Những ngày bão nổi

Hôm nay, một ngày nắng đẹp, sau cơn bão gầm thét hôm qua, trời lại trong xanh và tỏa nắng. Tôi ngồi lại bậu cửa, nhiều điều suy nghĩ vẩn vơ và đích thực. Dĩ nhiên không thể thiếu, không thể thiếu nhạc của dsk, nếu nói theo cách của những người mộ đạo thì, ông cùng nhạc của ông đã giúp tôi lớn lên.
Những ngày qua, bão nổi trong tôi và trong mọi thứ bên cạnh tôi. Tôi nổi nóng, rồi tôi cười nói, tôi im lặng, rồi lại càm ràm. Tôi suy nghĩ rồi bỏ qua, nâng lên rồi lại đặt xuống. Tôi muốn về nhà nhưng lại đi ra chỗ khác, rồi khi trở về chỗ ở tôi vẫn cố gắng thoát ra. Tôi định nói gì đó, rồi lại thôi, tôi định làm gì đó, rồi lại thôi. Và rồi thì, cái quyết định đêm thứ 6 đó đã gần như làm tôi hiểu về các quyết định của người đàn ông. Tôi giải quyết bằng bạo lực như một cách tất yếu, dĩ nhiên em, càm ràm và mắng mỏ, nhưng tôi vẫn không nghĩ ra những cách để hiểu lý do của em hay cách em cố nói tôi hiểu, nhưng suy cho cùng, rồi thì em vẫn nghĩ tốt cho tôi. Tôi nghĩ vậy là đủ. Để rồi ngày thứ 7. Ngày thứ 7 đó, thường, ngày thứ 7 của tôi là một ngày để tinh tế, nhận ra một cái gì đó hoặc để lòng mình một mình với những cảm xúc bản năng của con người. Nhưng đêm qua tôi chọn một bộ phim, đọc một quyển sách, pha một ấm trà rồi kê chân cao nghe tiếng mưa, và thanh thản như một kẻ già gần đất xa trời. Tôi thấy lòng mình lặng thinh và thanh thản. Tôi thấy lòng mình tự do

Hà Nội – 11-4-2021

Bàn tay vô hình – Thị trường phản ứng lại với phi thị trường.

Trong nền kinh tế tự do, giá cả là do cung cầu. Cung cao, cầu ít thì giá giảm thậm chí về 0 (ví dụ hoa đêm giao thừa). Cung ít, cầu cao thì giá lên cao, thậm chí nếu cung ít quá thì đội nóc, ví dụ hoa hậu. Có mỗi 1 cái mà mấy ngàn thằng đòi mua gì chả cao. Không thể bắt hoa hậu bình ổn giá được.
Khi cầu tăng đột biến thì giá lên còn do giá sản xuất lên, vì chuỗi cung ứng phản ứng dây chuyền, cái gì cũng lên hết.
Giá lên khi cầu lên còn là một biểu hiện của nền kinh tế lành mạnh, vì khi giá lên tự khắc dòng vốn sẽ chảy vào đó để đẩy mạnh sản lượng, rồi thị trường sẽ tự cân bằng giá ở mức mới. Ví dụ điển hình là các cuộc thi hoa hậu, do giá các em quá cao, nên sinh ra vô số cuộc thi để tăng cung lên, đơn giản vậy thôi.
Đó là những bài học căn bản nhất của kinh tế tư bản, và hay được gọi bằng cái tên hoa mỹ là Bàn tay vô hình của Adam Smith.
Lắm kẻ tôn thờ chủ nghĩa tư bản mà tư duy kiểu xã hội chủ nghĩa.

Bụi

Có hạt bụi 
Nào qua đây
Lửng lơ 
Giữa khúc đường
Xanh, đỏ, vàng 
Đêm nay
Một góc nhỏ 
Phố phường
Và ngọn lửa 
Là giấc mơ..
Chợt bừng lên
Rồi tàn lụi
Thổi tan vào
Cuộc sống 
Rồi ta bỗng hóa 
Thành hạt bụi
Khoảng trời 
Ngỡ bình yên.
Khi môi em còn đỏ thắm
Rồi em lại vươn 
Cành cây cao… 
Ngoái nhìn lại,
Anh ở dưới 
Đây nhỏ lắm
Bụi phấn, 
Bụi đường, 
Tất cả quyện vào nhau
Rồi ta trôi 1
Cách vô định
Có biết vấn vương 
Chuyện ngày sau

Hàn Mạc Tử ( Hàn Mặc Tử)

Một nhà chuyên môn nghiên cứu những trạng thái kỳ dị của tâm linh người ta xem tập Máu Cuồng và Hồn Điên có lẽ sẽ lượm được nhiều tài liệu hơn một nhà phê bình văn nghệ. Tuy thế, đây đó ta gặp những câu rất hay.
Như tả cảnh đồi núi một đêm trăng có câu:
“Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ
Đầy mình lốm đốm những hào quang”
Lên chơi trăng có câu:
“Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm.
Ta ở côi cao nhìn trở xuống:
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm”.
Đọc những câu ấy có cái thú vị ở xứ lạ gặp người quen, vì đó là những cảm giác ta có thể có. Lại có khi những cảm giác ở ta rất thường mà trong trí Hàn Mạc Tử rất dễ sợ. Một đám mây in hình dưới dòng nước thành ra:
“Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
Trôi thây về xa tận cõi vô biên”.
Cái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên điên cuồng và đau đớn dị thường:
“Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt,
Như mê man chết điếng cả làn da.
Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết,
Trải niềm đau trên mảnh giấy monh manh;
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đương siết,
Cả lòng ta trong nhớ chữ rung rinh”.

Bức tranh Dorian Gray – Oscar Wilde

Hồi đọc Bức tranh Dorian Gray, có một câu tôi rất thích và cảm nhận được nó nhưng không hiểu rõ lắm tại sao mà Oscar Wilde lại viết như vậy, là câu của Huân tước Henry về phụ nữ: Những con Sphinx không bí mật.
Sphinx là con nhân sư huyền thoại, được cho là đã gác cửa vào thành phố Thebes Hy Lạp, và đưa ra một câu đố bí hiểm cho ai muốn vào thành. Ai không trả lời được sẽ bị giết.
Vậy nên có thể hiểu dụng ý của Oscar Wilde khi ví phụ nữ như vậy.
Tuy nhiên tối nay rảnh, đọc lại Oscar Wilde mới thấy ông ấy có một truyện ngắn cùng tên với câu trên, và đọc xong truyện ngắn đó thì hiểu thêm ý của tác giả khi viết như vậy.
Không có thời gian viết hết cả truyện ra, nhưng tôi tóm tắt thế này, chuyện được kể qua một người thứ ba.
Người kể chuyện đang ngồi cà phê thì gặp một bạn cũ, ông Murchison, và hỏi thăm xem ông này lấy vợ chưa. Murchison bảo chưa, vì tao không thể hiểu được gái. Người kể chuyện bèn nói: Gái là để yêu thôi, không phải để hiểu. (Câu hay rất!) Bác kia bảo, đại ý, tao không thể yêu được nếu không tin. (Nên vẫn ế).
Rồi bác Murchison ấy kể lại chuyện đời mình.
Đại ý bác có yêu một cô gái tên là Alroy, rất đẹp, chồng chết rồi, sống ở khu sang trọng. Bác hẹn hò được cô này, nhưng mà nhìn cổ cứ có gì đó rất bí ẩn, không hiểu là cái gì. Nhưng bác vẫn quyết định cầu hôn cổ, vì yêu. Và hẹn cổ gặp 6h chiều thứ Hai tuần sau. Đại khái đến đây câu chuyện quá tầm thường.
Nhưng hôm thứ Hai ấy bác đi ngoài đường bỗng dưng gặp gái mình đang đi đằng trước, bác liền đi theo, thì thấy gái tạt vào một nhà trọ, rồi mở khoá đi lên, lúc mở khoá gái đánh rơi khăn tay, bác nhặt được. Sau đó, vì là một quý ông, nên bác nghĩ cũng nhục nếu theo dõi gái, và bác bỏ về.
Chiều 6h bác gặp gái, đưa ra cái khăn, hỏi mày hôm nay đi đâu, làm gì. Gái bảo mày quyền gì hỏi tao, bác bảo, thì tao yêu mày, định cưới mày nên tao có quyền chứ. Gái bảo không, không nói. Bác bảo mày gặp ai à. Gái bảo không tao không kể, nhất định không kể. Rồi gái khóc, bác chửi gái không ra gì, xong bác chạy đi.
Dĩ nhiên là bác bỏ gái, làm gì có thằng nào không bỏ gái trong trường hợp như vậy, phỏng ạ, rồi bác đi đâu đó nước ngoài, tháng sau bác quay lại thì gái chết rồi, vì cúm gì đó, nói chung ngày xưa cũng như bây giờ, cúm rất dễ chết.
Tất nhiên bác quay lại khu nhà trọ kia, hỏi bà chủ, đưa ảnh gái ra. Bà chủ bảo đúng, có con bé như này, hay đến thuê, trả tiền tao rồi mà lâu không lại. Bác hỏi nó có gặp ai không? Bà chủ bảo không, nó đến ngồi đọc sách tí thôi, cùng lắm là uống trà xong về, chả bao giờ gặp ai cả.
Bác bán tín bán nghi bỏ về. Bạn bác (người kể chuyện) mới cười, nói là bọn gái nó thế, chúng là những con Sphinx, nhưng chẳng có bí mật gì cả, nên tự tạo ra bí mật cho mình thôi. Mày chả hiểu gì về gái cả.
Nhưng bác có vẻ vẫn không tin lắm!
Công nhận truyện hay, có khi thầy đi dịch Oscar Wilde lại. Đúng là các bạn gay viết về gái cực hay, do họ không bị dục vọng làm mờ mắt như chúng ta. Đặc biệt Oscar Wilde lại là dạng xăng pha nhớt, có cả vợ con đàng hoàng mới đi chơi với giai.

The Piano In A Factory ( chiếc dương cầm thép )

Giới thiệu phim The Piano In A Factory

Tôi thích những cách chọn góc máy của người Trung Quốc.
The Piano In A Factory ( chiếc dương cầm thép )
Trong phim, nội dung không quá khó hiểu nhưng những cách đặt góc kính của phim làm cho bộ phim trở thành bất tử. Không giống mấy phim của Mỹ, thiên về nét mặt, cử chỉ và kịch bản, không giống phim của Hàn, thiên về các biểu tượng, biện pháp tượng hình, ẩn dụ.
Bộ phim này có một cách để tạo ra chính nó, tạo ra sự bất tử của chính nó. Nội dung phim kể về 1 người đàn ông, vợ bỏ đi nhiều năm, quen 1 ông bán thuốc giả và về giành quyền nuôi con. Đứa con thích piano và luôn muốn 1 cây piano của mình. Ông bố và bạn bè làm nghề hát dạo, một nghề gần giống như là mãi võ ( của những kẻ thất bại không công ăn việc làm) đã làm cho con 1 chiếc dương cầm bằng thép và hoàn thiện khi đứa bé theo mẹ.

Phân tích phim The Piano In A Factory

Mở đầu
Ở cảnh này, đạo diễn chọn một góc 2 ngã rẽ. Khung hình tỉ lệ 3-3-3. Để ý sự sắp đặt ánh sáng của đạo diễn và cây cột điện cùng bức tường chắn 1-3 khung màn hình. Đoạn này đã nói ra tương lại của mọi ngã rẽ. Đi theo ngã rẽ ánh sáng cũng như bước vào một cuộc thay đổi bản thân, thay đổi tư tưởng và thậm chí là thay đổi cả những nhân phẩm con người tạo ra. Chi tiết chiếc cột điện như ranh giới mỗi người phải lựa chọn. 1 là bước qua, sẽ đến với khung đường mà bức tường đen che lấp. 2 là rẽ vào bóng tối và hy vọng 1 ngày được bình minh
Cãi nhau
Cảnh này đạo diễn chọn những mảng màu đại diện cho 2 sắc thái bên trên đã chia sẻ. Khung hình 5-5 và bức tranh đằng sau 2 nhân vật cũng là bức tranh ghép. Những ngụ ý cho cuộc sống chắp vá để hoàn thiện. Những cây hoa 2 bên nếu ai biết dùng màu hoặc hiểu ý nghĩa của màu thì màu đỏ tượng trưng cho máu và không mang lại điều tốt đẹp. Thác nước là biểu trưng cho những sóng gió bên trong những biến cố chắp vá. Một backgrounds nêu lên được số phận của cả 2 người. 1 người vì giữ quan điểm của mình mà mất vợ. 1 người vì tìm kiếm hạnh phúc ( theo cô) mà bỏ chồng. Cả 2 đều chắp vá và biện bạch cho lý do của mình
Không chắc chắn
Ở cảnh này đạo diễn lấy trọng tâm về cô đồng nghiệp. Theo nội dung phim. Cô này muốn bước vào thế giới của người kia, một thế giới đen tối, cô độc, lãnh lẽo. Hình tượng vũng nước đem lại cho người xem một cảm giác cẩu thả và buông thả bản thân giữa chốn tối tăm. Hình ảnh ánh sáng bao quanh cô gái cũng là hình ảnh tượng hình cho một tia sáng chiếu vào đó. Chiếu vào trong thế giới đen tối đó
Cô Đơn
Những góc ánh sáng đạo diễn để, soi sáng cả một vùng đen tối như bên trên. Nhưng một người đạo diễn đa tài. Ông biết và hiểu nhân vật của mình hết ý. Về những thứ ông có thể đã hoặc đang trải qua. Ông để một màu đỏ giữa những khung hình gần như đen trắng. Như phân tích bên trên. Màu đỏ không phải một màu sắc may mắn. Ông vẫn để cho người đàn ông đó có người hiểu mình, ông vẫn để cho cô ấy soi sáng các góc tối đó. Nhưng, ông vẫn không thôi đề phòng 1 sự nguy hiểm nếu người đàn ông chấp nhận những mối quan hệ tiếp theo
Buồn
Cảnh này cũng vậy. Lần này tâm màn hình lệch về bên trái. Theo tâm lý thì những thứ bên trái sẽ tạo ra cảm giác những sự bảo thủ, những việc đi ngược lại đám đông. Cảnh này để bù đắp cho cảnh bên trên khá tốt. Dù có người biết, người hiểu ông ấy ,nhưng mà ông không chấp nhận, chấp nhận nghe theo trái tim, nghe theo bạn bè mình một lần nữa. Cảnh chiếc đàn màu đỏ như ông ôm ấp cái mối nguy hiểm bên mình, mối nguy hiểm của suy nghĩ chính ông
Khung đàn
Còn hình tam giác trong phim ảnh là sự nguy hiểm, hình tròn là sự dễ thương còn hình vuông là sự hằn học, khuân khổ. Doremon được tạo ra bởi 6 hình tròn. Up tạo ra người đàn ông với khuân mặt hình vuông và hình tam giác tượng trưng cho rất nhiều điều nguy hiểm
Cây đàn
Khung cảnh này lấy nét vào chiếc ghế không phải cây đàn. Nó quá đẹp để phân tích. Cây đàn là lý do,người chơi cây đàn còn ngồi đó không mới là điều quan trọng nhất
Đánh Đàn, hút thuốc
Khung cảnh này cũng tạo tâm khung hình ở hướng sáng như ảnh 1 đã phân tích. Đạo diễn đã phát triển suy nghĩ nhân vật qua cả câu thoại lẫn hình ảnh. Trước đó là hình ảnh trắng đen dày đặc thì nay đã có một lối sáng, dù cho vẫn có vách ngăn
Đánh Đàn
Còn hình ảnh đứa bé. Kể cả màu sắc áo cũng nhợt nhạt những khung cảnh và giai điệu buồn nhất phim

Có thời gian sẽ phân tích nốt

Không đặt tên

Tự nhiên nhìn nó lại thấy buồn buồn vì nhận ra là lâu lắm rồi cũng đã có thời từng mê mẩn những thứ đại loại thế này, thậm chí còn tháng nào cũng mua một cuốn tạp chí Nhà Đẹp.
Và cũng có lúc thầy làm được một cái góc gần như giống hệt thế này, đẹp hơn là đằng khác, với một khu vườn đầy hoa, thảm cỏ trước nhà, mười giờ khoe sắc, lộc vừng thả xác pháo mỗi sáng, một giàn lan tuyệt đẹp, một tủ sách mấy ngàn cuốn, thậm chí vài con chim biết hót, nhớ nhất là con cu gáy, ngủ trưa trên cái ghế này với tiếng gáy của nó thật là dễ chịu.
Nhưng cuộc sống không giống cuộc đời. Chim ỉa suốt ngày, tuần nào cũng phải cho chúng tắm, nắng thì phải cất lồng vào, đêm thì phải che màn, đi đâu xa vài hôm là chúng lăn ra chết. Các tấm nệm trắng phải giặt suốt và thay vỏ cái nệm ghế tròn rất mệt, phải kéo khóa ra rồi đem giặt xong lồng vào. Cỏ thì mọc tùm lum và rất bẩn. Hoa thật thì héo ngay, mà hoa giả thì bụi, sách vở đa phần nhảm nhí càng đọc càng ngu,… Thuê người làm thì mỗi ngày mất béng 2h phải ở cùng một đứa văn hóa hai bằng lớp 4. Mà kiếm gái về ở cùng thì ngoài chuyện fukcing ra cũng không biết phải làm gì với gái. Với cả đặc tính của gái là con nào cũng khỏe cãi và nói còn nhiều hơn cả chim, còn gì là bình yên nữa.
Nói chung hơi giống truyện Cây Phúc bồn tử của Chekhov: Một ông nọ cả đời chỉ mơ có một trang viên với cây phúc bồn tử, rồi khi kiếm đủ tiền thì nghỉ việc luôn và mua ngay một nơi như vậy, rồi sáng ra cố sống cố chết mà nuốt những trái phúc bồn tử chua loét.
Tuy nhiên khác ông ấy ở chỗ thầy không thích ăn đồ chua.
Thế là đến một hôm đem cho hết, cả ghế mây, cả chim, cả hoa, cả sách, và tự dưng thấy sung sướng kỳ lạ vì không phải lo cho chím ăn, cho chim tắm, tưới hoa, nhổ cỏ, giặt giũ các cái nữa. Tự dưng thấy mình là mình chứ không thấy chính mình là một người khác nữa.
Thấy cái duy nhất con người cần đến là một gốc bồ đề.

Lại nói về chơi cờ

Có một người tôi gọi là thầy. Ông thường uống rượu đến quá nửa đêm rồi bắt đầu rủ các cháu chơi cờ. Thằng nào đánh nhanh quá, ông không kịp nhìn đánh con gì thì ông chửi, thằng nào nghĩ mãi không chịu đánh, rượu ngấm vào chân, vào tay mà không được làm gì ông cũng chửi. Thành ra cứ thằng nào đánh cờ với ông là bị ông chửi. Mỗi lần chửi xong ông lại nâng ly quá mày, dí cái chén bố vào mặt mấy thằng cháu đòi uống.
Mà rượu không phải rượu nhẹ. Đất Tuyên Quang có một loại rượu mà mấy ông văn sĩ xưa trèo đồi leo núi lên bắt vợ thường ví von.
Mùi rượu như mùi gái quê.
Chưa uống mà ngửi đã phê quên về
Mà kiểu uống rượu ở đây cũng khác với uống rượu chỗ khác, nếu xét như anh hùng thì mời chén nào hết chén đấy. Còn ở đây. Nếu bạn đủ anh hùng thì sẽ hiểu câu ” Anh hùng thì chết sớm”. Rượu đây rượu ngâm, có hạ thổ, ngửi đầu thì ngọt, uống vào thì thơm, 3 chén còn cười đùa, đến chén thứ 6 thì bắt đầu thấy nâng nâng, thở ra mùi ngô non, càng vậy càng hăng, nhưng quá chén thứ 10 thì đường về muôn lối. Mà không có đồ nhắm, không có đồ hãm, chỉ có rượu và trà đá, đôi khi có thêm nhạc Chế Linh và Duy Khánh, không có gì khác ngoài rượu và trà đá ( vì nhà thầy bán trà đá ). Thành ra thằng nào không ăn no, ra quán trà đá ngồi thì thường sẽ dừng ơ chén thứ 7 mà chân không về nổi.
Mà thôi lười viết. 1 đứa bị mấy ông già ngồi quán thầy mà chưa bao giờ quay lại tiếp =((

Rượu Absinthe

“Ở đây có chai nào xịn nhất thì mang ra đây đi, hôm nay anh đang có hứng…”
Ông bạn quý của tôi là thế đấy. Gã không phải tửu lượng thượng thừa mà lúc có chuyện vẫn khoái lui tới mấy cái chỗ cơ man toàn rượu như thế này. Cơ mà cũng vì cái tính hào sảng vậy mà tôi quý gã.
“Vậy chờ chút nhé, hôm nay cho thử thuốc cấm của quán!”
Cộp, một chai rượu màu xanh ngắt, với hình cô tiên xanh trên bao bì, phản chiếu trên cái ánh sáng nhờ nhờ của counter như một viên ngọc lục bảo. Với một nụ cười đắc ý, bartender tự hào khoe: “Hôm nay mà đồng chí không say thì tôi bỏ nghề luôn“.
Đàn ông dễ nghiện, nghiện đủ mọi thứ. Kẻ thì ham hố danh vọng, đánh đổi đủ thứ vì hào quang. Số khác lại nghiện thuốc, nhưng thảm họa thực sự là họ lại nghiện mấy thứ đã độc lại còn không ngon. Người lại say đắm cái cảm giác chinh phục đàn bà, rồi đến tột cùng hắn lại đau khổ trong chính đống lầy mà mình đã tạo nên. Còn tôi ngồi đây, phải lòng rồi nghiện nàng tiên này từ khi nào tôi cũng không biết nữa.
Ngày xưa mọi người truyền tai nhau về câu chuyện của Absinthe trong Euro Trip, thứ giúp bạn nhìn thấy kỳ lân sau 3 giây rồi anh em ruột cũng lao vào hôn nhau điên loạn. Sau này tôi mới biết, Absinthe thực chất được tinh chế từ thành phần chủ yếu là hoa hồi, cộng thêm các dược liệu từ cây ngải đắng.

Bếp Lửa

Gian nhà đất,
Bốn bức tường, 
Gồ ghề nâu màu bùn
Kẻ hành khất,
Nay trở về, 
Ôm bếp âu sầu buồn
Mái tranh dột,
Nhện bao đời, 
Giăng lưới bắt hạt sương
Bên bàn thờ, 
Lạnh trơ trọi, 
Đỏ những mẩu đầu hương
Ngày tôi xa, 
Theo đò ngang, 
Trôi cùng sông Hồng đỏ
Trôi cánh diêu, 
Trôi cầu ao, 
Thả mắt trông đồng cỏ
Trôi dạt mãi, 
Để da mặt, 
Phai nhạt bớt màu nâu
Trôi đến 
Hà Nội tấp nập, 
Trôi hẹn ước trầu cau