Thôi về

Thôi về ru lại giấc mơ 
Phong sương rũ bỏ, buông rời phù hư 
Thôi về thinh lặng tâm tư 
Nghe lòng đồng vọng dạ thưa thật thà 
Thôi về thương lấy thân ta 
Đường trần một thoáng phôi pha tuổi trời 
Thôi về cất tiếng ru hời 
Xanh ngời mắt biếc mộng đời an yên.
Thôi về ru lại miền thương 
Góc xưa cảnh cũ, quê hương hôm nào, 
Cổng im.. dáng nhỏ em đâu?
Lạc nhau từ thuở buổi đầu biết yêu. 
Dòng trôi nước chảy trăm chiều, 
Nhớ em biết viết bao nhiêu cho vừa. !!!..

Thú vị Bắc Nam

Nhiều khi không hiểu tại sao mà các địa phương VN lại có văn hóa khác nhau đến thế, thậm chí cả ngôn ngữ cũng khác nhau, trong khi nước Nga rộng mênh mông, nhưng bay nửa ngày xuống một thành phố lạ vẫn không thấy gì khác lắm Moskva.

Dân Đà Nẵng dặn con gái: Không được lấy ai ngoài đèo Hải Vân. Dân Sài Gòn sợ dân Hà Nội đến mức có hồi anh chạy cái xe máy biển Hà Nội mà bao nhiêu người vượt lên rồi quay lại nhìn, có người còn la lên: Ủa sao trắng dữ vậy ta.

Hình như người Bắc vào Nam sống nhiều, và hầu hết đều ổn, chỉ người Nam không mấy ai ra Bắc sống, nếu ai người Nam mà ra lại Hà Nội thì gần như chắc chắn họ là dân Bắc mới vô, chứ đã sinh ra ở Sài Gòn thì có lẽ không ai sống nổi ở Hà Nội.

Nói chung chủ đề Hà Nội và dân Bắc khá là nhạy cảm ở Sài Gòn. Bao nhiêu năm rồi mà dân Sài Gòn vẫn hạ giọng khi nói về những thứ liên quan đến Bắc kỳ. Nếu bạn nói giọng Hà Nội thì gần như chắc chắn bạn vào quán nhậu nào ở Sài Gòn, một lúc sau xung quanh bạn sẽ chẳng còn ai. Nghe giọng Hà Nội ở Sài Gòn rất khó chịu, cứ như nghe thấy tiếng kèn đám ma ở một đám cưới vậy.

Cái gì làm cho hai thành phố lớn nhất VN lại không thể hòa nhập được với nhau thế nhỉ? Anh đôi lúc bắt đầu nghĩ có thể do cái gọi là “Sự hiểu ngầm”.

Dân Hà Nội nói riêng và dân Bắc kỳ nói chung hình như sống trên một thế giới đầy ắp những nguyên tắc ngầm định và những sự tự hiểu, ngầm hiểu với nhau, hay nói một cách văn chương thì Bắc kỳ là vùng đất lắm người nhiều ma. Các gia đình Bắc kỳ thường bàn mưu tính kế trong bữa ăn, ví dụ hôm nay thằng này nói thế này, anh hiểu là thế này, mình nên thế này, để nó thế này,… Rất thú vị.

Còn dân Sài Gòn (thực ra với người Nam thì cái gì ở trong Nam cũng là Sài Gòn hết, nếu không là Sài Gòn tức là các tỉnh… ngoại ô Sài Gòn, đã nói đến miền Nam tức là nói đến Sài Gòn) thì sống trên một bình diện khác hẳn, khá trong suốt và minh bạch. Bạn bè trong Sài Gòn sẵn sàng đòi tiền nhau, đưa giá cho sự giúp đỡ (hoặc giúp xong quên luôn) chứ không kiểu như ôi bạn bè ai mà tính làm gì rồi sau này trách móc nhau mấy chục năm như dân Bắc kỳ. Bữa ăn trong gia đình Sài Gòn nhiều khi chỉ là nấu lên rồi mỗi người xúc một tô, ăn còn lo công chuyện, hơi đâu mà nghĩ đến đại hội sắp tới ông nọ ông kia. Ngoải lo hết rồi.

Nói chung dân Sài Gòn sống trong một thế giới mà ngoài Sài Gòn ra chỉ có Ngoải (Hà Nội) và Bển (Mỹ).

Thời tiết Sài Gòn hồi xưa cũng như tính dân Sài Gòn: Chỉ có Nắng và Mưa, và Mưa rồi chợt Nắng, không dầm dề đêm này qua đêm khác như Hà Nội. Nhưng gần đây dân Bắc vào nhiều quá, mưa cũng khác xưa rồi, cũng sủi bong bóng, cũng dài cả đêm, sợ thật.

Có lẽ do không cần hiểu ngầm nhiều như ngoài Hà Nội, nên các bạn trẻ du học thích về Sài Gòn làm việc, và nếu ai đã vào Sài Gòn rồi khó ra Bắc lại, cũng đúng thôi, khi bạn đã quen nói những gì mình nghĩ rồi quên và bạn đã quen quên những gì người khác nói, thì bạn sẽ khó sống ở nơi luôn nhớ mọi điều bạn nói, kể cả khi bạn đã quên.

Nhưng sự ngầm hiểu ấy lại là một trong các yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật. Nói cho cùng thì nghệ thuật còn lại gì nếu như gạt đi những lớp nghĩa ngầm định bên dưới con chữ, thanh âm, ánh sáng và sắc màu?

Nên nếu bạn làm nghệ thuật, Hà Nội vẫn là cái nôi cho bạn, còn nếu bạn muốn kiếm tiền, muốn sống một cuộc sống trẻ trung và quyến rũ, hãy chọn Sài Gòn.

Những chỗ ở giữa hai thành phố này thực ra chỉ để cho vui mà thôi, để cho chúng có một khoảng cách đủ hấp dẫn nhau, thì phải.

1 vài điều về Dân chủ

Có một điều bọn ngu không hiểu: Bản chất của các hệ thống dân chủ chân chính là chống lại sự phát triển.

Sách hay về dân chủ

Mọi hệ thống trên thế giới này tuân theo quy luật 80/20: phần tinh túy nhất luôn chỉ chiếm 20% tổng số cơ học. Ví dụ như 20% người giàu sở hữu 80% tài sản xã hội, 20% khách hàng đem lại 80% lợi nhuận, 20% số tình nhân đem lại 80% số lần cực khoái,…

Hệ thống dân chủ lý tưởng

Các hệ thống dân chủ lý tưởng chạy theo mô hình cào bằng, lấy trung bình cộng của cả hệ thống, và đa số ngu dốt sẽ có quyền quyết định. Như vậy nó đã sai từ bản chất và mọi hệ thống đi theo nó sẽ chỉ có một cái đích duy nhất là sự diệt vong. Con người là chúa tể muôn loài chính vì nó không bao giờ dân chủ, nó luôn tôn thờ kẻ mạnh.

Vậy dân chủ của bọn Tây

Có kẻ sẽ hỏi: Vậy tai sao các nước phương Tây vẫn đang theo mô hình dân chủ? Câu trả lời rất đơn giản: Họ dân chủ giả hiệu, lừa đảo: Cho đám đông chọn trong phần ưu tú của xã hội, và thậm chí thành trì của chủ nghĩa tư bản là Mỹ còn cẩn thận hơn nữa khi chỉ cho 2 đảng chọn ra ứng cử viên rồi đưa dân chọn.

80 - 20 trong dân chủ
80-20 Quy tắc xuất hiện nhiều sau tỉ lệ vàng

Bản chất việc này cũng như khi bạn bay máy bay hạng thường thôi: Nếu như hãng hàng không cho khách chọn món thoải mái, thì chúng ta sẽ thấy có những ông bà kêu trà chanh, nước sấu, sinh tố bơ, thậm chí ca cao sữa hột gà,… nên hãng chỉ đưa 2 món là trà và cà phê cho mà chọn.

Mô hình dân chủ phương Tây ra đời do họ rút kinh nghiệm từ cách mạng Pháp, khi bần nông nổi dậy chặt đầu vua và cướp phá tài sản giới quý tộc. Quá sợ hãi trước viễn cảnh đó, nên giới tinh hoa nghĩ ra hình thức lừa đảo là cho bần nông vài năm được chơi game show một lần, chọn lấy một thằng trong đám quý tộc hiện đại để làm vua.

Có những nước cẩn thận như Mỹ, còn cài thêm các điều khoản như: Không cho người da đen đi bầu, không cho gái đi bầu, không cho người nghèo đi bầu, sau này họ mới bỏ dần dần các giới hạn đó. Và đến bây giờ, trên lý thuyết, Mỹ vẫn giữ quyền phủ quyết cho giới tinh hoa: Nếu bần cố nông chọn thằng dở hơi lên làm tổng thống thì các siêu đại biểu vẫn có quyền phủ quyết.

Đó là vì bất cứ ai có não trong đầu cũng hiểu rằng trao quyền quyết định cho đám đông là tự sát. Sự khác biệt giữa các hệ thống chính trị TQ và Mỹ chỉ ở hình thức tổ chức bầu cử chứ không phải bản chất. Cả hai đều hướng đến mục tiêu chọn lãnh đạo giữa những người ưu tú, đồng thời trấn an được đám đông nghèo khổ dốt nát. Tuy nhiên, bọn Mỹ làm có tính giải trí hơn, TQ làm khoa học hơn. Có thể mô phỏng mô hình bầu cử Mỹ là:

Cuốc Kì Mẽo

– Bước 1: Giới thượng lưu chọn vài món có sẵn, từ đám nô bộc của họ hoặc từ chính họ. Gần đây, giới tỷ phú Mỹ sốt ruột quá nên tự nhảy vào chính trường luôn.

– Bước 2: Bần nông chọn trong các món trên với tư vấn tận tình của loa phường và quảng cáo của giới thượng lưu.

Mô hình TQ là:

– Bước 1: Bần nông phấn đấu để vào giới thượng lưu.

– Bước 2: Giới thượng lưu chọn lãnh đạo.

Nói chung cả hai mô hình đều có cái hay cái dở, nhưng đều phục vụ mục đích chọn cá nhân nào cân bằng được xã hội và bảo vệ được giới thượng lưu.

Hy vọng với công nghệ, con người sẽ tiến đến giai đoạn sau của quá trình chọn lãnh đạo, như thầy vẫn nói: Qua hệ số lá phiếu.

Cái nón cũng phát triển trên nhiều góc độ

Tuy nhiên, dù làm kiểu gì thì xã hội muốn ổn định vẫn phải có một tầng lớp thượng lưu, đó là cái VN chúng ta đang xây dựng, và có lẽ cần thêm một thời gian nữa. Chỉ đến khi đó thì bần nông mới yên tâm mà cuốc đất được, như ở Hoa Kỳ.

Di chúc của Bác về việc sau khi “Mất” đi

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì điện táng càng tốt hơn.

Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

di chúc của bác- bản chụp
Bản chụp

Nên có kế hoach trồng cây trên và chung quanh đồi Ai đến thăm thì trổng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão

TRẦN TIẾN & TRỊNH CÔNG SƠN

“Hắn vừa nhập cư Sài Thành, trạc tuổi băm, còn thích điệu đàng lập dị. Áo ngâm vỏ cây người thiểu số, tóc tai hippi, ngược ưỡn, vai khuỳnh. Mở miệng là đại ngôn, bị đồng nghiệp Nam ghét, tẩy chay, cả năm trời không ai mời đi diễn, đói chết mẹ.”

Người duy nhất mở rộng vòng tay với “hắn” chính là Trịnh Công Sơn. Hôm ấy, Trần Tiến tháp tùng Phạm Tiến Duật lần đầu đến nhà Trịnh Công Sơn. Vừa gặp hai người, Trịnh Công Sơn lấy rượu ra mời ngay. Trần Tiến kể:

“Anh mời bọn tôi vài ly là tôi đã say và buồn ngủ. Lính ở trong rừng mà, lấy đâu ra rượu. Anh dìu tôi lên phòng và vặn nhạc của anh cho tôi nghe. Tôi ngủ một mạch. Thấy tiếng nhạc suốt đêm, tưởng tôi nghe hết. Sáng sau anh hỏi: “Có thích bài nào không?”. Tôi nói: “Anh có cái máy nghe nhạc tân kỳ quá, em chẳng biết tắt bằng cái nút nào”. Anh cười thật hiền”.

Rồi Trịnh Công Sơn mời Trần Tiến ở lại ngay trong nhà mình. Trong mắt Trịnh Công Sơn, một vị doanh nhân và một người đạp xích lô có giá trị như nhau, vì ông nhìn vào tâm hồn của họ. Và vì thấy tâm hồn của Trần Tiến nên xem “hắn” như người trong nhà, tới bữa mời xuống ăn cơm như anh em ruột. Rồi cái máu giang hổ thảo mãng nổi lên, Trần Tiến ái ngại bỏ ra công viên Văn Lang ngủ bụi. Trịnh Công Sơn mới sai em ruột là Trịnh Xuân Tịnh đi ra thỉnh về, rồi nói giọng buồn bã: “Tiến không chịu hàm ơn cuộc đời, thì làm sao biết trả ơn người”.

Trần Tiến – Trịnh Công Sơn – Bức ảnh hiếm hoi

Trần Tiến kể: có một dạo khi còn trẻ, ông ôm mộng phải viết cho được những đại tác phẩm Nhưng trong một lá thư tay, Trịnh Công Sơn viết: “Tiến à, mình không nghĩ rằng một bản giao hưởng tồi lại có thể ví được với một câu hò hay”. Tới đây, ta có thể hiểu âm hưởng dân gian xuyên suốt các tác phẩm của Trần Tiến từ đâu mà ra.

Để có thể mang “câu hò hay” vào mọi tác phẩm của mình, Trần Tiến tất nhiên phải có một óc quan sát thật tinh tế. Ông không đứng ngoài, mà lao vào sống, phải sống và thấu cảm đến đâu mới hiểu được “hồn người raglai”, mới nhìn thấy nỗi đau và niềm vui song hành theo những “vết chân tròn trên cát”, mới vui được khi nhìn “đàn chim Chơ rao bay qua bay qua dưới bầu trời”.

Ông mang sự tinh tế ấy từ âm nhạc vào trong văn học, thứ văn thô mộc nhưng đẹp tuyệt vời. Ông viết: “Không phải cứ cây, cứ chim là mùa xuân. Cây mận nhà anh Sơn (Trịnh Công Sơn) bởi cụ nhà khuất xa nên buồn mà chết. Con chim yến mất bạn tình, cô đơn mà đâm đầu từ núi cao xuống vực”.

Sài Gòn trong Trần Tiến chính là Trịnh Công Sơn vậy. Trần Tiến tả người anh lớn của mình: “Người ốm nhưng bước chân khoan thai, quý tộc, vai gầy nhưng ngực vươn ra như kiếm khách, nghe ai kể chuyện gì cũng “Tội rứa, chi mà tội rứa…” Đó là người “bảnh mắt ra đã gọi mình uống rượu, buồn như gã thủy thủ cuối chân trời”.

Thời gian “ở trọ” nhà Trịnh Công Sơn, Trần Tiến liên tục được bơm rất nhiều cảm hứng sáng tác. Ông viết:

“Kẻ hay chữ, một ngày không đọc sách, cái mặt trong đần đần ngu ngu.

Kẻ hay làm, một ngày không có việc, cái người trông bần thần muốn bệnh.

Chả thế vớ được người hay chữ như anh Hoàng Thiệu Khang mới ở bắc vào, anh Sơn vui lắm. Uống rượu, luận triết, nói cười rổn rảng suốt ngày trên cái vườn treo ở nhà. Nhớ một buổi chiều, ba anh em đang khề khà, bỗng có một em Nhật gõ cửa, xin được hỏi anh về triết phương đông. Em lại còn can tội… xinh nữa. Thế là chàng bỏ hai anh em tôi, líu ríu với người đẹp cả tiếng.

Chờ lâu quá, lại thông cảm với ông anh chưa vợ, tôi ra chào, xin phép về. Đi qua nàng, tự nhiên tôi hát:

“Âm dương nằm ngang, ngũ hành nằm dọc.

Em chưa biết đọc, em nằm nghiêng…”

TCS liền chen vào “Hay, hay. Toa mới bịa à, tiếp đi, tiếp đi.” Nói đoạn quay sang em gái xứ Phù Tang, khoe: “Đấy, đấy, âm nhạc phương đông đấy”.

Bấy giờ chàng mới sực tỉnh ra, xin lỗi vì đã quên bọn tôi. Từ hôm ấy, sáng nào cũng gọi sang uống rượu để được nghe những khúc sau. Nhờ gặp tri âm kích động, tôi viết thêm mấy chục bài nữa rồi tịt ngòi.”

Trước khi qua thế giới bên kia, Trịnh Công còn kịp dúi cho Bảo Phúc ít tiền, dặn thu thanh chùm ngẫu hứng cho Tiến, vì hắn “tội dễ sợ”. Tình bạn văn nghệ sĩ ngày xưa, sao mà đáng yêu đến thế.

Cũng như Trịnh Công Sơn, thời trẻ Trần Tiến chủ yếu… hát free. Người ta gọi ông là nghệ sĩ du ca. Mãi đến mấy năm trước, Trần Tiến mới lọ mọ lên Google gõ xem “Du ca là gì”. Đọc một đống kết quả xong cũng… ù ù cạc cạc. Chỉ biết đại loại là đi hát lang thang, không bán vé, không sân khấu, không ánh đèn và… không tiền. Tiền, nếu có, cũng dùng vào mục đích thiện nguyện.

Sự kỳ thú của y học phương Đông

Y học phương đông gồm nhiều nền y học, không giống như bạn tưởng rằng chỉ có Trung Y ( y học Trung Quốc ), nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung :

Một số kiến thức có tình khải huyền, nghĩa là có nguồn gốc từ thần thoại, nên được hiểu là nguồn gốc quá xa xưa để xác định, vượt qua các mốc niên đại của con người. Nếu ta chấp nhận các nền văn minh trước nhân loại hiện tại thì có thể hiểu đó là các kiến thức của nền văn minh trước chúng ta. Ví dụ Y học Ấn Độ trong kinh Vệ Đà, từ khải huyền của thần Shiva

phuong dong
Khải huyền

Thần y :

Y học phương Đông đều xuất hiện các nhân vật được coi là Thần y, họ phát kiến những kiến thức một cách kỳ lạ, không thông qua lý luận và kinh nghiệm mà đến từ sự nhận biết trực tiếp. Ví dụ như Danh y Tuệ Tĩnh của nước ta, là một nhà tu hành, có công phu khí công cao thâm, khi ngài đưa một vị thuốc người ( ăn thảo dược tươi ), ngài có thể thấy được đầy đủ tính chất của nó : tính vị, quy kinh, công dụng, … thấy nó phát huy như thế nào trên cơ thể mình, từ đó kết hợp với lý luận trong Y văn mà định danh vị thuốc đó.

Thần Y Tuệ Tĩnh

Hay như học thuyết kinh mạch, nó đến từ việc các nhà Y học, các nhà Khí công, họ quan sát thấy đường đi của các dòng khí trong thân thể, ghi chép lại, nêu rõ tính chất, cấu tạo, công dụng, sự phối kết hợp với tạng phủ và kinh mạch khác,…..

Không phải Y học phương đông chỉ mang khía cạnh trên, mà nó vẫn mang tính chất và phương pháp như bất cứ môn khoa học nào khác, mọi lý thuyết, khái niệm và phương pháp vẫn luôn được khảo sát, kiểm chứng trên thực nghiệm, trong lịch sử quá trình phát triển của Y học.

Phong phú của Đông Y

Ngày nay con người không quá bỡ ngỡ để đi đến một hiểu biết đầy đủ hơn về cơ thể, rằng ngoài thể chất, các yếu tố giải phẫu, thì con người còn phải để cập đến Thể khí ( gồm nhiều thể tinh thô khác nhau ) và Tinh thần. Cả ba yếu tố thể chất, thể khí, tinh thần cần được quan tâm đầy đủ mới là một nền Y học toàn diện phục vụ con người.

Chỉ mới cách đây khoảng 50 năm, toàn bộ nền Y học phương Đông bị phương Tây và chính cả trong xã hội các nước Á Đông coi như một trò lừa bịp, một thuật của xã hội bán khai. Các phương pháp tinh thần của khắp các nền văn hoá từ Đông sang Tây bị coi là Dị đoạn ….. Chỉ có khoa học thần kinh, giải phẫu mới là tối thượng. Thì ngày nay, mọi thử đang dần xoay chiều, và cũng chính tại phương Tây, lại là động lực lớn cho sự xoay chiều đó.

Thể Khí trong Đông Y
Thể Khí trong Đông Y

Nếu cho phép tạm nói, chỉ nên coi là một cách miêu tả phiến diện để diễn đạt được ý đồ của người viết bài này, thì xin nói về ba yếu tố : thân thể, khí thế, và tâm thần trong sự liên hệ với Y khoa như sau :

Nền Y khoa Tây phương

Nền Y khoa Tây phương lấy giải phẫu và cơ chế sinh lý làm căn bản, toàn bộ vấn đề về sức khoẻ của con người dựa trên sự hiểu biết về hiện tượng thể chất, can thiệp vào thể chất để chữa trị. Mặc dù trong phạm vi của Tây y, mọi hiện tượng đều có nguyên nhân về mặt thể chất và từ đó có phương hướng can thiệp để giải quyết, nhưng nguyên nhận thực sự của các hiện tượng này thì vẫn là một mối nghi hoặc của chính những bác sĩ, còn điều gì đứng sau các hiện tượng ?

Nền Y khoa Đông phương

Đông y cho rằng, sự rối loạn về thể chất có nguồn gốc từ sự rối loạn của thể khí, một thay đổi trên thực thể có nguyên nhân từ một bất thường trong thế khí. Bằng việc đưa lý luận vào thực tiễn điều trị đã chứng minh vị trí và tương quan giữa thể khí và các hiện tượng trên thể chất. Như vậy có thể tạm thời kết luận, sự hoạt động của thể khí là cơ sở cho các biểu hiện trên thể chất của con người, cũng có nghĩa điều trị vào thể khí của y học phương Đông là điều trị vào tận gốc của tình trạng bệnh tật.

Cũng trong lý luận Đông y, nếu đi sâu hơn nữa thì thấy thể khí lại bị chi phối bởi một nguyên nhân đằng sau nữa, gọi là Thần, sự biến động về Thần sẽ gây ra sự biến động về Khí, và sự biến động về Khí sẽ gây ra biểu hiện trên cấu trúc giải phẫu. Thần ở đây được hiểu là tất các các hoạt động về tinh thần của con người, nó là một khái niệm rất rộng.

Như thế rõ ràng một nền Y học toàn diện cho con người, cần phải là một nên Y học đủ sức tác động đến nguyên nhân sâu xa nhất của bệnh tật – Thần.

Ví dụ để bạn hiểu :

Đông y cho rằng, một hoạt động bất thường của Thần trí ảnh hưởng thế nào đến khí tạng phủ : “Giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo lắng quá hại dạ dày, sợ quá hại thận”, cảm xúc có tác động không nhỏ đến ngũ tạng trong cơ thể. Cảm xúc thái quá, cho dù là tích cực hay tiêu cực, đều gây mất cân bằng cho các hệ cơ quan và lâu dài có thể dẫn đến bệnh tật. Không khó khăn để tìm liên hệ với Y học hiện đại, các trạng thái nói trên khiến cơ thể gia tăng sản xuất thái quá các hormone adrenaline, cortisol, noradrenaline … làm tổn hại đến hoạt động của các cơ quan nội tạng. Cho thấy hoàn toàn phù hợp với lý luận của y học phương Đông từ cổ xưa….. Chúng ta cần nhận ra rằng chìa khoá thực sự của sức khoẻ nằm ở Tinh thần của chúng ta ( không đơn giản như bạn nghĩ, xin thật lưu ý vào khái niêm Tinh thần )

Tất cả các nhân tố tác động lên Thần trí của con người, từ đó tạo sự biến động trên thể khí, rồi biểu hiện trên thể chất. Nếu nhìn nhận nhân tố ban đầu như một làn sóng, thì thiên nhiên có nhiều làn sóng to nhỏ khác nhau, có làn sóng nhỏ như gió mùa thu thổi nhẹ, lại có những cơn sóng dữ dội, hay đến một cơ đại hồng thuỷ…. do đó tạo ra các biến đổi nặng nhẹ khác nhau trên thể chất của con người. Con sóng dù vô cùng nhỏ cũng tạo ra những giao động dù nhỏ, bạn có thể không thấy gì trên thể chất của mình, nhưng sự giao động thì chắc chắn là có. Điều đó cho bạn hình dung là, tất cả các biến động về tinh thần đều sẽ tạo ra một sự biến đổi về thể chất, dù nhỏ đến mức bạn không hề chú ý. Cho nên cần điều tiết tinh thần cho hài hoà, cân bằng, đó mới là căn bản của sinh mệnh.

Sau đây sẽ nói thêm đến một địa hạt cuối cùng, rất khó lĩnh hội, và ít được nghe …. xin dành vài phút lắng tâm về các điều ở trên, rồi chúng ta sẽ đi tiêp ……..

Các luồng vận hà

Vậy Thần đã phải là nguyên nhân sau cùng của các tình trạng bệnh tật, hay đặc tính sức khoẻ, sinh mạnh và tuổi thọ của chúng ta hay chưa ?

Chưa phải như vậy, Thần chưa phải là nhân tố sau cùng.

Ngồi thiền – Một dạng Dưỡng Khí

Chúng ta được sinh ra ở phương vị khác nhau ( Đông, Tây, Nam, Bắc ), ở thời điểm khác nhau ( giờ, ngày, tháng, năm ) với các yếu tố trên sẽ có vô cùng các biến số khác nhau, do đó mỗi người từ khi sinh ra đã chắc chắn mang trong mình một đặc tính khởi đầu khác nhau. Bạn hãy tưởng tượng, cùng một tác động, nhưng tính chất của đối tượng chịu tác động khác nhau thì chắc chắn sẽ tạo ra kết quả khác nhau, ví như cùng một đòn đánh nhưng đánh vào đất sẽ khác so với đánh vào nước, vào gỗ, vào sắt…. nước thì tung lên, đất thì nún xuống, gỗ thì gẫy đôi, sắt thì chỉ có tiếng kêu mà thôi…

Nghĩa là chúng ta chịu chung một hoàn cảnh tự nhiên, cùng chịu ảnh hưởng bới những quy luật chung, nhưng vốn sinh ra với các đặc tính khác nhau ( gọi là Mệnh ) nên mỗi người sẽ có một cách đáp ứng khác nhau với cùng một kích thích. Tự nhiên tác động lên con người bằng các quy luật rất đa dạng và phức tạp : Xuân – Hạ – Thu – Đông; Đông – Tây – Nam – Bắc – Trên – Dưới – Trung tâm; Hàn – Nhiệt – Ôn – Lương; Ngày – Đêm – Sáng – Tối; Gió – Lạnh – Nắng – Ẩm – Khô – Nhiệt; …… Nhưng mỗi người lại đón nhận và phản hồi khác nhau, vì chúng ta sinh ra đã mang một đặc tính duy nhất và khác biệt. Bởi thế mà cùng là Nóng mà người thấy cùng cực khó chịu, người chỉ thấy hơi khó chịu, người lại thấy ưu thích, lại có người không bỏ được. Có người thích mùa Xuân – Ẩm – Mát, lại có người phát sinh cảm tình với mùa Đông – Khô – Lạnh ……

Từ thời khắc sinh ra khác nhau mà có Mệnh khác nhau, từ Mệnh khác nhau mà phát sinh Tính khác nhau, từ Tính khác nhau mà Thần khác nhau, từ Thần khác nhau mà Khí khác nhau, từ Khí khác nhau mà Bệnh khác nhau.

Thời khắc mỗi người sinh ra là cố định, vậy Mệnh có thay đổi được không, Tính có thay đổi được không ? Rất khó ! chỉ có thể thay đổi phần nào ảnh hưởng, chứ không thể thay đổi được chủ thể là Mệnh được. Chính vì thế mà có các môn như Phong thuỷ, Bát tự

Y học chỉ dừng lại ở việc can thiệp vào Thần – nghĩa là các hoạt động về tinh thần – Bao gồm Ý thức ( tâm lý tác động ) – Vô thức ( thói quen, nề nếp ) và Tiềm thức ( Ý thức bản năng ). Nhìn vào đây thì thấy rõ ràng rằng Thôi miên là một trong các công cụ can thiệp sâu sắc của Y học, nhưng lại còn quá non trẻ trong nền Y khoa thế giới.

Y khoa hiện tại mới chỉ coi những bất thường trên thể chất là vấn đề của sức khoẻ, mà chưa coi trọng việc ngăn chặn bệnh từ Thể khí và từ Tinh thần. Do đó là ta thấy Tây y – Thể chất – chiếm phần lớn Y khoa, Đông y – Thể khí – chiếm một phần nhỏ, còn Bộ môn như Tâm lý, Thôi miên – Tinh thần – thì hầu như chưa được tôn trọng.

Đó là một sự ngược đời, bệnh đi từ trong ra, mà nền Y khoa lại dành phần lớn năng lực để giải quyết bệnh theo hướng từ bên ngoài.

Mong rằng chúng ta trong tương lại sẽ được hưởng một nền Y học hoàn thiện hơn, toàn diện hơn.

Các huyệt mạch

……………………

Hà Nội – 0h35 ngày 18-08 dương lịch – Đúng vào thời khắc Âm khí đã đến cực điểm – Dương khí bắt đầu khôi phục

Thân tâm người viết cũng cảm thấy như vậy !

Ở trong bóng tối nhiều năm để thấy rõ mọi thứ của nó, chỉ ra tác động của nó, vì thế nên mới có thể giúp ai khi họ cần. Nhưng bản thân cũng mệt mỏi cùng cực rồi, cũng cần nương theo Dương khí mà đi ra ánh sáng, để cho thân thể lại được nhẹ nhàng.

Đó chẳng phải việc kẻ trí nên làm hay sao

– Hà thủy trực Nam lưu – Chúng ngư tòng Bắc vịnh

(Nước sông chảy về phía Nam, cá bơi ngược lên phía Bắc)

Chỉ cần một mẻ lưới ở đây là tóm gọn cả lũ, sao lão ngư còn trực ngồi câu làm gì

– Hà thủy hữu tấn thoái – Chúng ngư hữu khứ hồi

(Nước sông có lúc lên xuống, cá bơi có lúc quay về)

Đánh một mẻ lớn cho sướng thân ta thì dễ rồi, nhưng để truyền cho ngàn đời sau, thế mới là khó

– Phàm kẻ kiêu hùng muốn làm việc lớn, ắp không ngại sinh linh đồ thán. Nếu không biết bỏ đi cái giả dối ngụy quân tử sao mà thành đại nghiệp. “Thiện ác âu chỉ là lời thế nhân, ta vốn không để tâm

– Nghe kiến giải thì cũng có vài phần đạo lý, nhưng thế sự vốn vô thường, nước Việt ta có tích dã tràng không biết ngươi đã nghe qua chưa – Kẻ trí thường tính già hóa non, cuối cùng cũng chỉ là ‘Dã Tràng xe cát’ mà thôi

Truyện về Lão Phong

Lão tên Nguyễn Đình Phong, lão hơn mình hàng chục tuổi. Sau tên lão, đời gắn cho những biệt hiệu như “già”, “gàn”, “cô sỹ”, “chập”… Nhà mình với nhà lão gần nhau.

Tính lão đại luộm thuộm. Nhà to không ở, lão dọn ra gian để xe, làm cái gác xép bốn mét vuông như chòi chim, cho tự do. Cái chòi này chẳng bao giờ khóa, bạn bè ai đến cứ việc tùy tiện leo lên tụ bạ hoặc ngủ, kể cả chủ nhân không có nhà.

ảnh cho Truyện
Ảnh đẹp cho truyện khác chứ chẳng liên quan gì

Lão là người tốt tính, chị em phụ nữ nhiều người quí lão, nhưng không yêu. Đến thăm chỗ lão ở, khi về họ bảo: “Nghiêng 23 độ 5”. Chẳng hiểu nói chòi hay nói chủ!

Năm 34 tuổi, lão nói với mình “Đời tao 34 năm rồi, chưa một lần được nắm tay người con gái nào!”, nghe giọng lão rất thương.

Năm 35 tuổi, lão nói với mình “Đời tao 35 năm rồi, chưa một lần được nắm tay người con gái nào!”, nghe giọng lão cực kì thương.

Năm 36 tuổi, lão nói với mình “36 năm rồi nhé, đéo một đứa con gái nào được phép động vào tay tao!”. Lúc nói câu này giọng lão cực kì hợm hĩnh.

Giống bên trên – chỉ để minh họa cho Truyện

Lão là loại lắm lý sự, lại thích uống bia và không thù dai. Mọi bàn nhậu có lão đều vui, vì có người để cãi vặt. Mình và lão hay cà kê hàng bia, chuyện thế thái nhân tình đến nắm xôi cái kiến đều có thể gom, ném vào nồi lẩu cho ngọt nước. Mình mà nói, lợn kêu eng éc, lão sẽ bảo lợn kêu ụt ịt. Nhưng lần nào đó, mình bảo lợn kêu ụt ịt, lão tức thì quay ngoắt chứng minh rằng lợn kêu eng éc. Mặc kệ lúc trước vừa khản cổ kêu mình kém thẩm âm, chẳng hiểu gì về lợn.

Cuộc đấu mồm của cả hai cứ lủn mủn liên miên. Cũng có lúc cãi nhau to. Hôm sau tỉnh, lại gặp nhau làm hòa. Lão bảo mình: “Cái kiểu uống bia của tao với mày nó không hề tầm thường, mà là hình thức thể dục cho trí óc, có cãi nhau thế nơron thần kinh mới hoạt, mới chống được bệnh đần!!!”.

Nhiều bận trên chòi chim, mình với lão mua bia về, khoát luận cao đàm. Có con chó nhà hàng xóm chạy sang nằm chồm hỗm dưới chân cầu thang dự khán. Những bận nôn, chó thè lưỡi dọn. Lòng dạ ai ngọt, ai cay, ai trắng, ai nhờ nhờ… nó biết. Chó bỗng thành tri âm!

Một lần cũng đang uống bia, mình tự nhiên cảm thán:

– Ở đời này mà nghèo thì dễ hèn lắm anh ạ!

Lão khi đó chưa vợ, nhiệt huyết văn chương như dòng nham. Lão hùng hồn:

– Phong này dẫu nghèo, nhưng xin hứa, nếu đời không cho Phong nhìn lên, Phong cũng sẽ nhìn thẳng,… chứ quyết không nhìn xuống!

Thế là mình với lão lại có đề tài để cãi nhau và tu bia. Con chó nghe, rồi chả biết có phải chối quá không mà nó nguẩy nguẩy đít bỏ đi, để lại bãi cứt. Nửa can bia đã cạn, mà mình với lão cãi nhau vẫn đang hăng, lão liền đi mua bia tiếp. Lát sau mình nghe lão đứng dưới chòi rống lên chửi con chó hôm nay chơi khăm chơi bẩn, ỉa ngay chân cầu thang, làm lão dẫm phải. Mình bảo:

– Tại anh cứ nhìn thẳng với nhìn lên, chứ đéo nhìn xuống, nên mới thế!

Lão tự nhiên nghền nghệt mặt, rồi bảo:

– Thằng này nói câu này sâu!

Lâu lắm mới nghe lão tán đồng với mình một câu, mặt mình đâm cũng nghền nghệt theo, vì lạ và cảm động!

Năm 37 tuổi, lão đi chụp ảnh đám cưới. Lúc lão vào bếp, có một nàng đổ ụp chậu nước rửa bát thừa, làm cái quần của lão ướt sũng từ chân đến đầu gối. Cô nàng vội vàng vừa phủi cặn thức ăn dính trên quần lão, vừa lí nhí xin lỗi. Thấy lão cứ đứng sừng sững không nói không rằng, nàng đâm hoảng. Nàng đâu ngờ: lão đã yêu!

Khi về nhà lão kể với mình: “37 năm nay lần đầu tiên tao được một người con gái cầm chân mày ạ!”

Lão rủ mình đến nhà nàng. Từ đầu buổi tới cuối buổi lão chỉ ngồi cười hề hề, thế mà nàng đổ. Một tháng sau, lão với nàng lấy nhau. Hôm cưới, mình hỏi lão: “Anh có bùa bả gì không mà tại sao cứ ngồi cười như thằng dở hơi, mà gái vẫn đổ thế?”. Lão bĩu môi: “Anh mày tích nội công 37 năm chỉ để ra một đòn, cao siêu lắm, trình như mày đéo thể hiểu được!”

Vợ lão đẻ sòn sòn ba năm hai đứa, gái trước trai sau. Lão gọi hai đứa con là “kiệt tác của đời”. Giờ thì đi đâu lão cũng chỉ chăm chăm nhìn xuống, sao cho hai “kiệt tác của đời” đừng ngã, đừng dẫm cứt…

Vài lần gặp lão mình cũng có nhắc chuyện văn chương, lão nghe vài câu rồi bảo:

– Nói với cái đít tao đây này!

 (- Những chiều hè nóng bức nghe chuyện mà tí sặc. Đã lâu không thấy ai kể chuyện hấp dẫn và mạch lạc pha pha chút điên điên như ông này. Mình dí ông ấy cái điếu cày, ông ấy vừa cười vừa hút, sặc thuốc lào. Ông cười bảo phổi to tức lòng rộng, lòng rộng là nhanh đói, nhanh đói thì dễ thèm lẩu.
 Thế là 2 ông vác xác đi ăn lẩu, ăn lẩu 1 hồi ông kể, ngày xưa anh yêu cái món thịt chó, nay cưới nó vào thì anh ghét nó nên anh ăn nhiều hơn. ) 

Tư tưởng Hàn Phi

Về tư tưởng của Hàn Phi ( Hàn Phi Tử )

Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.

Về sự khác biệt của Hàn Phi ( Hàn Phi Tử )

Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.

Những suy nghĩ cấp tiến của Hàn Phi ( Hàn Phi Tử )

Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ trương “vô vi nhi trị” đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu tiến

Nội dung chính của bài viết

tư tưởng của Hàn Phi Tử
Kẻ trí thường tính già đoán non ( Ảnh từ: Đuốc Mồi)

Ông Vua có hai cái quyền là thưởng và phạt, Hàn Phi gọi đó là 2 cái cáng mà nhà vua không thể trao cho ai. Cái thế của ông vua là ở đây, ông vua phải thưởng và phạt nghiêm để giữ cái thế của mình. Kiềm mà làm thiên tử thì khống chế được cả thiên hạ. Không phải ông ta hiền mà cái thế của ông ta nặng. Nghiêm mà là kẻ thất phu, thì không thể trị nước, không phải ông ta kém, mà là vì ông ta ở cái thế thấp.

Những điều nói trên đây không phải của riêng Hàn Phi. Sở dĩ Hàn Phi thành vĩ đại ở chỗ, Hàn Phi biết nâng học thuyết Pháp Trị lên cả một hệ tư tưởng.

Nhờ ở chỗ ông có một học vấn Nho Giáo hết sức sâu sắc và học vấn Đạo Giáo rất rõ ràng.

Là học trò lớn nhất của Tôn Tử. Ông tiếp thu lý luận của Tôn Tử.

Bản tính con người là ác.

Hàn Phi lý luận và đề cao cái cao quý của con người

Đối với ông, con người làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô tính toán để mưu cầu cái ích ích kỷ kỷ của mình.

Bề tôi đối với nhà vua cũng là hươu kiếm cỏ, cỏ ở đâu nhiều thì hươu đến nhiều, cho nên, khi xét hành động của ai thì đừng sử dụng đến khái niệm nhân, tín, lễ, nghĩa,… của đạo đức truyền thống mà phải xét ở khía cạnh lợi ích.

Hoàng đế có câu

– Người trên kẻ dưới, một ngày đánh nhau trăm trận.

Người dưới che dấu cái riêng tư của mình để thử bụng người trên.

Người trên thì nắm lấy quyền cân nhắc, để tước bớt quyền lực kẻ dưới.

Cho nên, luận pháp cân nhắc, đo lường là cái quý của nhà vua, còn có bè có đảng, là cái quý của bề tôi. Bề tôi sở dĩ chưa giúp vua, cũng chỉ vì chưa có bè có đảng.

Đối với ông, mọi cái cao quý thiêng liêng đều quy về lợi ích.

Cái lợi ở đâu, thì con người hùa theo ở đó. Người đóng quan tài thì mong người ta chết sớm, người đóng cỗ xe thì mong người ta được sang.

Hoàn cảnh kinh tế tạo ra tư tưởng, chứ tư tưởng không tự nảy sinh. Theo ông, thời bàn cổ có thể lấy đức trị nước là vì thời đó, lợi nhiều, đức lớn, nên có thể, còn bây giờ, lợi ít, người đông thì sự tranh giành, mưu mô trở nên tự nhiên

Luận bình

Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi; không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng, dùng người hiền trái lại dùng những bọn tham nhũng, dâm loạn, sâu mọt, đặt chúng ở địa vị cao hơn những người có công lao và có thực tài. Hàn Phi cho rằng nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn hám danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ

 Ông bố già
 Sao nay ngồi yên nhìn
 Thời gian trôi qua rồi
 Chỉ biết lặng lặng tìm theo