Am Alone In My Thinking

Dạo gần đây anh hay nghĩ về cái chết. Có một sự tuyệt vọng nào đó trong anh, anh nghe chuyện cùng họ, suy tư cùng họ, đưa họ lời khuyên. Lựa một lời khuyên chẳng giúp ích được gì cho họ. Đáng nhẽ ra anh nên khuyên họ hãy tự vẫn, không biết sau đó họ sẽ đi đâu, nhưng khi đó họ sẽ không phải suy nghĩ nữa. Nhưng anh không nói. Anh dành suy nghĩ ấy cho anh, và anh khuyên họ rằng cuộc sống thật tuyệt. Có một sự vị kỷ nào đó trong anh. Không, không phải vì tiền, anh làm vậy vì anh tò mò về nỗi đau của họ, nỗi đau của người khác làm cho bản thân anh thấy được sự thỏa mãn, có thể lắm chứ, anh có thể có tư duy của một kẻ sát nhân hàng loạt lắm. Vì khi anh khuyên họ cuộc sống thật đẹp, họ sẽ khù khờ và tin thật. Họ càng tin thật thì niềm đau của họ càng lớn, và nhấm nháp niềm đau lớn đó làm anh thấy thỏa mãn. Có thể anh còn tệ hơn mấy kẻ sát nhân đó, rằng nạn nhân của họ chết, là hết. Còn anh, anh dang tay ra ôm lấy họ và thó mất chút tiền của họ đúng lúc họ khó khăn nhất, còn họ cảm thấy bản thân được an ủi, họ cảm thấy nỗi buồn được sẻ chia. Nhưng mà không, anh chỉ giúp họ đào một cái hố, để họ thả xuống đó một hạt giống tuyệt vọng. Họ tưởng rằng hạt giống ấy chết đi, vì họ không thấy nó nữa. Nhưng không, tuyệt vọng không bao giờ chết. Tuyệt vọng như tre đào sâu xuống đất, tuyệt vọng như cỏ lan rộng khắp vườn. Mỗi khi họ ngấu nghiến quả ngọt cuộc đời, thì họ đưa lại anh hạt giống tuyệt vọng, và anh chôn cất hộ họ, mỗi lần một hạt giống mới. Để đến lúc nó nở tung, trồi nên và chẳng người công nhân nào có thể dọn dẹp tiếp được. Những nhà tâm lý dĩ nhiên không phải người công nhân dọn cỏ, họ là những người trồng vườn và chỉ ước mong có một khu vườn thật đẹp, đủ cỏ và hoa, nhưng đừng nhiều hoa quá, nếu quá nhiều hoa chúng ta chẳng biết ngắm nhìn gì khu vườn đó cả, rằng cả cái hệ thống cây cỏ chằng chéo này của tôi, tôi muốn nó phải đẹp, dù thế nào đi nữa, cũng phải đẹp, những người làm tâm lý là những người làm nghệ thuật, và tác phẩm của họ là tâm trí của người khác. Người công nhân dọn cỏ là những người thân bên cạnh họ. Vậy nên đừng hiểu lầm.

Biết gì không, em nghĩ có một thứ sẽ tượng trưng cho sự sống. Cái gì nhỉ, chắc là đồng hồ. Có lẽ vậy, em vừa nghĩ sẽ tặng anh một chiếc đồng hồ. Rằng thời gian trôi qua, chúng ta đang sống, và chúng ta phải sống, mục đích gì ư, đâu ai biết được đâu. Có thể mai ta sẽ tìm ra, không thì ngày kia, cũng có thể là nhiều ngày sau nữa hoặc là chẳng tìm ra gì và bao biện rằng mục đích sống là đi tìm. Nhưng mà chúng ta vẫn phải sống, mỗi giây trôi qua, vài nghìn kẻ đã chết, hàng tỉ người gây hấn, nhưng mà chúng ta vẫn sống, hãy tuyệt vọng và tận hưởng tuyệt vọng, khi ta chết đâu còn gì cho ta tuyệt vọng nữa, phải không, một địa ngục tên thiên đường sẽ đến và bắt anh đi, ở đó anh sẽ phải vui vẻ, cũng có thể anh nghĩ, tuyệt vọng theo kiểu vui vẻ, hoặc vui vẻ của anh là tuyệt vọng, nhưng mà đâu, anh không thể thấy được người khác, giống những kẻ sát nhân, khi họ chết rồi chẳng thể thấy được sự đau đớn của người khác nữa, đó chính là án tử cho họ, em nghĩ là thế, án tử lớn nhất là không thể thấy thứ mình thích nữa, dù thứ mình thích là tồi tệ.

Tại sao mỗi lần chúng ta nói chuyện đều nặng nề nhỉ, em thú vị nhiều, chúng ta có thể nói nhiều chuyện hơn ngoài cái chết, thiên đường và địa ngục được không, một chiếc đồng hồ cũng ổn chứ, anh sẽ đeo nó và khoe em, hoặc anh sẽ kể cho em nghe về một mốc thời gian tương lai, khi có tương lai chúng ta không thể chết. Lỗi tại anh, anh lại nhắc đến việc đó, hứa với em và cũng xin rằng, hãy hứa với anh, chúng ta sẽ không nói việc đó nữa, được chứ. Hôm qua anh có đọc một một tư tưởng rằng, chúng ta được ban quá nhiều quyền, nhưng có phải đâu, chúng ta bị quá nhiều lời nguyền, vì sao, vì chúng ta biết quá nhiều thứ. Anh suy nghĩ và thấy thật đúng. Những cỗ máy ư, chúng đem cho ta đủ thứ thông tin và bắt ta suy nghĩ về những thông tin đó, những căn nhà bằng cách nào đó càng ngày càng phải rộng ra, bệnh tật càng lúc càng phức tạp, và chi phí chữa trị càng đắt. Con người ăn, để sinh ra mỡ, họ đi hút mỡ và mỡ của họ để tạo ra xà phòng, và chúng ta lại mua lại xà phòng, thứ chúng ta vừa căm ghét xong, Fight Club, đó là ý tưởng chính của bộ phim. Chúng ta tự tạo ra vòng tròn và tự chạy trong nó, nếu suy nghĩ logic thì thật buồn cười phải không. Nhưng mà nếu để sống khổ hạnh thì thật buồn. Có lẽ địa ngục là nơi không có bia, cơ thể anh được tạo nên bởi da và xương cùng 4 lít đồ uống có cồn. Xin lỗi vì đã nói về anh nhiều quá. Em thì sao, hãy kể cho chúng ta một chuyện vui. Anh hứa sẽ không suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Thật lòng. Anh là kẻ ác độc, nhưng trong lòng anh vẫn chỉ muốn người khác vui, đó, anh ác độc ở chỗ đó, anh muốn người khác vui nhưng mà họ không thể vui được, anh ác độc với cả chính anh luôn vì anh muốn người khác vui. Em hiểu không, nó như là việc tự nắm tóc mình và nhấc lên vậy, nó như việc biết trước đích đến và con người vẫn thi nhau nhìn xanh đỏ tím vậy. Hãy tưởng tượng một nơi chứa tử tù mà mai đi pháp trường người ta vẫn đánh chứng khoán xem. Thật nực cười phải không.

Trịnh Công Sơn 2

Những ngày tháng này tình bạn và tình yêu mang đến một niềm vui sống lạ kỳ. “Hãy yêu như đang sống và hãy sống như đang yêu. Yêu để sự sống tồn tại và sống cho tình yêu có mặt”.
Có những cánh cửa mở vào hư vô và cũng có những cánh cửa mở ra những cánh đời nhộn nhịp.
Ta không khước từ hư vô và cũng không xa lìa cảnh nhộn nhịp của đời.
Ta đã may mắn đi qua những tuyến đường đưa đến hạnh ngộ. Hạnh ngộ trong tình bạn, hạnh ngộ trong tình yêu.
Nếu đã có một ngày sinh nhật dĩ nhiên sẽ có nhiều ngày sinh nhật nữa . Mà hình như trong cảnh ngộ cuộc đời riêng – chung của chúng ta ngày nào mà không là ngày sinh nhật, bởi vì cái màu sắc của lễ lạc đã tự bao giờ khoác lên trên mỗi ngày chúng ta đang sống.
Xin cảm ơn cuộc đời và cảm ơn tất cả mỗi ngày chúng ta đã có mặt mỗi ngày bên nhau. Ly rượu nồng nàn của đời biết bao giờ uống hết được.
Tình yêu thường mang đến khổ đau nhưng đồng thời tình yêu cũng mang đến hạnh phúc. Có một lá cờ bay trên hạnh phúc và có một đoá quỳnh héo úa ngủ trong khổ đau. Cố gắng tránh đừng than thở. Thử thở dài một mình và quên lãng.Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất. Tình yêu khi đã muốn ra đi thì không một tiếng kèn nào đủ màu nhiệm để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm sống và sự huỷ diệt.
Tình yêu tự đến và tự đi, không cần ai dìu dắt. Nó hoàn toàn tự do. Muốn giam cầm thì nó sẽ bay đi. Muốn thả nó bay đi có khi nó ở lại.
Vì có tình yêu nên có lễ hội. Người ta bắt đầu bằng những cuộc viếng thăm, lui tới, áo mũ xênh xoang, bánh trái lồng đèn heo ngỗng… Những cuộc rước dâu pháo nổ đì đùng, trống kèn inh ỏi. Lễ hội mở ra trên đường,trong làng, trong xóm: lễ hội mở ra cả trong lòng người
Thường vào mùa thu là mùa lễ hội tình yêu. Có những lễ hội kéo dài suốt cả một đời người. Có những lễ hội có một đời sống đôi khi quá ngắn ngủi.
Đến một lứa tuổi nào đó, chia vui và chia buồn đều có một nỗi mệt nhọc như nhau.
Có những người yêu đã ra đi bỗng một ngày nào đó trở lại. Vì sao? Không vì sao cả. Vì một chọn lựa tưởng rắng đã đúng cuối cùng sai. Và đã trở lại với một người mình đã phụ bạc để muốn hàn gắn lại một vết thương. Một vết thương nhiều khi đã lành lặn lâu rồi bất chợt vỡ oà như một cơn tỉnh thức. Tỉnh thức trên vết thương. Trên một nỗi đau tưởng đã thuộc về quá khứ. Nhưng không, không có gì thuộc về quá khứ cả.Thời gian trôi đi và vết thương vẫn còn đó. Nó vẫn chờ được thức dậy một lúc nào đó để sống lại như chính bản thân nó là một vết thương.
Nhưng vết thương khi đã được đánh thức thì nó không còn là vết thương cũ vì giờ đây nó là một vết thương tỉnh thức. Một vết thương tỉnh thức là một vết thương biết rõ nó là một vết thương. Nó thức dậy và nó nhận ra rằng nó đã được khai sinh trên tâm hồn một con người và đã có một thời gian dài làm đau đớn con người đó. Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời. Nó nhìn ngược về quá khứ và ngó thẳng đến tương lai. Nó mách bảo cho chủ nhân của nó rằng không có một vết thương nào vô tư mà sinh thành cả. Nó là một nỗi đớn đau như trời đất trở dạ làm thành một cơn giông bão.
May thay trong cuộc đời này có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu. Sự bội bạc trong tình bạn cũng có nhưng không nhiều.
Tôi thấy tình bạn quí hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa.
Cuối cùng không có gì khác hơn là sống và chết. Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Phải đến tận cùng hai cõi sống chết để làm tan biến đi những giấc mơ mộng đời không thực.
Trịnh Công Sơn

Nhàn rỗi

Biết, biết để làm gì chứ, việc đó chẳng có ý nghĩa gì, họ chẳng quan tâm đâu, vì có quan tâm thì họ chẳng để mọi chuyện xảy ra như vậy, họ muốn biết để thỏa mãn trí tò mò của họ thôi. Họ sẽ cười cợt, thương cảm, cạnh khóe hay chẳng nói gì nữa cũng chỉ là sự trả giá cho trí tò mò của họ. Họ muốn biết để giải đáp thứ mà họ không hiểu, con người là vậy, họ đi tìm lời giải đáp cho mọi thứ để họ chắc chắn rằng nó chẳng giúp ích được gì cho họ cả.
Tôi nói, thuốc thả một khói dài xuống ống tay áo, ông bạn ngồi bên cũng vậy sau khi ông ấy hỏi có muốn biết tại sao lại vậy không. Có lẽ ông đã quá mệt mỏi với những lời giải thích, những câu hỏi tại sao, những kẻ thọc mạch vào chỗ mà đáng ra chẳng nên thọc mạch vào làm gì, quá nhiều người muốn nói như người lớn để rồi họ cư xử như những bọn nhóc. Họ khóc lóc, yếu đuối và tiêu cực hoặc thậm chí tệ hơn là con nhắc lại về những ký ức đáng quên của người kia nữa. Có lẽ họ chỉ nhớ về những ký ức đáng quên của người khác, họ chẳng bao giờ nhớ thứ đáng nhớ, rằng người kia đã cười thế nào, đã vui ra sao, họ thích làm gì nhất, họ chỉ nhớ có lần người kia đã nát rượu và đi khắp nơi, họ chỉ nhớ có lần người kia đã đập phá mọi thứ trong phòng, họ chỉ nhớ những ngày thở than của người kia với họ và họ cho rằng họ đã xâu sắc lắm.
Nhưng điều ấy không phải là điều tồi tệ nhất mà họ có thể gây ra. Một người đàn ông biết suy nghĩ sau những kinh nghiệm nhỏ nhoi có thể học được một bài học là hãy để việc đó yên. Những vấn đề tồi tệ nhất của tôi lúc đó không phải do tôi gây ra. Tôi đang chạy đua với thời gian, tôi đã ra lệnh rằng không ai được làm phiền. Có lẽ lúc bấy giờ là sau buổi tối và tôi đang nghĩ khi đôi mắt nhắm lại, rằng dòng suy nghĩ của mình không nên bị phân tán bởi mọi thứ xung quanh. Dù thế nào thì tôi cũng không muốn rời khỏi ghế của mình, đúng lúc ấy thì một người khách lỡ đễnh bước vào cửa nhà, vuốt ve con mèo của tôi và tôi bị buộc phải bật ra khỏi ghế, trong chốc lát không rõ mình vừa bị bắn hay bị thuốc nổ nổ tung. Trong lúc yếu ớt tôi nghĩ rằng nếu mình đã khiên quyết không để ý đến họ thì họ sẽ mệt và để tôi được yên. Nhưng đó không phải cách làm việc của họ, họ cứ hỏi tôi 2 phút một lần, rằng, rằng, rằng,…. Tôi biết phải đối diện với việc đó sau những sự liên mồm, tôi bực bội trả lời lại với giọng lịch sự hết mức có thể.

Tôi cảm ơn. Hôm nay là một ngày mệt mỏi, anh biết đó, mệt mỏi, mọi cử động làm tôi mệt mỏi, anh có thể ngồi đó, trong tủ có bia hoặc nếu anh muốn uống trà thì xem ra phải đun nước mới. Ồ, con mèo nhà tôi vẫn vậy. Sao, tôi đã bỏ qua sự việc đó ư, cảm ơn anh đã mang đến những tin xấu, nếu là một người tích cực tôi sẽ vui vì mình nhận được tin xấu trong cùng một ngày chứ không phải dải rác trong tuần hoặc thậm chí là cả một tháng, một năm sau. Và còn thật mừng hơn khi anh là người mang lại nó, có nghĩa là sau này tôi chỉ không cần gặp anh là được. Bạn tôi, hãy bỏ qua những câu đùa vô hại và vô duyên đó, có đá trong tủ lạnh ở ngăn trên và tôi dám chắc anh nên đặt con mèo lại vị trí cũ, mèo là một sinh vật nguy hiểm, như con gái vậy, ta không thể nào biết khi nào nó sẽ nũng nịu trên đùi ta hay khi nào nó cào cấu ta chỉ để khoe cái móng nhỏ xíu của nó. Nhiều con mèo ăn và ngủ cả ngày cạnh ta, tôi coi vậy là tốt hơn dù đôi lúc tôi cũng bực mình vì nó chẳng làm gì ngoài những việc nó làm hàng ngày, nhưng khi một con mèo năng động mang đến cho tôi một con chuột hay một chiếc đầu cá và giấu dưới gầm giường như món quà sinh nhật bí ẩn thì tôi lại chắc chắn mèo nên ăn và ngủ cả ngày và làm những việc lặp lại thì hơn, nếu có thêm một hành động nào khác, xin hãy chải chuốt thêm bộ lông đó. Vâng, vâng, thật bất nhã khi nói về các quý cô như vậy, nhưng mới gần đây thôi, một quý cô đến nhờ tôi tư vấn cho hoàn cảnh của gia đình, rằng cô làm mọi thứ trong ngôi nhà bé nhỏ đáng yêu đó, thậm chí còn không thể tìm thấy một vệt dầu rán quá lửa trong chiếc xoong sạch cóng, rằng tình yêu đã trượt từ phòng khách vào đến tận trong bếp. Dĩ nhiên, nếu quý cô ấy ngu ngốc đến mức cưới một con lợn thì tôi nghi cô ấy sẽ phải dành cả đời để chuẩn bị thức ăn cho nó thôi. Vậy thì giả sử như chồng cô ta không phải là lợn đi thì quý cô đó đang quá khiêm nhường. Nếu tôi có thể nói vậy mà không làm anh hay cô ấy lầm tưởng là lời khen, ngay cả bên bàn ăn tối cô ấy cũng quan trọng hơn món thịt lợn đó chứ, tôi khuyên cô ấy rằng hãy can đảm lên, rằng cô ấy quyến rũ hơn nước xốt cà chua hay mềm hơn bất kì cọng rau nào ấy chứ. Sẽ có lúc chồng cô còn không phân biệt nổi đang ăn thịt bò hay thịt lợn nếu có cô xinh đẹp ở bên. Chúng tôi không phải các thầy tu và cũng chẳng là các nhà ẩm thực. Một bữa tối bình thường hoặc thậm chí không được ngon lắm nhưng mà có cô trong hình dáng xinh đẹp nhất của mình ngồi bên, cười nói và thông thái sẽ còn tốt hơn gấp vạn lần một bữa tối tuyệt hảo nhưng cô mệt mỏi bơ phờ và cáu gắt. Bữa tối tuyệt hảo, những người đầu bếp sẽ làm tốt điều đó, chúng tôi cần một người vợ, một người bạn và một người đồng chí chứ không phải một đầu bếp và bảo mẫu giá rẻ. Cô ấy gật đầu, ra về nhẹ nhàng và cười lên trên môi.
Người hành khách lỗ mãng đó gật gù và tìm cách phản đối lại những gì tôi nói, tay giật thêm một lon bia mới với vẻ bực tức hết sức, những người hành khách ngẫu nhiên luôn mang đến cho ta một tin xấu và làm ta điên đầu khi phản đối lại tư tưởng của người họ muốn đến an ủi. Họ không thể hiểu được rằng việc khôn ngoan trong hoàn cảnh đó là nói chủ đề khác, và chuyện khôn ngoan nhất là hãy để người chủ nhà đáng thương đó được yên. Họ hình như không bao giờ biết ra về và sự mệt mỏi của người chủ nhà cho dù tôi đã treo đồng hồ ở vị trí dễ nhìn nhất, thậm chí còn tận 3 chiếc trong phòng, không buồn tính đến điện thoại. Thời gian vào những thời điểm ta mệt mỏi dường như dài hơn và tiếp những vị khách vô vị còn vô tận hơn nữa, đã có lần tôi nhìn đồng hồ mà nghĩ nó đã hỏng mất, 3 cái cùng hỏng một lúc, có thể lắm chứ, trên thế giới này có thiếu sự trùng hợp đâu.

U mê

Thực ra chúng ta khổ sở vì u mê, u mê vì có tâm phân biệt. Ta luôn nghĩ cái này hơn/kém cái kia. Người này giàu hơn người kia, gái này xinh hơn gái nọ,… cái tâm phân biệt đó sinh ra bản ngã và khiến ta bị kéo vào vòng xoáy của dục vọng. Mọi thứ ta làm, mọi điều ta cố gắng rốt cuộc vì ta tưởng rằng cái này khác với cái kia.
Thực ra không có!
Một hôm mắc mưa, tôi ngồi trú tạm ở một quán nước ven đường quê, một cô bé rất xinh ngồi bán nước trà một ngàn đồng, vài thứ quà quê toàn dăm trăm một ngàn. Có lẽ cả ngày giỏi lắm cô kiếm được một trăm. Tôi nghĩ nhan sắc này lên HN mỗi ngày 3 triệu là chuyện bình thường, thậm chí chưa thèm đi bán hoa, làm chỗ nọ chỗ kia thôi cũng được.
Nhưng cũng chưa biết rồi lên HN cô ấy có hạnh phúc hơn là ngồi bình lặng cả đời bên gốc đa hay không? Rốt cuộc thì lúc nào cũng có kẻ nhiều tiền hơn ta. Sự phi lý của thân phận con người là ở chỗ ai cũng đi đến một kết thúc như nhau. Cứ hình dung một trại giam toàn tù tử hình chờ ngày thi hành án, vậy mà cả lũ vẫn say mê chơi chứng khoán, có lẽ ai cũng buồn cười.
Nhưng chúng ta đang sống vậy đấy, có khác gì họ đâu? Và chúng ta lại hết sức nghiêm túc với mình, không thấy buồn cười chút nào. Bạn có thể không tin, nhưng dù bạn đang ba mấy tuổi thì vẫn có nhiều tù tử hình sống lâu hơn bạn đấy!
Nhiều khi nhìn con chó lúc nào cũng xin ăn, con mèo tháng nào cũng đang chửa hoặc đang nuôi con… chợt nghĩ con người cũng chẳng hơn gì chúng.
Có khi chúng ta khổ hơn đấy vì đôi khi biết nghĩ, nhưng cũng chưa biết chó mèo có biết nghĩ không nhỉ? Có khi chúng ta chỉ khác chúng nó là ở chỗ có tiền.

Bàn nhanh chuyện dựng tượng Lý Thái Tông

Kẻ già này hoàn toàn ủng hộ việc lấy tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của Toà Án tối cao, đây là vị vua có công lao lớn trong việc lập nên điển chế, luật pháp đầu tiên của nước Việt độc lập. Thực ra trước thời Lý ta cũng có luật pháp, nhưng chưa được hệ thống hoá và phổ cập tới cần lao. Luật Đinh-Lê rất ngắn gọn, và hình phạt chỉ có 2 options, là ném xuống ao giải hoặc ném vào chuồng hổ 3 ngày chưa cho ăn, hơn nữa việc vận dụng rất tuỳ hứng, phụ thuộc vào vua quan vui hay buồn, nên đôi khi dân đéo biết đường nào mà lần cả. Đại Việt chỉ thực sự thành quốc gia văn minh pháp trị đúng nghĩa khi nhà Lý dời đô về Thăng Long.

Tuy nhiên có vẻ như anh em Tòa Án chưa nghiên cứu kỹ về văn hoá, lịch sử, nên có chút nhầm lẫn ở đây, căn cứ vào việc đưa ra các options của tượng, thì cả 3 đều có vấn đề, nên tôi nghi anh em thuê nhầm mẹ thằng designer gốc Chiêm, cả đời chưa từng giở Thi Thư, Luận Ngữ…, chứ đừng nói tới biết về văn hiến Việt cổ, nên đưa ra những bản render khiến cần lao nhìn mà chửi sùi cả bọt mép ra.

Thứ nhất là trang phục, các anh cần nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia mới có thể lấy chuẩn trang phục nhà Lý. Hoàng đế Đại Việt thời Lý mặc áo Cổn, đội mũ Bình Thiên, kẻ già này liếc qua tượng thì thấy mũ tạm chuẩn, có tấm diên (tấm gỗ vuông hay miện bản) to như cái iPad nhưng thiếu chuỗi ngọc (lưu), có lẽ vì công nghệ đúc đồng không thể đáp ứng được chi tiết dây rợ nên bỏ qua chăng? Phần áo thì rõ lỗi, áo Cổn là áo Giao Lĩnh tức cổ chéo truyền thống của Hoa Hạ, trong tượng thì có vẻ là cổ tròn Chầu Văn Khá Bảnh khoác cardigan voan mờ Ninh Hiệp. Việc dựng nên một bức tượng sai về phục trang sẽ làm hậu nhân có cái nhìn méo mó về cha ông, sau này thành nếp quen rất khó đổi được, tương tự như tượng vua Hùng đội mũ lông chim và đóng khố (dù nước Sở có nghề dệt lụa từ trước cả thời Xuân Thu).

Vua Lý cũng không thể cầm cân. Cân là biểu tượng của buôn bán, thương mại. Thương nhân là nghề được coi là mạt hạng nhất trong hệ thống giai cấp xã hội Nho Học. Vua thà cầm Kotex đã dùng để thay hộp mực triện, chứ dứt khoát không bao giờ sờ vào cái cân. Cái cân nên được lấy làm biểu tượng của chợ Đồng Xuân, trên tay của tượng thương nhân lãng tử Trần Khánh Dư, chứ không bao giờ được phép ốp vào tay một ông vua Nho Giáo. Biểu tượng truyền thống của Công Lý phương Đông là con Giải Trãi, hoặc có thể là con Bệ Ngạn – một trong Long Sinh Cửu Phẩm aka 9 đứa con của Rồng, nên cho một trong hai con phục dưới chân tượng của Thiên Tử, mới toát lên được đầy đủ í nghĩa uy nghiêm và công minh, chính trực.

Có lẽ í tưởng vua Lý cầm cân đến từ thành ngữ “cầm cân nảy mực”, cơ mà chữ cân trong đây có nghĩa là cân bằng, chứ không phải cái cân, đây là một trick của thợ mộc để lấy dấu cưa xẻ, sau khi cân chỉnh đo đạc bằng dây tẩm mực, họ sẽ kéo (nảy) dây lên cho nó bật xuống in mực lên tấm gỗ để xẻ theo đó, chứ không liên quan gì tới cái scale của lũ cân điêu chợ Sáng. Có lẽ do mù chữ Nho của cha ông, nên các anh chị đã hiểu lầm, hay chăng??

Bàn metro Bến Thành Suối Tiên

Ngày khai trương metro Bến Thành Suối Tiên.

Saigon, một ngày năm 2050 không bụi mịn, thức dậy lúc 5h sáng, đi 7 đường quyền dưỡng sinh, ra đầu ngõ ăn một tô phở Hào Sảng nhiều giá chần, dốc ngược ly cafe pin Con Ó đá bào, rồi đóng bộ suits may sẵn Ninh Hiệp xuất dư, băng qua đại lộ Ksor Hải ven Nhà Thờ Đức Bà, hướng về nhà ga huyền thoại. Hôm nay, con tàu thần thánh của người anh em Nhật Bản kỳ công điêu khắc trong 4 thập kỷ, đã chính thức vượt qua những bài kiểm tra khắt khe nhất, để bắt đầu hoà vào mạch máu giao thông của thành phố.

Ở cửa ga, chị nhân viên hướng dẫn nhân dân xếp hàng, do không thể hạch toán được chi phí đội vốn của dự án, ban quản lý quyết định cổ phần hoá toàn bộ, bán token cho khách đi tàu thay vé. Ở cửa tàu, khách được phát búi cọ xoong và hướng dẫn tự mài lớp bụi 40 năm cáu trên thành ghế, vừa giải thích rằng nhựa tuy hơi xuống màu nhưng đảm bảo không phai sang đít quần hành khách.

Khi còn đang loay hoay tìm chỗ ngồi, bỗng có tiếng loa thông báo vang lên, đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, tàu chuẩn bị đóng điện khởi hành, vì dùng công nghệ leng keng cấp điện tramline đời 1881 từ dây trần trên cao tăng tính vintage, nên đề nghị đồng bào không sờ vào nóc tàu và các khu vực bằng kim loại, đã có vài lãnh đạo nghiệm thu tí toáy bị giật quên cả bảng cửu chương, nên chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu hành khách nào sờ mó, xin đồng bào ổn định chỗ ngồi và xin lỗi về sự bất tiện kể trên.

Bác lái tàu trầm tư, vừa cạo gỉ vừa khẽ xoa xoa vô lăng, mắt nhìn di ảnh treo trước táp lô, nói vọng lại là ngoài ngoải người ta dùng đồ Tàu đểu, nó xây sau mình 1 năm mà giờ thành hàng U30 rồi, mình trong đây xây trước mà giờ được dùng hàng măng non, Nhật xịn nguyên seal, để mấy chục năm trong kho mà bà con xem, lấy ra vẫn chắc như gạch Bát. Đấy bố tôi ngày xưa đi đào tạo vận hành tuyến này, nay đã theo Các Mác, tôi giờ tóc bạc phơ nối nghiệp đưa di ảnh theo trải nghiệm để cụ yên lòng. Mọi người gật gù khen cái anh Nhật kỳ công, tỉ mỉ, làm gì cũng không tiếc gì thời gian công sức.

Đoàn tàu lướt băng băng, băng băng, đi được 5 phút bỗng một chị khách rú lên bác tài ơi sao em thấy hình như tàu nó cứ rung rung. Bác lái tàu bảo chị lại luyên thuyên, tàu Nhật làm gì có chuyện rung lắc, đấy là cái trụ cầu nó rung thôi, nhà thầu Nhật bảo trụ tao xịn cơ mà đất mày đểu nên móng nó không ăn. Khách ồ lên, chửi Nhà Nước ăn bớt cả địa chất, chắc lại đào đất tốt của Saigon chở về Bắc xây cao tốc rồi tráo đất đểu nên nó mới thế.

Đoàn tàu lại băng băng, băng băng, 10 phút sau cả toa tàu nhảy dựng lên, khách tung như lật trứng, bác tài lại ôn tồn nói, mối nối hai trụ cầu vênh có tính toán, vừa khít để không văng tàu ra được, lệch cũng chỉ có 45 độ, cơ mà ngày xưa thầu Nhật gập đầu xin lỗi những 90 độ cơ, nên cũng thông cảm được. Cả đoàn tàu lại gật gù bảo ừ thế là lãi 45 độ rồi.

Đoàn tàu lại băng băng, băng băng, 20 phút sau bỗng nhiên phanh gấp, loa phát thông báo trụ tàu vừa rơi gối cao su, không có vấn đề gì nghiêm trọng, phụ lái đang xuống nhặt lên lắp lại, bà con nào có mang theo xôi sáng thì cho xin làm keo gắn tạm, lần sau nó sẽ lâu rơi hơn. Hành khách lại tấm tắc bảo nhau là ừ rơi thì lại nhặt, ngủ còn rơi gối nữa là đi tàu xịn hề hề.

Tàu vẫn tiếp tục băng băng, băng băng, phi vào con hầm tối như âm hộ, nhân viên thắp đèn bão dầu mazut, đi đến từng toa để phát xô nhựa, nhắc nhở là chỗ này ngập có tiêu chuẩn kỹ thuật, ngày xưa Nhật khảo sát thấy chất lượng nước ngầm tốt, nên bào mỏng tường vây đi nửa mét để thông – thuỷ, lúc tàu tạo hiệu ứng rẽ sóng sẽ có tí nước rỉ vào, cứ ngập đến mắt cá là bà con nhớ lấy xô tát đổ ra cửa sổ, toàn xô xịn Nhật để lại cả đấy. Mọi người đều lại xuýt xoa khen cái anh Nhật biết tính xa, lại đàng hoàng trong hậu mãi.

Tàu lại băng băng, băng băng, bỗng một chị sản phụ hét lên ối bác tài ơi hình như nãy đi qua đoạn xóc em vỡ mẹ nó ối rồi, nhân viên đến bắt tay chúc mừng

chị đã ăn jackpot, hồi bàn giao hợp đồng nghiệm thu có kèm điều kiện bảo hành là bà bầu nào đi qua đoạn lệch ray mà vỡ được ối là miễn phí 3 tháng tiền vé, đây mời chị theo nhân viên xuống kia ký nhận giải. Cả toa tầu trầm trồ, khen công trình Nhật hướng tới sự nhân văn, đâu đâu cũng ấm áp cái tình người.

Sau nửa ngày, tàu đã phi được về ga cuối, trời hướng Tây nắng đổ về chiều, thuê khách sạn, theo đúng lịch, chờ tàu bảo dưỡng 3 ngày để lên chuyến khứ hồi về quận Nhất, nhìn về phương Bắc xa xôi, cười khẩy bọn Hanoi mấy chục năm rồi vẫn phải đi tàu Tàu hàng đểu rẻ tiền, chẳng biết cái cảm giác ngồi trên toa tàu Nhật Bản đắt bằng 4 cái Kim Tự Tháp Giza của người Saigon văn minh và hào sảng vậy.

AI and ART

My 0.5đ on art and A.I. (and nature):

Maybe AI will one day create images that are more dazzling than what a human being can do.

Big deal. Art is not a competetion to create the “best image” (whatever that may be).

No image I’ve seen in a museum comes close to the visual magic of an actual sunset over the ocean either. When I’m standing on a beach or in a rainy forrest I’m touched and humbled and inspired. But I know that nature didn’t struggle to create the scene, and I’m rather confident that it doesn’t care about me sitting on some rock gazing at it.

Art on the other hand, is about human interaction for me. I know a human being thought and hustled, explored and revised— or maybe just had a lucky moment . Any emotion I might have looking at an artwork, is somehow linked to that process. It’s a conversation about what the world does with us, about beauty, and fear and mortality and joy.

Bàn sơ sơ ngành psy

Give me your soul and then give we soul…

Bàn sơ sơ ngành psy

(Dựa trên kinh nghiệm cá nhân)

Psychology – Tâm Lý là một ngành độc hại. Từ tinh thần, sức khỏe đến quan hệ xung quanh. Có những thời điểm, một người làm về tâm lý bị ám ảnh bởi việc mời ngồi. Những người đến và đi, kể những chuyện mà trí óc điên cuồng của con người nghĩ ra, những quyển sổ tay cứ thế dày lên và sự ám ảnh còn nặng trong tâm trí người làm về ngành nghiên cứu con người này, cụ thể hơn là nghiên cứu tâm trí con người này.

Nhưng có việc còn đáng sợ hơn việc bị ám ảnh bởi câu chuyện, là việc người làm tâm lý bị sai lệch về nhận thức về thế giới xung quanh. Một người làm về tiền ly hôn nhất định sẽ có cuộc sống gia đình không mấy vững vàng, một người làm về trầm cảm nhất định có một sự badend trong não, người làm về thôi miên càng đáng sợ khi không phân biệt nổi đâu là thực đâu là limbo. Dĩ nhiên, môi trường quyết định tất cả nhận thức – Điều cơ bản nhất trong tâm lý, khi nghe quá nhiều những việc người khác nói. Dù cơ thể sinh ra những phản xạ chống đối nhưng tư duy sẽ đẩy những thứ đó về id. Những id của Freud nêu ra làm những nhà phân tích bị chìm sâu vào và đưa ego, supper ego xuống dưới. Điều đặc biệt ở ngành này là họ không cứu được họ và cũng không ai cứu được họ. Khi bạn ở trong một ngành, cái tôi nặng nề dẫn đến sự coi thường tất cả đồng nghiệp xung quanh, nhất là những ngành mơ hồ như tâm lý, nơi không có những con số thông kê, kpi, số liệu phân tích, càng làm bạn coi thường đồng nghiệp. Và khi đã coi thường thì tất cả điều người khác nói chỉ để bồi thêm cái tư tưởng chống đối nguyên thủy, làm cho những ông làm tâm lý không nghe những ông làm tâm lý khác giúp mình. Đó là một điều tồi tệ

Một điều tệ nữa ở ngành này là chất kích thích, chẳng lạ khi những ông tâm lý là những ông siêu hiểu biết về đồ đạc, và tác dụng của từng loại. Indica trị chứng trầm cảm, sativa dành cho tăng động, lsd để thức thần, xanax cho người rối loạn lưỡng cực, mdma cho việc giao tiếp,… Cứ lặp lại trong đầu như kinh phật của nhà sư, như đơn thuốc của bác sĩ. Một người anh hay nói rằng khi hiểu biết về chất kích thích thì họ sẽ đi sâu vào tìm hiểu chứ không phải để cho vui, nhưng mà hậu quả nó để lại cho cơ thể vẫn là trước mắt, và tất cả thứ đó người làm tâm lý phải bán mạng chịu.

Sự đáng sợ của tư tưởng không chỉ nằm trong việc làm sai lệch nhận thức, mà còn có thể dẫn đến sự chìm nhận thức, nhưng những thứ để giải quyết vấn đề trong tân lý đều là những hậu quả cho việc khác. Dùng quá nhiều lucid thì sẽ dẫn đến việc ảo giác, tương tự như chơi game quá lâu. Dùng quá nhiều thôi miên sẽ dẫn đến longdream, khiến người ta cạn kiệt sức lực, thậm chí là suicidal. Dùng quá nhiều phân tâm sẽ dẫn đến thảm cỏ,…. Và đáng sợ hơn cho nó là âm nhạc và ánh sáng. Khi được học về ánh sáng đỏ để đưa tâm trí người điên vào trạng thái bình ổn và âm thanh giúp thay đổi phản xạ cơ thể làm cho những người này bị ám ảnh cực độ bởi ánh sáng và âm thanh, chỉ cần lệch đi một tẹo về cường độ sáng, dải tần âm cũng có thể làm tâm trạng họ thay đổi.

Và điều đáng sợ nhất khi làm ngành này là khi gặp phụ nữ đẹp họ không nhìn ngực trước mà nhìn vào mắt để soi xét

Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn dỗi 1

Bàn về buồn tôi có cả tỉ ngôn ngữ để miêu tả. Từ nông đến sâu, từ thơ đến nhạc. Ai đọc nhiều thứ tôi viết từ lâu thì có vài kẻ đã bỏ theo dõi, cũng có vài người chìm đắm trong nỗi buồn vẩn vơ đó, nhưng điều tệ hại nhất, một hệ quả kéo theo mà thật lòng tôi không muốn, là nhiều khi họ quá hình tượng hóa nỗi buồn. Đến mức học theo và coi nó là sự thượng đẳng mù quáng.

Tôi chuyển tus của tôi từ công khai sang bạn bè, từ bạn bè sang hạn chế, tôi không thích trả lời comment của mọi người, tôi đăng vào lúc nửa đêm và ẩn đi lúc nào đó, không phải vì không muốn một danh lợi phù dung dù có thật đôi lần tôi nghĩ tới tận đâu đâu nào đó, mà để hạn chế những người quá chìm đắm vào sự buồn mà vài dòng vớ vẩn trên mạng tạo ra. Một cách nào đó, tôi coi nỗi buồn là điều hủy diệt tâm hồn, hoặc có chăng, họ bám víu vào sự buồn đó để chẳng phát triển nữa, có thể họ phát triển theo kiểu buồn, buồn hơn, nhưng điều đó đương nhiên chẳng đáng lợi gì.

Thật ra tôi không quá cưng chiều nỗi buồn đến thế, anh Khoa bảo tôi không nên buồn nữa, anh Quang đi cùng lòng tôi, Ai Đó bảo tôi hãy vui, C nhắn nhủ đừng dại dột. Nhưng mà thực sự tôi không quá cưng chiều nỗi buồn đến vậy, hay chăng, một cách nào đấy, tôi có thể kiểm soát được nó, không dễ như hít thở cũng không khó như hít thở, tôi buồn khi nào tôi muốn, tôi vui khi nào tôi muốn, vậy thôi.

Định kiến đưa những con người vào sự tận cùng của cõi tắc, một kẻ lông bông không chắc 10 năm sau họ vẫn vậy, một kẻ xa hoa không chắc họ sống vui, một người đa tình không có nghĩa họ sẽ ngoại tình. Nhưng định kiến chùm lên họ những sự phán xét không trung thực, để họ bị cô lập, đáng thương và trơ trọi lại trong sự tắc của chính mình và do chính những người gần họ tạo ra. Sự thật là một người mẹ chẳng bao giờ tin con gái làm được thứ to lớn như phim hoặc truyện, một người bố chẳng thể nói được câu ” Tôi biết nó có thể làm được mà” với con trai mình, kể cả một kẻ vỗ ngực tự hào, rằng tôi ổn, có chăng là người vui. Đời sống là một nơi phức tạp, nhưng càng phức tạp hơn khi chính con người sinh ra những định nghĩa lằng nhằng để trói buộc nhau. Làm sự khuân khổ luôn hiện diện trước mắt, như có con voi ở trong phòng, ngay trước mắt, nhưng họ bỏ qua, cho rằng đó là sự trưởng thành.

Đời sống kim tiền đưa con người đến những bến bờ giác ngộ mới, nhưng cũng làm dân tri thức ngu đi vài phần, xướng ca vô loài là câu để chỉ trích những người nghệ sĩ, mà nay họ đã màu nhiệm nó và dùng từ kol, vô tình chung dẫn đến sự chủ quan của cả 2 bên. Một bên fan, sự đè lên đầu quá đáng của người họ mến mộ, đến mức bao biện tất cả mọi thứ một cách ngu dốt, hoặc mất hoàn toàn hình tượng về main của mình. Một bên chủ thể, luôm tưởng như mình chạm đến một mốc mơ hồ nào đó và tự vỗ ngực tự hào, nhưng chẳng bao giờ nhận ra rằng, họ không tạo ra một giá trị thặng dư nào cả. ” Hãy Tha Thứ ” Phật nói vừa đủ, không thừa cũng chẳng thiếu, sự sinh và điều diệt đều phải diễn ra trong đời sống, Đạo luôn ở đó, con người không tạo ra, con người chỉ tìm ra nó.

Bác Triều, một nghệ nhân lui về ở ẩn, từng nói tôi nghe, niềm vui và nỗi buồn tự nó đến với chúng ta, con người chỉ đi tìm thú vui chứ chẳng thể làm chủ được niềm vui. Sống đến giờ thì tôi nghĩ quả là vậy. Khi nhân gieo, tất sẽ phải phát, khi đã phát hiển nhiên là phải diệt. Không một ai thoát được luân hồi. Vậy nên hãy tha thứ, vì suy cho cùng, chúng ta chẳng thể làm gì được ngoài việc tha thứ.

Vậy nên một ngày mưa giăng mắt buồn, hãy tha thứ cho mưa, vậy nên một ngày nắng chen lòng ấm, hãy tha thứ cho nắng, vậy nên một ngày trời rộng thênh thang, hãy tha thứ cho trời, vậy nên một ngày biển động miên man, hãy tha thứ cho biển.

Vì suy cho cùng, chúng ta chẳng có thể làm được gì ngoài sự tha thứ và lòng bao dung.

Chúng ta có thể tức giận với những thứ chưa vừa ý, sự tha thứ chỉ chuyển từ tha thứ cho điều đáng tức giận thành tha thứ cho sự tức giận, chúng ta có thể vui với những thứ nực cười êm dịu, nhưng ngay lúc đó, hãy tha thứ cho niềm vui, vì chúng ta không thể tha thứ cho niềm vui thì sự tha thứ sẽ chuyển sang thời gian. Chẳng cách nào thoát được.

Sự bàng quang không phải một điều đáng hoan nghênh, hãy hoan nghênh sự minh triết.

Bàn sơ sơ về vụ anh Musk

Nay có bàn tán nhiều vệ vụ ông tỉ phú múc mất vợ ông tỉ phú, lại thấy rục rịch mấy bạn single mom hay mấy bé treo ảnh rách trong phòng than thở bỉ ôi rằng thằng đéo nào cũng giống nhau. Đọc rất bẩn. Hỡi ôi, thân già vốn chẳng quan tâm thế sự, vốn muốn xa mấy chuyện tầm phào mà người có học một tí đều nhìn qua là biết chứ không cần đến mấy sâu mọt nằm gầm giường moi ra mới rõ. Nhưng tiện lúc rảnh rang, ngó mây ngắm trời, biên nhanh nhanh vài dòng bỗ bã.

Trước tôi cũng có nói nhiều rồi. Là ông nào có tài, có học, có tầm cũng đều sẽ ngoại tình. Thế mà không hiểu sao dân tình vẫn lạ khi thấy mấy chuyện tầm phào thế này lên báo.

Ở việc này có 2 việc các cô hay mang ra khè đểu, nhân nghĩa nhau rằng. 1 là đàn ông thằng nào chẳng giống nhau và 2 là đếu gì sếp Musk vừa giàu vừa nổi tiếng vừa có học mà toàn hốc gái già, qua mấy đời chồng.

Về việc 1 thì xin phép được biên qua qua vì fri tôi cũng toàn dân trí huệ. Chẳng cần nói làm gì nhiều họ cũng hiểu.

Các cụ câu rằng ” Mây tầng nào thì gió tầng đấy ” nên khi mở mồm thốt rằng thằng nào cũng giống nhau xin hãy tự xem lại xem tư duy của mom thế nào mà toàn mời gọi mấy thằng ất ơ đến hưởng.

Đợt tuần trước tôi có ngồi trong bar với mấy người bạn, nói chuyện sơ sơ mà nên gọi là tám dóc với 1 bé ngồi cạnh, hỏi ra mới biết bé còn 2 đứa con ở nhà, và tôi hỏi em đang làm con mẹ gì giữa bar vào lúc 4h sáng ngày thứ 3 trong tuần. Hãy về đi, hãy về chăm sóc cho con của em đi trước khi nó giật đồ của anh vào 10 năm sau. Đồng ý em có thể là một hotgirl ăn chơi hoặc là một người mẹ tốt nhưng em đéo thể làm cả 2 việc cùng lúc được. Đồng ý là em có thể nuôi con và đéo cần đàn ông như việc em có thể lái xe bằng chân nếu em muốn nhưng mà nó đéo phải ý kiến hay. Chỉ cần nhìn em hiện tại là anh biết thể loại nào sẽ hưởng em và cũng không cần bấm tay anh cũng chắc chắn con của em sẽ vô tù. Về trước khi con của em phải học lại 2 năm lớp 1, khi nó tính 4+4 bằng kẹo me và check in trên băng truyền máy bay. Rồi một lúc sau cũng thấy em ấy ra về thật. Nghe bảo sau này không đến nữa

Vậy nên suy ngược lại, con gái đừng dễ tin mấy lời của mấy thằng ất ơ nói.

Tình bạn là thứ sinh ra để kiếm tiền và Tình yêu là thứ sinh ra để không mất tiền.

Nếu có thì hãy để một ông có học hưởng chứ đừng banh chân cho 1 ông có tình cảm. Vì khi mấy thằng có học hưởng ít nhất nó sẽ biết cách để tránh trách nhiệm hoặc ít hậu quả sảy ra nhất, còn nếu em may mắn thì có thể sẽ hưởng được tiền nó kiếm ra chứ em phải có học mới hưởng được nó.

Còn về việc 2 thì sâu hơn. Nhưng xin tóm gọn lại cho anh em Đông Lào ít đọc là thế này.

Trong tâm lý co một định nghĩa là sapiosexual, dễ hiểu là trí tuệ là một dạng tình dục. Không khó để tìm kiếm các ví dụ cho dạng này. Đơn cử như ông thần nổi tiếng nhất. Tào Tháo

– Chỉ có vợ của kẻ thù làm ta hứng thú

Dĩ nhiên một người đàn ông có học rất khó để nói chuyện với bọn trẻ trâu với vẩn. Khi bạn đang say mê nói về Văn học, Thần học, Thiên văn thì đầu óc bà chỉ nghỉ về trà sữa và tóp tóp, thổ ra những câu như à, ờ, thế ư, kì thật thì thằng bỏ mẹ nào cũng cụt hứng dù em có đẹp thế nào đi nữa. Hay khi ông đang suy nghĩ về cách thay đổi thế cục bà đến hỏi em biến thành cục cứt anh còn yêu em không thì dĩ nhiên câu trả lời thật luôn là đéo.

Đàn ông giàu cặp với hoa hậu không phải vì họ đẹp mà vì họ muốn lấy cái tiếng là cặp với hoa hậu – hai vấn đề này phải rõ ràng.

Còn các em hotgirl thì ai để ý sẽ thấy 10 con mẹ đến 8 con single mom và 1 con mẹ nữa chưa nhận ra chồng lăng nhăng và 1 người sẽ vươn đến tầng lớp cao hơn do họ có học hơn hoặc họ cho ông có học hưởng. Thế thôi, dĩ nhiên, bạn có thể nói con gái cũng có thể kinh bang tế thế, con gái cũng có thể chém cá kình, con gái cũng có thể đạp sóng dữ, nhưng mà những người con gái đó như vợ của kẻ thù vậy. Nhìn thì thích nhưng đéo có được.