MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Trời lảo đảo vào khuya, cái khuya ở cái trốn phồn hoa này khác cái khuya ở quê tôi lắm. Ở quê tôi, mỗi khi trời buông màu tối cũng là lúc tắt hẳn một ngày.
Còn ở nơi đây đêm cũng chẳng hẳn là đêm, ngày cũng chẳng hẳn là ngày, tôi có cảm giác mỗi người ở đây cảm nhận đêm ngày qua giấc ngủ của họ. Nếu lúc nào họ buồn ngủ thì với họ là đêm, những lúc nào họ tỉnh thì với họ là ngày. Cuộc sống những con người nơi đây luôn chống lại những điều tự nhiên cố gắng ban tặng cho chúng ta. Cây bị chặt mất, đất bị chia cắt, trời bị che phủ, vài con chim cũng chẳng còn chỗ mà bay, chẳng có chỗ mà hót. Tôi có cảm giác con người nơi đây chỉ đang cố gắng che lấp cái hờn ghen tâm hồn, như cái khoảng trời to đùng bị căn nhà bé tí che mất. Thật là buồn bã, thật là bi thảm.


Tôi lang thang quanh khu Tạ Hiện. Người ta nói đây là phố nhộn nhịp. Nhưng mà không. Nhộn nhịp với tôi là phải vui mà ở đây tôi thấy không chút nào nụ cười thật lòng. Không khí náo nhiệt, đầy tiếng cười, đầy tiếng đưa đẩy làm che đi mọi thứ như cái thành phố này đã từng che đi. Tôi thấy họ lừa dối nhau qua từng ly rượu mời. Tôi thấy họ cay nước mắt về chuyện tình họ, tôi thấy mọi thứ quay vòng vòng qua miếng cơm 15m2 mà hàng chục người trông ngóng. Tôi thấy họ trốn tránh cuộc sống mình ở nơi đây.
Tôi mua vài lon bia, đi dạo, lẩm nhẩm vài ba lời nhạc cho hợp tâm trạng. Ấy thế mà nghĩ ra cũng ra dáng người nghệ sĩ phết. Mẹ tôi bảo, nghệ gừng, nghệ sĩ, toàn mấy việc vô bổ, thế mà khi bà biết thằng con mình cũng tự nhận là nghệ sĩ bà lại bảo

-Mày lớn rồi, tao không bắt mày chọn con đường của mày, ghề gì cũng là ghề, miễn sao mày đừng để tiếng xấu cho bố mẹ mày là tao mừng rồi.


Hồi đó tôi nghĩ đi nghĩ lại việc không biết mẹ có thích tôi làm nghệ thuật, nghĩ nhiều lắm. Nghĩ đến mức viết được ra vài bài nhạc. Vậy thế là tôi nghĩ đến bây giờ và viết nhạc đến bây giờ.
Tôi đi được một đoạn rồi đi vào một con hẻm nhỏ nhưng sáng, vài cốc bia vẫn đong đưa trước mặt những con người lọt thỏm trong quán đó. Tôi đi qua một ông già, ông ngồi bệt ở vỉa hè, chếch chếch quán bia, đúng cạnh chỗ ánh đèn chiếu hết. Ông gầy, nhỏ thó như đứa bé mới dậy thì, nhưng khuân mặt đủ những vết khắc khổ che lấy cái thanh tao thoát tục của ông. Tay cố bật cái bật lửa dí sát để châm điếu thuốc đã gắn sẵn trên môi. Loay hoay một hồi ông không bật được bèn gọi.

-Cậu gì đấy cho tôi mượn cái bật, cái bật này nó vô nước rồi tôi bật không có lên.


Tôi bước lại gần, ngồi xụp xuống bên ông, đưa ông cái zippo tôi được tặng. Ông bật cạch, tiếng xèo xèo của điếu thăng long cháy đỏ cùng mùi thơm thơm của xăng zippo nhẹ nhàng quen thuộc. Tôi mời ông lon bia. Ông xua xua ngón tay thon dài nhưng đã nhăn nheo rồi bảo.

-Hôm nay uống đủ rồi, tôi không uống nữa, cậu cứ uống đi, cậu cho tôi mượn cái bật tôi cảm ơn.

Bác cứ uống với con, bác uống với con cho vui chứ con đi có một mình, uống một mình cũng buồn. -Tôi nói.

Thế là tôi giật lắp lon rồi đưa cho bác. Bác nhìn một hồi rồi lặng lẽ cầm lon bia trên tay tôi mà uống một ngụm nhỏ. Một hồi lâu, tôi và bác ngồi ở cái góc tối đó mà nhìn cuộc đời. Điếu thuốc chắc cũng đang nhìn cuộc đời, vì tôi thấy một khoảng nhẹ, nó lại rơi tàn thuốc như rơi giọt nước mắt. Bỗng bác hỏi.


-Cậu đang buồn hả, chỉ có người buồn người ta mới uống rượu uống bia một mình vào buổi đêm thế này thôi.


Chẳng phải bác cũng vừa uống bia một mình đó sao, đến giờ bác cũng chưa về, cũng vẫn ngồi đây mà hút thuốc thì chẳng là bác cũng đang buồn đó sao. Tôi không trả lời. Bác lại nói tiếp.


-Cậu buồn vì chuyện gì. Chắc không biết mình chọn đúng hay sai đúng không, tuổi trẻ mà, trước đây tôi cũng đi một mình thế này đấy. Nói cậu nghe, buồn cũng có nhiều loại, có loại buồn chuyện tình cảm, có loại buồn chuyện gia đình, có loại buồn vì sự nghiệp, cũng có loại tự nhiên mà buồn. Nhìn cậu thế này chắc chắn là tự nhiên mà buồn rồi. Mà tự nhiên mà buồn cũng đâu có tự nhiên đâu. Toàn mấy chuyện quay qua quay lại nó làm mình buồn ấy chứ.


Tôi khẽ gật đầu. Đưa tay vào túi quần lấy ra điếu thuốc. Lại tiếng cạnh cạnh vang lên và mùi xăng zippo. Bác lại nói tiếp.


-Chọn thế nào cũng là chọn thôi cậu à, như tôi đây này, tôi cũng vẽ tranh đấy, khổ nỗi tranh tôi không ai xem, không ai thích, thế là tôi vẽ ra cứ cất gầm giường, cũng chẳng mong ngày nào đó như picasso mà nổi tiếng. Tôi vẽ ra, tôi hiểu, tôi thấy hay, thế là tôi vui rồi. Tranh cất dưới gầm giường hay treo ở viện bảo tàng thì cũng như nhau, cũng từ ước mơ của người họa sĩ mà vẽ ra thôi. Cuộc sống mà, có người này người nọ. Có người chọn sống không ai biết cũng có người chọn sống nhiều người theo đuổi. Thành ra như Nguyễn Trãi thế mà vui. Chẳng bận tâm chẳng vướng bận sự đời. Lúc chết cười lên một tiếng. Gọi ra thì đời cũng không đến nỗi nào cậu nhỉ.


-Cháu cũng làm nhạc, nhưng mà đời nghệ sỹ này thật cực quá, cháu cam không có xong.

-Nhạc nhẽo rồi thơ văn, cái nào cũng như cái nào thôi cậu. Cũng mua vui cho đời, mà đã là mua vui thì sẽ có người mua người nghi ngờ. Có người khen có người chê. Họ là họ đâu phải là mình mà biết mình viết mình nói mình vẽ cái gì đúng không cậu. Tôi đây này, vợ tôi yêu tôi lắm, tôi cũng yêu bà ấy lắm, khổ nỗi nhà nghèo, lại không có con đâm ra nhiều lúc cáu giận, có hôm tôi rượu say, tôi nói nặng lời thế là bà ấy khóc bà bỏ đi. Tôi đi tìm mãi rồi cũng có thấy đâu. Bà ở trong tranh tôi lâu rồi ấy thế mà bà nỡ mang cái hồn tôi đi mất, mang cái hồn tranh đi mất.


Ông vừa nói vừa khàn khàn. Cái tiếng của ông như khóc. Thay cho những người vui vẻ cười đùa ngoài kia. Được một lúc như thể quãng thời gian còn bé trôi qua. Ông lặng đi một lúc, chờ từng quảng thời gian trôi qua kẽ tay trái mà trôi ngược lại kẽ tay phải, tôi nghĩ ông đang lần dấu cuộc đời mình, lần cái dấu mà có người đàn bà đã từng yêu ông nhiều lắm.

Tôi hỏi

– Bác còn tìm bà ấy làm gì, bà ấy đi, bà ấy chọn con đường mới. Con nghĩ bác cũng nên chọn con đường mới, con đường bên người mới.

Ấy mà không nỡ cậu ạ

-Ấy chết. ” tiếng nói khẽ run ” con đường nào mà chẳng là con đường hả cậu. Cậu còn trẻ nên cậu nghĩ thế thôi chứ một người đã đi cả một con đường, cả một đời người rồi để một ngày rẽ khác đi một bước đâu có được, đâu có vui hả cậu.

-Tôi còn tìm bà ấy làm gì, tìm bà ấy để nói lời xin lỗi chứ làm gì.

-Cuộc sống này cũng mấy lần định đi đến cuối đường rồi ấy chứ cậu ” một lúc sau ông nói tiếp ” ấy thế mà chưa lỡ, tại tôi còn nợ, nợ nhiều thứ lắm nên không nỡ cậu à.


Ông thở 1 hơi dài. Tôi với ông cùng lặng đi. Không nỡ, ấy thế mà cũng không nỡ, người già thật cứng đầu. họ bỏ đi rồi, họ có quyền vậy thì mình cũng có quyền vậy, họ đâu còn nhớ ông làm chi mà ông không nỡ. Một hơi thật buồn ông lấy can đảm mà đứng dậy.

-Thôi tôi về đây, trò chuyện với cậu thật là vui hết sẩy. lâu lắm rồi mới có lần uống bia ngon thế này. Trả cậu cái bật.


Ông lảo đảo bước ra xe, chiếc xe lảo đảo bước ra đường, những con người say ấy mà đã đi cùng nhau 1 đời rồi đấy, 1 đời một người rồi đấy.
Cuộc sống thật vỡ òa. Lặng đi từng chút một. Ấy thế là buồn, ấy thế mà vui.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *