Chuông chùa

Khoảng vài năm về trước, có những ngày, tôi ngồi ngắm những gợn chuông chùa Võng Thị, nghe tiếng thì thầm hồ Tây.

Tôi bỗng nhận ra, mọi sự đều là vô thường. Lại có những ngày, tôi ngồi cả ngày ngắm một cành cây, cả một ngày, tôi không thấy nó có gì thay đổi. Tôi không thấy nó có gì lạ lẫm.

Rồi một chiều đi về, tôi thấy cành cây đó đã chết khô, cành cây đó đã chết khô. Nhưng lạ thay, lá vẫn còn mọc, lá vẫn còn mọc tiếp, nhưng không phải trên cành cây đó nữa.

Sự sống thật là ngắn, sự chết cũng vậy. Mưa về, gió qua, người thích hương nhẹ chè lam, kẻ ghét gió khuya đồng nội. Luân hồi vẫn tiếp diễn, mọi thứ vẫn trôi, nhưng con người thì không còn trước nữa. Sự sống thật ngắn, sự chết cũng vậy

Chúng ta đến với cuộc đời này, chúng ta nghe, nhìn, ngửi, ngắm và thấu hiểu. Chúng ta có chân để đi, chúng ta có tay để cảm nhận, chúng ta có mắt để hiểu. Nhưng, chúng ta đã làm gì với nó. Chúng ta dùng chân để chạy. dùng tay để làm, dùng mắt để suy xét. Vậy có quá phí phạm một khiếp người chăng.

Thực tế chúng ta luôn đi tìm kiếm sự tự do, sự giải thoát cũng là một dạng tự do hay cũng có thể nói, tự do là một dạng giải thoát. Chúng ta kiếm tiền cũng để sống cuộc sống chúng ta muốn.

Khi có tiền, chúng ta có thể tùy biến mọi thứ theo ý của mình. Ngôi nhà của mình, chiếc xe của mình, mọi thứ của mình. Nhưng có một cách khác, cao siêu và huyền diệu hơn. Khi chúng ta không chỉ gói gọn trong chiếc hộp vàng kim nữa và chúng ta đến bên bờ giác ngộ, kiếm tìm sự giác ngộ. Khi có sự giác ngộ, chúng ta sẽ biết sống hòa hợp với thiên nhiên và cử động theo cách của trời. Cỏ cây hòa hợp, thú hoang hòa hợp, trời đất hòa hợp. Khi đó chúng ta không truy cầu những thứ của mình. Vì khi ta không có gì, thì khái niệm về thứ của mình sẽ là thứ phù du nhất thời, chung quy lại thì như sự vô nghiệm. Một phương trình sẽ không cần giải nữa,

Nếu không có nắm vào thì ta không cần buông ra. Thực tế sự giác ngộ luôn nằm trong mọi người, Mọi người vẫn phải sống theo thiên nhiên dù có tư tưởng hòa hợp hay chống đối. Chúng ta vẫn phải dựa theo nắng, vẫn phải dựa theo mưa, chúng ta không thể chống lại bóng tối, chúng ta không thể cản được ánh sáng. Sự giác ngộ đã đưa chúng ta đến một cách hòa hợp. Nắng chúng ta sẽ phơi đồ, mưa chúng ta sẽ trồng cây, tối chúng ta đi ngủ, sáng chúng ta vươn vai.

Những tư tưởng chống đối như một cách để khẳng định quyền lực của sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn cũng giống một đứa con cá tính, cố khẳng định mình trước mẹ thiên nhiên. Như một tiếng chuông gió nhỏ, lắc lư trong cơn bão vỗ, như một cách mua vui cho chính mình.

Một tiên đề cơ bản là con người quá bé nhỏ dù họ đặt chân đến đâu chăng nữa. Khoa học là một con đường của triết đạo, tín ngưỡng cũng vậy. Tất cả đều chỉ là con đường. Bản chất của chúng để đưa ta đến bến bờ hạnh phúc và bình yên.

Kim tiền là con đường đưa đến sự hạnh phúc nhất thời nhất, nhưng ngắn nhất. Bản chất con người là vậy. Bản chất con người luôn tìm cách để mình hạnh phúc nhất thời.

Đó gọi là cơ chế phòng thủ của bộ não. Khi vượt qua khỏi sự an toàn này. Sẽ dẫn đến những thế giới mới, con đường mới. Đó là sự minh triết

Lại bàn Sử Xưa

Những ngày nhàn rỗi, lật lại sử sách, bồi đắp trí tuệ, nhìn về ngàn năm mà luận mây bàn gió, biên đôi dòng ngẫm nghĩ, trước để nói chuyện giải khuây,Sau để nêu quan điểm, cốt cho mọi người cùng nhau mà ngẫm nghĩ
Nói chuyện trước sau thì chúa giỏi không cần thực sự giỏi nhiều chuyện. Hàn Phi Tử – Thuyết Pháp Trị cũng nói rõ, cái quyền của chúa là thưởng và phạt, chúa luận chuyện thưởng mà nâng đỡ người dưới, luận nghĩa phạt mà tước bớt quyền hành. Chúa là cái hồn của vận nước, văn là chân, võ là tay, tay yếu chân cứng thì vô dụng, chân cứng tay yếu làm gì cũng khó. Vậy nên chúa giỏi, giỏi nhất ở nhìn người và dùng người. Võ Văn càng giỏi, Trí lớn càng chắc, sự nghiệp càng to.
Điều ấy là thật. Trong cái đất nước này, không thiếu người có trí lớn, muốn chém cá kình, muốn đạp sóng dữ. Huyết quản dân Việt Nam vốn không cam đời nô lệ, vốn chẳng ưng việc quản thúc. Nhưng đa số trí lớn ít thành, sự nghiệp bế tắc, là do đâu.
Do ít đọc, và coi thường sử. Sử xưa có chép, thiên lý tuần hoàn, sinh diệt cũng tuần hoàn, kẻ trí theo trời, sự thành theo đạo.
Vận lớn thành hay không là do kẻ trí biết nương mình theo đạo không. Mà để nương mình cần có vây, có cánh, vây lặn trong nước, cánh bay lên cao. Vây là võ, cánh là văn. Kẻ có trí lớn thường coi mình là nhất, một người địch vạn, chung quy lại cũng hạng xương khô trong mả, gỗ mục trong cây, trái gió trở trời, đất dữ sấm mạnh, ắp tàn.
Lưu Bị ngàn binh, Quan Vũ, Vân Trường, Tử Long ngàn trận thắng một, nhưng vẫn bơi lội được trong loạn thế, sau có Khổng Minh về mà bay lên cao. Lê Lợi 18 người, lương ít đá nhiều, ngựa xe lất phất, sinh tồn cố thủ 2 năm. Sau khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Biểu làm tay, Đinh Lễ, Lê Lai phù tá, thắng lợi vô số. Bình ngô đại cáo trước giờ còn ghi
“…Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay..”
Lê Lợi vốn là võ tướng, tuy mưu lược cũng nhiều, nhưng khó tránh võ biền cục cằn, đầu tiên đánh đâu thua đó. Tuy binh ít lương khan, thua trận không phải điều khó hiểu, nhưng quyết trí không hàng giặc Minh, ôm mộng lớn gần ngàn ngày, cũng chẳng việc dễ dàng, sau khi Nguyễn Trãi về như Bàng Thống, Khổng Minh. Đến đâu thu đó, gió lớn diều to. Đại sự thuận thiên, cực bĩ hóa lành, đều chẳng là do có người tài phụ giúp hay sao.
Chẳng phải trước giờ vẫn thế hay sao. Chủ có Chí, Võ có Dũng, Văn có Mưu đại sự ắp sẽ thành. Thành bại vốn không phải do hoàn cảnh, thành bại tại nhân, thế sự tại thiên, thiên sự tại Đạo. Thuận thiên, vừa nhân, ứng địa có chi sợ chí tan nghiệp nát, có chi sợ danh hư thân nhục.
Bác Hồ cũng vậy. Tay trái có Bác Thắng, bên phải có bác Giáp. Long Phụng cùng đàn. Đưa 1 dân tộc hơn 85% không biết chữ bắn hạ chim sắt, đục thủng hổ thiếc, vạn phúc quy về Lãnh Tụ, thì công lớn chẳng luận việc 2 bác hay sao.
Dĩ nhiên, cả văn cả võ, thiếu 1 là không đủ. Mà mỗi cái có 1 không đủ, luận công minh bạch thì chia đều toàn dân, ai có sức góp sức, ai có trí góp trí, không sức, không trí thì góp lòng, chung quy đều công trạng bằng nhau, sâu mọt đục gỗ, cây nào cũng thủng, diệt sâu trừ hại, diệt từ thân đến lá. Vậy nên theo tôi, luận công trạng thì ai cũng có, mỗi người 1 phần.
Mà tiện nói về bác Hồ. Bác vốn không được UNESCO công nhận là danh nhân. Confirm lại sách vở. Nhưng đâu cần gì. Quân tử tiếng tăm vô số, phúc phủ trời cao, trí tràn mặt đất mà phải thu mình cho bọn ngoại bang tâng bốc ghi tên chăng. Con dân Việt Nam, danh nhân ngàn đời, ai ai cũng biết, nhà nhà đều nghe thì cần chi đôi dòng sáo rỗng
Nói luôn con dân Việt Nam, thắng làm vua, đó là điều tất yếu, sử sau được viết lại bởi người thắng, Hồ Quý Ly bại trận, sử sách ghi bán nước cầu an, chung quy cũng một chiều, hậu nhân nghe chuyện không nên trách mắng, trí giả ngẫm nghĩ tự biết đúng sai chỗ nào, kinh nghiệm truyền ngàn đời, thất bại cũng là kinh nghiệm lớn, người sau nghe truyện, tự rút kinh nghiệm. Sao chúng ta lại chê cười, kẻ nực cười chỉ có Hán Nô và Me Tây, nước nhà ngàn năm, hùng cứ một phương, bao đời vẫn giữ, ấy vậy mà quay mồm quở trách, chê nước nhà lạc hậu, khen tây chửi ta, mắng nhà tâng chùa, ghét hoa thích lá. Nhìn qua mấy người đó, chẳng lạ khi cả đời không đọc được quyển lịch vạn liên, sống hoài không giải được bài phương trình bậc 2, thích bỏ học, hay nói hào sảng và tay chân bùn đất, thì dĩ nhiên không động được đến vàng, cũng đúng chứ sao.

Cô Tiên Xanh

Vào thời Trung cổ, có 1 anh thợ tiều phu vào rừng để lấy gỗ. Một hôm anh bắt gặp một cô gái xinh đẹp đang ngồi vắt vẻo trên một cái cây đại thụ khổng lồ. Điều đó khiến anh hơi giật mình lúc đầu nhưng sau đó họ trò chuyện vui vẻ với nhau. Cô chỉ cho anh những nơi anh có thể hái nấm, cũng như hái lá dược thảo có thể bán được ở chợ. Ngược lại anh kể cho cô nghe những chuyện xảy ra ở thị trấn. Từ đó hai người quấn quít nhau mỗi khi anh vào rừng lấy củi. Có 1 điều lạ là cô ko bao giờ rời khỏi cái cây ấy của mình nhưng anh cũng ko biết, chỉ biết khi anh quay lưng đi là cô biến mất nên cứ nghĩ là cô đã đi về nhà trước.
Một hôm, một tên con trai của lãnh chúa đi săn ở khu rừng ấy và cũng bắt gặp cô. Hắn liền hỏi cưới cô bằng ba lần quay lần nhà để lấy quà sính lễ. Lần thứ nhất là một tấm vải lụa có chỉ thêu vàng rất đẹp . Lần thứ hai là một cây trâm bằng vàng. Nhưng cô đều ko đồng ý và từ chối rằng cô ko thể rời khỏi cái cây đại thụ khổng lồ này được.
Lần thứ ba hắn quay lại bằng cây rìu và ép cô về làm vợ hắn nếu không hắn sẽ đốn cái cây đại thụ khổng lồ ấy vì hắn nghĩ cô bị phù phép trói buộc với nó. Mặc cho cô ấy van nài và năn nỉ anh đừng làm thế. Nhưng hắn vẫn vung cái rìu để rồi cái cây đổ xuống thì cô ngã quỵ xuống và hơi thở dần yếu đi. Hắn thấy thế liền hoảng sợ mà phóng nhanh lên ngựa, thúc nó và bỏ chạy. Chỉ riêng lúc mà anh tiều phu vào rừng thấy cô nằm bên cái cây đã bị đốn gần hết, anh chạy lại và ôm cô nằm thoi thóp trong lòng mình. Cô ra đi, và tan thành những hạt bụi vàng lấm tấm bay lên trời trước sự chứng kiến của anh. Một bông hoa cúc vàng nhỏ mọc lên ngay chỗ cô chết.
Sau giây phút đó anh mới hiểu anh hay bất cứ người đàn ông nào cũng ko thể yêu cô gái này. Bởi lúc bé, trước khi đi ngủ, anh đã từng nghe mẹ kể câu chuyện về những tiên cây (nymph). Họ rất đẹp, rất tử tế nhưng sinh mạng của họ gắn với cái cây mà họ luôn ở gần. Cái cây chết đi cũng là lúc họ ra đi.

Xin Lỗi

Xin lỗi mặt trời tôi dậy muộn
Để ngày lên thiếu một nụ cười
Phố xá thiếu vòng xe hò hẹn
Cây lá buồn thiếu tiếng reo vui.

Xin lỗi bạn bè tôi lơ đãng
Đã lâu không gặp gỡ đôi lần
Cứ mãi cuốn trôi theo ngày tháng
Xa lạ chính mình…xa lạ người thân.

Xin lỗi mùa thu bên khung cửa
Khẽ khàng mời gọi chuyện tương tư
Tôi đã bao lần tôi thất hứa
Tóc dài phai nhạt thoáng hương nhu.

Xin lỗi quê nhà tôi quên mất
Tiếng nước ao khua động cõi lòng
Chị tôi trong khói chiều cô độc
Bên cha mẹ già đánh mất thanh xuân.

Xin lỗi tình nhân tôi khờ dại
Thơ dại đi qua những cuộc tình
Mười năm khép lại mùa hư ảo
Chợt nhớ ra thì giờ mất xuân xanh

Xin lỗi thiên đường không có thật
Đã nhốt đôi ta suốt một đời
Thao thức trăng thề miền quá khứ
Mười năm không tròn nổi trăng ơi.

Xin lỗi mọi người…tôi xin lỗi
Đã sống vô tư giữa nói cười
Tha thứ dùm tôi ngày rất vội
Đâu còn thời khắc của đôi mươi.

Biển của mọi người

Ông già nói Tết này chắc ông đi Phú Quốc, còn nếu mua vé máy bay không được, ông sẽ xuống Hà Tiên nằm chơi ít bữa. Đứa trẻ gặp ông lần thứ năm, hay thứ bảy, nó cũng không còn nhớ, chỉ nhớ gặp lần nào nó cũng có vài chuyện để ngớ ra, vì bất ngờ, vì những điều nó chưa biết. Và ngồi ở cái quán café Sài Gòn, chung quanh rựng nắng lên, lần đầu tiên đứa trẻ hay, Tết nào thì ông bạn già nó cũng đi về phía biển.

Đứa trẻ biết ông yêu biển, có chuyến đi chung, ông làm nó ấm ức không thôi, vì nó thích đá, thích rừng ông lại sướng rơn khăng khăng đòi đi biển. Tập thơ mà ông tặng nó chỉ ba mươi bài, thì đã có mười bài ông viết về biển, những bài có chữ “biển” nó không tính. Có một bài thơ rất cảm động, ông đứng ở ngôi “tao” viết cho con chó đã chết của mình, “Tết Canh Tý tao đi tìm buồn ở biển. Mày đau nằm liệt ở góc nhà…”. Đứa trẻ thích bài thơ này, và cứ nghĩ ông bạn già đi biển chỉ vì không muốn nhìn thấy con vật gắn bó với mình đau đớn lìa đời.

Nhưng hóa ra, năm nào ông cũng đi, lúc thì Nha Trang, Vũng Tàu, khi thì Mũi Né, Phú Quốc… Sáng mồng Một, ông đóng cửa, khép rào và làm một chuyến đi tới mênh mông. Đứa trẻ hỏi, “rồi chú làm sao?”. Ông già cười, “châm một bình trà ngồi uống ngó biển chơi”.

Ở đó, ông cũng một mình như lâu nay sống một mình trong căn nhà rộng và sân vườn rộng. Cái sự một mình này ông không giải thích với ai. Ông yêu vẫn yêu nhưng một mình thì vẫn một mình. Và trong sáu ngày đầu tiên của một năm, quãng thời gian người ta sum họp, đoàn viên, ông lại ngồi chơi vơi trước biển, “hồi trẻ ở rừng hoài, mắc chán rồi”, cái lý do đơn giản này che giấu một điều đơn giản khác, ông sợ hãi cái không khí Tết, khi mà sự gặp gỡ, sự trở về của mỗi người đều soi chiếu, nhắc nhớ nỗi cô đơn, xa vắng con người.

Đứa trẻ dĩ nhiên đoán được, nó tợp ngụm café, ngồi ngẫm ngợi, bỗng nhớ tới ông già khác, cũng là bạn thiết của ông bạn này. Cũng một đặc trưng cho mẫu người sợ hãi Tết, năm nào cũng đưa ổ khóa cho hàng xóm khóa cửa ngoài giùm, rồi trốn ru rú trong nhà, vật vờ như một hồn ma. Ông chỉ đặt bốn cái ghế ở phòng khách của mình, như một quy định ngầm, đoàn nào kéo tới năm bảy người, ông tái tê vì khó chịu. Càng khó chịu hơn khi mình lui cui bày biện một lúc thì khách đứng lên ra về, để lại mấy đĩa bánh mứt chưa ai chạm vào, những tách trà chưa ai ghé môi. Thôi, đóng cửa cho khỏe.

Và trong căn nhà gỗ thanh vắng, ông già cũng làm cuộc hành trình đi tới biển cô đơn, theo kiểu của ông. Đứa trẻ không ngạc nhiên với cách ứng xử hơi lập dị đó, khi một ngày nó nhận ra càng ồn ào lễ hội người ta càng cô đơn, càng đông đúc chung quanh ta càng đơn độc, bởi có những tâm hồn không ai chạm thấu được.

Đứa trẻ chỉ buồn cười, chơi với hai ông già, một ở Sài Gòn, một miền tây, gặp ông này nghe nhắc ông kia, và ngược lại. Như sáng nay, trong lúc nắng lên cao, ông già lại hỏi thăm bạn mình có khỏe, đứa trẻ vọt miệng nói luôn, như bắt lại một ý nghĩ bất chợt, sợ nó tan đi mất, “sao chú không xuống ông Chín chơi, ở với ông Chín, Tết này…”.

Ý tưởng của đứa trẻ không phải sáng tạo gì cho lắm, nhưng làm ông già ngỡ ngàng, ờ, tại sao không? Bọn ông sẽ vẫn đóng cửa, trốn trong nhà, pha bình trà quạu, ngồi nói vài câu chuyện phiếm, ngồi cười người đời đang chạy rần rần ngoài kia, không hiểu sao chỉ có được mấy ngày nghỉ, họ không chịu khép cửa lại, để âu yếm yêu thương mà cứ phải tất tả ngoài đường. Hoặc vả, bọn ông chỉ uống trà, không cần nói gì hết, chỉ ngồi đó nghe tiếng sóng của biển cô đơn vỗ rất xa rồi.

Ông già lẳng lặng đặt một vé máy bay. Ông không nhắn gì cho bạn, vì muốn tạo bất ngờ. Mồng Một ông đặt chân lên cái thềm nhà treo lủng lẳng mấy giò lan. Ông gọi cửa. Không có ai. Ông dựa vali ngồi chờ đến trưa, người hàng xóm ngang qua kêu lên, “Ông Chín về quê rồi, hết Tết mới ra”. Ông gần ngồi chèm bẹp, và bỗng dưng thấy biển xanh ngằn ngặt trước mặt mình. Chưa bao giờ ông thấy biển mênh mông, sâu thẳm như vậy, ông lần túi lấy thuốc hút, điện thoại chạm khẽ vào tay. Hy vọng lóe lên rồi lại tắt ngay, bạn chủ trương sống giản tiện hết mức, ghét cái đồ công nghệ mới này, bạn không xài. Ông bỗng nhớ đứa trẻ, cũng sống đâu đó ở thành phố này.

Thời điểm đó, đứa trẻ hoàn toàn rảnh rỗi, thanh thản nằm nghe nhạc, xem phim. Nó hoàn toàn không hay ông bạn già đã lần theo nét vẽ bâng quơ của nó để đến… một biển khác. Nó tắt điện thoại, đó là cách nó tuyệt giao với thế giới này, như bạn bè vẫn thường làm, theo kiểu của họ, người đi núi, người tìm biển, người khóa trái ngoài… Đứa trẻ hoàn toàn không biết ở hiên nhà người, trên đất người, ông bạn già của nó bơ vơ ngồi lau đôi kính ướt. Ông không biết tìm bạn mình ở nơi nào, vì không biết quê quán, không biết bạn đến từ đâu.

Và ở nơi nào đó mà người ta gọi là quê, cũng có một ông già khác, treo võng ngoài bìa vườn, chờ ngày qua, chờ cho hết cuộc hội hè đình đám, chờ cho qua hết cuộc nhắc nhớ sự cô đơn.

Họ sống với biển của mình lâu tới mức, lúc cần tìm người, họ hoàn toàn mất dấu tích của nhau.

Giáo dục khuyên nhủ

Bàn về phát ngôn “giáo dục khuyên nhủ, không phạt đang dần huỷ hoại giới trẻ” của chị tiến sĩ.

Chữ giáo (教), vốn là một từ siêu cổ có từ thời Thương, và cấu tạo của nó tự thể hiện đầy đủ tinh thần và phương pháp giáo dục nhất quán từ xưa tới nay, gồm một bàn tay của thầy giáo đang cầm roi (攵) kèm cặp một đứa trẻ học bài bên cạnh (子).

Giáo dục và hình phạt để răn đe những học sinh chống đối giáo dục luôn đi kèm với nhau, bất kể là ở Ân Khư 1000 BC, La Mã thời đầu thiên niên kỷ 1, hay trường quý tộc Eton ở Anh Quốc vào năm 2021, phương pháp này vẫn chứng minh được sự chuẩn mực của nó. Nó chuẩn mực, không phải vì sách viết vậy, mà vì nó hợp với lẽ thường (common senses) và với tâm sinh lý con người bình thường (regular humans’ biopsychology).

Cầm một chiếc điện thoại 5G trong tay, không khiến bạn biến thành loài khác với tổ tiên, chúng ta vẫn cư xử và phản ứng với môi trường xung quanh y hệt như 2,5 triệu năm về trước. Những phương pháp giáo dục đã được chứng minh hiệu quả ở Biện Kinh thế kỷ 10, thì cũng sẽ hoàn toàn hiệu quả khi áp dụng vào Hanoi ở thế kỷ 21, không có gì khác cả.
Áp lực thôi thúc, khiến chúng ta phải nỗ lực 100%, bản năng tránh sự đe doạ về đòn roi, kỷ luật, khiến chúng ta tập trung không lơ là chểnh mảng, sự ganh đua thứ hạng với các bạn đồng môn, về lâu dài giúp tăng mức sàn học lực của cả lớp, bất kể là ai đứng nhất, thì trong một môi trường cạnh tranh cao, tất cả các em theo thời gian đều sẽ giỏi lên.

Việc phạt học sinh, bản chất cũng chính là dạy trẻ cách chịu trách nhiệm cho hậu quả của mình. Điều này rất quan trọng, vì phá phách xã hội, bất hiếu, phát ngôn ngu, làm điều ác…, cũng đều là vì chúng không ý thức được hậu quả do chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm. Gia đình nào có nghịch tử, thì 100% đều là do được nuông chiều. Nếu một thằng bé láo lếu được chỉ mặt, thậm chí trừng trị từ khi có biểu hiện từ 2 tuổi, nó sẽ không phải mặc áo Juvetus vào năm 20 tuổi xuân xanh.

Ở bình diện quốc gia cũng vậy thôi, những vùng được nuông chiều, lười biếng và học dốt, không bao giờ phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của mình gây ra mà luôn có người cứu giúp, bao bọc, dọn cứt cho chúng mỗi khi rơi xuống vực…, thường sẽ sản sinh ra giống Sói Mắt Trắng, ngu si dốt nát, vong ân bạc nghĩa, cắn tay, rủa chết cả ân nhân cứu mạng mình, vốn là hậu quả của việc được nuông chiều, thoả hiệp, khen xã giao, không bắt chịu trách nhiệm… trong một thời gian quá dài, mà tất cả chúng ta đã được mở mắt gần đây.
Tôi đồng ý rằng việc phạt học sinh bằng hình thức đòn roi cần phải hạn chế, nếu cho phép cần phải có quy định chi tiết (Ở Mỹ, Hàn, Nhật và Châu Âu vẫn cho phép bình thường, cho anh chị nào xaolon về giáo dục nhân văn giống Tây). Hạn chế nó, không phải bởi vì hình thức này sai hay xấu, mà nó rất khó xác định ranh giới giữa phạt và bạo hành, nên dễ bị lạm dụng. Tuy nhiên các hình thức kỷ luật học sinh như chép phạt bài tập, phạt thể dục như chống đẩy, chạy vài vòng quanh sân trường…, đều vốn cũng là những hoạt động bình thường trên lớp của học sinh, mà thôi, thì tôi không hiểu các anh chị phản đối dựa trên cái lý lẽ gì?

Các anh chị me Tây luôn hay cố nói phét về giáo dục, nhưng ngay từ đầu vốn đã không hiểu mục đích của giáo dục là gì. Giáo dục không phải để vui, nếu chỉ cần vui, thì 2 điếu cỏ là đủ rồi. Giáo dục không phải để khai phóng, vì nếu thực sự chỉ cần lật tung và phủ định tất cả cái cũ, thì cái các anh chị cần phải là một cuộc Cách Mạng Văn Hoá như thời Mao Trạch Đông, chứ không phải mấy bài trăn trở ra điều cấp tiến trên Phây Búc.

Giáo dục, là để tạo ra những con người có kiến thức, trình độ, kỹ năng, cách cư xử phù hợp với xã hội. Chúng ta cần kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, doanh nhân, và cũng cần cả những con người biết đúng sai, hiểu lý lẽ, trung thành với quốc gia yêu thương gia đình mình nữa. Mạnh Tử nói: “Bào thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận vu cầm thú”, nhìn về xu hướng giáo dục, văn hoá của nghệ sĩ và xem qua bộ phim bị cấm chiếu của người hào sảng vừa rồi, mới thấy lời dạy của Á Thánh cả nghìn năm trước đây, tận tới nay vẫn không sai một phân nào

Không đề 1

Thế này nhé, có những cảm giác, không biết làm gì hoặc không thể làm gì. Mọi thứ, ý tôi là tất cả mọi thứ, đổ xuống, một chiều, như domino, ngả nghiêng cả hàng cây đến con người. Đó là lúc, sự nhận thức được hình thành.

Ai cũng biết rằng, vui vẻ sẽ tốt hơn buồn chán, tha thứ tốt hơn thù hận, mùi mẫn tốt hơn đắng cay,… và 9 tỉ con người trên thế giới này đều biết điều đó. Nhưng mấy người nhận được sự thật, rằng, khi chúng ta còn xao động, thì chúng ta còn bị ảnh hưởng.
Nếu không muốn buồn thì đừng nghĩ nữa, nếu không muốn vui thì đừng nghĩ nữa,

Thứ 7

Mọi thứ trôi về cùng cơn mưa, rả rích rả rích mà lạnh thấu tôi đã mấy ngày rồi. Mưa về, như những sợi dây buộc lủng lẳng kí ức, những sợi dây cót đồng hồ. Đúng giờ lại vang lên, kêu réo đủ thứ buồn phiền dài ra, phải vang vọng đủ từng ấy tiếng rồi mới dần im lặng, nhưng không tắt. Đã mấy ngày rồi, tiếng vọng ấy, không tắt.

Mưa về, lạnh buốt trong tôi. Với em, có lẽ nay là một ngày vui vẻ, nhưng với tôi, tuần này chẳng có gì làm tôi cười nổi. Tôi nhận thấy tôi dần xa tôi, tôi nhận thấy tôi dần xa mọi người, nhưng sự hiển nhiên như trí tuệ, tôi đã dùng để cùng với lòng tham lam, mà làm lụng mà vất vả. Chúng ta, những con thiêu thân ngàn năm, đã lao đầu vào thứ gọi là cuộc sống, để rồi chết, lúc 20 và đến 70 tuổi, chúng ta mới được chôn, tôi nhận ra rằng, cả tôi cũng thế. Chết lúc 20 và 70 tuổi mới đem đi chôn, thật buồn. Thế hệ này đã chiếm lấy tôi, như một sự hiển nhiên hằng cửu, những kẻ lạc loài, sinh lầm thế kỉ.

Tôi ngồi nhìn chiếc cây chuyển từ vàng sang sanh, rồi lại vàng. Tôi nhìn trời mây, chuyển từ mưa sang tạnh, rồi lại mưa. Tôi ngồi nhìn tôi chuyển từ say sang tỉnh, rồi lại say. Cơn say đưa tôi vào sự nhẹ nhàng, cơn say đưa tôi tìm ra tôi, dù một thoáng, như chiếc bóng, đi theo tôi hằng cửu, trước đây, tôi tưởng rằng, chúng ta chính là chúng ta, giờ đây tôi biết, chúng ta là một phần của thế giới, của sự vận động và điều tuần hoàn. Của thế giới, của nhân loại, người chết ở trong đó và kẻ chết sẽ thoát ra, dù gì chúng ta cũng chết, dù gì, chúng ta, cũng chết.

Em tôi, một cơn say, em bảo về sự trải nghiệm, và điều khuyên nhủ. Tôi biết, mang tiếng là một người lắm lời, tôi biết về việc đó, sự chủ quan của chúng ta vô tình đưa mọi sự về cõi tắc. Họ không nghe ta cũng sai và họ nghe ta còn sai hơn nữa, nhưng đau buồn thay, chính sự chủ quan đã điều khiển chúng ta, sự nhận định nhất thời ấy vô tình áp đặt lên người khác, áp đặt lên sự sống một áp lực vô hình, với sự trung bình trung như nhà và xe, làm chúng ta mải miết mãi với sự áp lực vô hình chung nhu nhà và xe. Kẻ thua cuộc mãi là kẻ lạc loài, kẻ thoát ra cũng chẳng khá hơn kẻ lạc loài. Kẻ chết là kẻ vui vẻ ( nhưng bất hiếu ). Cuộc sống kim tiền, đã đẩy chúng ta, đến những đấu trường

Thương em, thương tôi.

Có em Bên đời bỗng vui

Trời chuyển về đêm, cơn mưa dầm dề cũng dứt, anh lê thê qua từng dòng nhạc nặng nề, tận đâu đó mà trở về nhà, mà du dương, mà lay lất, mà buồn.

Nhịp đời còn tung tăng nhiều, nhưng đời người cũng mệt. Đột nhiên, ngửi mùi sương xuống, buốt sống mũi, anh bỗng muốn nghe tiếng dế mèn hát về đêm, tiếng xà lan ngân nga giữa trăng, tiếng muỗi vo ve, hơn là tiếng xe cộ dầm dì cả đêm, tiếng cười nói nuốt chửng con phố này.

À, đêm qua anh lại thức dậy giữa đêm, bần thần tỉnh giấc và thoát khỏi cơn mơ và anh thấy lúc đó mình ngây ngô như đứa trẻ với cái hào nhoáng bên ngoài này. Anh với điện thoại, ngày giờ chuyển sang số khác, pin cũng sắp cạn, có lẽ đêm qua anh ngủ quên, cũng tốt, một cơn ngủ đến bất chợt, ngây ngô như đứa trẻ. Anh định gọi em nhưng đã quá muộn, ngày ngày đêm đêm, vẫn dài như nhau, vẫn đằng đẵng, như nhau. Nên để em ngủ thật sâu giấc, thì tốt hơn. Vì, ngày mai, cũng lại là một ngày dài, như đêm vậy, đều như nhau.

Cuộc sống thật vui khi có em, đã lâu rồi, chẳng ai rảnh rỗi để ngồi cùng anh trên cầu, bên sông, lê thê qua đường, và tần ngần nhìn mưa rơi, cùng anh. Rồi thời gian, bỗng làm anh hiểu được, anh thực sự hiểu được tại sao, những người tu hành từ bé, họ không trải qua những sóng gió, sao họ có thể biêt được bình yên, anh bỗng nhận ra, chỉ cần tâm họ an tịnh, là đủ cho một đời vô ưu.