Bạn đang muốn tiếp cận nhiều người hơn, kiếm thêm nhiều khách hàng mới hơn online? Thì đúng rồi, chạy quảng cáo Facebook là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất hiện tại.
Mỗi ngày bạn thấy hàng tá bài quảng cáo với cả trăm, nghìn comment mà thấy nóng ruột?
Hướng dẫn này, mình sẽ giúp bạn:
- Cách tiếp cận để nhanh chóng đưa sản phẩm của bạn lên Facebook & bán được hàng trên đó.
- Hiểu tổng quan về Facebook Ads một cách có hệ thống, khoa học.
- Chi tiết cách tạo quảng cáo Facebook đầu tiên
- 3 Bước cùng 4 Mẹo chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
Quảng cáo Facebook có hiệu quả không?
Câu trả lời là Có và Không!
Nếu bạn làm không đúng cách, nó sẽ không hiệu quả!
Và bạn làm đúng, thì tất nhiên là có!
Nó là lý do ngoài kia, người nói “Tui kiếm được nhà lầu xe hơi nhờ Facebook Ads”, và người khác thì biểu “Ối giời! Facebook Ads không ăn thua đâu! Bỏ đi!”
Đi đúng hướng với quảng cáo Facebook
Ở đây, mình sẽ trả lời cho bạn một tá các câu hỏi mà người mới bắt đầu muốn chạy quảng cáo Facebook quan tâm nhất.
Ưu & nhược điểm của Facebook Ads
Ưu điểm
- Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ hệ thống trí tuệ nhân tạo thông minh của Facebook (nếu bạn làm đúng cách)
- Là kênh mà bạn có thể làm cho đối tượng người dùng “phát sinh” nhu cầu mua hàng dù trước đó họ chưa có
- Là mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất Việt Nam
Hình dưới là dữ liệu so sánh người dùng ở Việt Nam trên các nền tảng Facebook, Youtube, Instagram, … giai đoạn 08/2019 – 08/2020
Nguồn: Social Media Stats Viet Nam
- Hình thức hiển thị quảng cáo trực quan. Với Facebook, bạn có thể chạy quảng cáo với hình ảnh, video. Nhưng với quảng cáo Google thì khác.
Nhược điểm
- Khá phức tạp cho người mới (thực ra thì nền tảng nào cũng sẽ phức tạp)
- Gặp nhiều khó khăn trong việc bị khóa tài khoản quảng cáo, quảng cáo không được Facebook phê duyệt. Gần đây là phải xác minh danh tính, xác minh doanh nghiệp
Đôi khi đang chạy quảng cáo Facebook bán hàng ngon lành thì bạn bị Facebook cấm không cho chơi nữa. Và cơn đau đầu ập đến.
Và việc này xảy ra khá thường xuyên nếu bạn là người mới, và không nắm được chính sách quảng cáo của Facebook.
Nên thuê hay tự chạy?
Nếu bạn mới bắt đầu, thì đây là điểm bạn cần cân nhắc.
Lời khuyên của mình là, bạn nên học để biết, và tìm kiếm một bên đủ năng lực và uy tín để phụ trách quảng cáo cho bạn
Đó là cách để bạn tiết kiệm thời gian cho chủ shop, doanh nghiệp.
Còn nếu bạn muốn tiết kiệm kinh phí, thì đơn giản là tham gia một khóa học
Làm sao để ra đơn hàng với Facebook Ads với chi phí rẻ?
Có phải cứ chạy quảng cáo là ra đơn? Bùm cái là giàu có?
Không đơn giản như vậy!
Quảng cáo Facebook đơn giản chỉ là một công cụ giúp bạn tiếp cận được nhiều người dùng trên Facebook.
Và để chạy quảng cáo kiếm được khách hàng mới, bạn cần thêm nhiều kỹ năng khác.
Để ra đơn, bạn sẽ cần biết:
- Chiến thuật bán hàng hiệu quả
- Hiểu cách thuật toán Facebook hoạt động, cách nó tìm đúng người để hiển thị quảng cáo của bạn cho họ
- Cách để nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn
- Cách thuyết phục một người xa lạ mua hàng từ bạn (và lại online)
- Cách viết nội dung quảng cáo
- Cách thiết kế hình ảnh, video quảng cáo
- Và nếu bạn có cả chiến lược bán hàng hiệu quả, cơ hội của bạn để bùng nổ đơn hàng với Facebook Ads càng cao.
(Nghe dễ nản lòng quá đúng hông :))
Các hình thức định dạng quảng cáo Facebook
Nếu bạn chưa biết, thì quảng cáo Facebook nó sẽ có chữ “được tài trợ” như thế này.
Quảng cáo hình ảnh
Đây là định dạng quảng cáo cơ bản nhất và dễ dàng nhất giúp bạn bắt đầu dễ dàng.
Bên dưới là quảng cáo của Bluehost. Nó cực kỳ đơn giản. Nhưng bạn thấy bấy nhiêu like, comment, share rồi đấy.
Bạn có thể chạy quảng cáo chỉ một hình hoặc nhiều hình. Nhưng với kinh nghiệm của mình, quảng cáo với chỉ một hình ảnh thường hiệu quả hơn nhiều.
Và nó áp dụng đúng luôn cho quảng cáo Facebook ngành thời trang!
Pro Tip: Hình ảnh bên cạnh việc phải đẹp, nó còn phải “gây được sự chú ý”, và phải “thu hút đúng đối tượng khách hàng tiềm năng” của bạn!
Bạn có thể tự thiết kế, chỉnh sửa ảnh dễ dàng với Canva mà không cần biết Photoshop.
Canva cung cấp cho bạn hàng nghìn mẫu thiết kế có sẵn, bạn chỉ cần chọn mẫu, chỉnh sửa chút xíu là đẹp tưng bừng
Quảng cáo video
Định dạng quảng cáo video bạn thường thấy nó xuất hiện trên cả tường Facebook của bạn và trong phần Watch
Quảng cáo video xuất hiện trên NewFeed
Quảng cáo video xuất hiện khi bạn dang lướt xem video trong phần Watch
Thường quảng cáo video rất được ưa chuộng bởi các Marketer. Đơn giản là nó hiệu quả hơn hình ảnh trong đa số trường hợp.
Quảng cáo quay vòng
Đây là định dạng phù hợp cho những chiến dịch quảng cáo bám đuổi khách hàng mục tiêu (Facebook Remarketing).
Ví dụ bạn vào Tiki, Lazada, Shopee, … xem một vài sản phẩm. Quay ra lại lướt Facebook là bạn thấy ngay mấy trang thương mại điện tử đó tiếp thị lại cho bạn
Nhưng khi bạn dùng định dạng này để chạy cho khách hàng mới, thường nó sẽ không hiệu quả mấy!
Quảng cáo bản trình chiếu (slideshow)
Quảng cáo bản trình chiếu nó cũng giống như quảng cáo video vậy. Chỉ khác là, nó là video được ghép từ ảnh bạn tải lên trong quá trình thiết lập quảng cáo.
Nếu bạn có hình đẹp + không có video => Thử ngay một quảng cáo Facebook định dạng bản trình chiếu
Quảng cáo tải nghiệm tức thì
Đây là định dạng quảng cáo dễ gây ấn tượng nếu bạn có hình ảnh, video đẹp. Nội dung sẽ được hiển thị toàn màn hình điện thoại (và chỉ áp dụng được trên điện thoại di dộng).
Quảng cáo Dynamic
Mô tả Dynamic Ads có vẻ giống với định dạng quay vòng ở trên. Tuy nhiên, với định dạng Ads quay vòng, sản phẩm / hình ảnh là cố định
Dynamic Ads (quảng cáo động) là dạng quảng cáo mà bạn sẽ không cố định nội dung, hình ảnh quảng cáo.
Mà thay vào đó, bạn tạo sẵn một bộ thư viện, và trình duyệt sẽ tự động lấy cấc nội dung phù hợp để làm thành một mẫu quảng cáo.
Bạn thường tự hỏi, vì sao bạn vừa vào Tiki xem vài món đồ, quay ra lướt Facebook, thì bạn thấy ngay mấy món đồ đó được quảng cáo lại cho bạn với nội dung kiểu “Heey! Bạn quên đồ của bạn nek!”
Nó được thực hiện bằng Dynamic Ads!
Mục tiêu chiến dịch quảng cáo
Mục tiêu chiến dịch quảng cáo là thứ hầu hết mọi người chạy Facebook Ads ít quan tâm và ít hiểu rõ nó nhất! Và đó là một thiếu sót lớn!
Chọn đúng mục tiêu chiến dịch quảng cáo là bước đầu tiên quyết định chiến dịch quảng cáo của bạn có thành công hay không.
Ví dụ bạn chạy bán hàng trên website, và chọn mục tiêu là “Lưu lượng truy cập” là toang rồi!
Bạn muốn chạy để thu hút bình luận, tin nhắn mà chạy “Số lượt tiếp cận” là cũng toang luôn!
Mỗi mục tiêu chiến dịch có một mục đích riêng
Facebook thiết kế ra nhiều loại mục tiêu chiến dịch quảng cáo để giúp cho các nhà quảng cáo thực thi các bước trong kế hoạch làm marketing của mình.
Nếu bạn biết về chiến lược marketing, bạn sẽ biết rằng, quảng cáo nó đơn giản chỉ là công cụ để trển khai chiến lược và kế hoạch marketing.
Facebook chia làm 3 nhóm chiến dịch khác nhau: Nhận thức – Cân nhắc – Chuyển đổi.
Đây là 3 giai đoạn cơ bản để làm marketing cho một thương hiệu mới hoặc một sản phẩm mới.
Các bước làm marketing cho một shop (về lý thuyết)
Tuy nhiên, nếu bạn là những shop bán hàng online, bạn sẽ không cần dùng hết những mục tiêu chiến dịch quảng cáo ở trên.
Và sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau để làm Facebook marketing và bán hàng.
Facebook tối ưu quảng cáo dựa trên mục tiêu chiến dịch bạn chọn
Tối ưu quảng cáo là gì?
Facebook dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ của nó về người dùng để chỉ hiển thị quảng cáo của bạn đến người nó cho là phù hợp nhất.
Có nhiều yếu tố Facebook dựa vào để làm việc này. Trong đó có yếu tố mục tiêu quảng cáo mà bạn chọn.
Ví dụ về mục tiêu chiến dịch tin nhắn
Ví dụ nếu bạn chạy quảng cáo tin nhắn (chiến dịch quảng cáo có mục tiêu là “Tin nhắn”)
Facebook sẽ tối ưu để chỉ hiển thị quảng cáo của bạn đến cho những người Facebook cho là có khả năng cao nhất gửi tin nhắn cho bạn từ quảng cáo.
Facebook biết ai là người có xu hướng nhắn tin thay vì comment.
Ai đã từng gửi tin nhắn trên các quảng cáo khác tương tự quảng cáo của bạn.
Nó biết luôn ai là người có thể quan tâm đến sản phẩm bạn đang bán.
Nó dựa vào rất nhiều cơ sở để chọn lựa chọn người dùng, và hiển thị quảng cáo của bạn cho đúng đối tượng nhất có thể.
Ví dụ về mục tiêu chiến dịch tương tác
Ví dụ một loại mục tiêu chiến dịch khác là “Tương tác”. Tương tác nghĩa là like, comment, share, xem ảnh, xem video, …
Facebook biết ai là người có xu hướng thực hiện những hành động này. Và nó hiển thị quảng cáo của bạn đến cho họ.
Khi bạn chạy với mục tiêu tương tác, bạn sẽ thấy đối tượng trẻ trâu rất nhiều. Đây là nhóm có xu hướng tương tác cao.
Chi tiết cách Facebook tối ưu từng loại mục tiêu chiến dịch
Đây là hai bài viết hướng dẫn về mục tiêu chiến dịch quảng cáo Facebook. Giúp bạn nắm sâu về cách hoạt động của từng loại mục tiêu chiến dịch
Bạn tham khảo thêm ở đó để nắm sâu phần này nhé
- Các loại mục tiêu chiến dịch quảng cáo Facebook
- Cách Facebook hiển thị và tối ưu quảng cáo theo từng mục tiêu chiến dịch
Các vị trí Facebook hiển thị quảng cáo
Ví dụ bạn đang chạy một chiến dịch có mục tiêu là thu hút tin nhắn trên Fanpage. Mình chọn mục tiêu như bên dưới nhé
Thì nội dung quảng cáo của bạn có thể hiển thị ở các vị trí như hình dưới
Bảng tin (NewFeed)
Quảng cáo xuất hiện ngay trên tường Facebook / Instagram người dùng trong lúc họ lướt Facebook.
Đây là vị trí quảng cáo phổ biến nhất. Và thường là cho kết quả quảng cáo tốt nhất.
Tin (Story)
Quảng cáo xuất hiện trong mục story của bạn trên Facobook, Instagram
Khi bạn lướt Story, bạn có thể sẽ bắt gặp quảng cáo như thế này
Quảng cáo Story hoạt động khá tốt trên Instagram, nhưng thường sẽ không ổn mấy trên Facebook
Video trong luồng
Bạn xem một video trên Facebook, rồi bạn thấy một video quảng cáo chèn vào trong quá trình bạn xem video đó. Nó chính là video trong luồng.
Nó giống hệt lúc bạn xem Youtube, quảng cáo xuất hiện rồi bạn bấm “bỏ qua” vậy.
Tin nhắn (Messenger)
Có 2 dạng vị trí quảng cáo trong hộp thư Messenger của người dùng.
Một là tin nhắn được gửi (được tài trợ) trực tiếp đến hộp thư của người dùng.
Ví dụ bạn là chủ shop, Fanpage của bạn có một số lượng người nhắn tin tới. Giờ bạn chạy chiến dịch gửi tin nhắn hàng loạt đến khách đã nhắn tin cho bạn này để thông báo một chương trình quà tặng.
Thì tin nhắn quảng cáo đó được gửi đến khách của bạn như một tin nhắn của bạn bè.
Thường quảng cáo này mình hay sử dụng để chăm sóc khách hàng cũ như gửi thông báo quà tặng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, xin đánh giá sản phẩm, …
Hai là quảng cáo xuất hiện trong hộp thư Messenger của bạn.
Trong bài viết
Bạn đang lướt Facebook, thấy một bài viết (như một bài báo), bạn click vào xem, lướt xuống bên dưới một chút là bạn thấy quảng cáo. Chính là nó
Ứng dụng
Có nhiều bên thiết kế ra các ứng dụng điện thoại hữu ích miễn phí như App truy tìm Wifi miễn phí. Quảng cáo Facebook có thể xuất hiện ở đó
Cách chạy quảng cáo Facebook đầu tiên 2021
Giờ thì bạn đã hiểu một chút về quảng cáo Facebook. Bây giờ mình cùng tạo chiến dịch quảng cáo đầu tiên nhé
Mỗi Facebook cá nhân đều có một tài khoản quảng cáo cá nhân. Bạn có thể sử dụng tài khoản quảng cáo cá nhân này để trải nghiệm thử cách tạo chiến dịch quảng cáo Facebook đầu tiên.
Nhưng về sau này, khi bạn chơi với Facebook Ads một cách nghiêm túc, hãy tạo Trình quản lý doanh nghiệp (BM – Business Manager)
Mục tiêu chiến dịch quảng cáo
Bạn đăng nhập Facebook của mình => Bấm dấu “+” hoặc nó có nút “Tạo”
Chọn “Quảng cáo”
Hãy chọn mục tiêu chiến dịch là “Tin nhắn” để trải nghiệm thử (Đây là mục tiêu chiến dịch phổ biến nhất trước nay khi bán hàng trên Fanpage)
Đặt tên cho chiến dịch, nhóm quảng cáo & quảng cáo của bạn => Bấm “Tiếp tục”.
Tên này bạn đặt sao cũng được, nhưng nên hợp lý, để dễ nhận diện và phân biệt trong quá trình tối ưu quảng cáo.
Sau khi bấm “Tiếp tục”, bạn bật “Tối ưu ngân sách chiến dịch” lên, đặt ngân sách hằng ngày là 100.000đ (bao nhiêu cũng được) => “Tiếp” – Giải thích thêm
Cấu trúc các chiến dịch quảng cáo FB
Trước khi setup tiếp chiến dịch quảng cáo ở trên, mình thấy cần giải thích cho bạn thêm một chút về cấu trúc chiến dịch quảng cáo. Vậy bạn mới dễ dàng xem tiếp.
Nó thế này …
Mỗi sản phẩm, bạn có thể chạy trên nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Mỗi chiến dịch quảng cáo, bạn có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo khác nhau.
Mỗi nhóm quảng cáo, bạn lại có thể tạo nhiều quảng cáo khác nhau.
Và nó trông thế này …
- Chiến dịch là nơi bạn chọn mục tiêu quảng cáo (tin nhắn / tương tác / chuyển đổi / …)
- Nhóm quảng cáo là nơi bạn nhắm mục tiêu quảng cáo (giới tính, tuổi, vị trí, sở thích, hành vi, …)
- Quảng cáo là nơi bạn thiết lập nội dung quảng cáo (hình ảnh, video, tiêu đề, nội dung, …)
Nhóm quảng cáo – Nhắm khách hàng mục tiêu
Chọn đích đến của tin nhắn
Mục đầu tiên, bạn cứ để mặc định là “Messenegr”
Hai lựa chọn còn lại sử dụng khi bạn chạy trên WhatApp & Instagram (cũng của Facebook)
Đặt ngân sách và lịch chạy
Về lịch chạy, thường mình sẽ lên lịch để 00:00 ngày mai bắt đầu. Còn ngày kết thúc, bạn để bật lên hay không đều được (tùy kế hoạch chạy của bạn)
Và bạn cũng có thể để ngân sách hằng ngày hoặc trọn đời.
Về ngân sách, bạn có hai lựa chọn:
- Để ngân sách ngoài chiến dịch (hướng dẫn này mình đã để ngân sách là 100.000đ ngoài chiến dịch, chỗ chọn mục tiêu quảng cáo, nên trong Nhóm quảng cáo này, nó không hiển thị phần chọn ngân sách)
- Và để ngân sách trong nhóm quảng cáo. Ngoài chiến dịch bạn không đặt ngân sách thì vào nhóm quảng cáo bạn phải đặt và ngược lại.
Nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu
Tiếp theo, bạn cần cho Facebook biết, bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị cho ai. Việc này bạn thiết lập ở phần Đối tượng
Về đối tượng, bạn có:
- Tạo đối tượng mới
- Sử dụng đối tượng đã lưu (là đối tượng mới bạn bấm lưu lại rồi dùng lại sau này)
- Sử dụng đối tượng tùy chỉnh
- Và sử dụng đối tượng tương tự
Thường thì, sau một thời gian đầu chạy, mình sẽ sử dụng tiếp đối tượng tùy chỉnh và tương tự. Nhưng bạn còn mới, cứ tập làm quen với kiểu “Tạo đối tượng mới” nhé
Target theo vị trí
Các tùy chọn với việc nhắm mục tiêu theo vị trí:
- Mọi người ở vị trí này: Bao gồm tất những người đang ở vị trí bạn chọn thời điểm hiện tại.
- Người sống ở địa điểm này: Người đang sinh sống ở đó. Không bao gồm khách vãng lai, du lịch tới.
- Người ở địa điểm này trong thời gian gần đây: Người đến và đi khu vực bạn chọn trong thời gian gần đây. Thí dụ những người hay đi công tác kiểu con thoi chẳng hạn.
- Những người đã ghé thăm địa điểm này: Khách du lịch (Cho ai cho thuê wifi hay thuê ô tô xe máy chẳng hạn).
Bạn có thể chọn:
- Toàn quốc
- Nguyên một thành phố theo đường biên giới thành phố (Bang)
- Quanh một thành phố theo bán kính (có thể bao gồm luôn các thành phố lân cận)
- Quanh một địa điểm cụ thể như cửa hàng của bạn chẳng hạn
- Thả ghim quanh nhiều vị trí mà bạn muốn
Target theo tuổi & giới tính
Tùy vào đối tượng khách hàng của bạn là ai để chọn nhé. Ví dụ nếu mình bán đồ cho mẹ bỉm thì mình có thể target như thế này
Target theo sở thích & hành vi
Ở phần “Nhắm mục tiêu chi tiết”, bạn sẽ nhập vào từ khóa liên quan đến đối tượng bạn muốn nhắm tới.
Ví dụ mình đang nhắm tới mẹ bỉm.
Thì vài từ khóa liên quan đến họ như: nuôi con, chăm sóc con, bỉm, tả, sữa, huggies, pampers, … Bạn nhập vào ô “Nhắm mục tiêu chi tiết”
Facebook sẽ xổ xuống một danh sách các “tệp” đối tượng khách hàng, mà khi quảng cáo của bạn được phân phối, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo của bạn cho những người trong tệp này.
Facebook đóng gói gói các “tệp” thế nào
Với cá nhân bạn, khi bạn lướt Facebook, nhắn tin trên Messenger, bạn để lại rất nhiều thông tin có giá trị cho Facebook.
Facebook nó sẽ biết:
- Bạn thích bài đăng chủ đề gì / nội dung nào, bạn bấm thích, thả tim, giận dữ hay haha
- Bạn vừa nhắn tin cho shop nào mua cái gì, chat với bạn bè bàn về chủ đề gì, sản phẩm nào
- Bạn lên Shopee lục lọi món đồ gì (FB biết thông qua Facebook Pixel gắn trên website của Tiki)
- Bạn dừng lại / xem video gì, chủ đề nào, xem bao nhiêu giây
- Bạn có quan tâm đến việc du lịch Đà Lạt không
- …
Tất cả các thông tin như vậy, Facebook sẽ cho bạn vào các tệp phù hợp. Ví dụ bạn có liên quan gì đó tới việc du lịch Đà Lạt, Facebook sẽ cho bạn vào đây
Tương tự vậy, người là mẹ bỉm, họ sẽ nằm đâu đó trong mấy cái tệp kiểu: “xe đẩy trẻ em”, “bỉm”, “sơ sinh”, …
Bạn có thể lưu đối tượng bạn vừa target lại để dùng lại sau này cho đỡ tốn công setup
Sau này bạn có thể dùng lại target đã lưu này ở:
=> Tìm hiểu thêm về chủ đề Target Facebook Ads
Loại trừ & mở rộng đối tượng
Ví dụ bạn không muốn đối thủ thây quảng cáo của mình, bạn có thể loại trừ để quảng cáo không xuất hiện đến đối tượng này.
Bạn có thể loại trừ đi người đã thanh toán cho Facebook trong vòng 30 ngày chẳng hạn (thanh toán cho Facebook nghĩa là có trả tiền quảng cáo cho Facebook)
Hay bạn muốn nhắm mục tiêu đến người là mẹ bỉm & có làm kinh doanh (có quản trị một trang Fanpage chẳng hạn), bạn có thể thu hẹp đối tượng lại (và cũng phải khớp với …)
Mở rộng nhắm mục tiêu chi tiết: “Tiếp cận những người nằm ngoài phạm vi nhắm mục tiêu chi tiết đã chọn khi có cơ hội nâng cao hiệu quả”.
Trước mắt bạn cứ kệ nó đi. Sau này bạn chạy, bạn cứ làm thử nghiệm phân tách (split test) để kiểm tra xem nó có hiệu quả với sản phẩm của bạn hay không.
Vị trí quảng cáo
Mình đã giới thiệu với bạn ở phần trên về phần vị trí quảng cáo này. Ở đây mình giải thích thêm một chút với bạn.
Vị trí tự động & thủ công
Facebook cho bạn 2 tùy chọn:
- Vị trí quảng cáo tự động: Facebook sẽ tự động phân phối quảng cáo của bạn đến những vị trí nó cho là mang lại hiệu quả tốt nhất (hên xui nhé). Đây là lựa chọn Facebook đề xuất bạn chọn
- Vị trí quảng cáo thủ công: Bạn tự chọn những vị trí bạn cho là hiệu quả nhất cho quảng cáo của mình. Đây là lựa chọn các Marketer chuyên nghiệp đề xuất (và mình cũng đề xuất bạn đặt vị trí thủ công)
Thiết bị & nền tảng hiển thị
Bạn có thể chọn cho quảng cáo của bạn chạy khi người dùng lướt trên di động / máy tính hoặc cả hai. Tương tự cho nền tảng, bạn có thể chọn chạy trên Facebook, Instagram hay Messenger.
Về thiết bị
Để chỉnh sửa lựa chọn thiết bị hiển thị quảng cáo, bạn rê chuột vào dòng “Thiết bị”, sẽ có nút “Chỉnh sửa” xuất hiện => Bấm vào
Sau đó bạn chọn thiết bị bạn muốn quảng cáo được hiển thị.
Thông thường, quảng cáo trên thiết bị di động mang lại kết quả tốt hơn trên máy tính.
Và hầu hết người dùng đều lướt Facebook trên di động (cho dù trước mắt họ có một cái máy tính)
Về nền tảng
Mỗi nền tảng quảng cáo bạn nên chạy những nội dung khác nhau. Không nên chạy cùng một nội dung lên hết tất cả các nền tảng.
Lý do là, cách quảng cáo được hiển thị trên từng nền tảng là khác nhau. Nội dung này sẽ hiệu quả trên Facebook nhưng không ok trên Instagram và ngược lại.
Nếu bạn tick chọn cho quảng cáo hiển thị trên Instagram, bạn cần kết nối Instagram của bạn với Fanpage mới có thể chạy được.
Tối ưu hóa và phân phối
Đây là nơi bạn chọn cách Facebook sẽ tối ưu quảng cáo của bạn và đặt giới hạn giá thầu cho quảng cáo.
Về tối ưu hóa quảng cáo
Mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau, nội dung ở phần này sẽ khác nhau.
Với chiến dịch có mục tiêu là tin nhắn như bài này mình đang hướng dẫn cho bạn, có 3 lựa chọn như bên dưới
Nếu bạn chạy quảng cáo để thu hút tin nhắn, và chốt đơn trên Fanpage, thì bạn nên chọn tối ưu theo “Cuộc trò chuyện”.
Facebook sẽ cố gắng tìm càng nhiều người có khả năng nhắn tin với bạn càng tốt.
Về đặt giá thầu quảng cáo
Bạn có thể đặt giá thầu (số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi tin nhắn mới với chiến dịch tin nhắn này) nếu bạn muốn.
Nhưng nếu bạn còn mới, đừng đặt giá thầu. Cứ để Facebook tự tối ưu để tìm chi phí thấp nhất cho quảng cáo của bạn.
Giờ thì bạn đã setup xong phần “Nhóm quảng cáo”, bạn bấm “Tiếp” để sang phần thiết lập nội dung quảng cáo.
Quảng cáo – Tạo nội dung quảng cáo
Đây là khu vực bạn thiết lập nội dung quảng cáo của mình – thứ người dùng Facebook sẽ thấy khi quảng cáo của bạn hiển thị.
Đầu tiên là đặt tên cho quảng cáo. Tên gì cũng được, nhưng nên dễ phân biệt, vì bạn sẽ tạo vài nội dung quảng cáo trong nhóm quảng cáo chứ không phải một.
Tiếp theo là chọn Trang Fanpage của bạn (nếu bạn có nhiều trang) ở phần Nhận diện.
Thiết lập quảng cáo
Bạn có thể chọn:
- Tạo quảng cáo mới (sẽ tạo ra bài viết quảng cáo ẩn không hiển thị trên trang Fanpage)
- Sử dụng bài viết có sẵn (bạn sẽ lấy một bài viết đã đăng sẵn trên Fanpage hoặc một bài viết ẩn bạn đã tạo trước đó để chạy)
Khi nào thì tạo quảng cáo mới và khi nào chọn bài viết có sẵn?
Khi quảng cáo của bạn chỉ sử dụng một hình hoặc video, bạn nên tạo quảng cáo mới ngay trong phần thiết lập quảng cáo này.
Lý do thì sau này bạn chạy nhiều, có kinh nghiệm bạn sẽ hiểu dần. Giờ mình giải thích bạn cũng không nắm hết được đâu.
Còn ví dụ khi bạn bán hàng thời trang, bạn muốn hiển thị nhiều ảnh sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, thì bài viết nhiều hình bạn đã đăng trên Fanpage chính là bài bạn muốn chạy quảng cáo.
Đó là khi bạn sẽ sử dụng bài viết có sẵn.
Tạo quảng cáo mới
Bạn có 2 lựa chọn:
- Một hình ảnh / video
- Quay vòng
Bạn cứ thử nhé. Thoải mái thử đi!
Mình chọn một hình ảnh để đi tiếp bài hướng dẫn này nhé
Thêm hình ảnh / video
Lick vào “Thêm file phương tiện” => Chọn “Thêm hình ảnh”
Facebook cho phép bạn cắt ảnh theo định dạng chuẩn của nó
- Dọc 9 : 16 – định dạnh chuẩn khi bạn chạy trên Facebook / Instagram stories
- Ngang 1,91 : 1 – định dạng chuẩn khi bạn chạy trên Kết quả tìm kiếm / Bài viết tức thì
- Vuông 1 : 1 – định dạng chuẩn khi bạn chạy trên bảng tin (newfeed / tường Facebook)
Khi bạn dùng đúng định dạng chuẩn cho từng vị trí quảng cáo, hiệu quả quảng cáo của bạn mới ở mức cao nhất.
Nó chính là lý do mình khuyên bạn nên chạy quảng cáo từng chiến dịch (hoặc nhóm quảng cáo) riêng cho từng vị trí quảng cáo.
Thêm tiêu đề, nội dung
Ở phần văn bản quảng cáo, bạn có 2 phần chính phả i quan tâm:
- Tiêu đề (phần này rất quan trọng)
- Và văn bản chính
Nguồn tham khảo để bạn làm nội dung quảng cáo này tốt hơn:
Đây là một ví dụ nhé
Và quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trông thế này
Bạn có thể thêm các tiêu đề khác, nội dung văn bản chính khác để thử nghiệm phân tách (Split Test) xem cái nào hiệu quả hơn.
Nhưng lưu ý là mỗi lần, bạn chỉ nên thử nghiệm một yếu tố thôi. Ví dụ bây giờ mình sẽ thử nghiệm một tiêu đề khác chẳng hạn.
Chọn Nút hành động
Facebook cho phép bạn chạy quảng cáo ở trang Fanpage này, nhưng điều hướng tin nhắn sang một Fanpage khác nếu bạn bật nút dưới lên
Sau đó bạn chọn một Nút kêu gọi hành động.
Mỗi loại mục tiêu chiến dịch có các nút kêu gọi hành động khác nhau. Với chiến dịch chạy quảng cáo tin nhắn, các nút kêu gọi hành động như bên dưới
Nếu bạn chạy quảng cáo thu hút tin nhắn, đơn giản là bạn chọn nút “Gửi tin nhắn” thôi.
Nút này cho khách hàng tiềm năng của bạn biết họ sẽ làm gì tiếp theo khi bấm vào nút kêu gọi hành động trên quảng cáo của bạn.
Thiết lập tin nhắn mẫu
Khi khách hàng tiềm năng thấy quảng cáo của bạn trên Facebook, họ hứng thú và bấm nút “Gửi tin nhắn” để chat với bạn, họ sẽ thấy vài tin nhắn mẫu để chat nhanh gọn lẹ.
Bạn có thể tạo mới hoặc sử dụng mẫu có sẵn (nếu bạn đã tạo trước đó)
Sửa nội dung tin nhắn mẫu này lại theo đúng tone giọng bạn muốn giao tiếp với khách hàng của bạn. Đừng để mặc định như vậy, nó khô khan lắm
Vậy là hoàn tất thiết lập, bạn đăng quảng cáo nữa là xong
Sau khi đăng quảng cáo, quảng cáo của bạn sẽ ở trạng thái “đang chờ phê duyệt” ở cột “Phân phối” trong báo cáo quảng cáo.
“Đang hoạt động” nghĩa là Facebook đã phê duyệt quảng cáo của bạn rồi.
“Quảng cáo bị từ chối” nghĩa là bạn vi phạm chính sách quảng cáo nào đó của Facebook, hoặc Facebook nhầm lẫn.
Nếu không được phê duyệt quảng cáo, bạn xem cách kháng nghị nội dung quảng cáo không được phê duyệt
3 Bước & 4 Mẹo x3 hiệu quả Facebook Ads
Trong Facebook Ads, bạn cần vài thứ về tư duy.
Những kinh nghiệm trong bài viết về 3 Bước & 4 Mẹo giúp bạn x3 hiệu quả FB Ads này sẽ giúp bạn.
Đây là những thứ bạn nhận được trong hướng dẫn ở trên
- Tư Duy Để Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả
- Bước 1: Phân khúc khách hàng
- Bước 2 – Xác định UPS – Unique Selling Point
- Bước 3 – Vẽ chân dung khách hàng
- 3 Bí Mật Giảm 3 Lần Chi Phí Facebook Ads
- Bí Mật Target Chính Xác Khách Hàng Mục Tiêu
- Bí Mật Nội Dung Quảng Cáo Hiệu Quả
- Bí Mật Tối Ưu Giá Quảng Cáo Facebook
- Cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
- Ngân sách quảng cáo theo chiến dịch
- Target rộng
- Mỗi nội dung quảng cáo chạy một chiến dịch riêng
- Testing quảng cáo Facebook hiệu quả
Tư duy ĐÚNG về Facebook Ads để tăng tốc đơn hàng
Để chạy quảng cáo Facebook, đưa sản phẩm của bạn đến với đối tượng khách hàng tiềm năng, nó khá đơn giản!
Dù thời gian đầu, bạn thấy hơi khó khăn với những vấn đề set quảng cáo, hay những vấn đề kỹ thuật khác như tài khoản quảng cáo, BM, …
Nhưng về cơ bản Facebook Ads nó cũng chỉ đơn giản là một công cụ thôi!
Còn quảng cáo Facebook hiệu quả hay không, nó có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới.
Ví dụ như sản phẩm, cách bạn bán hàng, lời chào hàng, khả năng thuyết phục, khả năng tạo niềm tin, …
Nên, bạn cần học thêm vài thứ như kỹ năng bán hàng, copywriting, …
Tài Liệu Tham Khảo
Usb Khóa Học: Link Drive ( Click vào là được)