đạo diễn là Hanoi đun rơm, hộ khẩu làng người Chiêm khi xưa bị vua Lý bắt về, nên gia phả nhà chị truy được xa nhất là đến tháng 9 năm 1945 ngày bắt đầu Bình Dân Học Vụ, đương nhiên ghi bằng cuốc ngữ, khiến chị tin rằng thời Kiều cũng dùng chữ cuốc ngữ, thì sao? Nên tôi không bàn cái phim nữa, kẻ già này một khi đã thông, là phải thông thẳng lên gốc – rễ, có lớp lang, bản mạt rõ ràng, để giải mã thẳng cái tác phẩm văn học về tổ nghề của nghiệp đoàn Trần Duy Hưng – Nguyễn Khánh Toàn đã ám quẻ dân tộc ta mấy thế kỷ qua, chính là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Anh em mồ hôi dầu ở Đông Lào, rất nhiều người sùng Kiều, gần như là một tín ngưỡng dân gian. Thậm chí các anh em học giả, mà phần lớn là mù chữ Hán, cũng rất hay quote Kiều để ra điều Nho Nhe. Anh Phạm Quỳnh thậm chí chua rằng “Truyện Kiều còn tiếng ta còn”, thật là khiến người khác phải lạnh gáy, khi đến cả anh em Do Thái còn chả dám phán thế với Kinh Cựu Ước.
Sự sùng Kiều này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vì anh em Đông Lào, do bị bọn Pháp chặt đứt gốc Hán Học, nên hiểu rất sai về văn chương, mà cái sai cơ bản nhất, đó chính là anh em lẫn lộn giữa hai loại hình thái văn học, là “văn nói” và “văn viết”.
Từ xưa, chữ nghĩa luôn là thứ cao quý, không phải tất cả mọi sự trên đời được ghi bằng con chữ. Hầu hết người dân không hề biết chữ, nhưng họ đương nhiên là không câm, họ vẫn giao tiếp, nói chuyện, vẫn biết chửi ditme và tỏ tình. Điều này khiến văn học rất rạch ròi, giữa những thứ có thể ghi chép thành văn bản, như thơ phú, chiêm bốc, sổ sách thuế má, và quan trọng nhất là sử, với những thứ mà người dân thường nói với nhau hàng ngày, vốn là những thứ không ai buồn ghi lại, chỉ tồn tại dưới dạng truyền miệng.
Văn viết được gọi là Văn Ngôn (hay Cổ Văn, Văn Ngôn Văn), nó là một ngôn ngữ riêng, không giống ngôn ngữ mà mọi người dùng để nói chuyện. Nó có ngữ pháp riêng, sử dụng nhiều hư từ đặc trưng đôi khi vô nghĩa, với mục đích nhấn nhá, tạo nhịp bằng – trắc và thi thoảng là cho đủ chữ. Văn nói gọi là Bạch Thoại, là ngôn ngữ của mọi người (kể cả vua quan) dùng chém gió với nhau, nhưng nếu muốn ghi lại, họ buộc phải chuyển ngữ sang Văn Ngôn mới có thể ghi chép được.
Ví dụ vua Lý nước ta trong buổi chầu sớm, ngáp miệng nói rằng, “Ditme thằng vua Tống matlon, hay đánh chết mẹ nó đi nhờ”, thì sử quan sẽ không ghi nguyên văn như vậy vào thẻ tre, mà sẽ chép rằng “Bệ Hạ chú Tống Chủ vi hồ điệp chi diện, dục kích chi”. Nó cơ bản là một ngôn ngữ riêng, chỉ dành cho giới tinh hoa, từ ngữ hàn lâm, tư tưởng thâm sâu, ý tại ngôn ngoại. Cho nên văn thơ từ xưa đều phải sáng tác bằng Văn Ngôn, mới được coi là văn học.
Văn Ngôn Văn là Scripta Franca của Đông Á, người Việt Nhật Hàn với Trung Hoa, và giữa các tỉnh của Trung Hoa xưa nay có thể hiểu nhau, chính là nhờ Văn Ngôn. Chỉ có viết bằng Văn Ngôn mới được coi là văn học, mới truyền tải được các tư tưởng, ý niệm cao siêu, trừu tượng, còn các thể loại sáng tác bằng bạch thoại, bất kể là truyền khẩu hay viết bằng giấy bút, thì đều được xếp là những thứ thô lậu, quê mùa, khố rách của dân gian, dạng như vè hay đồng dao, chứ không thể coi là văn học tinh hoa được.
Chữ Nôm (hay Quốc Âm) chính là thứ chữ được sáng tạo ra để ký âm Bạch Thoại. Anh em Đông Lào hay ảo tưởng rằng Chữ Nôm là cái gì tinh hoa hay là của riêng Đông Lào, nhưng thực ra nó là chữ viết của khố rách, để ghi lại những ăn ngủ đụ ỉa hàng ngày, mà thôi. Nhật, Hàn, Tày, Nùng, thậm chí các địa phương ở Trung Quốc cũng đều có các kiểu chữ này, nhưng chẳng có thằng nào đưa chúng lên thành cái gì tinh túy hay hàn lâm cả để xaolon cả.
Truyện Kiều, hỡi ôi chính xác là một bài vè viết bằng Bạch Thoại, Nguyễn Du dùng nó để diễn giải Kim Vân Kiều Truyện để bần nông Đông Lào có thể hiểu cặn kẽ nội dung, mà thôi. Đồng ý rằng trong Kiều, Nguyễn Du dụng từ khá ổn, trau chuốt, nhưng suy cho cùng thì Bạch Thoại vẫn là Bạch Thoại, vị trí của nó phải là ở mục content giải trí bần nông, chứ không thể được xếp ngang hàng với văn học tinh hoa, đừng nói là đại diện cho tinh túy ngôn ngữ Việt. Tôi tin rằng nếu Nguyễn Du mà sống lại, biết bọn hậu nhân lấy Truyện Kiều làm chuẩn mực văn chương, thì cũng chắc cũng phải cười hi hí bằng tiếng Nghệ, xong chửi tổ sư bố chúng mày cả đống bài thơ Văn Ngôn đỉnh cao trong Thanh Hiên Thi Tập chúng mày vứt xó, lại lấy bài Bạch Thoại viết xả stress của ông mà học theo, để tế bố chúng mày, hay sao???
Nên bản chất nó là như vậy, truyện Kiều là bài vè bằng Bạch Thoại, không được chính tác giả nhắc tới trong suốt cuộc đời mình mà toàn bọn đời sau móc ra tự sướng. Không ai phủ nhận Nguyễn Du là một nhà thơ giỏi, nhưng cũng không có gì mà phải nâng tầm lên thành thần thánh chỉ vì ông sáng tác cả Bạch Thoại, khiến bọn bần nông đời sau mù chữ Nho giở lại kho tàng văn học cha ông chỉ hiểu duy nhất Truyện Kiều. Về thơ Văn Ngôn, Nguyễn Du chắc đã sánh được Lê Thánh Tông hay Nguyễn Trãi?

Ru đời đi nhé

Ông ngồi giữa quán, hút căng phổi 1 bi thuốc lào. Thuốc nặng, ông chống cái điếu thẳng đứng để giữ thăng bằng, rồi cầm cốc trà đặc, uống một hơi hết nửa. Một lúc sau, ông nhìn thẳng lên trời mà khoe trăng, khoe tôi.Trăng hôm nay tròn nhỉ

Tôi ngước đầu lên, trời cao và đen xịt, một mặt trăng tròn, to, nhưng ánh sáng nhờn nhợt, cố sức giương mình ra cho mọi người ngắm. Mai có vẻ lại là một ngày trời lạnh. Rồi tôi quay sang ông, ông vẫn nhìn trăng, vẻ âu yếm, rồi ông quay sang nhìn đường, giọng kề khà, mắng cái xe đi qua chở đầy bụi.

-Đề hôm nay về con gì thầy

-31

Ông chửi,

-Mẹ nó chứ, 2 hôm liền về 31, may mà thầy không đánh, chứ không thì thầy mày mất đường về nhà.

-Thầy bỏ đề đóm đi, u mắng thầy hư thân, già mà còn hư thân

-Cái bà đấy chỉ được cái lắm mồm, trước thầy đi có việc nhà họ, uống ba chén rượu, bà ấy về mắng thầy mày đến hôm nay chưa dứt, đau đầu còn hơn say rượu, mới phải ra đây đấy chứ

-Thầy lớn tuổi rồi, sao mà uống rượu ít thôi

-Thế tao là thầy mày hay mày là thầy tao

-Thì là thầy con con mới lo cho thầy chứ

Ông lắc lắc đầu, chắc vừa thoát được vợ thì gặp ngay cái thằng như tôi. Có vẻ ông dỗi, quay ra nhìn đường, rồi lại quay vào tôi. Người già có nét đáng yêu riêng của họ, họ không để tâm đến sự thể, họ dỗi thật nhiều trong vài phút rồi lại thôi, người già là thế, tôi có đọc được ở đâu đó bảo rằng, khi chúng ta càng lớn thì chúng ta càng ít làm đi và nghĩ nhiều hơn, khi còn trẻ, ta chẳng cần nghĩ đã làm, đến khi già, chúng ta nghĩ chán rồi chẳng làm gì. Ông quát tôi

-Mày hôm nay thế nào, có ứng được con gì cho thầy mày không

-Con không biết, thầy đánh thử con 72 xem

Tôi không thích đề đóm, tôi cũng không đánh đề đóm bao giờ, nhưng tôi khoái ngồi bàn đề với thầy tôi, mỗi lần bàn đề ông thường tự chế ra đôi bài thơ, nghe chơi chơi khá là thú vị

-Bảy hai là số thất tài

-Hôm nay tao đánh ngày mai nó về

Đọc xong ông cười khằng khặc. Giơ tay, cao giọng gọi cho tôi một cốc trà ấm, cho ông 1 cốc trà ấm. Bà chủ quán mang 2 cốc trà ra, rồi quay vào cặm cụi. Vừa lau cái bàn khách mới về, vừa chửi thằng con chỉ suốt ngày ôm điện thoại.

Tôi ngả người ra ghế, cằn nhằn chuyện linh tinh với thầy, ông ngồi đung đưa, nghe hết và thi thoảng chửi tôi ngu. Tôi cãi lại, rồi ông lại cười.

Bỗng, tôi bảo tôi nhớ mẹ.

Tôi chợt nhận ra mình sai trong câu đó, ông ngồi im, chân vắt chéo, đang cười nói bỗng đăm đăm nhìn ra ngoài đường, ông không dỗi nữa, người già có nét đáng thương của họ. Có lẽ bằng tuổi tôi, ông cũng từng kể cho một ông già nào khác nghe rằng ông nhớ mẹ hay chăng. Hay, đến bây giờ, ông hiểu mẹ tôi nghĩ gì hơn tôi hay chăng, cũng có thể ông không còn đứa con nào để nó bảo nó nhớ mẹ. Tôi không biết, tôi thấy ông buồn, một mình. Chăm chăm nhìn trăng. Lâu lắm rồi tôi mới thấy ông như vậy, một lần gần nhất tôi thấy thế là hôm đứa con ông mất, vì tai nạn xe. Tôi nhớ lần đó ông uống rượu với tôi, rượu vẫn như mọi hôm, nhưng hôm đó ông chê đắng. Đắng, nhưng ông vẫn uống nhiều.
Quá chén, ngà ngà say. Ông bảo tôi rằng,

-Tao có cần nó báo hiếu gì tao đâu, tao cần nó sống vui là được, thế mà nó,..

Rồi ông không nói nữa, ông không khóc, ông cũng không nói gì nữa, đứng dậy mà lủi thủi đi về, tôi chào ông, ông quay lại nhìn tôi, rồi quay lưng đi, không nói gì, vẫn không khóc.
Cơn mưa bất chợt ập xuống, nhân gian bỗng buồn thiu, chiếc loa cũ quán trà đá phát nhạc Trịnh vang đều đều, giọng cô Khánh Ly khàn khàn cả con phố. Mưa rơi nhỏ, đều đều, nhưng lạnh thấu lòng tôi

Em về hãy về đi, ta phiêu du một đời
Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây

Trịnh

Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng
Ru đời đi nhé
Cho ta nương nhờ lúc thở than
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon

Ai nghe nhạc Trịnh nhiều cũng cảm thấy đôi chút hơi thở phật giáo loanh quanh trong nhạc ông, và cả cách cảm nhận của kẻ buông bỏ, bất cần

Tôi đi tìm quanh đây, bao loài hoa cỏ lạ
Tôi mang về giữa phố, cắm trên những đường đi

Vấn đề ở đây là về Phật giáo, dậy về cách buông bỏ, buông bỏ tất cả mọi thứ để thoát được ra vòng luân hồi, nhưng tình cảm cũng là một dạng tạp niệm, mà đúng theo lời phật dậy, còn tạp niệm là còn ưu tư, còn ưu tư là còn đau khổ, còn đau khổ là còn luân hồi. Ý tôi không chê gì bác Trịnh, bác Trịnh có nhiều câu rất đẹp, bác Trịnh hiểu về Phật, tôi biết, nhạc bác Trịnh sâu, tôi cũng biết, nhưng để nghe trong những ngày dài, tôi xin trọn nhạc DSK hơn là nhạc bác Trịnh. Vấn đề duy nhất cho điều đó là vì tôi nghĩ, một người nếu đã muốn thoát ra thì không nên ở lại. Và đã định ở lại thì đừng nghĩ đến chuyện thoát ra. Nó là vấn đề về đạo đức và tôn nghiêm. Giống một nhà triết học nào đó, thà chết chứ không chạy vào vường đậu.

Có thể bạn nghĩ, tôn giáo là một cái gì đó nực cười và xuẩn ngốc. Nhưng đến cuối đời, một người đã hiểu rõ mọi người, nếu không có tôn giáo, vậy chúng ta sẽ tin vào việc gì. Tôn giáo, nói về tâm lý theo cách của phật giáo,trong phân tâm học, như là một dạng chánh niệm, dù thế nào ta vẫn tin vào tôn giáo, dù thế nào ta vẫn tin vào phật, dù thế nào ta vẫn tin vào luân hồi,… dù thế nào đi nữa

Trở lại vấn đề về việc nhạc của bác Trịnh, dĩ nhiên nhạc của bác Trịnh hay. Nhưng về một góc độ nào đó, bác Trịnh vẫn lưu luyến trần gian nhiều lắm, giống tôi vậy.

Có những ngày nằm gọn trong vòng tay của người

Một sáng chủ nhật, trời Hà Nội lạnh, tiết trời vũ thuỷ đã quá tuần, theo lịch thì nay lại là một ngày lạnh. Tôi đặt con mèo sang 1 bên, sờ soạng chiếc điện thoại, đồng hồ chuyển số 6. rồi nhích sang số 7, em đã ngủ từ 8 tiếng trước, bỏ mặc tôi, cùng một cơn đau đầu đến giữa đêm làm tôi hoang mang. Tôi muốn gọi em, nhưng lòng tôi không muốn em tỉnh dậy, trời lạnh, làm tôi chậm chạp, mở chiếc máy tính và ngồi chơi game đến giờ, con mèo về giữa lòng tôi, ngủ một cách ngon lành, như em. Còn tôi, biết làm gì trong một ngày mây trời còn chẳng thèm ghé đến thăm, sao cũng được, vì cơn mơ chẳng thèm long lanh nữa, trời nhích chậm, từ sáng sang đêm, chẳng còn gì cử động trên thế giới này. Mọi thứ là sự tĩnh lặng hoàn toàn, vậy thì tôi có khi cũng nên vậy. Tĩnh lặng hoàn toàn.

Họ thường nói về ngày tồi tệ, tôi thích hơn kể chuyện về một ngày cô đơn. Họ bảo họ mệt mỏi, tôi nói họ tự tìm đến điều tồi tệ, họ nói họ không đủ thời gian, tôi bảo họ tự làm họ quá tải, họ nghĩ cuộc sống làm họ kiệt sức, tôi thì chán nản trong sự mắc kẹt giữa hàng tá sự khởi nguồn, họ nghĩ họ đang làm thứ họ thích, tôi bảo họ chỉ đang làm thứ họ cần. Họ cười và nghĩ tôi nói đùa, tôi không cười và bảo hãy thưởng thức.

Có một sự chênh lệch cực cao giữa sự ngộ giác và điều sinh tồn. Thậm chí còn cao hơn mức giàu và nghèo, đa số chúng ta nhìn vào thứ đã tồn tại và tự nghĩ rằng mình cần theo họ, nhưng khi bị thuyết phục họ lại tin vô điều kiện, đó chính là sự nguy hiểm. Tình yêu vô điều kiện, công việc vô điều kiện, gia đình vô điều kiện, tốt vô điều kiện và con người vô điều kiện. Họ bỏ mặc tri thức, sự khách quan, sự hiển nhiên, chạy theo đám vô tri, chạy theo người khác nghĩ, chạy theo sự theo đuổi. Tôi từng gặp 1 người bố, đã bỏ con mình vì người thầy bói bảo cả đời nó sẽ không làm gì lên hồn. Tôi đã gặp cậu ta vài tháng trước, sự nhiệt huyết làm mặt cậu ửng hồng, trong máu cậu là đam mê và tuổi trẻ, cậu gặp tôi, cười nói, kể chuyện và cười nói. Cậu chưa làm ra gì, đúng thật, nhưng chúng ta còn tìm gì hơn một người có thể sẵn sàng làm thứ họ thích với toàn bộ sự thích của họ. Suy cho cùng thì tuổi trẻ chúng ta còn gì hơn ngoài sự chán nản và lòng nhiệt thành.

“Và rồi thì sợ nhất lúc mình hung hăng
Cái tư tưởng nhị nguyên, đúng sai nó lung ta lung tung
Chẳng nói chẳng rằng, đùng đà đùng đùng, vùng và vùng vằng
MRDL – DSK”

Vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất. Đó chính là sự suy nghĩ nhị nguyên ban sơ nhất