Cầu hôn

Cây cổ thụ già thả chiều bay lững lờ ngoài sân, nắng đỏ ửng nằm mơ quanh khung cửa, một giấc mơ hồng rực màu bình yên. Đêm qua em tôi về muộn, sơ mi sắn tay, tóc tai bết chặt, chiếc băng trắng giữa trán làm kì cục thêm cái mặt đen ngỏm màu cơm quá lửa của nó, xe chưa kịp dừng ngoài cửa, chân chống quyệt xuống đất kêu quạch một tiếng rõ rệt, nó đứng ngoài cửa hét to.

– Anh Tú ơi, đi uống rượu. Em cầu hôn cô ấy rồi

Nó hét to giữa đêm, chó hai bên chạy ra quanh, nô nức sủa, tiếng chó, tiếng mèo, tiếng nó hát, làm con phố đang im lìm bỗng dưng rạo rực, đèn đường soi nghiêng nghiêng hằn bóng nó vào mặt đường, tôi tắt nhạc, khoác áo, đi ra, hít một hơi dài mùi đêm lạnh, loạch quạch mở cổng, nó vẫn hát, chó vẫn sủa.

– Cô nào, vào đây uống trà đã, trà tao mới pha. Bỏ đi tiếc lắm

Tôi hỏi, thấy mặt nó mừng rõ, không hát nữa, nó chuyển sang huýt sáo lụi hụi dắt xe vào sân nhà, rồi đi theo tôi về phòng.

– Anh vẫn uống trà đêm sao, nói anh nghe nè anh Tú, em mới cầu hôn một cô xong, anh có tin vào tình yêu không, cô ấy đồng ý rồi, sáng mai em dắt về quê cho biết xóm biết giềng, đông về cưới luôn, anh nhớ qua nha, hôm đó anh em mình phải say bét nhè.

– Tao không ngủ được nên tao dậy pha trà, cầu hôn ai, mày cứ bình tĩnh, ngồi nói tao nghe.

– Con bé nấu cơm ở công trường, nói anh nghe nè anh Tú, em mới nó mới biết nhau 1 tháng thôi, đợt làm công trường ở Hải Dương, đợt đó nó trễ xe, tần ngần đứng trước cửa công trường, em hỏi sao, nó bảo không kịp gửi tiền về cho má ở quê, chăm ba đứa em ăn học, em hỏi sao không gửi qua ngân hàng cho lẹ, nó bảo nó không biết chữ, không làm được thẻ ngân hàng, anh thấy lạ ghê không, đến bây giờ vẫn còn người không biết chữ đó anh Tú, em hỏi nó sao, nó bảo nó nghèo, phụ má chăm em. Nên không được học chữ, nó thích đến trường lắm nhưng quá tuổi rồi.

Tôi đổ nước ấm quanh ấm trà và lật thêm một cái ly lên, ngồi đăm đăm nghe nó kể chuyện. Một đứa không có gì đang kể về một đứa còn nghèo hơn nó cái chữ, tôi cười nhẹ, rót nửa đầy 2 ly, hơi trà bay nhẹ, mùi thoang thoảng hương hoa cúc.

– Xong em hỏi nó có muốn học chữ không, em chỉ cho, rồi nó giật mình, nó bảo chưa ai muốn chỉ chữ cho nó cả, xong em cũng giật mình, con chữ mà mọi người khó khăn thế ư. Rồi em hướng dẫn nó đọc, nó viết, nghe nè anh Tú, nó cười xinh lắm, dạo nó viết được tên nó, nó cười nguyên một ngày trời, em vừa làm vừa ngắm nó nguyên 1 ngày trời.

Em tôi uống một hơi, hết nửa cốc trà, tôi rót thêm, với cái gạt tàn, mở bao thăng long, đưa nó một điếu, tôi lấy một điếu, chó đã ngưng sủa, phố phường rộn lòng nhiệt thành của nó và sự tò mò của tôi về cái sự lạ lùng của đôi này.

– Nó xinh lắm à nha, nó kể là trước nhiều anh tán tỉnh nó lắm, cứ nhắn tin dài rặc, có anh gửi cả thư, em cười lắm, haha, mấy ông đó gửi thư cho một nhỏ không biết chữ, lúc đó em nghe cười to lắm, rồi mặt nó đỏ ửng, em mới biết em sai, em cúi mặt thẹn, nhưng nó còn cúi mặt sâu hơn em, em xin lỗi, nó không nói gì, nó khóc, em chưa bao giờ thấy con gái khóc nha anh Tú, năm ông kia chết, mà mẹ em còn không khóc, mẹ bảo cái lão ấy cuối cùng cũng chết. Em luýnh quýnh, không biết làm gì, rồi em chạy ra ngoài, mua vội 2 que kem, nghe nói con gái ăn là hết buồn đó anh Tú, rồi về đưa nó xin lỗi, nhưng lúc về em thấy nó đi đâu mất tiêu, hôm sau mặt nó buồn so, thương lắm.

Em tôi vừa nói dứt, hít một hơi, khói thuốc quanh quẩn bên lỗ thoáng, trăng dòm khe cửa sổ.

– Em không cố ý đâu anh Tú, lòng tự trọng nó thật cao, một tuần sau nó không nói gì em nghe, trước đấy nó kể đủ thứ cho em, nó không biết bố nó là ai, nó không biết đi xe, nó nhịn ăn bữa tối, nó kể em tuốt, thế mà một tuần nó không thèm ngó em, em bứt rứt mãi, em đấm luôn ông giám sát, tại ông chửi em chểnh mảng, đang đánh hăng nó chạy vào ôm em, rồi nó mắng, em càng bực, đẩy nó ra, em đấm ông giám sát chảy máu mũi luôn anh Tú. Nó ôm mặt khóc, chạy ra ngoài, em chạy theo, một đoạn rồi ôm lấy nó. Nó bảo nó xin lỗi, em ngẩn ngơ, rồi nó chạm vào trán em, trán em xưng cục to, em giật nảy, đau quá đó anh Tú

Vừa nói, nó vừa chạm vào băng trán, rồi tự nó xuýt xoa, không hiểu sao tôi lại cười, khói thuốc vẫn bay nhẹ giữa anh em tôi. Ân cần như người anh cả, tôi hỏi nó còn đau không, đầu nó lắc lắc rồi kể tiếp, băng trắng đung đưa quanh nồi cơm cháy làm tôi càng buồn cười.

– Nó dẫn em vô phòng nó, một nùi đồ y tế luôn, nó băng lại, vẫn mắng em trẻ con, em bảo tại nó, tay nó nhẹ, làm em giật mình, tay con gái gì mà lạnh dữ. Rồi nó hỏi em thích nó không, em bảo thích, nó quay mặt, em kéo vai, vòng thép em hàn 3 hôm trước trong túi quần, lạ lắm nha, tự dưng em thấy cộm cộm, sờ vào trong túi thấy vòng thép, em bảo nó có về với em không, nó không nói gì, vẫn quay mặt vô tường, em tần ngần định ra, rồi nó gọi vọng ra bảo có. Anh thấy lạ không, lúc hỏi thì nó không nói, rồi em bảo nó mai cùng về, nó gật đầu, rồi em thích quá chạy từ Đồng Văn lên anh luôn anh Tú, em khoe anh đầu tiên, anh thấy lạ không, anh tin vào tình yêu không anh Tú.

Tôi cười, nó cười, tôi bảo nó là tôi tin tôi sắp mất thêm đứa em, nó bảo em cầm rượu lên thăm anh mỗi tuần, tôi bảo tôi xin, anh em tôi cười lớn.

Cáo lão cha xưa nhớ những ngày,

Ngựa xe rong ruổi mé sông này.

Thuyền tiên lướt sóng in rồng đấu,

Tàn quý chen mây ngỡ hạc bay.

Từ độ áo xiêm không thấy nữa,

Hai bờ cây cỏ xiết sầu thay!

Trăm năm bao việc thương tâm nhỉ,

Nay chốn Trường An khác những ngày!

Tù tội

Trời dựng thẳng đứng để bóng của nó in tròn quanh cổng nhà tôi gần một tiếng trời, nhưng nó không vào. Tiết trời Đại Thử tháng 7, 5 giờ chiều vẫn còn nắng gắt, mồ hôi ám ướt vai áo mọi người, vẻ mệt mỏi hiện rõ hằn lên cái ngõ chợ đã nghèo nay còn cảm giác càng nghèo hơn, trời đổ lửa lên da mọi người.

Nó chờ ngay đầu ngõ, chỗ đối diện nhìn sang hướng đèn đỏ, áo ba lỗ bóng rổ, in hình chúa, tay đầy xẹo, đút túi quần, mồm ngậm điếu thăng long, tựa vào cái biển tên đường mà hút, mắt ngó láo lác làm mọi người biết nó là một thằng du thủ du thực. Cũng chẳng lạ, người trên phố gọi đây là xóm liều, ngày nào cũng có đôi ba thằng du côn quanh quẩn quanh cái xó chợ này nên chẳng ai thèm để ý, người lớn dặn nhau nếu gặp cứ ngoảnh mặt làm ngơ đi thì hơn. Bọn trẻ con trong xóm thấy bọn nó sẽ tưởng tượng vô vàn điều về cái đời thằng mà bố mẹ nó thường chỉ tay mắng, dọa rằng” Nếu mày không học thì sau này sẽ giống thằng nó” . Còn bọn nó thì kệ, một mạng người với bọn nó cũng chỉ bằng vài nhát dao thì có còn thèm quan tâm gì. Bọn nó làm mọi thứ từ dẫn gái, buôn cần, bao banh đến ôm bạc chỉ để đổi lấy nửa ngày say sỉn, hoặc một đêm bực tức ở chốn đỏ đen thì có còn thèm quan tâm gì

Tôi đi làm về, hơn 9 tiếng ở công ty làm tôi mệt mỏi, đang dừng đèn đỏ, thấy mặt nó làm tôi càng lo hơn. Hiếm khi tôi với nó gặp nhau giờ này, cũng hiếm khi nó đứng chờ mà không vào nhà tôi như vậy. Nay nó chạy ra, băng qua làn xe lao vun vút, nháy nháy tôi. Tôi thấy nó, ngầm hiểu nó đang trốn nợ hay gì đó, đây không phải lần đầu chúng tôi gặp nhau bất thường như thế. Nó kém tôi 3 tuổi, nhưng tôi với nó đã cùng đánh nhau nhiều hồi còn ở quê. Trước tôi với nó học chung một trường, chơi chung một nhóm, lớn lên cùng một xóm, mẹ nó coi tôi như con. Lớn lên nó vẫn lông bông thế, mẹ nó chửi, mẹ nó đánh, mẹ nó nhắn tôi bảo nó, tôi chẳng bảo được, chẳng có cách nào nữa thì mẹ nó đem tôi ra chửi nó, nó vẫn kệ, hôm gặp tôi nó bảo, thà mẹ nó so nó với tôi còn hơn so nó với thằng khác nó ghét, lúc đó tôi nghe mà bật cười bảo thằng này hỏng.

Tay nó chỉ hướng quán cafe, hiểu ý tôi rẽ ngang, vừa qua đèn đỏ, tôi chạy thẳng về quán cafe cách đấy khoảng 2 cây. Lao giữa hàng cây bàng già đường Trần Đại Nghĩa. Vừa đến quán thấy bà già đang ngồi hút thuốc lào, ông già đọc báo, nghiếc mắt nhìn tôi rồi quay lại chẳng nói gì.

Tôi đi thẳng lên tầng 2, tìm gói cần dưới chân chiếc tượng đồng hình Oscar nặng chịch, bên trong đổ đồng đặc nhưng dưới chân rỗng một lỗ khoảng 5 phân, tôi giấu dưới đó một gói nhỏ khoảng 10gram và 1 tệp ocb trong quyển kinh thánh, rồi bước ra trước cửa sổ, ngó ra ngoài, cuốn xong điếu thì thấy nó đến dưới, rẽ sang ngồi quán trà đá tầm 10 phút, ngó quanh quanh mấy hồi rồi đứng dậy. Chạy thẳng vào quán cafe, nhanh như sóc, phi thẳng lên chỗ tôi. Ông già ngồi đọc báo trước cửa quán, chỉ kịp nháy mắt, ngó xem ai rồi cũng chẳng nói gì, ông đã quá quen với mấy người kì lạ mà tôi dẫn đến thế nên có thêm 1 điều kì lạ nữa thì cũng chỉ là thêm một thằng dở hơi nào đó đến tìm tôi, ông nghĩ vậy.

Tôi để điếu cần lại cho nó, xuống dưới quán lấy chai Jack Daniels cùng 2 ly rock, lần nào cũng vậy. Đủ mọi thứ mới có thể nói chuyện, có lẽ những kẻ bất cần như tôi và nó, những kẻ bất cần như chúng ta luôn phải tôn thờ một nguyên tắc nào đó, như cách thức để giữ lại chút người trong mỗi người. Tôi ngồi trước mặt nó, mắt mân mê cây bàng già, nó nói trước

– Bao lâu nữa anh về quê anh Tú

– Tao không biết, chắc chục ngày nữa, mày làm sao. Lại dính vụ gì

Nó nghĩ một lúc, không nói, nó uống hết nửa cốc rượu vừa rót, rượu mạnh, mà nó uống hết nửa. Chắc để bình tĩnh, chắc để đủ can đảm để nói, tôi nhận ra sự nghiêm trọng trong mắt nó cùng sự nghiêm túc của câu chuyện, tôi bỏ lại cây bàng, tập trung quay vào. Nó rút trong cạp quần ra cái bọc giấy báo, một sấp tiền 500 nghìn. Rồi ngó ra cửa, như một bản năng tự nhiên của kẻ giấu diếm của ăn cắp, hoặc thứ quan trọng. Bên trong có gần 300 triệu.

– Chắc em sắp phải đi, thấy mấy ông bảo 7 quyển, anh cầm giúp em, mỗi tháng chuyển về cho mẹ em khoảng 7-8tr nhé, nếu có công việc gì thì anh chuyển nhiều hơn cũng được.

Tôi ngạc nhiên, gió nóng thổi bốc mùi khô hanh vào căn phòng tầng 2 còm cõi chục mét vuông, mồ hôi chảy mạnh, cây bàng già lắc lư như sắp đổ, rễ cây, cành lá, đung đưa chống chọi cho mọi sự thật sắp đến. Tôi không biết nói gì trong hoàn cảnh này nữa, thấy mặt nó tái mét, không khí nặng chịch. Cơn gió nóng đi qua, mùi rượu mạnh bốc lên. Giữ con người ở lại, đứng vững với sự thật.

– Thằng Trọc, qua nó bị bắt đang cầm 3kg, nó khai hết rồi, thằng Đen, thằng Bảy đi rồi anh à, chắc mai bọn nó đến đón em

Nó vừa nói. Vừa rơm rớm nước mắt, dặn tôi mai có thêm 1 thằng đưa tôi cái hộp gỗ, trong có 500tr nữa cho tôi, nó không dám cầm đi hết một lần.

– Đêm qua, nó vừa bị bắt, em tìm thằng bán, đòi khai, thế là nó đưa em một cục. Sáng nay em gọi cho bà già, bảo em đi xuất khẩu lao động rồi gửi tiền về cho anh để anh chuyển cho bà, bà già em mừng lắm. Thế cũng tốt đúng không anh Tú. Vào đấy em sẽ khai em mồ côi. Thế là chẳng ai biết

– Tao đã chửi mày bao nhiêu lần rồi, làm ăn đàng hoàng đi, mày vẫn đéo nghe tao

Tôi cáu lên, thằng đàn ông sẽ làm gì trong hoàn cảnh này, ngoài sự hối lỗi và bực tức đây, tôi tự hỏi, rồi chúng ta có đủ bình tĩnh trong truyện như thế này

– Không có học thì làm gì nuôi được bà già với thằng Hến, nó còn nhỏ. Bà già em già rồi. Đợt này ra còn thừa 1 ít thì hứa với anh em sẽ không thế nữa.

– Mày đi mà hứa với mẹ mày ấy, mày tưởng mày không nói bọn nó không tìm ra à, bà mà biết thì tao biết làm sao.

– Ở đây có mỗi anh biết em, còn bọn nó có biết đâu, giấy tờ hôm qua em vứt hết rồi, bọn nó không tìm ra đâu. Nhất định em không khai.

– Thế mày lớn bằng gì

– Em bảo em lang thang

– Sao mày không trốn

– Trốn đến bao giờ anh, em làm ra thì em phải chịu thôi, anh em mình đều biết trước kết quả mà, thà để em chịu còn hơn là chui lủi, rồi về làm ăn đàng hoàng thì hơn, nếu cải tạo tốt thì chỉ cần 3-4 năm thôi anh à, lúc đó anh em mình ra uống rượu tiếp. Em thuê ông già ăn xin làm người bảo hộ rồi, cũng chẳng ai biết ông ấy là ai.

Nói xong nó khóc, đây là lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, trước đánh nhau, nó rách gân tay, vào viện mẹ nó khóc cả đêm, tôi canh nó cả đêm. Thế mà lúc nó tỉnh, câu đầu tiên nó hỏi là mẹ nó có biết không, tôi bảo có, nó hỏi bà đâu, rồi rút dây truyền định trốn. Tôi can mãi, nó mới chịu nằm yên, nhưng nhất định nó không cho mẹ nó vào thăm, tôi hỏi sao, nó bảo nó sợ bà buồn. Đấy, thằng con trai vốn thế đấy, nó cục cằn sẵn, nhưng nó sợ làm mẹ nó buồn, nhưng đâu có người đàn ông nào dậy nó cách làm người đàn ông, bố nó bỏ đi biệt xứ, bảo mẹ nó đi đãi vàng tận Lào, mẹ nó kể ông bảo ‘Chẳng nhẽ cứ nghèo mãi” rồi bỏ đi, biệt xứ. Nó chờ ông đến hơn 10 năm, đúng 1 dịp nhắc lại, nó bảo chắc ông chết mẹ rồi, thì có ai dậy nó cách làm thằng đàn ông, nhưng mà thế nào đi nữa, thằng con trai vẫn là con của mẹ, tôi hiểu nhưng vẫn phải nói. Tôi bảo nó mẹ mày có vui vì mày bao giờ đâu, nó chẳng thèm nói gì nữa.

Nhưng lần này thật quá lắm rồi, tù tội là chốn cuối mà mấy thằng choai choai có thể tưởng tượng ra. Lấy số lấy le, hay là cái vực sâu, hoặc cái bầu trời đây, giờ lớn hơn, nghĩ lại thì tôi mới hiểu câu DSK viết

– Không chỉ bầu trời mà vực sâu cũng vô giới hạn

Kẻ thù

Ngồi bên gã trai này tôi thấy tôi còn sướng chán, gã gục trán bên đôi lòng bàn tay, mắt nhìn tròng trọc xuống đất, miệng há hốc, hớp hớp như con người vừa lúc treo cổ, đang cố giằng xé giữa sống và chết nhưng không còn kịp, cũng không có sự lựa chọn nào cho gã nữa.

Gân chân, gân tay gã nổi lên hàng cục, y như tóc gã, chổng thẳng lên trời, như là trong người gã có một luồng điện mạnh chạy qua tim, qua phổi, đến chân, rồi tay và chọc thẳng vào não lão, buộc nó phải tìm cách thoát ra qua từng lỗ chân lông và tóc. Nếu không, gã sẽ phóng điện hiện như một trạm biến áp giữa mưa, sẵn sàng làm đau bất cứ người nào đến gần.

Gã cứ vậy, ngồi vậy gần 3 tiếng rồi, có đôi lần tôi sợ gã đã chết đi vì dòng điện quá lớn trong đầu lão, nhưng mỗi khi tôi định lay gã, thì thấy miệng gã vẫn đang lẩm bẩm, nghe như tiếng rì rầm giữa đêm của mấy kẻ cả đời chỉ biết đến tiểu sảo, trả thù và làm đau người khác. Thành ra, tôi sợ, tôi sợ tôi phải động vào gã. Hiện tại, gã y hệt như kẻ bước ra từ trong truyện ông nội tôi kể. Một người đi rừng núi từ bé.

– Ngày xưa, khi người thợ săn đi săn, một là săn cả hổ con với hổi mẹ, 2 là tốt nhất đừng động vào. Tuyệt đối không được giết con của hổ cái mới đẻ, vì nó sẽ đi theo, tìm mọi cách để trả thù người đã giết con nó.

Đó, gã hiện nay như thế đó, gã cứ như con hổ mẹ, vừa sinh đôi, bị ông thợ săn tàn nhẫn nào đó lấy đi đôi vầng sinh mệnh gã đã đau đớn mà nặn thành ngay trong vòng tay gã, ngay trước mặt gã, trước móng vuốt gã, mà vì cách nào đó mà gã không thể làm gì.

Trong đầu gã, tôi đột nhiên tưởng tượng ra giây phút đó, gã gầm gừ, gã cố giơ tay lên, gã cố sức mà khoe đôi móng vuốt vô lực, gã đã từng tự hào thế nào, để bảo vệ đứa hai con của gã, gã nhìn ông thợ săn, đôi mắt gằn chặt, cố để không chớp xuống, tia máu chực chờ bắn ra, dọa chết ông thợ săn đó,

Còn ông thợ săn vẫn thu lu với chiến lợi phẩm mình có được, ông thợ săn đứng lên, ngồi xuống, đang phân vân nghĩ nên nuôi đôi con hổ con này như mèo hay là sẽ bán nó cho một phú ông khác, gã thợ săn ung dung, đôi mắt, đôi tay, chẳng gì để ý đến con hổ mẹ, ông không thèm để ý, không thèm để ý cái con vật vô lực chờ chết đó, ông coi cái gầm gừ cuối cùng của con hổ mẹ là một cách gầm gừ bản năng, ông nghĩ vậy, con vật nào, trước khi chết, đều phải gầm gừ và giãy dụa, ông nghĩ vậy. Thế là ông ung dung ôm hai con hổ con bỏ đi, bỏ mặc con hổ mẹ nằm đó, gầm gừ, chờ chết.

Tôi chợt nghĩ như vậy, chắc tôi nghĩ gã cũng không khác con hổ mẹ trên là mấy, gã tràn đầy hận thù. Rồi đột nhiên, gã bảo tôi, Tối qua gã mộng du, nửa đêm gã thức giấc, ôm lấy đầu và trán, xóc lên và đập bồm bộp như cái điều khiển hết pin, nhưng đầu gã vẫn đau nhức không thôi. Một nỗi đau không thể giải thoát, không thể thấy lối thoát, và gã tìm cách, tìm mọi cách thoát ra, trả thù cái kẻ thợ săn tinh ranh đã chuốc thuốc mê gã, lấy đi những đứa con ngây thơ của gã, của cái con hổ cái tinh ranh nhất khu rừng này nhưng không được. Rồi gã bảo tôi về nhà gã, nỗi sợ vẫn bao kín trong tôi như cách từng mảng rêu bao kín ngôi nhà qua mùa mưa, trời chưa kịp nắng. Nhưng con người vốn là vậy, họ sợ, nhưng họ vẫn muốn tìm vào nỗi sợ, như một cách bản năng. Tôi theo gã về nhà.

Nhà gã không xa lắm nơi này, tôi dảo bước theo sau gã và một lần nữa tôi được nhìn rõ gã, mà từ khi nghe hắn nói, thì đây là lần đầu tiên tôi được nhìn hắn một cách trọn vẹn, đúng hơn là thoát hẳn ra câu chuyện của gã một cách trọn vẹn. Cao khoảng mét 7, ăn mặc gọn gàng, kín đáo. Cách hắn đi thẳng đứng, chỉ chiếc đầu nghiêng nghiêng ra trước đủ để tôi biết hắn là một người nghiêm nghị thế nào, tay hắn để gọn chiếc quần âu, sơ vin cùng sơ mi xanh và áo vest dĩ nhiên là tóc vẫn dựng ngược, Tú Chi kể về hắn cho tôi ngày hôm qua, cô ấy kể về kẻ đi tìm kẻ thù của mình, và làm mọi thứ để trả thù, chắc một dạng đa nhân cách, tôi nghĩ vậy, nhưng đột nhiên gần đây hắn kể là kẻ thù hắn đã chết. Một cách nào đó, hắn đã chết, kẻ thù của hắn, và hắn thấy vui, nhưng hắn không sao ngủ được, không sao ngủ ngon được khi hắn không còn ai mà gã căm ghét nữa, điều đó đối với hắn là thật tệ.

Đúng 415 bước, từ quán trà đá về đến nhà hắn, tôi thậm chí còn không muốn nghĩ về cuộc trò chuyện tiếp theo, trước đó đã quá đủ cho tôi biết hắn trạng thái của hắn, nhưng một phần nào đó trong tôi lại tò mò về những gì hắn nói tiếp theo. Bước vào trong nhà, mọi thứ ngăn nắp, đúng như tôi dự đoán, tôi dơ hai tay, định mời hắn ngồi, nhưng tôi nhớ ra đây là nhà hắn. Vậy là hắn dơ hai tay và mời tôi ngồi. Tôi chầm chậm bước về chiếc sofa cùng hướng cửa sổ, mới cóng, thậm chí còn không có một vệt sờn của lông. Hắn vào trong phòng bếp, rồi gọi vọng ra.

-Cậu uống trà hay nước hay rượu

-Trà và thêm một ít đường, nếu có, cảm ơn anh

Mười năm phút sau, hai cốc trà ấm, và một lát chanh vàng mỏng nằm gọn trong cốc Whiskey, tôi uống một ngụm nhỏ, trà pha vừa đủ, không quá ngọt, không quá nóng, đúng vậy, với một người ngăn nắp, nề nếp như vậy thì dĩ nhiên anh ta phải pha một tách trà thế này chứ. Tôi sẽ không quá lạ khi có thể thấy cân tiểu ly trong phòng bếp gã. Rồi nhẹ nhàng đặt chiếc ly xuống, mặt trời chạy dài qua thềm nhà, vân vê mặt kính chiếc bàn gỗ và thả mình dài bên những sách self help thường thấy. Tôi bắt chuyện trước.

– Một ngày thật đẹp phải không. Hôm nay tôi định dành trọn thời gian mình ở quán nước và ngồi nói chuyện với những ông già hóm hỉnh. Anh đã từng thử nói chuyện với những người già ngồi ở quán nước chưa. Họ vui tính lắm, và cũng sâu sắc nữa. Đã có lúc tôi từng nghĩ tôi là học trò của 1 ông già ở đó, ngồi nghe thuyết giảng về tâm lý. Ông già đó kể trọn vẹn ý nghĩa của Sigmund Freud trong chưa đầy 1000 chữ mà thậm chí ông ấy còn không biết trên đời có thứ gọi là trường phái phâm tâm đó. Đó, anh thấy lạ không. Cả một chuyên đề đại học mà 1 người già ở quán nước có thể tóm gọn lại trong chưa đầy 1000 chữ.

– Thật vậy sao, thú thật tôi chưa từng để ý đến họ, tôi thích ngồi cafe hơn, có lẽ vì công việc, có lẽ tôi muốn tập trung hơn cũng có thể là yên tĩnh hơn.

– Vâng, không nhiều người thích những chỗ thô tục như trà đá vậy. Và dĩ nhiên nhiều điều họ nói cũng không hẳn đúng. Nhưng với người làm về vấn đề nhận thức như chúng tôi thì được trò chuyện với mọi người đã là một niềm vui lớn lắm.

Tôi nhỏm người dậy và quan sát tủ sách theo thói quen. Một tủ sách có thể nói rất nhiều về một người, tủ sách giống một viện bảo tàng của tâm trí. Tôi lướt quanh một lượt, theo dãy ánh mặt trời, tôi nhìn từng tựa sách, sếp thẳng hàng, có phân loại đầy đủ, mặt trời trượt dần xuống. bỗng tôi gặp được một tựa sách khá thú vị, nắng vẫn trải dài, cuốn sách nằm giữa nắng, dù gì thì một cuốn sách hay vẫn luôn biết cách toả sáng. Đó là sự sắp đặt trước của thượng đế, giống như trong Nhà Giả Kim đã miêu tả kỹ.

– One Flew Over the Cuckoo’s Nest – Bay qua tổ chim cúc cu, không ngờ anh cũng đọc quyển này. McMurphy, anh thích họ chứ, những người bất trị luôn tồn tại bên cạnh những kẻ cầu toàn, thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, đều vận hành theo âm dương, anh có công nhận thế không, tất cả đều phải cân bằng mới có thể duy trì một xã hội ổn định. Bên cạnh giấc mơ luôn có thực tế, bên cạnh đam mê luôn có xã hội, đàn ông và phụ nữ, văn hoá và tinh thần, mọi thứ đều có 1 thứ đối nghịch luôn luôn duy trì. Dĩ nhiên có kiểu người như anh, có kiểu người như tôi.

– Bạn gái trước tôi tặng, thú thật thì tôi cũng đọc được quyển đó vài lần, nhưng chưa bao giờ được quá 3 trang, nó làm tôi phát chán. Anh nói về sự cân bằng, nhưng qua 10 trang đầu tôi thấy quyển đó nói về sự bất ổn, anh có đọc qua Bá tước Monte Cristo của Dumas chưa, một con người cần có đủ mọi thứ để lo cho mình mới có thể lo cho người khác, những kẻ mộng mơ cũng chỉ là những việc hão huyền của tuổi trẻ, của sự bồng bột, nếu anh gặp một kẻ quần áo xộc xệch, ăn nói hippie, liệu anh có đủ tự tin trao cho hắn nhiệm vụ anh cần và yên tâm cho được chăng

– Ồ, nói thật với anh tôi sẽ giao cho họ đúng nhiệm vụ của họ. Còn Bá tước Monte Cristo, anh ta theo tôi là một kẻ mộng mơ đó chứ, một người đi biển và tin vào kho tàng, một gã trai chỉ cần vậy là đủ cho một cuộc sống trải dài, Mọi thứ đều tồn tại theo cách của chúng và có nhiệm vụ của chúng. Cơn mơ cũng vậy, kẻ thù của anh cũng vậy, họ tồn tại, để anh được sống, theo một cách nào đó. Anh thấy vậy mà đúng không

– Kẻ thù của tôi.?

– Đúng vậy, nếu xét theo mặt xã hội, kẻ thù chính là thứ để phát triển, ở cả hai hướng, ví dụ dễ nhất là luật pháp và những kẻ lách luật, chiến tranh và hoà bình,.. Không biết anh có biết Joker không, Khi không có những kẻ như tôi thì họ cần anh làm gì. Anh bạn tôi, tất cả mọi thứ đều cần cân bằng, tất cả, dù anh muốn hay không thì trái đất sẽ quay lại đúng trục của nó, để được cân bằng.

Khi anh ta bắt đầu nổi cáu, tôi biết, khi để họ cáu, họ sẽ không nghe mình nữa, nên dừng vấn đề ở đây thì hơn, tôi hỏi về kẻ thù của anh ta, đó chính là công việc chính của tôi

– Vậy, người anh nói là kẻ thù là thế nào vậy.

– Đó chính là tôi

——————————————-

Sự trong veo hiện lên trên tóc cô bạn tôi, mắt cô nhìn về mây trời, vệt nắng nhẹ ban mai đưa một cô gái trở về nguyên bản nguyên thuỷ của loài người, sự trinh bạch của một cô gái luôn làm mọi thứ đẹp hơn, hoặc mọi thứ đẹp tạo nên một cô gái trinh bạch hơn. Trời đất trong veo, gió khẽ hát, đưa tình qua tóc mai cô gái, một vài chú chim xanh rời cành, đâu đó có kẻ tội nhân đang quỳ trong một xó ngõ nhỏ, nguyện cầu xin dâng mình cho chúa, đâu đó có kẻ đang đi loanh quanh trong dinh cư lớn, xin kẻ thù mình quay về, ở đâu đó lại có người người ngồi giữa bao la trời đất đưa lòng mình thảnh thơi.

– Vậy thì cuộc sống bắt đầu từ đâu, có chăng từ vụ nổ to đùng nào đó làm mọi thứ hỗn loạn và sinh ra trật tự như bây giờ chăng, hay chúng ta muốn có sự sống và sự sống sinh ra đời, hoặc một bàn tay to lớn nào đó đã sắp xếp tất cả mọi thứ, kể cả việc chúng ta ngồi đây, cơn gió kia, ngọn cỏ kia, con thú kia, đều nằm trong một quyển sách dài hơn 80000 trang của cuộc đời một con người. Hay có chăng, giây phút này, chúng ta đang trong một hộp bi ve của chiếc lọ đủ màu sắc, to lớn đến mức mà chúng ta chẳng thể nào nhận ra, cũng có thể trong một chương trình lập trình nào đó lắm chứ, vậy thì bao giờ chúng ta sẽ phá vỡ được bức tường thứ 4 đây,..

Tú Chi hỏi, tôi cười lớn,

– Bigbang, phật giáo, thiên chúa, vi khuẩn, ma trận,… Giờ thì ai mới là nhà triết học lỗi lạc nhất đây,

– Vậy ông kia sao rồi, không phải đa nhân cách đúng không, ông ta thuộc dạng một người biết rõ lý do mình làm, nhưng ông ta không có mục đích, hay như kiểu, sâu bên trong, ông ấy không muốn làm thế đúng không. Một phần của gia đình, mà có thể phần lớn sẽ do gia đình, một ông bố đi lính về chăng, hoặc sự nghiêm khắc nhất định, một nề nếp dày 4 phân cho tâm hồn, nhưng những người mang đặc tính mẹ cho ông ấy thấy về sự màu nhiệm cuộc sống, chưa đủ để thoát ra khỏi nhà tù cho tâm lý đó chăng. Thật kì lạ với con người phải không bạn tôi, người nghĩ mình cứng rắn nhất lại không đủ sức thoát ra khỏi tù ngục của cuộc sống, tù ngục của tuổi thơ, Noel Christine chăng, đã từng đề cập vụ này đúng không. Cái bóng của người bố quá nặng cho một người con trai, đến mức mà người con trai luôn muốn làm khác người bố nhưng hành động luôn luôn giống ông bố.

– Đúng vậy, và sau đó dần dần sinh ra sự thù hận, với chính mình. Không lạ lẫm lắm, nhưng ông ta có nét gì đó lạ hơn, tôi không biết, bình thường là sẽ có một vài lời khuyên nhỏ, nhưng với ông ta, chính tôi cũng đã bị ông ta dẫn đi, đó thật là tệ, ít nhất là với danh nghĩa của một kẻ giúp đỡ. Tôi đã cố hết sức để ở lại, một trạng thái thảm cỏ nào đó, hay limbo theo lý thuyết của Sig chăng, có một sự quyến rũ kì lạ của sự trái ngược, như 2 đầu nam châm, câu chuyện của ông ta hút tôi như cách bà kể cháu nghe chuyện cổ tích, tôi đã đoán kẻ được gọi là kẻ thù đó là một người, vì khi nghe ông ta kể đã không phải một dạng đa nhân cách, một kẻ đa nhân cách sẽ để bản thể tồn tại, không giống trong phim, đa nhân cách là một dạng trí não thật, họ biết thật, và giai đoạn đầu có thể kiểm soát được thật, nhưng ông ta biết, rõ, và ông ta biết đó chính là ông ta, một điều lạ lùng, có lẽ đúng như cậu nói. Một tuổi thơ bị kìm kẹp, trường hợp này khó hơn nhiều, vì chúng ta cần giúp không còn nằm ở lý thuyết nữa,