Bàn về cái đống cứt gọi là “nhà Pháp cổ” đang được đập đi xây buyn-đinh.

Cũng giống như, mỗi khi có tiếng rên rỉ về giáo dục, nó thường đến từ tộc người không-liên-quan-gì-đến-giáo-dục, là Bolero, thì bất cứ lúc nào ta nghe thấy tiếng trăn trở về di sản ở Thủ Đô, y như rằng, là đến từ các anh em ngoài vành đai 6, cuối tuần lên phố rón rén gửi xe máy tít ngoài Trần Nhật Duật, xếp hàng ăn phở mì chính Bát Đàn, rồi lên tút về văn hóa Hanoi nghìn năm, về việc cần thiết bảo tồn các “di sản Pháp”, hay bất kỳ cái gì có tên Tây Tây. Mỗi khi sửa sang, chỉnh trang lại đô thị, từ thời xây Hàm Cá Mập, đến lát đá Bờ Hồ, chặt xà cừ Kim Mã, chưa bao giờ không thấy dấu răng bọn chúng.

Chúng tôi, những người húp bát nước rau cũng biết là sấu chọc ở Lê Hồng Phong hay Phan Đình Phùng, ngược lại, tuyệt nhiên không bao giờ thấy có vấn đề gì tới việc đập nhà cũ đi xây mới. Di sản thực sự của Phố Cổ, chính là văn hóa, lối sống, sự tinh hoa, là con người Phố Cổ, chứ chả bao giờ nằm ở mấy cái nhà rách vàng vàng, có cửa chớp gỗ với ô văng chắn nước úi chà chà cứ thấy rêu rêu, mông mốc, ám mùi khói bún chả quạt là chúng nó cứ nhất loạt rồ lên là di sản cần bảo tồn, me Tây đến mất cả lý trí khiến chúng tôi vô cùng đau xót.

Riêng về cái nhà ở Ba Đình đang bị đâp đi, thì kẻ già này cũng là người có ít nhiều kỷ niệm, đặc biệt là mặt Hùng Vương. Đoạn đường này, thực ra là Hùng Vương 2 (để phân biệt với Hùng Vương 1 xịn nằm ở bên kia Lăng), cũng giống như Tràng Tiền có Tràng Tiền riêu (từ quảng trường CMT8 hắt về Bờ Hồ) và Tràng Tiền pha ke (đoạn bẩn bẩn quê quê có hàng cây dẫn ra khu đá phò Bác Cổ). Khu này, mang tiếng giữa trung tâm của Ba Đình, nhưng thực ra lại hoang vu, ít nhà dân nên không có hơi người, tối mùa đông mà đi bộ qua thì quả thực là vailon, vừa lạnh vừa vắng tanh, đường thì rộng, trong gió xào xạc nghe lẫn cả tiếng âm hồn của viện Xanh Pôn. Nhìn chung bọn xaolon hay thương với khóc, cơ mà tối anh em nào mà chạy bộ qua sẽ thấy, tuyệt nhiên đéo có thằng nào lượn lờ, chơi bời gì ở mạn này, có phi xe máy thì cũng bóp max ga để vọt qua cho nhanh, mà thôi.

Không phải cái gì xây được trăm năm, cũng được coi là di sản, nó cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về văn hóa, tín ngưỡng, ý nghĩa lịch sử hay kiến trúc. Ví như, nó phải có ý nghĩa vĩ đại gì đó, hoặc là nó phải có sự độc đáo, tinh xảo, đạt đến tầm cỡ nào đó về trình độ xây dựng. Cái đống rác kia, rất tiếc, thỏa mãn none of the above, nó chỉ là cái nhà máy khố rách, xấu xấu bẩn bẩn, mái tôn xà gồ thép rồi đắp tí phào chỉ, phù điêu, bản chất khi xây lên cũng KHÔNG phải hướng tới sự vĩnh cửu, trường tồn, mà chỉ là để phục vụ sản xuất tức thời tại thời điểm cách đây cả thế kỷ, chả khác đéo mấy nhà xưởng trong khu công nghiệp. Đập đi xây bách hóa, hâu teo 11 tầng tối đến sáng choang đèn LED, thật là thỏa lòng người dân trong khu vực vậy.

Các công trình thực dân, đế cuốc, về lâu dài, chắc chắn cần phải đập đi toàn bộ. Không thể có một dân tộc tự lực, tự cường, đứng thẳng lưng, khi tất cả các tòa nhà ở ngay đầu não chính trị của nó, đều là di sản của thời nô lệ. Người Hàn đã nhận ra điều này từ rất lâu, vào năm 1995, kỷ niệm 50 ngày thoát khỏi ách cai trị của Đế quốc Nhật Bản, họ đã mạnh dạn, gạt đi ý kiến của bọn bàn lùi, me Nhật, san phẳng tòa Seoul Capitol – một công trình đồ sộ, đắt đỏ, được đánh giá cực cao về mặt kiến trúc, thiết kế bởi kiến trúc sư De Lalandea người Đức, như một biểu tượng của sự cai trị Nhật Bản. Nó được xây dựng với mục đích che khuất Cảnh Phúc Cung – ám chỉ ách thống trị toàn diện của người Nhật đạp lên tất cả các giá trị văn hóa, lịch sử, lòng tự tôn của dân tộc Triều Tiên. Và người Hàn đã nhận ra, đó là một sự nhục nhã không thể chấp nhận được.

Chúng ta sẽ không thể giải thích cho con cháu về lòng yêu nước, về sự tự hào dân tộc, khi tất cả những tòa nhà nổi tiếng, mang tính biểu tượng nhất ngay giữa đất thiêng Ba Đình, nơi có Hoàng Thành Thăng Long nghìn năm tuổi, đều là dấu ấn của thời thuộc địa. Đó là một thời kỳ vong quốc nhục nhã, cần phải bị thanh tẩy, thay vì gìn giữ, hít hà. Con cháu chúng ta cần phải được lớn lên nhìn ngắm những tòa nhà được xây bởi người Việt, bởi tâm hồn Việt. Một dân tộc Hoa Hạ vĩ đại, nền kinh tế thứ 23 trên thế giới, sẽ không thể chấp nhận tàn tích thuộc địa là di sản của mình vậy.

Đập cũ, xây mới, làm sống lại văn minh truyền thống và tái thiết Hoàng Thành Thăng Long, như cách người Hàn đã xây lại Cảnh Phúc Cung, chính là tương lai, là ước vọng của người dân Hanoi vậy.

Nguyễn Du – Truyện Kiều – Chữ Nôm: Sự hiểu lầm dài 2 thế kỷ của hậu nhân Đông Lào chi quốc.

Nguyễn Du – Truyện Kiều – Chữ Nôm: Sự hiểu lầm dài 2 thế kỷ của hậu nhân Đông Lào chi quốc.
Nhân cái chị gì đạo diễn vừa ỉa ra cái phim về Kiều, mà đang bị chửi loạn lên vì nhá hàng quả teaser cứt nát ngay mở đầu đập thẳng mặt khán giả bức đại tự Lạc Uyển Lâu gõ bằng Word thư pháp chữ cuốc ngữ tải free trên Dafont cắt CNC ở Thanh Oai, thấp thoáng chị Kiều mặc cardigan vải xô phối yếm dancer 1900 mua trên Taobao lòi cả xương vai teo cơ delta tay ôm nguyệt cầm bấm hợp âm đô trưởng 5 ngón sai cả 5 khiến nhân dân chia phe cãi nhau um hết cả lên, làm kẻ già này lại đành phải ẩn kỷ phần hương, dụng lương tâm khổ, kê nghiên ngọc, mài mực thơm mà chấp bút mấy dòng thông – não.
Thực ra cái phim cục cứt kia thì anh em Đông Lào không cần phải quan tâm quá nhiều đâu, vì chắc chắn là đéo ai xem cả, tôi chả hiểu các anh chị hy vọng cái gì ở phim của gái làm? Chưa kể biết đâu chị đạo diễn là Hanoi đun rơm, hộ khẩu làng người Chiêm khi xưa bị vua Lý bắt về, nên gia phả nhà chị truy được xa nhất là đến tháng 9 năm 1945 ngày bắt đầu Bình Dân Học Vụ, đương nhiên ghi bằng cuốc ngữ, khiến chị tin rằng thời Kiều cũng dùng chữ cuốc ngữ, thì sao? Nên tôi không bàn cái phim nữa, kẻ già này một khi đã thông, là phải thông thẳng lên gốc – rễ, có lớp lang, bản mạt rõ ràng, để giải mã thẳng cái tác phẩm văn học về tổ nghề của nghiệp đoàn Trần Duy Hưng – Nguyễn Khánh Toàn đã ám quẻ dân tộc ta mấy thế kỷ qua, chính là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Anh em mồ hôi dầu ở Đông Lào, rất nhiều người sùng Kiều, gần như là một tín ngưỡng dân gian. Thậm chí các anh em học giả, mà phần lớn là mù chữ Hán, cũng rất hay quote Kiều để ra điều Nho Nhe. Anh Phạm Quỳnh thậm chí chua rằng “Truyện Kiều còn tiếng ta còn”, thật là khiến người khác phải lạnh gáy, khi đến cả anh em Do Thái còn chả dám phán thế với Kinh Cựu Ước.
Sự sùng Kiều này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vì anh em Đông Lào, do bị bọn Pháp chặt đứt gốc Hán Học, nên hiểu rất sai về văn chương, mà cái sai cơ bản nhất, đó chính là anh em lẫn lộn giữa hai loại hình thái văn học, là “văn nói” và “văn viết”.
Từ xưa, chữ nghĩa luôn là thứ cao quý, không phải tất cả mọi sự trên đời được ghi bằng con chữ. Hầu hết người dân không hề biết chữ, nhưng họ đương nhiên là không câm, họ vẫn giao tiếp, nói chuyện, vẫn biết chửi ditme và tỏ tình. Điều này khiến văn học rất rạch ròi, giữa những thứ có thể ghi chép thành văn bản, như thơ phú, chiêm bốc, sổ sách thuế má, và quan trọng nhất là sử, với những thứ mà người dân thường nói với nhau hàng ngày, vốn là những thứ không ai buồn ghi lại, chỉ tồn tại dưới dạng truyền miệng.
Văn viết được gọi là Văn Ngôn (hay Cổ Văn, Văn Ngôn Văn), nó là một ngôn ngữ riêng, không giống ngôn ngữ mà mọi người dùng để nói chuyện. Nó có ngữ pháp riêng, sử dụng nhiều hư từ đặc trưng đôi khi vô nghĩa, với mục đích nhấn nhá, tạo nhịp bằng – trắc và thi thoảng là cho đủ chữ. Văn nói gọi là Bạch Thoại, là ngôn ngữ của mọi người (kể cả vua quan) dùng chém gió với nhau, nhưng nếu muốn ghi lại, họ buộc phải chuyển ngữ sang Văn Ngôn mới có thể ghi chép được.
Ví dụ vua Lý nước ta trong buổi chầu sớm, ngáp miệng nói rằng, “Ditme thằng vua Tống matlon, hay đánh chết mẹ nó đi nhờ”, thì sử quan sẽ không ghi nguyên văn như vậy vào thẻ tre, mà sẽ chép rằng “Bệ Hạ chú Tống Chủ vi hồ điệp chi diện, dục kích chi”. Nó cơ bản là một ngôn ngữ riêng, chỉ dành cho giới tinh hoa, từ ngữ hàn lâm, tư tưởng thâm sâu, ý tại ngôn ngoại. Cho nên văn thơ từ xưa đều phải sáng tác bằng Văn Ngôn, mới được coi là văn học.
Văn Ngôn Văn là Scripta Franca của Đông Á, người Việt Nhật Hàn với Trung Hoa, và giữa các tỉnh của Trung Hoa xưa nay có thể hiểu nhau, chính là nhờ Văn Ngôn. Chỉ có viết bằng Văn Ngôn mới được coi là văn học, mới truyền tải được các tư tưởng, ý niệm cao siêu, trừu tượng, còn các thể loại sáng tác bằng bạch thoại, bất kể là truyền khẩu hay viết bằng giấy bút, thì đều được xếp là những thứ thô lậu, quê mùa, khố rách của dân gian, dạng như vè hay đồng dao, chứ không thể coi là văn học tinh hoa được.
Chữ Nôm (hay Quốc Âm) chính là thứ chữ được sáng tạo ra để ký âm Bạch Thoại. Anh em Đông Lào hay ảo tưởng rằng Chữ Nôm là cái gì tinh hoa hay là của riêng Đông Lào, nhưng thực ra nó là chữ viết của khố rách, để ghi lại những ăn ngủ đụ ỉa hàng ngày, mà thôi. Nhật, Hàn, Tày, Nùng, thậm chí các địa phương ở Trung Quốc cũng đều có các kiểu chữ này, nhưng chẳng có thằng nào đưa chúng lên thành cái gì tinh túy hay hàn lâm cả để xaolon cả.
Truyện Kiều, hỡi ôi chính xác là một bài vè viết bằng Bạch Thoại, Nguyễn Du dùng nó để diễn giải Kim Vân Kiều Truyện để bần nông Đông Lào có thể hiểu cặn kẽ nội dung, mà thôi. Đồng ý rằng trong Kiều, Nguyễn Du dụng từ khá ổn, trau chuốt, nhưng suy cho cùng thì Bạch Thoại vẫn là Bạch Thoại, vị trí của nó phải là ở mục content giải trí bần nông, chứ không thể được xếp ngang hàng với văn học tinh hoa, đừng nói là đại diện cho tinh túy ngôn ngữ Việt. Tôi tin rằng nếu Nguyễn Du mà sống lại, biết bọn hậu nhân lấy Truyện Kiều làm chuẩn mực văn chương, thì cũng chắc cũng phải cười hi hí bằng tiếng Nghệ, xong chửi tổ sư bố chúng mày cả đống bài thơ Văn Ngôn đỉnh cao trong Thanh Hiên Thi Tập chúng mày vứt xó, lại lấy bài Bạch Thoại viết xả stress của ông mà học theo, để tế bố chúng mày, hay sao???
Nên bản chất nó là như vậy, truyện Kiều là bài vè bằng Bạch Thoại, không được chính tác giả nhắc tới trong suốt cuộc đời mình mà toàn bọn đời sau móc ra tự sướng. Không ai phủ nhận Nguyễn Du là một nhà thơ giỏi, nhưng cũng không có gì mà phải nâng tầm lên thành thần thánh chỉ vì ông sáng tác cả Bạch Thoại, khiến bọn bần nông đời sau mù chữ Nho giở lại kho tàng văn học cha ông chỉ hiểu duy nhất Truyện Kiều. Về thơ Văn Ngôn, Nguyễn Du chắc đã sánh được Lê Thánh Tông hay Nguyễn Trãi?

Lễ

Vấn đề lớn nhất của người Đông Lào hiện nay, như đã nói nhiều lần, là ở chỗ họ nói tiếng Tàu mà mù chữ, nên nói năng suy nghĩ mà chẳng hiểu gì cả. Một lũ người mất gốc, nên thành cây me tây.

Lễ là một trong những nền tảng của luân lý xã hội. Không có Lễ là loạn. Khổng Tử có câu: Trọng Lễ thì nhẹ Hình. Một xã hội coi trọng Lễ thì sẽ nhẹ Hình. Ví dụ như xã hội Mỹ hiện nay coi nhẹ Lễ nên rất nặng Hình. Hàng xóm với nhau đụng chuyện là kiện vì có lễ với nhau đâu? Còn một xã hội mà hàng xóm gặp nhau là chào hỏi, thưa gửi thì dĩ nhiên không cần đem nhau ra tòa làm gì.

Vợ chồng cũng vậy thôi. Nếu như giữ được Lễ, giữ được lời ăn tiếng nói, cách cư xử với nhau, tương kính như tân, thì làm sao phải ra tòa? Có không hợp chăng nữa thì cũng nói chuyện giải quyết nhẹ nhàng được. Còn nếu như ngày ngày cãi chửi nhau, đm thằng kia sao mày chưa đón con, đm con kia sao mày chửi tao,… thì hiển nhiên là sẽ bỏ nhau, chứ chưa cần nói đến ngoại tình.

Trai gái Việt bây giờ hoàn toàn không được dạy về Lễ, nên hôn nhân bây giờ như đống phân. Cá mè một lứa. Chồng không ra chồng, vợ không ra vợ. Nhiều cặp sống với nhau còn tệ hơn lợn. Vì chí ít thì lợn cũng không chung đụng, ngoại tình, chát chít cả đêm với người khác. Không có lễ cũng là vì không có và không biết gì về tính chính danh.

Học sinh cũng vậy. Nếu không có Lễ thì làm sao mà giữ được đạo, làm sao mà học được? Không biết nói năng cư xử đúng mực với thầy cô, bạn bè, thì không thể học hành gì được cả. Đừng lấy ví dụ bọn Tây cãi thầy ra, bọn nào nói thế là chưa bao giờ đi học ở Tây cả. Tây rất kính trọng thầy cô, từ cách xưng hô trở đi.

Ngay cái chữ Lễ phép của mình cũng có gốc Tàu là Lễ Pháp, mà dân mình nói tiếng Tàu giọng Nghệ Tĩnh, xuyên tạc thành Lễ Phép. Nói mà không biết mình nói gì cả. Lễ phải đi đôi với Pháp. Bọn nào sống vô lễ thì cũng vô pháp vô thiên.

Quay lại cái anh nói nhiều năm nay, và hiện nay người ta mới bắt đầu nhận ra, là chúng ta phải giữ được văn hóa, văn hóa là chủ quyền lớn nhất và thiêng liêng nhất của chúng ta.

Văn Hoá

Nhìn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Bạch Nga và Ba Lan mới thấy tiêu chuẩn kép trong hành xử của phương Tây. Và chính điều này sẽ đẩy họ vào sâu trong khủng hoảng. Hàng ngàn người đang chịu cái lạnh chết chóc để chờ vào EU vì quê hương họ bị EU và Mỹ tàn phá.

Một mặt khác của vấn đề là sự dễ dãi của tiếng Anh vừa là điểm cực mạnh của nó vừa là điểm yếu vì làm cho phương Tây rất dễ bị hòa tan với các nền văn hóa khác. Chỉ cần 3 tháng là bất cứ ai cũng có thể nói được tiếng Anh ở mức đủ để tồn tại, và người Anh/Mỹ đã quá quen với tiếng Anh dở đến mức nói gì họ cũng hiểu được. Điều này là không thể với dân Nga và TQ. Qua Nga 2 năm chưa chắc bạn đã nói được cho dân bản xứ hiểu.

Nghĩ cho cùng thì thành trì độc lập tự do duy nhất và mạnh nhất chính là văn hóa. Từ ngôn ngữ cho đến luân lý xã hội và các giá trị mà người dân coi trọng. Vậy nên PT bao lâu nay luôn tìm mọi cách phá bỏ cái hàng rào chủ quyền đó của các nước nhỏ: Tuyên truyền lối sống phi luân vô đạo, hủy hoại gia đình, quan hệ nam nữ, khuyến khích nữ quyền một cách dở hơi, đẩy phụ nữ vào thảm cảnh nuôi con một mình hoặc thậm chí thành đồ chơi cho đàn ông mà cứ tưởng thế là hay.

TQ sớm nhận ra điều đó nên họ bắt đầu hạn chế dạy tiếng Anh, cấm các trang web nước ngoài nếu đi ngược văn hóa họ, và đặc biệt là họ đang yêu cầu hệ thống giáo dục phải chỉnh đốn lại việc dạy lịch sử cho học sinh.

PT quen đổi trắng thay đen, họ còn phủ nhận được vai trò quan trọng nhất và thậm chí là quyết định của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II, đào tạo ra một lũ lật sử nói Pháp chỉ mượn đường VN để đánh nước Khác!…

Vậy nên vấn đề chủ quyền bây giờ rất rộng, không bảo vệ được Big Data, văn hóa và cụ thể là ngôn ngữ, thì đừng hy vọng gì vào độc lập tự do.

Nhu có Thái cực, đả có Thông bối.
Thông bối quyền vung tay là chết người ….

Những ai từng chạm vào cây cột này rồi thì sẽ biết cảm giác tưởng như ngã xuống đất, chắc chắn không lay chuyển. Không hiểu thì tưởng chạm nhẹ, hiểu mới biết lực âm thầm bộc phát kinh hồn.
Võ thuật truyền thống bây giờ đã mất đi cốt cách, vì tinh thần của nó không có chỗ dùng trong hoàn cảnh xã hội mới, lại không thể mô phỏng sang hình thức khác. Bởi vì võ thuật truyền thống mài dũa sát khí ngút trời trong từng chuyển động. Sát khí khi thuần thục thì thành hình, có sức sát thương đáng sợ, mà thiếu đi sát khí ấy lập tức động tác trở nên hời hợt, vô hại.
Cho nên người xưa luyện võ thường phải tập tĩnh tâm để đối trị sát khí của mình, dần dà âm dương tương hỗ, động và tĩnh cùng luyện, thân và tâm cùng luyện… Vô tình lại đạt đến hiệu quả khác thường…. Đến từ sát khí mà đắc lại quay về NHẬP ĐẠO.

Định Kiến

Trong lý luận của nhà Phật, phải công nhận có cái triết lý về thập nhị nhân duyên quả thật cao siêu, càng ngày càng thấy vô cùng ảo diệu.
Thực ra đọc về nó rất nhanh, như mọi triết lý phương Đông khác, nó rất đơn giản, chỉ vài câu thơ huyền bí, từ con bé sinh viên đến cụ già đều nhớ được, nhưng vô cùng ít người hiểu được.
Tách một mảng trong đó ra sẽ thấy định kiến là thứ chi phối cuộc sống chúng ta kinh khủng. Hầu như tất cả những gì chúng ta nhìn nhận đều không thật, đều qua một lớp lăng kính định kiến.
Cứ đi dự một buổi họp lớp là thấy. Dù sau bao nhiêu năm, mỗi người một phận, nhưng rồi tất cả vẫn nhìn nhau như thời học sinh, sự cảm phục vẫn dành cho những bạn giỏi nhất, sự coi thường vẫn dành cho những bạn học kém nhất, dẫu đường đời đã đưa họ đi những nơi rất xa.
Như đội tuyển toán quốc tế của giáo sư Đàm Thanh Sơn, một nhà khoa học rất thành đạt bây giờ, có một anh nữa cực kỳ giỏi, nếu như không muốn nói là không thua gì giáo sư Sơn, nhưng cuối cùng anh này đang đi làm bảo vệ ở quê, hôm bữa tôi gặp, thấy anh vẫn đang giải toán cấp ba. Thương lắm. Do sau khi đi thi quốc tế về, không chịu được áp lực học hành, nên anh ấy phải bỏ cả đại học.
Rồi đọc một cuốn của Tô Hoài, trên chuyến tàu thủy từ Pháp, đưa các nhà khoa học về nước theo Bác, có một nhân vật rất giỏi, nhưng do thấy không hợp với mọi người, nên về nước cái là đi luôn về quê, rồi cuối đời làm thợ sửa xe ở một làng nhỏ ven quốc lộ. Trong khi cả đoàn trí thức ấy gần như đều thành Bộ trưởng, thứ trưởng, được ghi danh vào lịch sử.
Tư duy chúng ta luôn cưỡng lại việc phủ nhận hình mẫu nó đã khoác lên ai đó nó quen biết. Không có gì làm chúng ta kinh ngạc bằng việc ông hàng xóm chúng ta hoá ra là một nhà thơ vĩ đại, hay thằng bạn hồi bé hay chép bài ta bây giờ đã là một nhà khoa học lớn.
Vậy nên nhiều khi sự tự do của ta được giới hạn trong những gì người ta không biết về ta. Bởi vì cái gọi là những gì người ta biết ấy, nhiều khi chỉ là những định kiến.
18:20, Ngày 13 Tháng 8, 2019

Rau ngót

Nhân mùa hè, lại bàn về bí thuật nấu canh rau ngót.Người trí huệ chúng tôi, trong ăn uống luôn hướng tới sự tinh hoa, mọi món ăn dù với nguyên liệu bình thường nhất, cũng phải cầu kỳ mà chế biến thành những mỹ thực mới chịu đụng đũa. Các hàng ăn ngon ở thiên hạ ít khi lộ cho người ngoài, có hàng phở thậm chí chỉ bán cho người Phố Cổ, ai đi ăn thì cầm theo sổ hộ khẩu photo công chứng, nhà cách Bờ Hồ 1 km đổ về mới được vào ăn. Tôi cũng hay ăn ở một hàng gà tần, mỗi bàn ăn đặt cái cân tiểu ly cho khách kiểm tra, con gà nặng quá 6 lạng thì không phải trả tiền.

Một món ăn thanh nhiệt mùa hè rất được người chúng tôi ưa chuộng chính là canh rau ngót nấu với thịt lợn băm. Nghe thì rất bình dân, nhưng để nấu một bát canh rau ngót chuẩn vị lại không hề đơn giản. Bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu, đòi hỏi cành rau phải cong như đuôi mèo ngày động đực, độ dày, màu sắc của lá cũng phải đạt tiêu chuẩn mỹ thuật. Thịt có tỉ lệ nạc/mỡ đúng 85/15, băm bằng dao nhíp và dùng trong ngày, không qua đông lạnh.Rau ngót được gọi là Thủ Cung Mộc Diệp hoặc Kỷ Hương Dã Thái (rau kỷ hương dại). Thiên Trịnh Phong trong Thi Kinh có nhắc tới cây kỷ liễu, gỗ dùng làm môi thìa múc canh rất bền và đẹp, cùng với cây kỷ tử huyền thoại trong Đông Y, đều được người Trung Hoa xếp thành đồng loại vậy. Đây là một loại lá thuốc, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, rất lành tính, nam nữ lão ấu đều có thể ăn hàng ngày mà không lo bị dị ứng, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể dùng để bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.Tuy nhiên có một vấn đề mà người Đông Lào hiểu lầm cơ bản, khiến việc chế biến rau ngót không đạt được sự tinh hoa, đó là rau ngót vốn KHÔNG phải là rau, mà là LÁ CÂY. Tất nhiên có thể lý sự rằng rau thì cũng là lá cây, nhưng bản chất có chút khác nhau, cây rau ngót là cây THÂN GỖ, khác với rau muống, rau cải… vốn đều là cây thân thảo. Lá rau ngót, như mọi loại lá cây thân gỗ khác, cứng hơn lá rau thường, cộng thêm có rất nhiều tanin, khiến loại lá này có vị chát cùng mùi hăng, nấu lên màu canh vàng khè đặc quánh như nước điếu, nếu không biết cách sơ chế sẽ không thể nào ăn được.Sơ chế lá rau ngót cần đảm bảo 4 bước: Rửa, xao, vắt, thái. Rau tuốt cho vào chậu, nắm từng nắm nhỏ rồi giũ sạch trong chậu nước bỏ ra rổ để loại bỏ gai và sâu (lá rau ngót mọc trên cao nên ít có bùn đất). Sau đó bắc chảo lên bếp, bật nóng một vài phút, cho rau vào xao mềm cho tới khi không còn nhìn thấy màu xanh nhạt của lưng lá, trông thì có vẻ bị nát nhưng vì lá rau rất dai nên không ảnh hưởng gì, có thể xao thành vài mẻ nếu số lượng nhiều. Bỏ rau đã xao còn nóng vào rổ sắt, cho vào chậu rửa rồi xả nước lạnh, nhúng rau cho nguội bớt và vắt như vắt giẻ, cuối cùng nhấc rổ lên, dùng hết sức bóp rau thành những nắm tròn kiệt nước, rồi lại xả nước mới, lặp lại bước trên, cho những nắm rau đã vắt 2 lần lên thớt, thái thành những khúc khoanh dày đều 1cm như thái thuốc lào, thế là xong bước sơ chế rau.Sơ chế thịt bằng cách chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi, tuỳ yêu cầu và khẩu vị của mỗi gia đình mà có thể làm kỹ, sơ hoặc bỏ qua bước này, nhưng với Phú thì yêu cầu phải chần nóng rồi rửa lại bằng nước lạnh để hết mùi. Thái hành củ, cho mỡ lợn vào nồi (nồi dùng để nấu canh) phi thơm rồi cho thịt đã sơ chế vào, xào vài phút cho tới khi mùi thơm ngào ngạt chảy nước dãi bốc lên thì đổ nước sạch vào nồi, đun cho tới khi sôi, hớt bọt (nếu còn) rồi nêm muối, mì chính cho vừa miệng, cuối cùng cho rau đã sơ chế vào đun trong 3 phút (lưu ý không được đậy nắp nồi), tắt bếp (nếu muốn rau mềm hơn thì vặn nhỏ lửa để thêm vài phút).Thành phẩm canh đòi hỏi phải đạt đủ các yếu tố chất, sắc, vị, hương, người ăn phải cảm nhận nó thẩm thấu tới can, tràng, cốt, nhục. Mùi thơm thoang thoảng của hành tím phi, sự dai giòn của lá, vị ngọt của thịt, mỡ, màu trong vắt của nước canh, gọi là trung hoà vi mỹ. Y Doãn nói, thuyết thang dĩ chí vị, chính là nói về nấu món canh rau ngót này chăng? Húp bát canh mà không cảm được âm dương, thông được ngũ hành, nắm được thuật phanh nhẫm dũ trị cuốc của người xưa, thì tức canh chưa ngon, và người nấu chưa hiểu được cái trù sư chi đạo vậy

Lão Hạc – Nam Cao

“Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét…
Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường, đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán.
Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức… Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…”
Chiều buồn giông về, nằm dài mà đọc truyện Nam Cao, Bỗng thấy Nam Cao có cách dùng chữ gì mà mỉa mai quá.
Trong Giăng Sáng ông mắng tất, mắng cả bọn nhà giàu, mắng lẫn bọn nhà nghèo, mắng luôn cả mấy ông tiết kiếm, mắng nốt bọn hoang phí. Có đôi lúc, đọc ông còn thấy ông mắng cả ông, ông mắng cả cái tư tưởng ông.
Trong Đôi Mắt. Ông có mắng cả bác Phụng, mắng cả tiền nhân, mắng luôn hậu bối.
Ấy thế mà ông có cái kiểu khen hay nức nở, mà thực tế thì đọc xong, nghĩ một lúc, ta thấy ông không khen. Mà cũng không phải không khen, ông có kiểu dùng chữ mỉa mai, có cái kiểu mỉa mai của kẻ vừa hiểu chuyện mà chẳng hiểu chuyện gì.
Ông mắng cũng cay nghiệt, ông khen cũng cay nghiệt, ấy thế mà chẳng ai trách được ông, ấy thế mà chẳng ai khen được ông, Họ đọc ông viết như những cách phụng phịu của bọn con nít, cố mà học bài để vòi người khác công nhận mình là con ngoan trò giỏi. Rồi sau đó, bọn trẻ con đó chạy ra đồng, quên hết đi mà bắn bi, mà chăn trâu, mà chạy nhảy. Nói những người công nhận cũng thế thôi, họ cứ tấm tắc khen, nhưng họ có biết gì đâu. Họ có bao nhiêu cái thú vui hơn là ngồi một chỗ, hiểu xem người khác đang thế nào

Chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Kẻ già này, đã cảm thấy đủ mệt mỏi với dịch bệnh, với sự hằn học, vô ơn, với bác sỉ hào sãng rút ống thỡ, ép tim SPO2 1% từ vùng vĩ độ dốt toán hay nói cái tình, mệt mỏi với phếch niu từ doanh nhân bán thuốc dảm cân bỏ vào chảo rán vội được 2 phuy mỡ, nên tạm thời không nói về dịch dã nữa, anh em nào ở vùng dịch mà không thích tiêm thì kệ mẹ anh em, chúng tôi cũng đã giúp hết nước hết cái, vắt kiệt cả nhân lực, vật lực, thậm chí cả máu đều ship vào rồi, giờ bắt phải viện trợ cả não nữa thì có hơi quá đáng, hay chăng???
Một trong những sự xaolon gần đây được anh em Đông Lào bịa ra rồi nâng lên tầm văn hoá, đó là cái tục lệ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch để trục vong, thoát ế, bổ sung vitamin tương tư cho các chị em duyên héo. Nhiều anh chị còn ra vẻ nho nhe quote thơ Vương Duy lừa quân mù chữ để ý rằng, đây là tục lệ cổ xưa có từ thời Đường cho thêm phần khả – tín, khiến người hiểu chuyện phải há hốc mồm ra.
Cơ mà chúng đéo biết rằng, Vương Duy thậm chí cả đời chưa nhìn thấy hạt đậu đỏ nấu chè của Đông Lào, loại đậu trong bài thơ Tương Tư lừng danh của anh là Hồng Đậu, một loại đậu bản địa của vùng Giang – Hoài có hình trái tim, cứng như gỗ nghiến, màu đỏ tươi thuần khiết không bao giờ phai nhạt, nên tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Người Hoa Hạ chúng tôi khi trai gái yêu nhau, thường lấy hạt Hồng Đậu này xiên thành vòng tay tặng người tình, để 100 năm đéo bị hỏng, vì đây là loại hạt siêu cứng và hỡi ôi, kịch độc bảng A, đến sâu trùng mối mọt cũng đéo dám ăn, thế nên mới có thơ rằng:
Hồng Đậu sinh Nam Quốc,
Đông Lào nấu chè xơi,
Chỉ kịp kêu một tiếng,
Hồn bay thẳng lên giời.
Đậu đỏ vốn ĐÉO liên quan gì tới Hồng Đậu, thậm chí ngay cả khi nói về đậu đỏ, anh em Đông Lào ngày nay cũng đéo phân biệt được đâu là đậu đỏ authentic, cứ thấy màu đỏ là kêu đậu đỏ thôi. Thực ra có hai loại, loại đậu đỏ bản địa của Đông Lào ta gọi là Xích Tiểu Đậu, hạt nhỏ, màu bờn bợt như môi con c.hết đuối. Một loại đậu khác là đậu thận (Yêu Đậu hay Đậu Tây), hạt to dài, màu thâm thẫm như * thằng úp nơm. Hai loại đều nấu chè ăn được, và đều ĐÉO liên quan tới ngày Thất Tịch, ăn để thanh nhiệt, mà thôi.
Vào ngày Thất Tịch, theo truyền thống, là ngày các chị em thể hiện kỹ năng thêu thùa tuyệt đỉnh, vì trong truyền thuyết, Chức Nữ vốn là tiên nữ dệt mây Ngũ Sắc. Thời nhà Lê có tục lệ bắt các cung nữ bị tội ra ngoài cửa Bắc thành dệt lụa, chính là lụa Trúc Bạch lừng danh, vốn là do ảnh hưởng bởi truyền thuyết này vậy.
Các skill đỉnh cao nhất mà các chị em Hoa Hạ phải thể hiện trong ngày này bao gồm luồn chỉ qua 7 chiếc kim, cầm cây kim luồn lỗ vào sợi chỉ nổi trên mặt nước, hay thậm chí là thả cây kim trên chậu nước sao cho kim không bị chìm, đều là những kỹ năng không chỉ thể hiện sự khéo tay, mà còn minh chứng mình là một nữ nhân con nhà có giáo dục, đoan trang, hiền thục, tỉ mỉ, khí chất, tĩnh lặng như mặt gương. Chứ tôi tra 7769 trang sách cổ, hoàn toàn đéo thấy cái tục lệ nấu chè đậu đỏ húp dắt kín cả 32 kẽ răng để cầu duyên nó nằm ở chỗ đéo nào cả.

Method acting – Affected Memory

Khi đã dấn sâu vào tâm lý. Có một câu hỏi là làm thế nào để hiểu người khác.
Thật sự đó là một câu hỏi lớn, khi vào thực tế. Chúng ta sẽ thấy lý thuyết của tâm lý là một thứ khá mơ hồ. Tâm lý là một bộ môn nghiêng về huyễn thuật nhiều hơn là khoa học, dĩ nhiên nó càng đúng với các nước mang nặng tính đạo Phật như Á châu. Lưu ý là nhiều hơn chứ không phải hoàn toàn là huyễn thuật.
Vậy, bước đầu tiên để nghe, hiểu, cảm nhận của người khác luôn là bước quan trọng nhất. Nó khó, chắc chắn vậy, vì một góc nhìn, buộc phải dựa theo yếu tố chủ quan của vật thể, và yếu tố khách quan của người nghe, và lại qua yếu tố chủ quan của người nghe. Ví dụ thế này, bạn đọc một câu chuyện cười, bạn kể cho đứa nhóc nghe, nó không thấy buồn cười vì nó không hiểu câu chuyện, bạn kể cho người già nghe, người già không thấy buồn cười vì họ thấy nó bình thường, bạn kể cho bạn gái nghe, họ không thấy buồn cười vì họ không phải giới tính nam…. Đó là ví dụ dễ thấy nhất của người làm về tâm lý, và cũng là cách tốt nhất để phân biệt tay mơ với kẻ sừng sỏ
Thực tế có 2 cách để người nghe hoàn toàn trải qua cảm giác của người kể chuyện. 1 là người nghe hoàn toàn quên đi mình ( cách này như môi trường hoàn hảo trong vật lý, và không bao giờ có, chỉ có thể tiến đến tiệm cận) 2 là method acting ( Affected Memory ) – Là trải nghiệm sâu hơn người nghe.
Ví dụ về cách thứ 2 thế này. Khi bạn lặn được sâu hơn 10m thì bạn sẽ thấy những người đang bơi một cách hoàn toàn và hiểu được họ.
Dĩ nhiên là cái này sẽ bị một cảm giác chủ quan của người nghe, thường thì họ sẽ coi nó là bình thường, và đưa ra lời khuyên hoặc bỏ mặc người kể ( Như một người trưởng thành với những học sinh lớp 12 ) – dĩ nhiên, đây là bộ môn tâm lý, chúng ta bắt buộc phải đưa ra lời khuyên hoặc làm cách nào đó cho người kể được an lòng hơn ( Sẽ nói sau ). Vậy nên, cách này cũng không thật sự quá hiệu quả lắm, vì nhiều chi tiết sẽ bị giảm nhẹ qua góc nhìn chủ quan.
Nhưng cách thứ 2 mang lại một cảm giác ( Trải nghiệm ) khá tệ với người làm về tâm lý ( Theo góc nhìn người ngoài ), họ thường bi quan hoá góc nhìn của mình, tiêu cực một cách chủ động, hay khổ hạnh, hoặc tự làm đau bản thân. Nhiều người chìm trong đó như một cớ để tự huỷ hoại bản thân. Thế nên mấy người làm về việc này thường là những kẻ điên nhất.

Demo