Ngữ âm Đông Lào luận – thanh điệu của Tiếng Việt.

Hầu hết người Việt, bất kể được dạy dưới mái trường XHCN, hay du học sinh nhặt chữ lẻ ở Tây Dương, khi được hỏi về tiếng Việt có bao nhiêu thanh, đều sẽ có chung một câu trả lời, đó là tiếng Việt có 6 thanh (six tones), đây là kiến thức cơ bản về ngữ âm Đông Lào trong sách vở mà thực dân Gô Loa đã tuyên truyền cho dân ta từ hàng trăm năm về trước, rút ra bởi một nhóm lắm lông kính trắng ngồi rà văn bản Cuốc Ngữ, được viết bởi một lắm lông kính trắng khác tên Á Lịch Sơn Đắc Lộ từ tận thế kỷ 17.

Tuy nhiên điều này là sai lầm một cách ngu dốt, trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng ta phải hiểu xem tiếng Việt thực sự là tiếng gì đã? Khái niệm “tiếng Việt” móc ở đâu ra? Nguyễn Du có gọi thứ ngữ âm nói mà người ta dùng để đọc Truyện Kiều của mình là “tiếng Việt” hay không? Chưa kể người Việt ở những thời đại trước Tố Như, họ gọi ngôn ngữ nói của họ là tiếng gì?

Trước hết phải hiểu, ngôn ngữ nói của chúng ta (hay cả tiếng phổ thông Trung Quốc) đều là bạch thoại. Bạch thoại tức là ngôn ngữ nói của dân gian, và nó chỉ để nói mà thôi. Trong các xã hội truyền thống của Đông Á, người giỏi chữ là tầng lớp trí thức, và khi viết thành văn bản, họ không dùng bạch thoại, mà dùng một loại ngôn ngữ riêng gọi là Văn Ngôn, hay còn có tên khác là Cổ Văn.

Văn Ngôn là ngôn ngữ VIẾT, tức là chỉ dùng khi viết mà thôi, nếu đọc lên đặc biệt là cho những người không biết chữ, họ sẽ rất khó hiểu, vì nó KHÔNG có ngữ pháp giống như bạch thoại, thậm chí không có ngữ pháp cố định (dạng SVO-SOV). Người ta học Văn Ngôn bằng cách đọc thật nhiều các văn bản cổ từ thời Kinh Xuân Thu, rồi cố học theo cách hành văn ấy.

Văn Ngôn cũng chứa rất nhiều các siêu liên kết, nội dung cô đọng, nó là dạng văn bản cô đặc ý nghĩa nhất của nhân loại, một tờ giấy nhớ ghi văn ngôn, để diễn Nôm ra thì phải mất đôi trang A4. Văn học chữ Cuốc Ngữ (tân văn) của người Bắc Kỳ vẫn có thể giữ được sự hàn lâm và tinh tế, chính là vì các tác giả thế hệ đầu (như Nguyên Hồng) đều là các cao thủ Văn Ngôn, và nó làm tiêu chuẩn, mực thước cho các thế hệ nhà văn tiếp theo.

Tất cả các sách kinh điển của Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Lưu Cầu và Cao Ly đều viết bằng Văn Ngôn. Người Nhật vẫn nói tiếng Nhật, người Cao Ly vẫn nói tiếng Cao Ly và người Việt vẫn chửi địt mẹ, tuy nhiên các văn bản của các nước này đều chỉ viết bằng một loại ngôn ngữ Văn Ngôn tinh hoa ấy, nên trí thức nước này đọc sách nước kia hoặc nói chuyện với nhau bằng bút đàm rất tiện. Nhiều người nhầm lẫn cứ thấy sách cổ có chữ vuông vuông chéo chéo là nghĩ dân Tàu hay Đài Loan đọc được là sai hoàn toàn. Họ có thể đọc được từng chữ, nhưng nội dung sẽ không hiểu gì cả, chả khác gì chúng ta đọc các văn bản cổ bằng phiên âm.

Tiếng Việt chính là bạch thoại Hán Đường, và giọng Bắc chính là giọng của quý tộc Tràng An. Lý Bạch khi tiễn bạn ở Bá Lăng thì làm thơ theo ngữ pháp cổ văn, nhưng chiều ra chợ cóc mua rau thì lại dùng ngôn ngữ nói của người Phố Cổ.

Vì tiếng Việt là bạch thoại Hán Đường, nên không thể chỉ có 6 thanh, mà chính xác là nó phải có 8 thanh. Tuy nhiên khi ký âm bằng latin, chúng ta bị mất 2 thanh, trong đó có một thanh cao hơn thanh sắc, và một thanh thấp hơn thanh nặng. Không phải nó biến mất khỏi hệ thống ngữ âm, mà là nó bị chuyển thành chữ khác, chính xác là phụ âm cuối sẽ bị biến đổi nếu ký âm những thanh này, dù bản chất chúng là cùng 1 âm (manh/mách/mạch, an/át/ạt. um/úp/ụp….)

Một bằng chứng thanh điệu này còn lưu lại ở ngay trong thanh điệu của ca trù, một dòng nhạc thần thánh của người Bắc Kỳ. Đàn của ca trù sử dụng 4 âm tinh tính tình TÍCH. “Tích” khi viết ra chữ latin thì nó trở thành một âm khác hoàn toàn vì sự hạn chế của hệ thống ngữ âm Bồ Đào Nha. Người Việt cổ coi chúng là một âm vì khi chưa có chữ Cuốc Ngữ, họ chỉ đọc bằng miệng và ghi bằng chữ Hán, mà thôi. Tiếng Bắc Kinh bị thiếu thanh so với tiếng Việt chính là do mất các phụ âm cuối này, rất hợp lý và dễ hiểu.

Như vậy, ngôn ngữ mà người Việt thần thánh chúng ta ngày nay sử dụng là ngôn ngữ của nhà Đường, có đủ 8 thanh, đi 7 bước là ra bài thơ dài như râu cụ Kình mà vẫn chuẩn niêm luật của người xưa. Người Việt nếu xuyên không thì có thể vào triều kiến Lý Thế Dân mà không cần phiên dịch. Dòng giống của chúng ta là Đường Nhân, Hoa Hạ, đó là niềm tự hào, đồng thời cũng đặt ra cái trách nhiệm về gìn giữ, bảo tồn cái tiếng mẹ đẻ của mình. Những kẻ phá hoại tiếng Việt cần phải nghiêm trị như tội hình sự, ví như đứa nào phát âm sai hỏi-ngã thì tốt nhất cứ cắt mẹ lưỡi đi.

Ảnh minh hoạ: Cổ Văn aka Văn Ngôn của anh em quan lại nhà Nguyễn thời đi sứ Phú Lãng Sa.

Chữ Cuốc Ngữ

Trước có vụ anh anh em Đà Nẵng sáng suốt và quyết đoán, từ chối đặt tên thằng thực dân mặt giặc De Rhodes cho con đường ở thành phố, muốn giải thiêng nhẹ mấy huyền thoại về cái-gọi-là sự thần thánh của chữ Cuốc Ngữ – một thứ mọi tự gốc Bồ (Latin) dùng để ký âm tiếng Việt (Hán cổ thời Đường), được các thể loại me Tây đặc biệt là anh em Công giáo vẽ ra cả trăm năm nay, tô vẽ cái công cụ của thằng cướp nước, cưỡng hiếp văn hóa truyền thống của người Đông Lào ta.

Huyền thoại đầu tiên là, “chỉ duy nhất người Việt có hệ thống chữ viết ký âm latin thành công”. Anh em me Tây quả quyết rằng bọn Châu Á khác không làm được một hệ chữ viết tương tự Quốc Ngữ, vì không có một anh thần thánh tương tự De Rhodes, các anh em gọi điều này là “De Rhodes đưa Việt Nam đi trước Tàu 3 thế kỷ”.

Tuy nhiên có sự khác nhau giữa “không thể ký âm” và “đéo thèm dùng ký âm”. Thực tế thì mọi ngôn ngữ đều có thể ký âm Latin, ngoại lệ duy nhất có lẽ là tiếng của người Khoisan săn bắn hái lượm ở Châu Phi, chính là đồng bào của gia đình trong phim “Thượng đế cũng phải cười”, do tiếng nói của họ tồn tại các phụ âm click dùng tiếng bật của răng và lưỡi, không có ký tự tương tự trong bảng chữ cái Latin. Các nhà ngôn ngữ học khi thử ký âm Latin tiếng nói của bộ tộc này, họ phải dùng cả các ký tự đặc biệt như “!” hay “ǂ” mới ghi được.

Người Trung Hoa cũng có một hệ chữ ký âm latin tương tự Quốc Ngữ, chính là Pinyin (Bính Âm), có đầy đủ cả dấu như tiếng Việt, viết thành văn bản đọc vẫn hiểu bình thường. Phòng trường hợp các anh chị mõm vẩu không biết, thì bản thân từ “China” cũng là một chữ ký âm, khi người La Mã lần đầu tiên tiếp xúc với người Hoa Hạ vào triều đại nhà Tần (Qin – đọc là Chin) cách đây từ hơn 2000 năm, và họ lấy luôn chữ Chin đó để đặt tên cho vùng đất nơi họ hàng năm phải đem vàng sang quỳ lạy để mua lụa và đồ gốm sứ.

Nhưng Bính Âm chỉ dùng để người nước ngoài học tiếng Tàu, hoặc bỏ dấu để đặt tên cho các công ty, nhãn hàng cho người nước ngoài đọc được, chứ đéo thể dùng trong giáo dục, khoa học kỹ thuật được, vì cũng giống như Quốc Ngữ, nó chỉ đơn giản là ký lại cách phát âm, hoàn toàn đéo truyền tải được nội hàm của từ như chữ tượng hình. Trí thức Đông Lào trở nên ngu dốt hơn một thế kỷ gần đây, chính là hậu quả của việc dùng chữ ký âm, trong khi bản thân tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, vốn phù hợp với dùng tượng hình thần thánh.

Huyền thoại thứ hai, đó là “chữ Hán là chữ tượng hình nên không thể ký âm như chữ Quốc Ngữ”. Đây thực tế là trò, mà như tôi hay gọi, là “trộn cứt với xôi”. Việc chữ Hán là tượng hình không liên quan tới khả năng ký âm, khi ngay chính tên của thằng De Rhodes vẫn được ký âm là Đắc Lộ.

Tên tất cả các quốc gia mà ta đọc được bằng tiếng Việt, từ Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa Kỳ… thực tế đều là ký âm bằng chữ Hán.

Huyền thoại thứ 3, đó là “chữ Quốc Ngữ giúp người Việt tiếp cận khoa học kỹ thuật phương Tây dễ dàng hơn”. Đây là quan điểm được nhai đi nhai lại nhiều nhất, nhưng lại là ngu nhất trong tất cả các luận điểm.

Tất cả mọi khái niệm khoa học kỹ thuật, triết học, âm nhạc của phương Tây đều dịch được ra chữ Hán, và do đó người Việt vẫn có thể dùng trực tiếp mà chả cần phiên âm kiểu hamlol như xích-lô, gác-đờ-bu…., và điều này sẽ giúp hiểu cặn kẽ nội hàm của khái niệm bằng chính tiếng mẹ đẻ.

Ngay như trong toán học, tất cả các khái niệm toán mà ta học ở THPT cũng vốn là từ sách toán của Tàu thời Minh, chứ các anh chị nghĩ bọn Pháp nó biết “tam giác”, “tích phân”, “khai căn”…. nghĩa là gì để dạy các anh chị theo kiểu tổ tiên ta là người Gô-loa, hay sao???

Thực tế thì ngay ở Châu Á, chính các nước dùng chữ vuông (như Tàu, Nhật, Đài, Hàn…) mới là các cường quốc khoa học kỹ thuật, mới làm được kỹ sư, bác học và ông chủ, còn bọn dùng latin hay chữ giun thì chỉ làm được cu li, làm phò, mặc sịp cầu vồng, hát trên 4 vùng chiến thuật và nói về tình người, mà thôi.

Hangul của Hàn bàn chất cũng là chữ ký âm, do tự họ sáng chế ra để ký âm tiếng Cao Ly, tuy nhiên hệ chữ ký âm “cực dễ học và đẹp nhất thế gian”, theo lời Triều Tiên Thế Tông anh tôi, vẫn đơn giản là dùng như một bạch thoại và teencode. Sinh viên Luật và Y Khoa hay các chuyên ngành khác của Hàn vẫn phải dùng Hán Tự Hỗn Dụng – một dạng văn bản kết hợp cả Hangul lẫn chữ Hán, tương tự như người Nhật, vì chữ ký âm, tượng thanh, như đã nói, không thể truyền tải được nội hàm của các khái niệm hàn lâm.

Indo và Mã Lai là hai ví dụ châu Á dùng ký âm latin, và hậu quả là đéo thể viết một hóa đơn sửa xe máy bằng tiếng Bahasha mà không dùng 100% các thuật ngữ bằng tiếng Anh.

Cái tiện nhất của Cuốc Ngữ, theo tôi thấy, đó là dùng làm thơ con cóc. Xưa kia thơ thì phải gieo vần, tuy nhiên các chữ Hán hay Nôm luôn hữu hạn, cần phải có vốn từ vựng rộng mới làm được thơ, còn giờ thì ai cũng là nhà thơ, chỗ nào gieo vần khó quá thì ta chế ra từ mới, đến người quá vỹ tuyến 17 ngày nay còn làm được thơ, là đủ hiểu.

Vậy nên, cần nhìn nhận cho đúng, rằng chữ Quốc Ngữ là một hệ chữ mọi, và chúng ta, do hoàn cảnh lịch sử, đang phải viết một loại chữ mọi, thế thôi. Loại chữ này giống như cây tre, mọc rất nhanh, dùng cũng rất tiện, nhưng nghìn năm sau nữa cũng chỉ có thể dùng làm chuồng trâu, chuồng vịt mà thôi, chứ làm cột lâu đài là vĩnh viễn bất khả thi.

Liệu có cần phải mang ơn một thằng thực dân, chỉ vì một loại chữ ký âm, mà vốn cái mục đích của nó sinh ra từ đầu, là vĩnh viễn giữ trí tuệ, tư duy và tâm hồn dân tộc ta ở mức trung bình và nô lệ?

Cái đẹp

“Đây có thể tính là một lời tình ca, để dành cho những cái đẹp, hư ảo, sương khói. Tôi là một người hoài cổ, và mong muốn dành hết tâm lực, trí lực, để níu giữ những cái đẹp đã mất. Bản tình cho giai nhân, mượn hình tượng trăng và nước, để diễn tả cho sự hoài vọng cái đẹp. Có thể đặt cho nó một cái tên khác, là bản hát ru”

Tôi ngồi giữa chõng tre, nằm nghe gió thổi mưa qua, thì giờ về muộn hơn chiều nhưng sớm hơn tối, lững thững trôi dạt bồng bềnh, cỏ non mơn chớn đôi chân, biêng biếc bên hông, mưa phùn về thăm lất phất trên mặt, gió thì thầm, thoảng thoảng hương đất, ôm ấp thân thể, hoàng hôn nhuộm chín đỏ cầu vồng, ùa vào trong mắt. Nâng niu chén trà xanh biếc, vị quỳnh hoa thanh thanh, âu yếm quyển sách cũ, vàng hoen màu trưởng thành. Đã quá lâu rồi tôi mới được thư thả, như vậy. Tận hưởng, mọi thứ, ở mọi giác quan.Mọi thứ

Trong vài chục năm gần đây, nhiều người Đông Lào bắt đầu giàu lên, và nhu cầu sống một cuộc sống thượng liu, sang chảnh trở nên rất chính đáng và cấp thiết. Đau lòng ở chỗ, nhiều thứ tiền không thể mua được, hoặc không biết chỗ để mua, dẫn tới một trào lưu đua nhau sắm sửa, ăn mặc, xây dựng những thứ đắt nhất, lạ nhất, to nhất, chứ không phải thứ phù hợp nhất, khiến kẻ mấy đời thượng liu như tôi chỉ biết thở dài, đau xót. Vẫn biết là tiền của người ta, tiêu thế nào là việc họ, nhưng nếu nén lòng chẳng dám nói ra, lại sợ bị đánh đồng với kẻ trọc phú chăng? Nên đành múa phím mà đưa ra mấy lời từ tâm can vậy.

Khác với những anh em mới dịch hàng rào, người ở tầm cự phú, không bao giờ bị ám ảnh với KPI trong tiêu pha để thể hiện đẳng cấp có tiền, mà hướng tới sự thoải mái, tối giản, để nâng chất lượng cuộc sống, tinh thần, sức khỏe lên mức cao nhất. Thế nên, họ chẳng coi ăn foie gras ngày 3 bữa, súc miệng bằng uýt-ky, mặc full cây hàng hiệu Tràng Tiền là phong vị của đế vương. Ngược lại, giới tinh hoa, họ ăn uống rất thanh đạm, ngày bình thường là mấy loại hạt linh tinh, rau xanh với nước hoa quả ép, ngày có lễ thì rượu nút lá, bát gia vị phải đủ tỏi hành phi thơm, ớt chỉ thiên chín đúng độ #B22222, bỏ hạt, cắt đúng 1mm mới chịu, mặc thì chỉ cốt sao thoải mái và hợp với hoàn cảnh là được, thậm chí mặc đồ hiệu có logo lộ ra bên ngoài, họ cũng sẽ bắt phải cắt đi.

Cuộc sống thượng liu, theo quan điểm của tôi, đó là đưa sự hưởng thụ, thoải mái, sung sướng lên mức cao nhất trong tất cả mọi hoạt động dù nhỏ đến đâu. Khi ta nấu nướng, dụng cụ, gia vị phải ở đúng trí thuận tay của nó. Khi ta chạy treadmill, tầm mắt phải có view đẹp nhất lúc thành phố lên đèn. Giường ngủ nếu không có nệm, gối bọc lụa Vạn Phúc, đầu giường êm ái, thảm mềm kê chân, thì dù có bằng gỗ sưa, gỗ cức cũng chỉ đáng chẻ ra làm củi. Vo gạo không đủ 3 lần thì không ăn, trần nhà không được 5 mét thì không ở, dùng bữa ở bàn cao, uống trà ở bàn thấp, mùa đông nghe Bach, mùa hạ thưởng Schütz, tuyệt đối không được bao giờ được lẫn lộn…

BỰC QUÂN TỬ

BỰC QUÂN TỬ thời xưa, ở Á Đông đại khái có thể chia ra làm hai hạng người có hai lối nhân sinh, hai đường xử thế khác nhau rất rõ rệt.

Hai hạng người đó, mỗi hạng đều ôm ấp một tâm sự… Muốn tìm hiểu tâm sự của mỗi người, một quyển sách cả ngàn trang cũng không sao nói được hết ý. Thế mà nếu có thể tóm lại, người ta cũng có thể tóm lại trong một câu chuyện hết sức gọn gàng đầy đủ trong một trang sách nhỏ: Câu chuyện Khuất Nguyên và lão đánh cá. Đấy cũng là chỗ sở trường của người Á Đông vậy.

Khuất Nguyên làm quan cho vua Hoài Vương nước Sở, bị sàm báng mà bị phóng khí. Mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo, Khuất Nguyên vừa đi vừa hát ở bên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi:

– Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói:

– Cả đời đục, một mình ta trong; cả đời say một mình ta tỉnh, bởi vậy ta mới bị phóng khí.

Ông lão đánh cá nói:

– Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao ông không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục theo một thể? Loài người say cả, sao ông không biết ăn cả men, húp cả bã cho say theo một thể? Việc gì mà phải phòng xa nghĩ sâu cho đến nỗi phải bị phóng khí?

Tâm sự của Khuất Nguyên đâu phải riêng gì của Khuất Nguyên, mà nó là tâm sự chung của phần đông nhân loại từ xưa đến nay vậy.

Cả đời đục, một mình ta trong,

Cả đời say, một mình ta tỉnh…

Lòng tự ái của ta xui ta bao giờ cũng tin tưởng như thế. Điều ta nghĩ luôn luôn đúng; việc ta làm luôn luôn phải. Không đúng, không phải, làm sao ta dám nghĩ, dám làm… Thằng bất nhân bất nghĩa nhất trong đời có bao giờ tin mình là bất nhân bất nghĩa đâu.

Dầu là một kẻ ngu… cũng vẫn tin việc mình là phải. Người xưa nói: Ta có thể đoạt ấn soái giữa chốn ba quân, nhưng không thể đoạt được dễ dàng cái chí của một kẻ thất phu. Câu nói này thật là một câu nói khám phá được cả tâm sự loài người.

Cái chết của Khuất Nguyên là cái chết dĩ nhiên… cái chết tỏ sự bất lực của mình không đủ uy thế để bắt buộc kẻ khác phải nghe theo mình, vì ai ai vẫn tin như mình:

Cả đời đục, một mình ta trong,

Cả đời say, một mình ta tỉnh…

và, bởi có đủ quyền bắt buộc kẻ khác phải nghe theo, nên lẽ dĩ nhiên họ phải sa thải mình, nếu mình không đồng ý kiến với họ… Đó là lẽ dĩ nhiên nó phải vậy: kẻ nào mạnh, thì thắng…

Trích cuốn “Thuật xử thế của người xưa” __ Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Lời bàn :

Mỗi người đều có một Tâm kết, đó là một vấn đề trong tâm tư của ta và dường như đó là trung tâm, mọi thứ khác trong ta đều đang xoay quanh đám rối đó. Càng ác cảm và tiêu cực với nó thì nó càng kết lại, lớn hơn và chi phối đời ta nhiều hơn, chặt chẽ hơn.

Làm thế nào với Tâm kết của mình ? Ta chỉ việc công nhận nó, không phải là đồng tình với nó, mà đơn giản là nhận thức sự tồn tại của nó, không ưu thích cũng không ghét bỏ.

Khi ta công nhận đặc tính riêng của mình, ta sẽ dần học hiểu được thế nào là công nhận.

Khi ta càng công nhận được Tâm kết của mình thì nội tâm ta càng vận hành tự nhiên, không kháng cự mà lại tự nhiên kháng cự. Như nhìn vào vòng tròn âm dương, thấy đen theo trắng hay là trắng theo đen ? Đen trắng theo nhau hay là đen trắng đang cố dời nhau ?

Bà hàng xóm

Nắng ôm cây khế ngẩn ngơ

Rụng vàng sân trước, thẫn thờ sao đây

Gió về gió cuốn đường mây

Cửa mời khách đến, khách đầy cô đơn

Tuổi hơn thất thập mà nay

Cơm thơm tự thổi, rau này tự ăn

Sương về bạc tóc băn khoăn

Vì sao lạnh thế khó khăn thân già

Con thì mất, cháu bỏ nhà

Chó không thấy nữa đã ba bốn tuần

Lất lay chẳng bận phàm trần

Cài then chốt cửa, nốt phần dương gian

Một giường, một chiếu, một màn

Mai này có chết, hương tàn có không

Một phích nước, một cạp lồng

Mai này có chết, biết không thân già

Một góc tường, một băng ca

Mai này có chết, ai ra thăm mình

Chiều về phố thị lặng thinh

Thương căn nhà vắng, thương tình nhân gian

Hành phương nam

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc

Ly tán vì cơn gió bụi này

Người ơi buồn lắm mà không khóc

Mà vẫn cười qua chén rượu đầy

Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết

Ngày mai ra sao rồi hãy hay

Ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ?

Cốt nhất cười vui trọn tối nay

Hoàng hôn lạc lõng

Mỗi bước ta đi, mặt trời nghiêng bóng, dõi bước nặng nề

Hoàng hôn lạc lõng trở thành tri kỷ suốt chặng đi lẫn chặng về

Thằng bé lao đao hối hả, chạy vòng ra sau bà, bát đĩa vừa rửa, nước chưa kịp khô, không cánh mà bay, lao sao xối xả. Nồi cơm vừa cắm, vỏ nắp mỗi nơi, nước và gạo trắng đổ đầy sàn nhà, bà dài tiếng chửi, nó lớn tiếng mắng, hai đứa cháu chạy ra sau, khép nép sợ sệt, tôi vẻ mệt mỏi, duỗi thẳng hai chân, nằm bẹp trên giường, thằng Bảo mới đi làm về, chưa hiểu chuyện gì, núp núp mép cổng, ngó vào trong. Trời chiều gợn đục, chim chẳng thèm bay, hoàng hôn mệt mỏi rơi rớt bên cầu. Một ngày dài, đã thê lương nay lại càng thê lương. Thế là thằng con trai bà vừa về

Thằng con trai bà vừa về lại, sau 4 năm, câu đầu tiên hai mẹ con nói nhau là câu chửi. Tôi về đến nhà, mệt mỏi lê bước vào trong phòng, balo, quần áo, giày dép vứt sang một bên, kéo thanh gài cửa, bật nhạc thật to, tiếng hát vẫn không thể át tiếng hai bên chửi nhau qua lại, một người con với một người mẹ, một người bố với hai người con, hai người cháu với một người bà. Thế là loạn hết thảy, thế là chửi nhau hết thảy, thế giới này thật điên rồ. Rồi đến tiếng bát vỡ đầu tiên, thứ hai và ba, kêu loảng xoảng. Càng ngày càng gần nhau hơn. Nghe tiếng bà khóc, mấy đứa cháu hét, thằng con chửi, tôi mới nhấc mình, nhoài người khỏi giường, châm vội điếu thuốc, hít sâu một hơi, gỡ then, mở cửa, đi ra ngoài, thằng Bảo dựng xe trước cổng, chạy vào trong, ông con vớ được con dao hoa quả, dơ dơ doạ nạt, ánh lao sắc lẻm, trắng tinh màu thép rắn, đèn rọi xuống từ cột đèn đường, chiếu thẳng lưỡi dao, bóng lao chiếc vào mặt, lướt qua lướt lại mấy lần bà, tôi tìm được cây gỗ, dài hai chục phân, chạy ra, thằng Bảo chạy vào, đứng trước ba bà cháu, đẩy lui dần ra cổng, hàng xóm bu lại như lũ kiến thấy giọt mật vàng, mấy ông công nhân hai bên cũng thôi việc, chạy ra trước cổng xem, vài ông chạy vào can, đứng sau tôi, bà vừa chửi vừa khóc, than thân già mà khổ, thằng con thấy đông, vứt dao vô bàn, kêu quạch một tiếng, tức tối chen qua mọi người mà chạy ra ngoài, hoàng hôn đã xuống quá nửa, trời chuyển dần về tối.

Tôi lắp lại cho bà cái nồi cơm, bảo thằng Bảo ra chợ mua ít rau, mắng mấy đứa trẻ con học bài, rồi xuống bếp nấu cơm, bà vẫn khóc, đến khi trời tối hẳn, mắt bà xưng 2 cục lớn, đỏ ửng, tay bà vẫn đau, cái tay gãy hồi trước vừa chống xuống đất lúc xô đẩy với thằng con trời đánh giờ cũng xưng tấy, bà lấy lọ rượu ngâm, gian phòng sự nức mùi tanh tanh và mụi rượu, quện vào nhau, kêu bạch bạch, nức nở bên người đàn bà hơn 60 chục tuổi. Mắt bà ép vào nhau, xô lại, nếp nhăn làm bà càng già hơn, đèn vàng leo lét, tivi xì xèo, làm bà càng thương hơn, mấy đứa cháu im lặng, ngồi nghịch máy tính, làm bà càng khổ hơn.

Cần 1 đêm gom thân gửi cho người

Cần 1 hơi phê pha đần ra cười…

Cần 1 giấc không cần biết ngày mai ..

Cần đôi môi hâm nóng nơi bờ vai …

Let Me Go Home

Gã gói từng món đồ vào trong balo, vội vã bước đi, trước khi cơn mưa đang đến, chuông nhà thờ đang vang lên. Gã chen qua dòng người đang ngược hướng, bước vào nhà thờ, cúi gằm, qua cây cầu, bước về phía đường cuối hầm, băng qua đường, lướt qua những bụi cỏ tranh, chen qua đám hoa dại, mình đỏ xanh.

Mưa đang rơi, nghe lốp đốp, như tiếng chân người theo sau, như tiếng gọi của đồng nội, của hương xưa, như tiếng gọi của yêu thương xưa, gã cúi xuống, nước bắn lên mái tóc muối tiêu dài khô sơ, đưa bàn tay gầy thô sơ, như chẳng còn đầy mô cơ, ngắt lấy đám hoa dại còn ngây ngô ngơ.

Gã bước tiếp, măng tô xộc xệch lướt lòng thòng, lũ cỏ trâu như mọc lệch, quấn lòng vòng, gã lật lại hồi ức.

Lần cuối được gặp cô ấy ở đây

Gã đứng khóc, trái tim như hoá thạch đá trăm năm, cô ấy chẳng còn nhìn lại, từ lần đó, đã lâu rồi.

Và giờ, gã đứng trước mộ vợ mình, ngay lúc này,

Và hát.

Bàn về cái đống cứt gọi là “nhà Pháp cổ” đang được đập đi xây buyn-đinh.

Cũng giống như, mỗi khi có tiếng rên rỉ về giáo dục, nó thường đến từ tộc người không-liên-quan-gì-đến-giáo-dục, là Bolero, thì bất cứ lúc nào ta nghe thấy tiếng trăn trở về di sản ở Thủ Đô, y như rằng, là đến từ các anh em ngoài vành đai 6, cuối tuần lên phố rón rén gửi xe máy tít ngoài Trần Nhật Duật, xếp hàng ăn phở mì chính Bát Đàn, rồi lên tút về văn hóa Hanoi nghìn năm, về việc cần thiết bảo tồn các “di sản Pháp”, hay bất kỳ cái gì có tên Tây Tây. Mỗi khi sửa sang, chỉnh trang lại đô thị, từ thời xây Hàm Cá Mập, đến lát đá Bờ Hồ, chặt xà cừ Kim Mã, chưa bao giờ không thấy dấu răng bọn chúng.

Chúng tôi, những người húp bát nước rau cũng biết là sấu chọc ở Lê Hồng Phong hay Phan Đình Phùng, ngược lại, tuyệt nhiên không bao giờ thấy có vấn đề gì tới việc đập nhà cũ đi xây mới. Di sản thực sự của Phố Cổ, chính là văn hóa, lối sống, sự tinh hoa, là con người Phố Cổ, chứ chả bao giờ nằm ở mấy cái nhà rách vàng vàng, có cửa chớp gỗ với ô văng chắn nước úi chà chà cứ thấy rêu rêu, mông mốc, ám mùi khói bún chả quạt là chúng nó cứ nhất loạt rồ lên là di sản cần bảo tồn, me Tây đến mất cả lý trí khiến chúng tôi vô cùng đau xót.

Riêng về cái nhà ở Ba Đình đang bị đâp đi, thì kẻ già này cũng là người có ít nhiều kỷ niệm, đặc biệt là mặt Hùng Vương. Đoạn đường này, thực ra là Hùng Vương 2 (để phân biệt với Hùng Vương 1 xịn nằm ở bên kia Lăng), cũng giống như Tràng Tiền có Tràng Tiền riêu (từ quảng trường CMT8 hắt về Bờ Hồ) và Tràng Tiền pha ke (đoạn bẩn bẩn quê quê có hàng cây dẫn ra khu đá phò Bác Cổ). Khu này, mang tiếng giữa trung tâm của Ba Đình, nhưng thực ra lại hoang vu, ít nhà dân nên không có hơi người, tối mùa đông mà đi bộ qua thì quả thực là vailon, vừa lạnh vừa vắng tanh, đường thì rộng, trong gió xào xạc nghe lẫn cả tiếng âm hồn của viện Xanh Pôn. Nhìn chung bọn xaolon hay thương với khóc, cơ mà tối anh em nào mà chạy bộ qua sẽ thấy, tuyệt nhiên đéo có thằng nào lượn lờ, chơi bời gì ở mạn này, có phi xe máy thì cũng bóp max ga để vọt qua cho nhanh, mà thôi.

Không phải cái gì xây được trăm năm, cũng được coi là di sản, nó cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về văn hóa, tín ngưỡng, ý nghĩa lịch sử hay kiến trúc. Ví như, nó phải có ý nghĩa vĩ đại gì đó, hoặc là nó phải có sự độc đáo, tinh xảo, đạt đến tầm cỡ nào đó về trình độ xây dựng. Cái đống rác kia, rất tiếc, thỏa mãn none of the above, nó chỉ là cái nhà máy khố rách, xấu xấu bẩn bẩn, mái tôn xà gồ thép rồi đắp tí phào chỉ, phù điêu, bản chất khi xây lên cũng KHÔNG phải hướng tới sự vĩnh cửu, trường tồn, mà chỉ là để phục vụ sản xuất tức thời tại thời điểm cách đây cả thế kỷ, chả khác đéo mấy nhà xưởng trong khu công nghiệp. Đập đi xây bách hóa, hâu teo 11 tầng tối đến sáng choang đèn LED, thật là thỏa lòng người dân trong khu vực vậy.

Các công trình thực dân, đế cuốc, về lâu dài, chắc chắn cần phải đập đi toàn bộ. Không thể có một dân tộc tự lực, tự cường, đứng thẳng lưng, khi tất cả các tòa nhà ở ngay đầu não chính trị của nó, đều là di sản của thời nô lệ. Người Hàn đã nhận ra điều này từ rất lâu, vào năm 1995, kỷ niệm 50 ngày thoát khỏi ách cai trị của Đế quốc Nhật Bản, họ đã mạnh dạn, gạt đi ý kiến của bọn bàn lùi, me Nhật, san phẳng tòa Seoul Capitol – một công trình đồ sộ, đắt đỏ, được đánh giá cực cao về mặt kiến trúc, thiết kế bởi kiến trúc sư De Lalandea người Đức, như một biểu tượng của sự cai trị Nhật Bản. Nó được xây dựng với mục đích che khuất Cảnh Phúc Cung – ám chỉ ách thống trị toàn diện của người Nhật đạp lên tất cả các giá trị văn hóa, lịch sử, lòng tự tôn của dân tộc Triều Tiên. Và người Hàn đã nhận ra, đó là một sự nhục nhã không thể chấp nhận được.

Chúng ta sẽ không thể giải thích cho con cháu về lòng yêu nước, về sự tự hào dân tộc, khi tất cả những tòa nhà nổi tiếng, mang tính biểu tượng nhất ngay giữa đất thiêng Ba Đình, nơi có Hoàng Thành Thăng Long nghìn năm tuổi, đều là dấu ấn của thời thuộc địa. Đó là một thời kỳ vong quốc nhục nhã, cần phải bị thanh tẩy, thay vì gìn giữ, hít hà. Con cháu chúng ta cần phải được lớn lên nhìn ngắm những tòa nhà được xây bởi người Việt, bởi tâm hồn Việt. Một dân tộc Hoa Hạ vĩ đại, nền kinh tế thứ 23 trên thế giới, sẽ không thể chấp nhận tàn tích thuộc địa là di sản của mình vậy.

Đập cũ, xây mới, làm sống lại văn minh truyền thống và tái thiết Hoàng Thành Thăng Long, như cách người Hàn đã xây lại Cảnh Phúc Cung, chính là tương lai, là ước vọng của người dân Hanoi vậy.

Cầu hôn

Cây cổ thụ già thả chiều bay lững lờ ngoài sân, nắng đỏ ửng nằm mơ quanh khung cửa, một giấc mơ hồng rực màu bình yên. Đêm qua em tôi về muộn, sơ mi sắn tay, tóc tai bết chặt, chiếc băng trắng giữa trán làm kì cục thêm cái mặt đen ngỏm màu cơm quá lửa của nó, xe chưa kịp dừng ngoài cửa, chân chống quyệt xuống đất kêu quạch một tiếng rõ rệt, nó đứng ngoài cửa hét to.

– Anh Tú ơi, đi uống rượu. Em cầu hôn cô ấy rồi

Nó hét to giữa đêm, chó hai bên chạy ra quanh, nô nức sủa, tiếng chó, tiếng mèo, tiếng nó hát, làm con phố đang im lìm bỗng dưng rạo rực, đèn đường soi nghiêng nghiêng hằn bóng nó vào mặt đường, tôi tắt nhạc, khoác áo, đi ra, hít một hơi dài mùi đêm lạnh, loạch quạch mở cổng, nó vẫn hát, chó vẫn sủa.

– Cô nào, vào đây uống trà đã, trà tao mới pha. Bỏ đi tiếc lắm

Tôi hỏi, thấy mặt nó mừng rõ, không hát nữa, nó chuyển sang huýt sáo lụi hụi dắt xe vào sân nhà, rồi đi theo tôi về phòng.

– Anh vẫn uống trà đêm sao, nói anh nghe nè anh Tú, em mới cầu hôn một cô xong, anh có tin vào tình yêu không, cô ấy đồng ý rồi, sáng mai em dắt về quê cho biết xóm biết giềng, đông về cưới luôn, anh nhớ qua nha, hôm đó anh em mình phải say bét nhè.

– Tao không ngủ được nên tao dậy pha trà, cầu hôn ai, mày cứ bình tĩnh, ngồi nói tao nghe.

– Con bé nấu cơm ở công trường, nói anh nghe nè anh Tú, em mới nó mới biết nhau 1 tháng thôi, đợt làm công trường ở Hải Dương, đợt đó nó trễ xe, tần ngần đứng trước cửa công trường, em hỏi sao, nó bảo không kịp gửi tiền về cho má ở quê, chăm ba đứa em ăn học, em hỏi sao không gửi qua ngân hàng cho lẹ, nó bảo nó không biết chữ, không làm được thẻ ngân hàng, anh thấy lạ ghê không, đến bây giờ vẫn còn người không biết chữ đó anh Tú, em hỏi nó sao, nó bảo nó nghèo, phụ má chăm em. Nên không được học chữ, nó thích đến trường lắm nhưng quá tuổi rồi.

Tôi đổ nước ấm quanh ấm trà và lật thêm một cái ly lên, ngồi đăm đăm nghe nó kể chuyện. Một đứa không có gì đang kể về một đứa còn nghèo hơn nó cái chữ, tôi cười nhẹ, rót nửa đầy 2 ly, hơi trà bay nhẹ, mùi thoang thoảng hương hoa cúc.

– Xong em hỏi nó có muốn học chữ không, em chỉ cho, rồi nó giật mình, nó bảo chưa ai muốn chỉ chữ cho nó cả, xong em cũng giật mình, con chữ mà mọi người khó khăn thế ư. Rồi em hướng dẫn nó đọc, nó viết, nghe nè anh Tú, nó cười xinh lắm, dạo nó viết được tên nó, nó cười nguyên một ngày trời, em vừa làm vừa ngắm nó nguyên 1 ngày trời.

Em tôi uống một hơi, hết nửa cốc trà, tôi rót thêm, với cái gạt tàn, mở bao thăng long, đưa nó một điếu, tôi lấy một điếu, chó đã ngưng sủa, phố phường rộn lòng nhiệt thành của nó và sự tò mò của tôi về cái sự lạ lùng của đôi này.

– Nó xinh lắm à nha, nó kể là trước nhiều anh tán tỉnh nó lắm, cứ nhắn tin dài rặc, có anh gửi cả thư, em cười lắm, haha, mấy ông đó gửi thư cho một nhỏ không biết chữ, lúc đó em nghe cười to lắm, rồi mặt nó đỏ ửng, em mới biết em sai, em cúi mặt thẹn, nhưng nó còn cúi mặt sâu hơn em, em xin lỗi, nó không nói gì, nó khóc, em chưa bao giờ thấy con gái khóc nha anh Tú, năm ông kia chết, mà mẹ em còn không khóc, mẹ bảo cái lão ấy cuối cùng cũng chết. Em luýnh quýnh, không biết làm gì, rồi em chạy ra ngoài, mua vội 2 que kem, nghe nói con gái ăn là hết buồn đó anh Tú, rồi về đưa nó xin lỗi, nhưng lúc về em thấy nó đi đâu mất tiêu, hôm sau mặt nó buồn so, thương lắm.

Em tôi vừa nói dứt, hít một hơi, khói thuốc quanh quẩn bên lỗ thoáng, trăng dòm khe cửa sổ.

– Em không cố ý đâu anh Tú, lòng tự trọng nó thật cao, một tuần sau nó không nói gì em nghe, trước đấy nó kể đủ thứ cho em, nó không biết bố nó là ai, nó không biết đi xe, nó nhịn ăn bữa tối, nó kể em tuốt, thế mà một tuần nó không thèm ngó em, em bứt rứt mãi, em đấm luôn ông giám sát, tại ông chửi em chểnh mảng, đang đánh hăng nó chạy vào ôm em, rồi nó mắng, em càng bực, đẩy nó ra, em đấm ông giám sát chảy máu mũi luôn anh Tú. Nó ôm mặt khóc, chạy ra ngoài, em chạy theo, một đoạn rồi ôm lấy nó. Nó bảo nó xin lỗi, em ngẩn ngơ, rồi nó chạm vào trán em, trán em xưng cục to, em giật nảy, đau quá đó anh Tú

Vừa nói, nó vừa chạm vào băng trán, rồi tự nó xuýt xoa, không hiểu sao tôi lại cười, khói thuốc vẫn bay nhẹ giữa anh em tôi. Ân cần như người anh cả, tôi hỏi nó còn đau không, đầu nó lắc lắc rồi kể tiếp, băng trắng đung đưa quanh nồi cơm cháy làm tôi càng buồn cười.

– Nó dẫn em vô phòng nó, một nùi đồ y tế luôn, nó băng lại, vẫn mắng em trẻ con, em bảo tại nó, tay nó nhẹ, làm em giật mình, tay con gái gì mà lạnh dữ. Rồi nó hỏi em thích nó không, em bảo thích, nó quay mặt, em kéo vai, vòng thép em hàn 3 hôm trước trong túi quần, lạ lắm nha, tự dưng em thấy cộm cộm, sờ vào trong túi thấy vòng thép, em bảo nó có về với em không, nó không nói gì, vẫn quay mặt vô tường, em tần ngần định ra, rồi nó gọi vọng ra bảo có. Anh thấy lạ không, lúc hỏi thì nó không nói, rồi em bảo nó mai cùng về, nó gật đầu, rồi em thích quá chạy từ Đồng Văn lên anh luôn anh Tú, em khoe anh đầu tiên, anh thấy lạ không, anh tin vào tình yêu không anh Tú.

Tôi cười, nó cười, tôi bảo nó là tôi tin tôi sắp mất thêm đứa em, nó bảo em cầm rượu lên thăm anh mỗi tuần, tôi bảo tôi xin, anh em tôi cười lớn.

Cáo lão cha xưa nhớ những ngày,

Ngựa xe rong ruổi mé sông này.

Thuyền tiên lướt sóng in rồng đấu,

Tàn quý chen mây ngỡ hạc bay.

Từ độ áo xiêm không thấy nữa,

Hai bờ cây cỏ xiết sầu thay!

Trăm năm bao việc thương tâm nhỉ,

Nay chốn Trường An khác những ngày!