Method acting – Affected Memory

Khi đã dấn sâu vào tâm lý. Có một câu hỏi là làm thế nào để hiểu người khác.
Thật sự đó là một câu hỏi lớn, khi vào thực tế. Chúng ta sẽ thấy lý thuyết của tâm lý là một thứ khá mơ hồ. Tâm lý là một bộ môn nghiêng về huyễn thuật nhiều hơn là khoa học, dĩ nhiên nó càng đúng với các nước mang nặng tính đạo Phật như Á châu. Lưu ý là nhiều hơn chứ không phải hoàn toàn là huyễn thuật.
Vậy, bước đầu tiên để nghe, hiểu, cảm nhận của người khác luôn là bước quan trọng nhất. Nó khó, chắc chắn vậy, vì một góc nhìn, buộc phải dựa theo yếu tố chủ quan của vật thể, và yếu tố khách quan của người nghe, và lại qua yếu tố chủ quan của người nghe. Ví dụ thế này, bạn đọc một câu chuyện cười, bạn kể cho đứa nhóc nghe, nó không thấy buồn cười vì nó không hiểu câu chuyện, bạn kể cho người già nghe, người già không thấy buồn cười vì họ thấy nó bình thường, bạn kể cho bạn gái nghe, họ không thấy buồn cười vì họ không phải giới tính nam…. Đó là ví dụ dễ thấy nhất của người làm về tâm lý, và cũng là cách tốt nhất để phân biệt tay mơ với kẻ sừng sỏ
Thực tế có 2 cách để người nghe hoàn toàn trải qua cảm giác của người kể chuyện. 1 là người nghe hoàn toàn quên đi mình ( cách này như môi trường hoàn hảo trong vật lý, và không bao giờ có, chỉ có thể tiến đến tiệm cận) 2 là method acting ( Affected Memory ) – Là trải nghiệm sâu hơn người nghe.
Ví dụ về cách thứ 2 thế này. Khi bạn lặn được sâu hơn 10m thì bạn sẽ thấy những người đang bơi một cách hoàn toàn và hiểu được họ.
Dĩ nhiên là cái này sẽ bị một cảm giác chủ quan của người nghe, thường thì họ sẽ coi nó là bình thường, và đưa ra lời khuyên hoặc bỏ mặc người kể ( Như một người trưởng thành với những học sinh lớp 12 ) – dĩ nhiên, đây là bộ môn tâm lý, chúng ta bắt buộc phải đưa ra lời khuyên hoặc làm cách nào đó cho người kể được an lòng hơn ( Sẽ nói sau ). Vậy nên, cách này cũng không thật sự quá hiệu quả lắm, vì nhiều chi tiết sẽ bị giảm nhẹ qua góc nhìn chủ quan.
Nhưng cách thứ 2 mang lại một cảm giác ( Trải nghiệm ) khá tệ với người làm về tâm lý ( Theo góc nhìn người ngoài ), họ thường bi quan hoá góc nhìn của mình, tiêu cực một cách chủ động, hay khổ hạnh, hoặc tự làm đau bản thân. Nhiều người chìm trong đó như một cớ để tự huỷ hoại bản thân. Thế nên mấy người làm về việc này thường là những kẻ điên nhất.

Demo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *