Chiều buồn, giông về, những ngày ngồi với trời.

Tôi kê chân bậu cửa, chờ trời sắp xếp xong bữa mưa thịnh xoạn. Ngồi buồn, giông về, mây đen lại kéo đến, cơn buồn lại đến thăm.

Tôi kéo lấy ống cổ tay áo, sắn đúng 3 lần mỗi bên, lên xe và chạy băng băng trên đường thời gian. Ông bạn trời của tôi đã gọi từ đêm qua, đợi tôi trong căn nhà xám xịt, dọn xong chiếc bàn còn vương vãi mây mờ mờ trôi. Bà trời đi vắng từ chiều qua, làm ông buồn, và tôi cũng vậy. Hai chúng tôi hẹn nhau, một ngày, bỏ hết công việc, bỏ hết bạn bè, quên cả người quen, chỉ mình tôi cùng ông, nhậu từ chiều đến đêm thâu, xa cả sự đời. Ông vui vẻ chấp thuận, dọn sạch bàn ăn tên bầu trời. Trải lên một khăn trải bàn xanh biếc màu xanh dương, không chút vẩn đục, hàng loạt món nhậu mây đen được ông chuẩn bị sẵn, đem ra lúc tôi về, nhạc cũng nổi trong căn phòng đó. Ánh đèn chớp nháy liên tục. Cuộc liên hoan giữa hai kẻ buồn với nhau, so với mọi khi thì thật tươi vui và rộn rã.

Tôi chào ông, ông với lấy tay tôi, dẫn tôi vào bàn ăn, nhạc và đèn giờ đã dịu dịu đều đều. Ông kể tôi nghe về thời gian ông xa loài người, còn tôi luyên thuyên ông nghe đủ thứ chuyện lạ kì. Nào là có người mang tiếng nhiều tiền lắm mà lúc nào cũng vẫn làm việc, nào là có người thảnh thơi lắm nhưng lúc nào cũng âu sầu, nào là có người chẳng biết mình là ai, cứ đi tìm mình mãi qua việc đọc sách và soi gương. Ông cười giòn giã, rồi bảo tôi biên đôi câu thơ. Ấy cũng lúc cao hứng, tôi đọc vội mấy câu.

Cười trông thế sự hài hài
Trời đương trước mặt, người mãi tìm đâu
Ngẩn lên, cúi xuống cũng rầu
Can qua chẳng đặng, bể dâu chẳng thành
Phương đâu chim đậu đất lành
Bay qua cửa bể, lại thành kẻ điên
Say chưa mà nói luyên thuyên
Bạn tôi liền nói, đừng phiền người khôn

Ông bật cười, bảo tôi nói chuyện con cóc,

-Ấy,
Tôi đương đà cãi,

-Vậy mà họ đòi làm cậu ông đó.
Ông lại cười, lần này còn cười to hơn

-Cóc với ếch, cùng họ nhau cả thôi

Văn chương

..Có những khoảnh khắc thế này, khi tất thảy trở nên kỳ quái, sâu không đáy, khi dường như sống mới đáng sợ làm sao và chết lại còn đáng sợ hơn. Và bỗng dưng, trong lúc đi vùn vụt như thế trong thành phố ban đêm, ta nhìn qua nước mắt vào những ngọn đèn và bắt được trong chúng một hồi ức hạnh phúc chói lòa tuyệt đẹp, — một gương mặt phụ nữ, nổi lên lại sau nhiều năm quên lãng trên đường đời, — bỗng dưng, trong lúc đi vùn vụt và phát điên lên như vậy, một khách qua đường lễ phép chặn bước chân ta lại để hỏi, làm sao đi đến con phố nào đó — bằng một giọng nói bình thường, nhưng không bao giờ ta còn được nghe lại nữa.

Vladimir Nabokov

Đọc lại Nabokov mới thấy hay. Văn chương có một thế mạnh mà không môn nghệ thuật nào có là tất cả mọi thứ người viết đều hữu nhưng không ai nhìn ra nó cả. Người đọc nhận ra bằng suy tưởng, cảm nhận, giác quan và kinh nghiệm. Trong âm nhạc, sự hữu hình được tạo ra bởi beat ( nhạc nền ), lyric ( lời ), bar (nhịp). Điện ảnh được tạo ra bởi những thứ bên trên. Kèm theo hình ảnh, màu sắc. Thế có nghĩa là trong nhạc, trong phim, có sự dẫn dắt. Trong nói chuyện cũng có sự dẫn dắt, từ môi trường, hình thể, giọng nói, địa vị xã hội,… Thế nên khá dễ hiểu khi thấy 1 người có thể thích 1 bài hát qua nhịp, qua beat, qua lời, thích một người qua hình thể, âm thanh, thích một bộ phim qua hình ảnh, màu sắc. Nhưng sách thì khác, sách chỉ có chữ, những đoạn mã hóa được truyền đến bộ não qua sự tiếp xúc trực tiếp, thế nên một người đọc sách thường cảm nhận và ghi nhớ được cái tư tưởng sâu hơn những dạng media khác. Vì sách có một sức mạnh của sự tưởng tượng và tư tưởng. Những con chữ trên tờ giấy trắng không làm chúng ta phân tâm, thế nên sự tập trung khi đọc sách thường lớn hơn những thể loại khác, nhưng cũng dễ mất tập trung hơn cho những người kém kiên nhẫn. Sách cũng có sự dẫn dắt, đó là tài năng của người viết, nhưng sách dẫn dắt theo một cách tập trung, chủ động, và mơ hồ. Một người viết ra hoàn toàn có thể hiểu một đoạn văn khác người đọc, mà một người đọc hoàn toàn có thể hiểu dưới góc nhìn khác người đọc khác, thậm chí, một người đọc, những lần khác nhau có thể hiểu hoàn toàn khác nhau. Đó là thế mạnh lớn nhất của sách. Hay nhiều người gọi là tính chính trực.

Dưới góc độ 1 người thích viết và yêu sách. Tôi coi việc viết là một việc cảm thụ lại sự sống. Giống như đi bộ, viết với nhiều người tự nhiên như việc đứng lên và đi. Người đọc cũng giống những người ta gặp trong lúc đi bộ. Có người vẫy tay, cười nói, cũng có người bĩu môi. Nhưng cũng giống như đi bộ. Mỗi người có một hành trình riêng. Nên duyên cho ai cùng đọc.

Tỉnh thức

Có những cảm giác thế này. Khi ta đang ngồi, khi ta đang ngồi trên chiếc ghế, khi ta đang ngồi yên đó, ngó sang chiếc cây bên đường như bao ngày. Đột nhiên, ta nhận ra, ta là chính ta, trong thế giới này ta là chính ta. Ta bỗng nhiên nghe được tiếng chim hót trong vị ngọt của chiếc bánh, ta thấy được ánh dương trong mùi thơm của quyển sách, ta thấy con tim yêu trong từng thớ cây già, ta thấy ta tự do trên chiếc ghế, ta nhìn ra vạn vật trong viên đá, ta thấy được đời sống trong bông hoa.

Ta nhìn thấy hiện tại và ta, ta ngửi được mặt trời và ta, ta nếm được bóng tối và ta, ta nghe được vạn vật và ta, ta bên người và ta.

Tóm lại, ta là cả thế giới và cả thế giới là ta

Nghe thì khá nực cười. Một người nào cũng biết về ngũ quan, ngũ vị, ngũ hành, … Nhưng khá ít người biết về mình, dù tất cả thứ đó đều tập trung trong chính mình. ( Để bài viết không mang nặng tính học thuật vui lòng xem sự liên quan ở đâu thì ai cũng biết)

Để nói về tỉnh thức thì phải kể qua luân xa

Con người có 7 luân xa. Ai cũng biết, lúc nào cũng mở, nhưng không ai biết

Trưởng Thành

Lục lại ảnh nhiều năm trước, có một cái sự nào đó làm con người trưởng thành, chúng ta đã không còn nói chuyện nhiều, chúng ta nực cười hơn, đa nghi và quyết đoán hơn. Tình cảm là sự bi lụy, gia đình là nơi yên ắng. Đến bây giờ tôi vẫn không nói chuyện được với gia đình, mọi thứ quay vòng vòng qua sách vở, công việc, tự do.

Thế này nhé, giả sử như chỉ có 10 ngày, 10 ngày để sống, liệu cho rằng chúng ta chỉ sống được 10 ngày chúng ta sẽ làm gì. Chẳng có ai bận rộn đi kiếm tiền cả, tất cả đều hưởng thụ và làm thứ mình muốn, nhưng đâu dễ vậy, cuộc sống vẫn là thứ bí ẩn, cái hay của cuộc sống là vậy. Nó bí ẩn, kẻ ngu dốt đã bị cái bí ẩn đấy cuốn hút, họ lao đầu đi, đi trong đêm đen, không biết đến đâu trong cái mê cung ấy. Họ nhận ra 1 cái mới, họ bảo rằng, ở trong cái mê cung này còn cả một cái cây nữa, họ vô tư khoe về nó, và không biết, cuối con đường là gì. Còn những người nhận ra, đi bên ngoài cái mê cung đó, nhìn thấy điểm cuối là một nơi phải bỏ lại mọi thứ, họ đã tiếc nuối cuộc sống họ, và tiếc nuối cuộc sống mọi người. Thế nên họ ước, mọi người đều biết. Cuộc sống chi bằng chỉ vỏn vẹn có 20.

Tôi nhớ, lần đó lang thang về Yên Bái, tôi gặp một người đàn ông, ông ở trong một thùng container, cùng bà, ông là người vẽ chì, bà lên màu, trong cái gian nhà ấy, luôn có hoa, đó là người đầu tiên cho tôi cảm nhận về cuộc sống tự do, cảm nhận về tỉnh thức.

Nếu để kể ra, tôi bị ảnh hưởng bởi khá nhiều họa sĩ, có một lần trên phố, tôi say mèm, loạng choạng chân, cố tìm đường về nhà. Bỗng nhiên tôi gặp 1 người còn say hơn tôi, ông ngồi tựa lưng vào chùa, mắt đã mệt, xin tôi điếu thuốc. Tôi cũng không vững nữa, ngồi cùng ông một khoảng. Ông bảo ông là họa sĩ, vẽ tranh, và cất vào gầm giường, vì không ai hiểu được ông. Tôi đã nghĩ về đam mê từ đó, người đã cho tôi câu hỏi đầu tiên, câu hỏi lớn nhất đầu tiên tôi nhận được khi bắt đầu lớn. Đam mê và tiền, nên chọn gì. Ông cũng còn kể thêm, vì mê vẽ, và quá mê vẽ, vợ ông bỏ đi, ông vẫn lang thang, đi tìm bà. Tôi hỏi để làm gì, ông bảo, Để xin lỗi chứ làm gì, đến giờ rồi, từng tuổi này rồi, tiền không có, con không có, có cái xe rách, ngày ngày đi ra phố là tốt lắm rồi. Ngoài xin lỗi bà ấy ra thì tôi có thiết gì cuộc sống nữa đâu. Tôi lại lặng đi một khoảng sau thời gian đó.

Người họa sĩ thứ 3. Người đặc biệt nhất, theo tôi là vậy ở cái Hà Nội này. Ông bỏ nhà đi, ở dưới gầm cầu vượt, gần Linh Đàm. Ông cất 1 căn lều, trà nước lúc nào cũng sẵn, tiếp đón từ công an đến ăn xin. Một ngày hè gió lốc, cuốn mất của ông một mảng nóc nhà, ông bảo, Vậy cũng tốt, ông có thể ngắm sao cả đêm. Tôi gặp ông vào một ngày mưa, chính xác là tôi nói chuyện lần đầu tiên với ông vào một ngày mưa, tôi ghé đó trú mưa, ông lôi bảng vẽ ra vẽ, bằng tay. Ông đã hỏi tôi có còn vui không. Và ông bảo tôi hãy cảm nhận bằng con tim mình. Tôi đã nghĩ về nó từ khi mưa còn rần rần trực đổ đến lúc mọi người nở nhẹ nụ cười hít mùi khí trời mới rửa mà không qua lớp áo mưa. Tôi đã nghĩ về nó. Đến một ngày đông, ông mất, cái bàn thờ lạnh dưới chân cầu. 1 tháng sau mới bị dẹp, nhưng đến lúc tôi qua đó gần đây nhất, tôi vẫn thấy có nén nhang cắm đúng chỗ ông từng ở.

Cũng có một người họa sĩ nữa, ông không nghèo khó, không khổ hạnh, không sống như những người trên. Ông sống, và sống, có tiền thì ông tiêu, hết tiền thì ông mượn, ông nhìn thẳng sự thật, nhưng qua lăng kính của ông. Lăng kính của sự thật, ông hay kể về triết học, tâm lý, và hàng ngàn ý tưởng. Chúng tôi có thể luyên thuyên hàng giờ liền. Đa tài và bách nghệ, tôi học từ đó đầu tiên.

Giá như cuộc sống chỉ 20

Thật ra những cái trên chẳng liên quan đến nhau mấy. Chỉ là mỗi đoạn, tôi thấy, là một sự trưởng thành

Ngu Dốt

Vừa xem qua cái video người Việt Nam bị dìm chết bên Nhật, bọc một lớp màng để bảo vệ thiên nhãn mà ngó qua comment nhưng vẫn tức tối vì tỉ lệ ngu dốt của dân Việt Nam mình. Dẫu biết, một dân tộc, bắt buộc phải phát triển theo mô hình kim tự tháp, bọn le ve, ngu dốt luôn ở dưới đáy, và dĩ nhiên đông nhất. Nhưng ngu đến mức này thì đành mài mực, sửa giấy, biên vài dòng, mong thức tỉnh anh em bè bạn

Trước đây, tôi cũng là một người me Mỹ, bài Tào, tung Nhật. Hồi đó coi Bin như thánh nhân, Mark như giáo chủ, …. Nhưng một người, chỉ cần biết đọc hiểu và có não thôi thì sẽ thấy. Dân mình ngu bỏ mẹ, đã thế còn bị nhồi sọ bởi cả cái hệ thống truyền thông bẩn ( Bẩn từ chính thằng nhà báo cũng me Tây – mỗi tội me xanh )

Mỹ, cái cường quốc không chân đấy. Chỉ cần ngó qua cái GDP công bố thôi. Đã thấy bị Tào bỏ xa. Cái Iphone cùi bắp mà các tín đồ tôn thờ như kim bài hạ mã đó sớm hay muộn cũng sẽ bị thay bở xiaomi hoặc 1 nhãn nào của Tào ( thực tế bây giờ đã bị chiếm mất rất nhiều, đó là lý do mà bác Trump đòi cấm Huawei, nhưng với cái người kinh doanh cả đời éo bằng nhét tiền bố cho vào ngân hàng thì chỉ nghĩ được đến thế thôi. Sau khi cấm huawei, huawie không chết mà còn khỏe hơn nhiều, bởi nó có cớ để tạo hẳn cái mới. Tại sao, tại sao à. Nhìn sang bên Tào đi, có gì bây giờ nó không kết nối được mạng không, có gì bây giờ nó không network được với nhau không. Hệ thống IOT của nó đã bỏ xa thế giới ít nhất 20 năm. Đến cả tăm sỉa răng hay là vòi xịt đít nó cũng có công nghệ và bình dân hóa rồi thì nó làm cái mới để network hết với nhau chỉ là chuyện sớm chiều thôi) cái bất lợi của Mẽo là bọn nó có quá nhiều dân tộc, quá nhiều bạo loạn, quá nhiều quyền cho người ngu và nghèo. Cái này trong thuyết pháp trị đã nói rất rõ, kể cả sách vở phương Tây nói cũng rõ về 80-20. Phải công nhận 1 điều, nếu trao ấn rồng ra giữa chợ, để một tá những bà quần sắn quá đầu gối quyết định việc lớn là cách nhanh nhất phá bỏ 1 hệ thống 1 nước.

Còn mấy bác Nhật Bổn, Nhật Bổn là một nước nát từ trong xã hội. Việt Nam mình có bác Lê Lựu có đặt 1 tựa cho một tác phẩm là Sóng ở đáy sông mượn nói về trường hợp này vô cùng đúng. Một xã hội mạnh khỏe là một xã hội duy trì đủ 3 yếu tố Sức Khỏe, Tài Chính và Tinh thần và nhà nước luôn tìm cách để duy trì cán cân cân bằng giữa 3 yếu tố này. Chỉ cần cắt bỏ 1 trong 3 thì xã hội ắp sẽ loạn và dần tự sụp đổ. Pháp sang Việt Nam để bán thuốc phiện, nhằm đô hộ, cắt bỏ hệ thống chữ sức khỏe, Tào sang đốt sách dậy chữ để bỏ đi chữ tinh thần, đóng cửa khóa biên để dân nghèo mãi. Nhưng trước đến nay dân mình theo đạo Khổng, học chữ Nôm, nghe lời Tứ Tử nên không sập. Còn các bác Nhật, làm đến chết, lên tivi thấy mấy con giời khoe vú khoe mông, toàn bọn ái, thiếu hẳn 1 cái chữ tinh thần trong Đạo, xã hội tự nhiên ắt loạn, cúi đầu chỉ để hứng mưa, gà mẹ chỉ để đẻ trứng. Suy cho cùng hệ thống kim tiền sẽ làm 1 nước không khác gì mớ rau bó cỏ, đủ tiền thì mua, không đủ tiền thì dẹp.

Ấy, ấy thế mà kì lạ thay, cái dân sứ thiên đường này, cứ đòi bác Trump lên mà đánh Tào, trong khi trên người bà đến cái quần xì áo chiêng cũng của bọn nó. Thật ra người muốn bác Trump tái đắc cử nhất chính là Tào và Nga. Nga mang tiếng là bỏ đi chế độ cộng hòa nhưng theo hình thức và thể chế vẫn y hệt Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc thì đúng chất anh cả, không chấp thằng em thơ ngỗ nghịch. Vẫn cung ứng đều đều vacxin cho dân ta, dân mình vừa sướng vừa chửi, y như con mụ béo, bị hãm hiếp, cảm giác vừa nhục vừa sướng ( lời bác Nguyễn Huy Thiệp ) không sai tẹo nào.

À cũng tiện nói về bác Bean. 3 đường google xem bác Bean của các bạn đã dùng người da đen thử vacxin thế nào. Bác Bean đã điều khiển WHO thế nào. Vì sao, vì thuốc, là thứ nhu yếu phẩm, ít người làm được, giá sẽ do người làm ra đặt ra. Bán bao nhiêu cũng được. Thế mà thương nhân Trump lại định bỏ WHO. Tí thì đưa 20% GDP nước Mẽo cho anh Tào và bác Gate.

Nói chung bài này không bài xích hay chỉ trích gì. Chỉ muốn anh em nhớ, đừng có ở dưới giếng nữa

Hoàng tử bé

Điểu ấy chẳng làm được tôi ngạc nhiên nhiều lắm. Tôi vẫn biết ngoài các hành tinh lớn như Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Thủy, mà người ta đặt tên cho, có hàng trăm ngôi sao khác, đôi khi bé đến nỗi người ta lấy kính nhìn xa ra soi cũng khó thấy. Khi một nhà thiên văn khám phá ra một trong bọn chúng, nhà thiên văn ấy cho nó một con số. Ví dụ ông gọi nó là “thiên thạch 3251”.

Tôi có những lí do chính đáng để tin rằng cái hành tinh của cậu hoàng tử, từ đó cậu đến đây, là thiên thạch B.612. Thiên thạch đó chỉ được trông thấy có một lần trong kính nhìn xa, năm 1909, bởi một nhà thiên văn Thổ. Ông ta liền lí giải ồn ào về sự khám phá của mình tại một hội nghị quốc tế về Thiên văn. Nhưng do cách ăn mặc của ông ta, chẳng ai tin điều ông ta nói. Người lớn là thế mà! May mắn cho thiên thạch B.612, một nhà độc tài Thổ buộc nhân dân Thổ phải mặc quần áo người Âu, ai không tuân theo sẽ bị tội chết.

Nhà thiên văn làm lại cuộc trình bày năm 1920, trong một bộ quần áo rất lịch sự. Và lần này, tất cả mọi người đồng ý với ông ta. Nếu tôi kể với các bạn tỉ mỉ về thiên thạch B.612, và nếu tôi rỉ tai với các bạn về con số của nó, ấy là tại các người lớn. Các người lớn thích chữ số. Khi bạn nói chuyện với họ về một người bạn mới, không bao giờ họ hỏi bạn về cái chính đâu. Họ không bao giờ hỏi: “Giọng nói hắn ta thế nào ? Hắn ta thích chơi trò gì ? Hắn ta có tập sưu tầm bươm bướm không?” Họ chỉ hỏi bạn: “Hắn ta bao nhiêu tuổi? Hắn ta có mấy anh em? Hắn ta bao nhiêu cân? Bố hắn ta lương bao nhiêu?” Thế. Sau đó, họ cho vậy là họ hiểu hắn ta rồi. Nếu bạn nói với những người lớn: ” Tôi có thấy một cái nhà bằng gạch màu hồng, với hoa phong lữ trên cửa sổ, và chim bồ câu trên mái…” họ chẳng làm thế nào hình dung nổi nhà ấy như thế nào đâu. Phải nói với họ: “Tôi có thấy một cái nhà mười vạn đồng”. Họ sẽ kêu lên ngay: “

– Ôi, thật là đẹp!”.
Như vậy đó, nếu các bạn bảo họ: “Cậu hoàng tử là có thật, chứng cớ là cậu ta rất đẹp, cậu ta cười và cậu ta thích có một con cừu. Khi người ta thích có một con cừu, thế là có người ấy chứ!” Họ sẽ nhún vai và cho bạn là trẻ con!

Nhưng nếu bạn bảo họ: “Cái hành tinh từ đó cậu ấy đi đến đây là thiên thạch B.612”, thế là họ nghe ra ngay, và thôi không phá quấy bạn với các câu hỏi của họ nữa. Họ là như thế! Không nên giận họ. Trẻ con phải hết sức rộng lượng đối với người lớn.

Trịnh Công Sơn – Phật – Thập nhị nhân duyên

Trịnh Công Sơn và phật

Trong một đoạn, Trịnh Công Sơn đã viết thế này

Với tôi người đến hay người bỏ tôi mà đi. Cho dù họ đến hay đi, đến thì vui còn đi thì buồn. Tôi chẳng hề có một thoáng nghi ngờ gì về tình cảm của người đi, kẻ đến. Ừ thì tôi cũng không oán giận ai. Tôi thanh thản với sự cô đơn của mình. Mỗi ngày tôi ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối. Nắng cũng giống như đời người, có bình minh có chiều tà, hoàng hôn. Ngày xưa tôi vẫn nghĩ mưa buồn bây giờ tôi mới biết Nắng còn buồn hơn Mưa.

Ở trong một đoạn khác Trịnh Công Sơn lại nói

Tôi ngồi nhìn viên sỏi từ ngày này qua tháng nọ, và bỗng dưng có cảm giác là nó cũng có một thân phận, một nỗi buồn vui riêng, Tôi là hạt bụi và nói là viên sỏi, có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao lại không thể ngắm cảnh vì một viên sỏi Lẻ Loi.

Có thể thấy, Bác Trịnh đã sống gần với Phật thế nào

Thực tế có khá nhiều dạng giác ngộ thế này. Khởi nguồn nó từ thập nhị nhân sinh. Tôi cũng nói về Thập nhị nhân duyên đã nhiều.
Thập nhị nhân duyên của Đạo Phật đa phần mọi người đọc như cái máy. Có tìm được một đoạn có chú thích thuật ngữ tiếng Anh, có lẽ sẽ dễ hiểu hơn.

Thập nhị duyên khởi:

Vô minh (ignorance) khởi duyên cho hành (volitional activities), hành khởi duyên cho thức (consciousness), thức khởi duyên cho danh sắc (mind and matter), danh sắc khởi duyên cho lục nhập (six sense bases), lục nhập khởi duyên cho xúc (sense contact), xúc khởi duyên cho thọ (feeling), thọ khởi duyên cho ái (wanting), ái khởi duyên cho thủ (clinging), thủ khởi duyên cho hữu (becoming), hữu khởi duyên cho sinh (birth), sinh khởi duyên cho lão (old age), bệnh (sickness), tử (death) và mọi hình thái khổ đau.
Điểm khó hiểu ở đoạn Pháp này nằm ở chỗ hữu khởi duyên cho sinh. Thường thì người ta hay hiểu sinh như sự ra đời vật lý của con người. Tuy nhiên ý của Đức Phật thì sự sinh này là do bám chấp (clinging). Khi ta có gì đó mà ta bám vào nó thì sẽ có sinh, còn nếu không bám vào thì không có sinh.
Như vậy Sinh (Lão, Bệnh, Tử) ở đây mang nghĩa chung cho mọi pháp hữu vi chứ không chỉ con người.
Thực ra thì kinh sách bóc tách thành 12 mục thế này về mặt lý thuyết để người tu hành dễ đọc hiểu thôi, chứ các duyên thường thì khởi lên cùng lúc. Tức là nếu vô minh thì chắc chắn sẽ khổ!

Bạch thoại

Vô Minh – Dịch bạch thoại là NGU – Còn dịch theo phật là MÙ. NGU hoặc MÙ chắc chắn sẽ khổ, ngu có thể hiểu được qua nhiều thứ. Một kẻ khôn, cũng có thể là một kẻ ngu. Thế nên trái với Vô Minh không phải là Tuệ – Khôn, mà là Hiền Minh – Sáng suốt.
Vốn Sinh đã là 1 Duyên Khởi – Duyên Khởi tất sẽ chạy lại cả vòng Luân Hồi, Mà trong Luân Hồi thì là trong một vòng quay. Ta sẽ đi lên cõi trời là cái chóp trên, Nếu nói về cõi địa ngục là cái đáy phía dưới, Thì cái đáy ở dưới nó trượt nó chìm xuống dưới, gọi là trượt
Chóp ở trên nó thanh, nó lên trên thanh, Như vậy thì giữa cái này là cái biên độ dao động của tâm thức. Chúng ta đang sống trong cảnh, dùng năng lượng, người dùng năng lượng thì dao động có tần số.

Do I have to believe in reincarnation or rebirth to be a Buddhist? - Lion's  Roar