Nguyễn Du – Truyện Kiều – Chữ Nôm: Sự hiểu lầm dài 2 thế kỷ của hậu nhân Đông Lào chi quốc.

Nguyễn Du – Truyện Kiều – Chữ Nôm: Sự hiểu lầm dài 2 thế kỷ của hậu nhân Đông Lào chi quốc.
Nhân cái chị gì đạo diễn vừa ỉa ra cái phim về Kiều, mà đang bị chửi loạn lên vì nhá hàng quả teaser cứt nát ngay mở đầu đập thẳng mặt khán giả bức đại tự Lạc Uyển Lâu gõ bằng Word thư pháp chữ cuốc ngữ tải free trên Dafont cắt CNC ở Thanh Oai, thấp thoáng chị Kiều mặc cardigan vải xô phối yếm dancer 1900 mua trên Taobao lòi cả xương vai teo cơ delta tay ôm nguyệt cầm bấm hợp âm đô trưởng 5 ngón sai cả 5 khiến nhân dân chia phe cãi nhau um hết cả lên, làm kẻ già này lại đành phải ẩn kỷ phần hương, dụng lương tâm khổ, kê nghiên ngọc, mài mực thơm mà chấp bút mấy dòng thông – não.
Thực ra cái phim cục cứt kia thì anh em Đông Lào không cần phải quan tâm quá nhiều đâu, vì chắc chắn là đéo ai xem cả, tôi chả hiểu các anh chị hy vọng cái gì ở phim của gái làm? Chưa kể biết đâu chị đạo diễn là Hanoi đun rơm, hộ khẩu làng người Chiêm khi xưa bị vua Lý bắt về, nên gia phả nhà chị truy được xa nhất là đến tháng 9 năm 1945 ngày bắt đầu Bình Dân Học Vụ, đương nhiên ghi bằng cuốc ngữ, khiến chị tin rằng thời Kiều cũng dùng chữ cuốc ngữ, thì sao? Nên tôi không bàn cái phim nữa, kẻ già này một khi đã thông, là phải thông thẳng lên gốc – rễ, có lớp lang, bản mạt rõ ràng, để giải mã thẳng cái tác phẩm văn học về tổ nghề của nghiệp đoàn Trần Duy Hưng – Nguyễn Khánh Toàn đã ám quẻ dân tộc ta mấy thế kỷ qua, chính là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Anh em mồ hôi dầu ở Đông Lào, rất nhiều người sùng Kiều, gần như là một tín ngưỡng dân gian. Thậm chí các anh em học giả, mà phần lớn là mù chữ Hán, cũng rất hay quote Kiều để ra điều Nho Nhe. Anh Phạm Quỳnh thậm chí chua rằng “Truyện Kiều còn tiếng ta còn”, thật là khiến người khác phải lạnh gáy, khi đến cả anh em Do Thái còn chả dám phán thế với Kinh Cựu Ước.
Sự sùng Kiều này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vì anh em Đông Lào, do bị bọn Pháp chặt đứt gốc Hán Học, nên hiểu rất sai về văn chương, mà cái sai cơ bản nhất, đó chính là anh em lẫn lộn giữa hai loại hình thái văn học, là “văn nói” và “văn viết”.
Từ xưa, chữ nghĩa luôn là thứ cao quý, không phải tất cả mọi sự trên đời được ghi bằng con chữ. Hầu hết người dân không hề biết chữ, nhưng họ đương nhiên là không câm, họ vẫn giao tiếp, nói chuyện, vẫn biết chửi ditme và tỏ tình. Điều này khiến văn học rất rạch ròi, giữa những thứ có thể ghi chép thành văn bản, như thơ phú, chiêm bốc, sổ sách thuế má, và quan trọng nhất là sử, với những thứ mà người dân thường nói với nhau hàng ngày, vốn là những thứ không ai buồn ghi lại, chỉ tồn tại dưới dạng truyền miệng.
Văn viết được gọi là Văn Ngôn (hay Cổ Văn, Văn Ngôn Văn), nó là một ngôn ngữ riêng, không giống ngôn ngữ mà mọi người dùng để nói chuyện. Nó có ngữ pháp riêng, sử dụng nhiều hư từ đặc trưng đôi khi vô nghĩa, với mục đích nhấn nhá, tạo nhịp bằng – trắc và thi thoảng là cho đủ chữ. Văn nói gọi là Bạch Thoại, là ngôn ngữ của mọi người (kể cả vua quan) dùng chém gió với nhau, nhưng nếu muốn ghi lại, họ buộc phải chuyển ngữ sang Văn Ngôn mới có thể ghi chép được.
Ví dụ vua Lý nước ta trong buổi chầu sớm, ngáp miệng nói rằng, “Ditme thằng vua Tống matlon, hay đánh chết mẹ nó đi nhờ”, thì sử quan sẽ không ghi nguyên văn như vậy vào thẻ tre, mà sẽ chép rằng “Bệ Hạ chú Tống Chủ vi hồ điệp chi diện, dục kích chi”. Nó cơ bản là một ngôn ngữ riêng, chỉ dành cho giới tinh hoa, từ ngữ hàn lâm, tư tưởng thâm sâu, ý tại ngôn ngoại. Cho nên văn thơ từ xưa đều phải sáng tác bằng Văn Ngôn, mới được coi là văn học.
Văn Ngôn Văn là Scripta Franca của Đông Á, người Việt Nhật Hàn với Trung Hoa, và giữa các tỉnh của Trung Hoa xưa nay có thể hiểu nhau, chính là nhờ Văn Ngôn. Chỉ có viết bằng Văn Ngôn mới được coi là văn học, mới truyền tải được các tư tưởng, ý niệm cao siêu, trừu tượng, còn các thể loại sáng tác bằng bạch thoại, bất kể là truyền khẩu hay viết bằng giấy bút, thì đều được xếp là những thứ thô lậu, quê mùa, khố rách của dân gian, dạng như vè hay đồng dao, chứ không thể coi là văn học tinh hoa được.
Chữ Nôm (hay Quốc Âm) chính là thứ chữ được sáng tạo ra để ký âm Bạch Thoại. Anh em Đông Lào hay ảo tưởng rằng Chữ Nôm là cái gì tinh hoa hay là của riêng Đông Lào, nhưng thực ra nó là chữ viết của khố rách, để ghi lại những ăn ngủ đụ ỉa hàng ngày, mà thôi. Nhật, Hàn, Tày, Nùng, thậm chí các địa phương ở Trung Quốc cũng đều có các kiểu chữ này, nhưng chẳng có thằng nào đưa chúng lên thành cái gì tinh túy hay hàn lâm cả để xaolon cả.
Truyện Kiều, hỡi ôi chính xác là một bài vè viết bằng Bạch Thoại, Nguyễn Du dùng nó để diễn giải Kim Vân Kiều Truyện để bần nông Đông Lào có thể hiểu cặn kẽ nội dung, mà thôi. Đồng ý rằng trong Kiều, Nguyễn Du dụng từ khá ổn, trau chuốt, nhưng suy cho cùng thì Bạch Thoại vẫn là Bạch Thoại, vị trí của nó phải là ở mục content giải trí bần nông, chứ không thể được xếp ngang hàng với văn học tinh hoa, đừng nói là đại diện cho tinh túy ngôn ngữ Việt. Tôi tin rằng nếu Nguyễn Du mà sống lại, biết bọn hậu nhân lấy Truyện Kiều làm chuẩn mực văn chương, thì cũng chắc cũng phải cười hi hí bằng tiếng Nghệ, xong chửi tổ sư bố chúng mày cả đống bài thơ Văn Ngôn đỉnh cao trong Thanh Hiên Thi Tập chúng mày vứt xó, lại lấy bài Bạch Thoại viết xả stress của ông mà học theo, để tế bố chúng mày, hay sao???
Nên bản chất nó là như vậy, truyện Kiều là bài vè bằng Bạch Thoại, không được chính tác giả nhắc tới trong suốt cuộc đời mình mà toàn bọn đời sau móc ra tự sướng. Không ai phủ nhận Nguyễn Du là một nhà thơ giỏi, nhưng cũng không có gì mà phải nâng tầm lên thành thần thánh chỉ vì ông sáng tác cả Bạch Thoại, khiến bọn bần nông đời sau mù chữ Nho giở lại kho tàng văn học cha ông chỉ hiểu duy nhất Truyện Kiều. Về thơ Văn Ngôn, Nguyễn Du chắc đã sánh được Lê Thánh Tông hay Nguyễn Trãi?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *