Yourself

what time does your clearing arrive in the morning
about nine
give you exacly 12 hours, leave me to sort this out. And you, lose yourself

Cắt tiền duyên

Đường trầm buông rêu, Lầy lội ven sông
Một nắm cỏ cây, có đem về trồng
Từng mạch gân xanh, ngoài trời đang mưa
Gió mưa vô hình, Là mưa tháng sáu
Một mình lặng im, hỏi người xưa đâu
Mạch cũ tình thân, cố nhân ẩn hiện
Bật ngọn hơi ấm, Hỏi dò chuyện xưa
Dễ xanh theo tay, Lăn đến bờ xa
Giữa buổi chiều
Giữa buổi chiều
Đợi người qua mắt
Lặng yên lặng yên
Một mình một mình. Một giấc mơ chiều
Mỗi lần nằm xuống, khi nhắm mắt, tôi thấy một cô gái dẫn tôi xuống một bờ hồ rộng, chỉ tôi nhìn xuống xem. Tôi tần ngần bước lại bên bờ, ngó mặt xuống, em hớt một đọng nước nhỏ lên tay, tay đưa lên miệng, giọt rơi qua kẽ, rớt xuống nước, dòng động sóng, hình tôi nhấp nhô chẳng còn rõ. Một lúc sau mặt hồ lặng lại, tôi thấy tôi trong hồ, ngồi bên bếp lửa, bập bùng kì lạ, tôi thấy những mặt người tưởng chừng quen lắm, họ cười tôi với những gương mặt giống nhau, tôi nhìn họ hồi lâu rồi, lặng im nhìn sâu vào ngọn lửa, tôi thấy lửa đêm phản chiếu lại một tôi nữa, một tôi nữa nằm lặng im trên giường, đang mơ một giấc mơ chiều.
Bỗng cô gái cũ chạy vụt qua, tôi vội đuổi theo, em đứng lại đứng bên một hồ nước rộng. Chỉ tôi ngó xuống xem

Khước từ

– Ê ê này, cuối cùng là anh muốn gì đây nhỉ, nhìn xem kìa, mọi việc đã rối tung lên hết, à đâu, làm gì có việc gì, chỉ là anh rối tung lên hết, cuối cùng là để được gì đây anh, hay chỉ là cái ham muốn tầm thường mà anh thường khoác lên mình bộ áo của kẻ nghệ sĩ đó, có lộng lẫy không, cái ảo buồn thỉu đó, vâng, đúng, buồn thỉu, buồn bã và bẩn thỉu, hãy nhún chân lên mà nhìn xem, rời khỏi chiếc áo rộng vành đó, bỏ cái mũ chùm xuống đi. À à, anh tinh mắt lắm đúng không, được, vậy hãy nhắm mắt lại, bỏ qua cái ỹ nghĩ về mấy cái cảm xúc giả tạo đó và nhìn tổng thể xem, sao cơ, không phải giả tạo hả, nói vậy mà nghe được ư, chẳng khác nào kẻ ngoại tình bịp bợm bẩn thỉu giữa anh và cái bản thể của anh cả. Cuối cùng kẻ không thật thà ở đây chỉ có anh thôi. Gì mà lớn lao chứ, anh, anh giúp được ai khi anh không hiểu mình. Anh cố giúp người khác vui lên để anh bỏ mặc anh ư, chẳng thể nào kéo một kẻ lên trời xanh trong khi cái dây ở dưới vực cả. Ừ, quay về chuyện tổng thể, anh nhìn xem. Hãy tự nhìn lấy xem, có khác gì một kẻ trăng hoa tráo trở không anh.

Giữa số 6 ngang xa lộ, ngồi trên băng ghế đá cũ bên phải, cắt sợi thuốc, vấn tờ giấy.

– Ê này này, anh buồn, đó là việc của anh, anh chẳng cần ai bận tâm cả, anh ôm ấp nó, ừ, trăng hoa tráo trở, theo cách em nói, vậy thế nào là trăng hoa, là vui với niềm vui rồi buồn với nỗi buồn hả, bi quan và tuyệt vọng ư, nghệ sĩ ư, hừm, cái danh vọng đó có là gì trong khi ta có cả nuỗi buồn trước mắt, anh tận hiến cho anh, bản thể của anh, con tim anh khước từ tước hiệu đó, anh đâu có nói ra, à, với em, anh nghĩ mình muốn nói với em, anh cần sự âu yếm đó, dù nó tuyệt vọng thôi, chẳng thể nào một vài lời đó giúp anh thoát ra khỏi cả, nhưng em biết không, lúc nào điểm xa nhất của địa ngục cũng là từ thiên đàng, địa ngục sâu nhất cũng có một con thuyền, khi ta không có những thanh âm đó sao ta biết được ta tuyệt vọng đến mức nào, sự trong trẻo đó dường như làm anh buồn hơn, nhưng cũng làm anh tận hưởng hơn, vâng vâng, anh biết, đó là điều bệnh hoạn, cố chấp và bệnh hoạn, nhưng dường như anh chẳng thể nào hoan hỉ, nỗi buồn chẳng thể nào hoan hỉ được với anh nếu không có một vị khách đi cùng đến cửa và bỏ mặc họ ở ngoài. Vâng, phải bỏ mặc họ ở ngoài thôi, nếu không vậy thì còn gì thú vị nữa, nỗi buồn là kẻ cục cằn khó tính, nếu để cửa họ sẽ ngại ngần mà chẳng thể nào ra nổi, em đâu biết. em đâu biết đâu, đã quá lâu cho sự tuyệt vọng.

Tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa

Tiếng nói thầm kín của một con người có thể suốt đời không chia sẻ được. Có khi chia sẻ được cũng chỉ là những tiếng nói dở dang, có người giấu bặt. Tôi chưa bao giờ quên cái hiệu lệnh muôn đời ” Cáu ta đáng ghét “. Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét to căng đầy nộ khi, vẫn có những giây phút lui về cái thở than, phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người. Mỗi đời sống ẩn giấu một định mệnh, có định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi bừng lên những ánh thép đó. Nhưng để rồi tôi biết rằng, tôi chỉ là một chú chim nhỏ hót chơi trên những ngọn lau.

Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tình nguyện là tên tuyệt vọng, vì nhiều khi một sớm mai thức dậy, không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người, tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay người chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh phúc đã ngủ quên trong những ngăn kéo của quên lãng.

Tôi không bao giờ nhẫn lẫn giữa sự khổ đau và niềm hạnh phúc, nhưng tôi thường rơi vào miên man trước giấc ngủ, ở biên giới đó, tôi thấy mình hoảng hốt lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm, khi xung quanh mọi người đã đang yên ngủ và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh. Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày để tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm, đời sống thực sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ, có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy nên yêu mến hơn cuộc đời, như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với dãy sắn, nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trảy hội.

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau, từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá, tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung, xin hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng, để biết rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa, tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống, cùng lúc vừa là kẻ chiến thắng vừa là kẻ chiến bại, nỗi vinh nhục đã đưa ta ra khỏi đời sống, để đưa đến những đấu trường.

Tôi đang bắt đầu những buổi học mới, tôi là đứa bé, tôi là người bạn, đôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng học vẽ lại chân dung của nhân loại, vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi, chúng tôi không bao giờ thấy được những đường kiếm sắc bén của mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt, chúng tôi vẽ những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực, như thế với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biến về sự nhẫn nhục.

Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn xuôi đời suối, đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm. Chúng ta đã đấu tranh, đang đấu tranh và có thể còn đấu tranh lâu dài, nhưng tranh đấu để được sống chứ không phải để trở thành anh hùng hay những kẻ vĩ đại. Cõi nguồn từ khước tước hiệu đó. Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một người già nua.

Tôi đã quên đi những triết lý, những luận điệu phỉnh phờ, ở đó có hai con đường, một con đường dẫn ta đến sự ca tụng điều vinh quang của đời sống, con đường còn lại dẫn về sự băng hoại. Nhân loại mỗi ngày đang cố bày biện thêm những tiệm tạp hóa mới, đóng thêm nhiều loại hàng. Người ta bán đủ loại, đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ và vong thân,.. Những đấng tối cao có lẽ đã ngủ quên cùng với những chân lý, tôi đã mỏi dần với lòng tin, chỉ còn một lòng tin sau cùng, tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là lòng tin vào chính mình, tin vào cuộc đời vốn không thể khác, và như thế, tôi đã yêu cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng

Rời tổ

Trời chắc đã vừa kịp sáng, trong veo và cao vút, nắng dài chiếu chênh vênh qua dãy hiên nhà, đập lên cửa sổ nhưng đóng kín rồi hắt ngược lại nằm trơ trọi trên dàn hoa nhài, có tiếng vang từ bên ngoài vọng vào trong, chen được qua hai bản lề, làm động lên một gợn trong không gian đó, con người đã lại xôn xao hơn chim, bắt đầu tỉnh dậy và líu lo tiếng hát, ông nghe rõ tiếng xì xào của xe cộ, của tất bật, của cô đơn, có chăng đã lại qua một ngày mới, hay không đây, dàn hoa giấy bên kia đường có chăng đã lại đỏ ửng vậy, hay không đây. Nhưng đã đâu, mới hôm qua còn đây mà, mới hôm qua còn vương đây mà. Đây, bằng chứng của nó đây, nó còn nằm trong gạt tàn kìa, nó còn nằm trong muội than cây bút chì kìa, nó còn nằm im trên bàn kìa, lòng ông vẫn vậy mà, thế là đã qua đêm chưa, hay chỉ là sự tưởng tượng tiếc nuối của những ký ức nhợt nhạt, hay một tương lai bi thảm nữa lại bắt đầu, đêm vẫn còn rõ vàng vậy mà, đêm, đêm vẫn còn đây thật mà.

Ông với lấy chiếc điện thoại, đèn bật sáng, lóa lên mắt, giơ tay che rồi chầm chậm nhìn, pin đã đỏ, ngày và giờ nhảy sang số khác, có một vài thông báo mới, cũng chẳng gì đáng quan trọng, tắt đi điện thoại và đặt xuống giường, nhoài người trên chiếc ghế, đầu ngửa ra sau, mặt ngó lên trần, mắt lim dim nhắm lại, đầu quay vòng vòng vì rượu đêm qua nặng, miệng vẫn lẩm bẩm vài câu không rõ chữ.

– Đêm qua, đêm qua chắc chắn vẫn còn đây mà.

Sâu bên trong nhà trời vẫn còn tối, hoặc có chăng do màu sơn đen của nó và cửa sổ co ro lại, nhất định không chịu mở nên cảm giác của đêm còn níu lại lòng người trong đó. Hương lavender vẫn còn phảng phất quanh phòng, mùi rượu vẫn còn ám lại giữa cổ, mấy quyển sách vẫn cũ, đêm qua còn vương mùi khói thuốc, ủ rũ vàng nhạt màu nicotin hoặc dư vị thời gian in lên thân thể, vẫn cúm rúm đứng nép một góc. Bông hoa hồng cắm trong chia bia giờ nhợt nhạt đi nhiều, cũng đúng thôi, ở trong cái nơi đen tối như vậy, một bông hoa còn hồng là còn may lắm rồi, và cũng vẫn còn may cho ông, một bông hoa hồng vẫn rực lên giữa đem ngòm sự tăm tối đó, dù có nhợt nhạt thì ít ra nó vẫn là một bông hoa hồng, và kìa, nó vẫn còn đây mà, ngay đây, ở ngay trong tim, đứng ngay trước mắt, còn ngay trong mũi này mà.

Ông kê đùi lên tay, ngồi thu lu giữa phòng, chân nhích chậm chạp lên ghế, bó gối co ro như con mèo ướt nhẹp, mắt chầm chậm liếc mọi thứ trong phòng, ngắm lại một lượt. Bức tranh chẳng vẽ gì, vải toan trắng tinh, ông định vẽ mà lại thôi, ông bảo để giữ lại sự tinh khiết đó, chai rượu đã hết, bức tượng đứng im, bộ cờ còn đó, chiếu chăn đã lạnh, quần áo vô hồn, đôi dép đã lệch, cái loa vẫn phát, chiếc đài bỏ quên, chiếc tất mất một, màu tím nhạt chen với màu xanh biếc. Căn phòng nhẹ nhàng ôm ấp lấy ông rồi phả một hơi rõ dài, rõ lạnh vào ngay sau gáy. Vậy là hai kẻ cô đơn sắp lại xa nhau.

– C chỉ muốn. Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Ông chậm rãi bò dậy, và nhất định lìa xa vòng tay cái ghế, định đi thẳng ra, không quay lại nữa, bên ngoài có tiếng công nhân đã dục, nhưng không biết ông còn ngủ hay đã thức, chỉ có chiếc cửa khóa trong, nhưng rồi nghe tiếng đập cửa ông lại ngồi xuống, tiếng rầm rầm vang lên làm đầu ông lại nhức. Rượu quá nặng, tiếng chửi thề chen ngay sau tiếng đập cửa, rồi cũng im. Ông lại đứng lên, tay với bao thuốc rồi vứt sang một bên, thuốc đã hết, ông bật chiếc zippo, để đó, nhưng được một lúc thì tắt. Đúng rồi, cái gì cũng phải hết thôi, ông nghĩ và cau mày lại, nhưng không chửi, ông sợ khi phải phát ra tiếng, ông sợ người ngoài nghe thấy và nói ông là một đứa dở người. Thế là ông lại ngồi xuống, thật nhẹ nhàng, nhìn quanh quanh một lượt cuối, dòng chữ ” Hãy cười khi ra khỏi đây ” dán ngay trước cửa. Ông đứng phắt dậy, đi thẳng ra cửa, định bụng gỡ ngay tờ giấy đó ra, nhưng rồi không, kéo then cài, ông dụi mắt, mở cửa, ánh sáng chiếu vào mặt, nhưng không soi được đến lòng, một nụ cười thật tươi, xin điếu thuốc lá, mượn cái bật lửa, bảo mấy ông công nhân, rằng qua ông say quá. Đám đông bắt đầu hô hào anh em lao thẳng vào phòng, cắm cúi bê đi từng món một, mỗi một món bê ra, một một chút lòng ông lại mất, ông ngoảnh mặt đi thật nhanh, và chân bước thẳng ra ngoài, nhất định, nhất định ông không nhìn căn phòng một lần cuối, ông dặn lòng mình, vậy là hai kẻ cô đơn lại cô đơn. Bỗng có tiếng nói từ đâu đâu vọng về, quen thuộc lắm, ông không rõ từ đâu, nhưng bất giác ông quay lại, mắt đưa đi thật xa nhưng dừng lại nơi chính giữa căn phòng. Mắt ông cay cay mùi khói thuốc.

-Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Trời chắc đã vừa kịp sáng, trong veo và cao vút, nắng dài chiếu chênh vênh qua dãy hiên nhà, đập lên cửa sổ nhưng đóng kín, hắt ngược lại nằm trơ trọi trên dàn hoa nhài, có tiếng vang từ bên ngoài vọng vào trong, chen được qua hai bản lề, làm động lên một gợn trong không gian đó, con người đã lại xôn xao hơn chim, bắt đầu tỉnh dậy và líu lo tiếng hát, ông nghe rõ tiếng xì xào của xe cộ, của tất bật, của cô đơn, có chăng đã lại qua một ngày mới, hay không đây, dàn hoa giấy bên kia đường có chăng đã lại đỏ ửng vậy, hay không đây. Nhưng đã đâu, mới hôm qua còn đây mà, mới hôm qua còn vương đây mà. Đây, bằng chứng của nó đây, nó còn nằm trong gạt tàn kìa, nó còn nằm trong muội than cây bút chì kìa, nó còn nằm im trên bàn kìa, lòng ông vẫn vậy mà, thế là đã qua đêm chưa, hay chỉ là sự tưởng tượng tiếc nuối của những ký ức nhợt nhạt, hay một tương lai bi thảm nữa lại bắt đầu, đêm vẫn còn rõ vàng vậy mà, đêm, đêm vẫn còn đây thật mà.

Ông với lấy chiếc điện thoại, đèn bật sáng, lóa lên mắt, giơ tay che rồi chầm chậm nhìn, pin đã đỏ, ngày và giờ nhảy sang số khác, có một vài thông báo mới, cũng chẳng gì đáng quan trọng, tắt đi điện thoại và đặt xuống giường, nhoài người trên chiếc ghế, đầu ngửa ra sau, mặt ngó lên trần, mắt lim dim nhắm lại, đầu quay vòng vòng vì rượu đêm qua nặng, miệng vẫn lẩm bẩm vài câu không rõ chữ.

– Đêm qua, đêm qua chắc chắn vẫn còn đây mà.

Sâu bên trong nhà trời vẫn còn tối, hoặc có chăng do màu sơn đen của nó và cửa sổ co ro lại, nhất định không chịu mở nên cảm giác của đêm còn níu lại lòng người trong đó. Hương lavender vẫn còn phảng phất quanh phòng, mùi rượu vẫn còn ám lại giữa cổ, mấy quyển sách vẫn cũ, đêm qua còn vương mùi khói thuốc, ủ rũ vàng nhạt màu nicotin hoặc dư vị thời gian in lên thân thể, vẫn cúm rúm đứng nép một góc. Bông hoa hồng cắm trong chai bia giờ nhợt nhạt đi nhiều, cũng đúng thôi, ở trong cái nơi đen tối như vậy, một bông hoa còn hồng là còn may lắm rồi, và cũng vẫn còn may cho ông, một bông hoa hồng vẫn rực lên giữa đem ngòm sự tăm tối đó, dù có nhợt nhạt thì ít ra nó vẫn là một bông hoa hồng, và kìa, nó vẫn còn đây mà, ngay đây, ở ngay trong tim, đứng ngay trước mắt, còn ngay trong mũi này mà.

Ông kê đùi lên tay, ngồi thu lu giữa phòng, chân nhích chậm chạp lên ghế, bó gối co ro như con mèo ướt nhẹp, mắt chầm chậm liếc mọi thứ trong phòng, ngắm lại một lượt. Bức tranh chẳng vẽ gì, vải toan trắng tinh, ông định vẽ mà lại thôi, ông bảo để giữ lại sự tinh khiết đó, chai rượu đã hết, bức tượng đứng im, bộ cờ còn đó, chiếu chăn đã lạnh, quần áo vô hồn, đôi dép đã lệch, cái loa vẫn phát, chiếc đài bỏ quên, chiếc tất mất một, màu tím nhạt chen với màu xanh biếc. Căn phòng nhẹ nhàng ôm ấp lấy ông rồi phả một hơi rõ dài, rõ lạnh vào ngay sau gáy. Vậy là hai kẻ cô đơn sắp lại xa nhau.

– C chỉ muốn. Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Ông chậm rãi bò dậy, và nhất định lìa xa vòng tay cái ghế, định đi thẳng ra, không quay lại nữa, bên ngoài có tiếng công nhân đã dục, nhưng không biết ông còn ngủ hay đã thức, chỉ có chiếc cửa khóa trong, nhưng rồi nghe tiếng đập cửa ông lại ngồi xuống, tiếng rầm rầm vang lên làm đầu ông lại nhức. Rượu quá nặng, tiếng chửi thề chen ngay sau tiếng đập cửa, rồi cũng im. Ông lại đứng lên, tay với bao thuốc rồi vứt sang một bên, thuốc đã hết, ông bật chiếc zippo, để đó, nhưng được một lúc thì tắt. Đúng rồi, cái gì cũng phải hết thôi, ông nghĩ và cau mày lại, nhưng không chửi, ông sợ khi phải phát ra tiếng, ông sợ người ngoài nghe thấy và nói ông là một đứa dở người. Thế là ông lại ngồi xuống, thật nhẹ nhàng, nhìn quanh quanh một lượt cuối, dòng chữ ” Hãy cười khi ra khỏi đây ” dán ngay trước cửa. Ông đứng phắt dậy, đi thẳng ra cửa, định bụng gỡ ngay tờ giấy đó ra, nhưng rồi không, kéo then cài, ông dụi mắt, mở cửa, ánh sáng chiếu vào mặt, nhưng không soi được đến lòng, một nụ cười thật tươi, xin điếu thuốc lá, mượn cái bật lửa, bảo mấy ông công nhân, rằng qua ông say quá. Đám đông bắt đầu hô hào anh em lao thẳng vào phòng, cắm cúi bê đi từng món một, mỗi một món bê ra, một một chút lòng ông lại mất, ông ngoảnh mặt đi thật nhanh, và chân bước thẳng ra ngoài, nhất định, nhất định ông không nhìn căn phòng một lần cuối, ông dặn lòng mình, vậy là hai kẻ cô đơn lại cô đơn. Bỗng có tiếng nói từ đâu đâu vọng về, quen thuộc lắm, ông không rõ từ đâu, nhưng bất giác ông quay lại, mắt đưa đi thật xa nhưng dừng lại nơi chính giữa căn phòng. Mắt ông cay cay mùi khói thuốc.

-Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Yêu dấu rất xa

– Giai à.

Tiếng điện thoại em, hình em, sáng lên giữa đêm dài, giọng em ngọt, chạy thẳng vào tim

– Anh ổn không

Ai Đó gọi điện cho tôi, đêm đen kéo dài thườn thượt, trượt qua mắt tôi, đâm sâu vào tâm trí, tiếng Nghệ An làm giọng em ngọt hơn, đáng yêu hơn hết thảy cái âm thanh rùng rợn này. Khi tôi đang chìm nghỉm trong đó, cái âm thanh rùng rợn trong đầu tôi. Thì giọng em kéo tôi ra, ví như một bàn tay, cành khô, hay một gì đó mắc ngang vũng lầy cuộc đời, chút hy vọng cuối cùng của kẻ đang vẫy vùng trong đó.

– Yêu à, kể cho em nghe. Hôm qua cũng mắc cười lắm, anh nhớ nhà, anh muốn đi về, nhưng hôm nay, khi anh sẵn sàng ra về rồi.

Tôi ngắt ra một hơi, em vẫn chờ đầu bên kia.

– Anh nghĩ anh sẽ nhớ em nhiều lắm, nhớ nơi này nhiều lắm.

Em cũng ngắt ra một hơi, dài hơn trước. Mọi thứ chầm chậm nhẹ rơi vào thinh không, có tiếng gió thoảng nhẹ giữa đêm, mơn trớn cây cỏ, tiếng mặt trăng thầm thì vào hơi khói thuốc, tiếng hạt sương rơi trên chốc mũi con chào mào ngủ gật, tiếng cuộc đời dội vào tim tôi.

– Anh muốn nghe em hát không

– Dạ

Em có trời phú cho sự ngọt ngào, đó là điều ngang với sự thiên tài, vì chẳng thể nào học được, ngọt ngào từ tất cả mọi thứ, suy nghĩ, lời nói, câu chữ hay kể cả những thứ phi lãng mạn nhất, đều có sự ngọt ngào nguy hiểm, đặc trưng của tính nữ nguyên thủy.

Nghe âm vang ” Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ “,

Bất chơi đưa hai tay lau tròng mắt đỏ. Em vốn không thích, cũng chẳng biết cái nhạc tôi nghe thường ngày gọi là gì, em hay càm ràm về điều đó, mà hôm đêm buồn như đêm đó, em lại hát tôi nghe nhạc trịnh

– Anh yêu, anh ổn không

– Mùa này chắc hoa gạo nở đỏ đầu ngõ rồi em nhỉ

– Vâng. Hoa gạo đã nở đỏ.

Hà Nội – 28 – 4 – 2021

Tôi nhắm mắt, tưởng tượng những cánh hoa gạo, cuộn mình xoay vòng vòng trong gió. Bông hoa nhẹ rơi, rời xa đời tôi, Rời xa bóng hình, như rời xa xót xa chính nó. Chỉ hy vọng ngày ngày, bông hoa đỏ không bị dẫm đạp bởi đôi chân, chiếc xe vô tình nào đó, hãy mắc lên mái ngói thật cao, ngắm nhìn mọi thứ thật đẹp, hãy để trời xanh soi sáng em mỗi ngày. Yêu dấu rất xa, của tôi

Vladimir Nabokov

“…chắc chắn mọi người đều biết những dư hương thơm ngát ấy của ngày vẫn lơ lửng, cùng lũ muỗi mắt, quanh hàng giậu nở hoa nào đó hoặc bất chợt bị khách lãng du bước vào và đi xuyên qua, dưới chân đồi, trong chập choạng chiều hè; hơi ấm tơ lông, lũ muỗi ánh vàng.”

Lolita

Vladimir Nabokov

Tự dưng thấy trên phây bạn có bát cháo sườn phố cổ làm anh chợt nhớ đến những ngày lang thang với gái quanh nhà thờ lớn rồi đi dọc theo một con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo mà trong Sài Gòn gọi là hẻm, và ngoắt ngoéo mấy vòng giữa một lũ trẻ con ngồi chầu hẫu, cứ nhìn hai đứa cao to và trắng muốt như kiểu không biết bọn này sắp vào khách sạn nào đây, xong đến một chỗ nhếch nhác, hai bên đầy người ngồi chửi bậy, mà nàng thì thào là em nghe bọn bạn bảo bà này bán cháo sườn ngon nhất Hà Nội đấy anh ạ.

Thường anh hay nhìn nàng ái ngại, này em váy ngắn thế kia mà da lại trắng, rồi ngồi xuống mấy cái ghế nhựa xanh đỏ to bằng quyển vở học trò thì bọn xung quanh có mà thi trượt đại học hết.

Thế nhưng nàng vun vén thế nào chẳng biết vẫn ngồi ăn được bình thường dù nàng hay bảo từ bé đến giờ chỉ có anh bảo em ăn cháo được thôi đấy nhé chứ mẹ nói em còn không ăn.

Dịch bệnh làm cho những chuyện đơn giản ấy lại thành ra lãng mạn đến nỗi có khi bây giờ không đeo khẩu trang đi quanh Ao Gươm lại là một sự lãng mạn phi thực nhất.

Anh lại nhớ cái phim gì đó xưa lắm rồi mà trong đấy người ta sống trong một thế giới chỉ toàn robot thay người còn chính con người thì nằm nhà giữa một đống máy móc điều khiển cái robot của mình ấy đi lại sinh sống làm việc và yêu đương.

Nhân loại có thể thoát được trận dịch này nhưng lần sau nữa lần sau nữa thì chưa ai biết sẽ thế nào và biết đâu đến lúc nào đó sẽ có những con robot thay chúng ta đi ăn cháo với nhau ở một góc phố cổ bẩn thỉu đáng yêu nào đó với những con mẹ hắt toẹt cả bát cháo thừa xuống ngay chân khách.

Chỉ hơi băn khoăn là bọn robot có mặc váy không?

Tuổi

Tuổi này là độ tuổi mà cơ thể và tâm sinh lý nó không còn non tơ và hồn nhiên như mấy anh teen mới dậy thì, nhưng cũng không quá trải đời như mấy bác xe ôm có vầng trán đầy nếp nhăn, da đen màu bánh gai gác bếp quá lửa 3 tháng trời, mắt xa xăm, kéo xoạch xoạch bi thuốc lào, phả dài dưới tán cây

Tuổi này là cái tuổi mà chưa phải chín, cũng chẳng phải tám, có thể là bảy hoặc bảy phảy năm, theo hệ 100, ngoảnh lại thì thấy đường mình đi dài thoòng, nhìn ra trước thì còn dài hơn, lê thê nửa đen nửa sáng, nửa kín nửa hở,…

Tuổi này là cái tuổi không quá nhiều cũng chẳng có ít, nhưng dường như cả niềm đau và hạnh phúc, in chặt thớ thịt, đôi lúc nhớ lại thì bật cười, lắm lúc lại buồn buồn, tủi tủi, lắm lúc lại muốn gọi tất cả lũ bạn, nhậu một bữa quên trời lỡ đất, nhiều khi thì lại lủi thủi một mình, mặt đần thối như đêm 30 mèo tha mất con gà cúng, hay tối thứ 7 ở nhà chờ crush đi chơi về

Nhìn lại những năm đã qua, điều hoành tráng nhất tôi từng làm là bỏ nhà đi giữa đêm, một ngày trời mưa tầm tã, không ai biết và về trong một ngày nắng to, đủ can đảm nói với bố mẹ là con đã biết cần làm gì. Điều thất bại đáng tự hào nhất là dừng lại với một vài người con gái, và giờ họ giàu

Có dân chơi nào đó từng phán: ” Lúc bạn ra quyết định thì số phận bắt đầu được tạo lập”. Nói chơi chơi mà cũng đúng. Bắt đầu tập tành lắng nghe, thấu hiểu đã giúp tôi học được nhiều thứ, cho tôi cũng rất nhiều thứ và lấy đi của tôi… cũng không ít thứ.

Cứ cuốn theo cuộc chơi đầy ham thích, tôi dần dần thay đổi vị thế bản thân mình, cũng như vô tình thay đổi toàn bộ các mối quan hệ xung quanh, tôi tự đánh mất hoặc người ta không muốn chơi với tôi nữa vì có lẽ tôi “không như ngày xưa”. Riết rồi tôi cũng quen. May mà ngoài cho tôi cái tính lạc quan ra, trời còn cho tôi cái tính kể nể. Dù là bất kì ai, khi đã đoạn tuyệt đều có đôi dòng lưu lại, dù ít dù nhiều, lâu lâu mở ra xem, thấy nửa buồn nửa vui.

Hồi trước nghe câu “Thương trường là chiến trường” tôi cười khểnh kiểu Châu Kiệt Luân và bỏ ngoài tai điều đó.

Ở tuổi này, trải nghiệm sâu hơn một tí tôi lại thấy nhiều cái hay. Không phải ai cũng nhìn thấy vấn đề theo đúng bản chất của nó. Cũng không ít khi bản chất của vấn đề không ở chỗ mình đang nhìn. Không phải bạn cứ nghĩ mình đang đối xử tốt với người ta thì người ta sẽ có cảm giác tương tự.

Đặc tính cố hữu của con người thường là không hiểu rõ bản thân mình nhưng lại thường hiểu rất rõ về người khác, họ có thể nhìn xuyên thấu, phân tích, phán đoán và rút ra kết luận và có kết quả một cách chính xác về số phận của cuộc đời bạn. Bỏ mặc bạn với sự đau lòng. Họ có thể là chính bạn hoặc bất kì ai, người xa lạ, người thân, nhân viên, đồng nghiệp…

May mắn một điều, từ nhỏ đến giờ tôi luôn là người chủ động và luôn biết mình cần phải làm gì trong mọi tình huống. Và đã quá quen với những chuyện li biệt, hợp tan nên ở tuổi này này tôi thấy mình cứng cáp hơn hẳn. Không như hồi 2014 ưu tư hút hít như mấy thằng hâm.

Tôi học được điều này năm 16 tuổi, không biết là của thánh nào nói, nhưng tôi thấy chuẩn. Đó là: “Tài sản quý nhất của người đàn ông phải nằm ở trong đầu”. Nên từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ xem những thứ bên ngoài là tài sản, tôi chỉ thấy quý ở những trải nghiệm, những kiến thức và những kinh nghiệm mà tôi đã nhặt được trong thời gian qua. Để nếu một ngày chuyện tệ hại nhất xảy ra, mất đi toàn bộ những thứ mình đang có, tôi vẫn hiên ngang tiến lên và rực rỡ hơn gấp vạn lần. Câu này có thể được xem là lời tuyên bố hay gì đó đại loại

Đó là trải nghiệm ở tuổi này. Tôi viết lại để năm sau facebook sẽ nhắc lại ngày hôm nay. Một ngày nhuốm tâm trạng trống rỗng, buồn lòng và pha chút bàng hoàng đầy chầt thơ

Tuyên Quang – 2020

Tôi sống quen vô vọng rồi

Tôi sống quen vô vọng rồi, cơn mữa bão đã quét sạch trong tôi

Ngày tàn, thì là tàn một ngày hay ngày tàn của nhân thế, tôi bảo là cả 2, mỗi lần ngày tàn một tận thế.
Tôi về, về giữa bốn bức tường, sơn đen, đèn máy tính, sách cũ, bừa bộn, nhạc dsk và tôi. Tôi không bật đèn, để cùng cười nói với tôi, với thượng đế. Tôi xin thượng đế vài lon bia và Thượng đế cũng ban phát cho những kẻ hèn mọn vài lon bia, những kẻ hẹn mọn này chỉ xin vài lon bia, Từ thượng đế.
Như vậy thì ông lo được, nhưng, những kẻ đó phải đánh đổi. Đánh đổi để được vài lon bia, vậy cũng đáng, còn hơn là đánh đổi, để được những thứ, mình đã biết, một kho tàng nằm đâu đó quanh kim tự tháp hay những giấc mơ hoang đường.Con người luôn phải đánh đổi để biết những thứ mình đã biết, Santiago
Tôi để tôi tự do, tôi để tôi sống, tôi bỏ mặc, và sống. Cuộc sống đưa tôi về sự thật, sự thật là chúng ta, những phàm nhân của thế giới, liệu chúng ta có thực sự nghe con tim chúng ta, một lần, như lúc còn bé, lắng nghe con tim, một lần thôi

I don’t say it easy, i say to trust, NEO.
Người đàn ông, người đàn bà, những cặp vợ chồng, vài đôi tình nhân, thế giới logic đã tạo ra những định nghĩa ( define ) và từ những định nghĩa để tạo ra những giới hạn (limit), như không được ăn thịt chó, không được ngoại tình, không được ăn thịt đồng loại,….. từ những giới hạn (limit), chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những luật lệ (ruler), chúng ta không ngoại tình nữa nhưng chuyển sang buồn ( out love ), chúng ta không ăn thịt chó nữa những trói buộc và coi như thú cưng ( slave ), chúng ta không ăn thịt đồng loại nữa nhưng làm khó ( life ). Cuối cùng chúng ta vẫn quay lại bản thân nguyên thuỷ, nhưng cách khác và suy nghĩ khác. Bản thân nguyên thuỷ cho phép chúng ta làm những việc out limit mà không cần nghĩ, và giờ chúng ta vẫn làm những thứ out limit và tự an ủi bản thân bằng logic. Chung quy lại thì chúng ta vẫn quay lại, thật ra là vẫn là bản thân nguyên thuỷ. Chung quy lại, thì chúng ta, vẫn tồn tại, trong vòng luân hồi.
Có nhiều cách để thoát ra, những chết ( die ) là cách nhanh nhất, dễ nhất, hoàn hảo nhất, và đau đớn nhất để thoát ra, nỗi buồn sẽ không đến tìm anh khi anh chết, niềm vui không tạo ra anh khi anh chết, chết giống một dạng thiền định, một dạng ngộ giác, một sự tò mò mà ai cũng biết nhưng không ai dám thử, ý tôi là phật, giống một dạng chết, ở phật, chúng ta phải giết chết cái tôi trong chúng ta, để được sống, sự chết là để bắt đầu cho sự sống, sự sống là điều khởi nguyên của sự chết, sự ngộ giác là thứ giúp chúng ta thoát ra, và dĩ nhiên, chúng ta đều phải chết, để được ngộ giác, chúng ta đều phải đánh đổi 1 thứ gì đó để biết những thứ chúng ta đã biết. Sự đánh đổi, là thứ giúp rũ bỏ, giúp buông, bớt tạp niệm, và chết là sự đánh đổi cao nhất, cũng như sự rũ bỏ vô hạn. Nhưng chết chưa hẳn là hết. Để đạt được ngộ giác, chúng ta cần chết đúng cách. Kể cả chết, vẫn cần đúng cách
Oscar Wilde từng viết.

Nếu anh muốn giữ mãi giây phút này, chỉ có sự chết mới đủ quyền năng. Nếu anh muốn quên đi giây phút này, chỉ có sự chết mới đủ quyền năng, anh thấy đó, con người sống để chấp nhận sự chết. Và cuộc sống vốn rất nhiều kẻ cố chấp, hãy buông bỏ, Dorian Gray