Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi hãy hay
Ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Just another WordPress site
Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi hãy hay
Ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Mỗi bước ta đi, mặt trời nghiêng bóng, dõi bước nặng nề
Hoàng hôn lạc lõng trở thành tri kỷ suốt chặng đi lẫn chặng về
Thằng bé lao đao hối hả, chạy vòng ra sau bà, bát đĩa vừa rửa, nước chưa kịp khô, không cánh mà bay, lao sao xối xả. Nồi cơm vừa cắm, vỏ nắp mỗi nơi, nước và gạo trắng đổ đầy sàn nhà, bà dài tiếng chửi, nó lớn tiếng mắng, hai đứa cháu chạy ra sau, khép nép sợ sệt, tôi vẻ mệt mỏi, duỗi thẳng hai chân, nằm bẹp trên giường, thằng Bảo mới đi làm về, chưa hiểu chuyện gì, núp núp mép cổng, ngó vào trong. Trời chiều gợn đục, chim chẳng thèm bay, hoàng hôn mệt mỏi rơi rớt bên cầu. Một ngày dài, đã thê lương nay lại càng thê lương. Thế là thằng con trai bà vừa về
Thằng con trai bà vừa về lại, sau 4 năm, câu đầu tiên hai mẹ con nói nhau là câu chửi. Tôi về đến nhà, mệt mỏi lê bước vào trong phòng, balo, quần áo, giày dép vứt sang một bên, kéo thanh gài cửa, bật nhạc thật to, tiếng hát vẫn không thể át tiếng hai bên chửi nhau qua lại, một người con với một người mẹ, một người bố với hai người con, hai người cháu với một người bà. Thế là loạn hết thảy, thế là chửi nhau hết thảy, thế giới này thật điên rồ. Rồi đến tiếng bát vỡ đầu tiên, thứ hai và ba, kêu loảng xoảng. Càng ngày càng gần nhau hơn. Nghe tiếng bà khóc, mấy đứa cháu hét, thằng con chửi, tôi mới nhấc mình, nhoài người khỏi giường, châm vội điếu thuốc, hít sâu một hơi, gỡ then, mở cửa, đi ra ngoài, thằng Bảo dựng xe trước cổng, chạy vào trong, ông con vớ được con dao hoa quả, dơ dơ doạ nạt, ánh lao sắc lẻm, trắng tinh màu thép rắn, đèn rọi xuống từ cột đèn đường, chiếu thẳng lưỡi dao, bóng lao chiếc vào mặt, lướt qua lướt lại mấy lần bà, tôi tìm được cây gỗ, dài hai chục phân, chạy ra, thằng Bảo chạy vào, đứng trước ba bà cháu, đẩy lui dần ra cổng, hàng xóm bu lại như lũ kiến thấy giọt mật vàng, mấy ông công nhân hai bên cũng thôi việc, chạy ra trước cổng xem, vài ông chạy vào can, đứng sau tôi, bà vừa chửi vừa khóc, than thân già mà khổ, thằng con thấy đông, vứt dao vô bàn, kêu quạch một tiếng, tức tối chen qua mọi người mà chạy ra ngoài, hoàng hôn đã xuống quá nửa, trời chuyển dần về tối.
Tôi lắp lại cho bà cái nồi cơm, bảo thằng Bảo ra chợ mua ít rau, mắng mấy đứa trẻ con học bài, rồi xuống bếp nấu cơm, bà vẫn khóc, đến khi trời tối hẳn, mắt bà xưng 2 cục lớn, đỏ ửng, tay bà vẫn đau, cái tay gãy hồi trước vừa chống xuống đất lúc xô đẩy với thằng con trời đánh giờ cũng xưng tấy, bà lấy lọ rượu ngâm, gian phòng sự nức mùi tanh tanh và mụi rượu, quện vào nhau, kêu bạch bạch, nức nở bên người đàn bà hơn 60 chục tuổi. Mắt bà ép vào nhau, xô lại, nếp nhăn làm bà càng già hơn, đèn vàng leo lét, tivi xì xèo, làm bà càng thương hơn, mấy đứa cháu im lặng, ngồi nghịch máy tính, làm bà càng khổ hơn.
Cần 1 đêm gom thân gửi cho người
Cần 1 hơi phê pha đần ra cười…
Cần 1 giấc không cần biết ngày mai ..
Cần đôi môi hâm nóng nơi bờ vai …
Gã gói từng món đồ vào trong balo, vội vã bước đi, trước khi cơn mưa đang đến, chuông nhà thờ đang vang lên. Gã chen qua dòng người đang ngược hướng, bước vào nhà thờ, cúi gằm, qua cây cầu, bước về phía đường cuối hầm, băng qua đường, lướt qua những bụi cỏ tranh, chen qua đám hoa dại, mình đỏ xanh.
Mưa đang rơi, nghe lốp đốp, như tiếng chân người theo sau, như tiếng gọi của đồng nội, của hương xưa, như tiếng gọi của yêu thương xưa, gã cúi xuống, nước bắn lên mái tóc muối tiêu dài khô sơ, đưa bàn tay gầy thô sơ, như chẳng còn đầy mô cơ, ngắt lấy đám hoa dại còn ngây ngô ngơ.
Gã bước tiếp, măng tô xộc xệch lướt lòng thòng, lũ cỏ trâu như mọc lệch, quấn lòng vòng, gã lật lại hồi ức.
Lần cuối được gặp cô ấy ở đây
Gã đứng khóc, trái tim như hoá thạch đá trăm năm, cô ấy chẳng còn nhìn lại, từ lần đó, đã lâu rồi.
Và giờ, gã đứng trước mộ vợ mình, ngay lúc này,
Và hát.
Cũng giống như, mỗi khi có tiếng rên rỉ về giáo dục, nó thường đến từ tộc người không-liên-quan-gì-đến-giáo-dục, là Bolero, thì bất cứ lúc nào ta nghe thấy tiếng trăn trở về di sản ở Thủ Đô, y như rằng, là đến từ các anh em ngoài vành đai 6, cuối tuần lên phố rón rén gửi xe máy tít ngoài Trần Nhật Duật, xếp hàng ăn phở mì chính Bát Đàn, rồi lên tút về văn hóa Hanoi nghìn năm, về việc cần thiết bảo tồn các “di sản Pháp”, hay bất kỳ cái gì có tên Tây Tây. Mỗi khi sửa sang, chỉnh trang lại đô thị, từ thời xây Hàm Cá Mập, đến lát đá Bờ Hồ, chặt xà cừ Kim Mã, chưa bao giờ không thấy dấu răng bọn chúng.
Chúng tôi, những người húp bát nước rau cũng biết là sấu chọc ở Lê Hồng Phong hay Phan Đình Phùng, ngược lại, tuyệt nhiên không bao giờ thấy có vấn đề gì tới việc đập nhà cũ đi xây mới. Di sản thực sự của Phố Cổ, chính là văn hóa, lối sống, sự tinh hoa, là con người Phố Cổ, chứ chả bao giờ nằm ở mấy cái nhà rách vàng vàng, có cửa chớp gỗ với ô văng chắn nước úi chà chà cứ thấy rêu rêu, mông mốc, ám mùi khói bún chả quạt là chúng nó cứ nhất loạt rồ lên là di sản cần bảo tồn, me Tây đến mất cả lý trí khiến chúng tôi vô cùng đau xót.
Riêng về cái nhà ở Ba Đình đang bị đâp đi, thì kẻ già này cũng là người có ít nhiều kỷ niệm, đặc biệt là mặt Hùng Vương. Đoạn đường này, thực ra là Hùng Vương 2 (để phân biệt với Hùng Vương 1 xịn nằm ở bên kia Lăng), cũng giống như Tràng Tiền có Tràng Tiền riêu (từ quảng trường CMT8 hắt về Bờ Hồ) và Tràng Tiền pha ke (đoạn bẩn bẩn quê quê có hàng cây dẫn ra khu đá phò Bác Cổ). Khu này, mang tiếng giữa trung tâm của Ba Đình, nhưng thực ra lại hoang vu, ít nhà dân nên không có hơi người, tối mùa đông mà đi bộ qua thì quả thực là vailon, vừa lạnh vừa vắng tanh, đường thì rộng, trong gió xào xạc nghe lẫn cả tiếng âm hồn của viện Xanh Pôn. Nhìn chung bọn xaolon hay thương với khóc, cơ mà tối anh em nào mà chạy bộ qua sẽ thấy, tuyệt nhiên đéo có thằng nào lượn lờ, chơi bời gì ở mạn này, có phi xe máy thì cũng bóp max ga để vọt qua cho nhanh, mà thôi.
Không phải cái gì xây được trăm năm, cũng được coi là di sản, nó cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về văn hóa, tín ngưỡng, ý nghĩa lịch sử hay kiến trúc. Ví như, nó phải có ý nghĩa vĩ đại gì đó, hoặc là nó phải có sự độc đáo, tinh xảo, đạt đến tầm cỡ nào đó về trình độ xây dựng. Cái đống rác kia, rất tiếc, thỏa mãn none of the above, nó chỉ là cái nhà máy khố rách, xấu xấu bẩn bẩn, mái tôn xà gồ thép rồi đắp tí phào chỉ, phù điêu, bản chất khi xây lên cũng KHÔNG phải hướng tới sự vĩnh cửu, trường tồn, mà chỉ là để phục vụ sản xuất tức thời tại thời điểm cách đây cả thế kỷ, chả khác đéo mấy nhà xưởng trong khu công nghiệp. Đập đi xây bách hóa, hâu teo 11 tầng tối đến sáng choang đèn LED, thật là thỏa lòng người dân trong khu vực vậy.
Các công trình thực dân, đế cuốc, về lâu dài, chắc chắn cần phải đập đi toàn bộ. Không thể có một dân tộc tự lực, tự cường, đứng thẳng lưng, khi tất cả các tòa nhà ở ngay đầu não chính trị của nó, đều là di sản của thời nô lệ. Người Hàn đã nhận ra điều này từ rất lâu, vào năm 1995, kỷ niệm 50 ngày thoát khỏi ách cai trị của Đế quốc Nhật Bản, họ đã mạnh dạn, gạt đi ý kiến của bọn bàn lùi, me Nhật, san phẳng tòa Seoul Capitol – một công trình đồ sộ, đắt đỏ, được đánh giá cực cao về mặt kiến trúc, thiết kế bởi kiến trúc sư De Lalandea người Đức, như một biểu tượng của sự cai trị Nhật Bản. Nó được xây dựng với mục đích che khuất Cảnh Phúc Cung – ám chỉ ách thống trị toàn diện của người Nhật đạp lên tất cả các giá trị văn hóa, lịch sử, lòng tự tôn của dân tộc Triều Tiên. Và người Hàn đã nhận ra, đó là một sự nhục nhã không thể chấp nhận được.
Chúng ta sẽ không thể giải thích cho con cháu về lòng yêu nước, về sự tự hào dân tộc, khi tất cả những tòa nhà nổi tiếng, mang tính biểu tượng nhất ngay giữa đất thiêng Ba Đình, nơi có Hoàng Thành Thăng Long nghìn năm tuổi, đều là dấu ấn của thời thuộc địa. Đó là một thời kỳ vong quốc nhục nhã, cần phải bị thanh tẩy, thay vì gìn giữ, hít hà. Con cháu chúng ta cần phải được lớn lên nhìn ngắm những tòa nhà được xây bởi người Việt, bởi tâm hồn Việt. Một dân tộc Hoa Hạ vĩ đại, nền kinh tế thứ 23 trên thế giới, sẽ không thể chấp nhận tàn tích thuộc địa là di sản của mình vậy.
Đập cũ, xây mới, làm sống lại văn minh truyền thống và tái thiết Hoàng Thành Thăng Long, như cách người Hàn đã xây lại Cảnh Phúc Cung, chính là tương lai, là ước vọng của người dân Hanoi vậy.