Ngữ âm Đông Lào luận – thanh điệu của Tiếng Việt.

Hầu hết người Việt, bất kể được dạy dưới mái trường XHCN, hay du học sinh nhặt chữ lẻ ở Tây Dương, khi được hỏi về tiếng Việt có bao nhiêu thanh, đều sẽ có chung một câu trả lời, đó là tiếng Việt có 6 thanh (six tones), đây là kiến thức cơ bản về ngữ âm Đông Lào trong sách vở mà thực dân Gô Loa đã tuyên truyền cho dân ta từ hàng trăm năm về trước, rút ra bởi một nhóm lắm lông kính trắng ngồi rà văn bản Cuốc Ngữ, được viết bởi một lắm lông kính trắng khác tên Á Lịch Sơn Đắc Lộ từ tận thế kỷ 17.

Tuy nhiên điều này là sai lầm một cách ngu dốt, trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng ta phải hiểu xem tiếng Việt thực sự là tiếng gì đã? Khái niệm “tiếng Việt” móc ở đâu ra? Nguyễn Du có gọi thứ ngữ âm nói mà người ta dùng để đọc Truyện Kiều của mình là “tiếng Việt” hay không? Chưa kể người Việt ở những thời đại trước Tố Như, họ gọi ngôn ngữ nói của họ là tiếng gì?

Trước hết phải hiểu, ngôn ngữ nói của chúng ta (hay cả tiếng phổ thông Trung Quốc) đều là bạch thoại. Bạch thoại tức là ngôn ngữ nói của dân gian, và nó chỉ để nói mà thôi. Trong các xã hội truyền thống của Đông Á, người giỏi chữ là tầng lớp trí thức, và khi viết thành văn bản, họ không dùng bạch thoại, mà dùng một loại ngôn ngữ riêng gọi là Văn Ngôn, hay còn có tên khác là Cổ Văn.

Văn Ngôn là ngôn ngữ VIẾT, tức là chỉ dùng khi viết mà thôi, nếu đọc lên đặc biệt là cho những người không biết chữ, họ sẽ rất khó hiểu, vì nó KHÔNG có ngữ pháp giống như bạch thoại, thậm chí không có ngữ pháp cố định (dạng SVO-SOV). Người ta học Văn Ngôn bằng cách đọc thật nhiều các văn bản cổ từ thời Kinh Xuân Thu, rồi cố học theo cách hành văn ấy.

Văn Ngôn cũng chứa rất nhiều các siêu liên kết, nội dung cô đọng, nó là dạng văn bản cô đặc ý nghĩa nhất của nhân loại, một tờ giấy nhớ ghi văn ngôn, để diễn Nôm ra thì phải mất đôi trang A4. Văn học chữ Cuốc Ngữ (tân văn) của người Bắc Kỳ vẫn có thể giữ được sự hàn lâm và tinh tế, chính là vì các tác giả thế hệ đầu (như Nguyên Hồng) đều là các cao thủ Văn Ngôn, và nó làm tiêu chuẩn, mực thước cho các thế hệ nhà văn tiếp theo.

Tất cả các sách kinh điển của Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Lưu Cầu và Cao Ly đều viết bằng Văn Ngôn. Người Nhật vẫn nói tiếng Nhật, người Cao Ly vẫn nói tiếng Cao Ly và người Việt vẫn chửi địt mẹ, tuy nhiên các văn bản của các nước này đều chỉ viết bằng một loại ngôn ngữ Văn Ngôn tinh hoa ấy, nên trí thức nước này đọc sách nước kia hoặc nói chuyện với nhau bằng bút đàm rất tiện. Nhiều người nhầm lẫn cứ thấy sách cổ có chữ vuông vuông chéo chéo là nghĩ dân Tàu hay Đài Loan đọc được là sai hoàn toàn. Họ có thể đọc được từng chữ, nhưng nội dung sẽ không hiểu gì cả, chả khác gì chúng ta đọc các văn bản cổ bằng phiên âm.

Tiếng Việt chính là bạch thoại Hán Đường, và giọng Bắc chính là giọng của quý tộc Tràng An. Lý Bạch khi tiễn bạn ở Bá Lăng thì làm thơ theo ngữ pháp cổ văn, nhưng chiều ra chợ cóc mua rau thì lại dùng ngôn ngữ nói của người Phố Cổ.

Vì tiếng Việt là bạch thoại Hán Đường, nên không thể chỉ có 6 thanh, mà chính xác là nó phải có 8 thanh. Tuy nhiên khi ký âm bằng latin, chúng ta bị mất 2 thanh, trong đó có một thanh cao hơn thanh sắc, và một thanh thấp hơn thanh nặng. Không phải nó biến mất khỏi hệ thống ngữ âm, mà là nó bị chuyển thành chữ khác, chính xác là phụ âm cuối sẽ bị biến đổi nếu ký âm những thanh này, dù bản chất chúng là cùng 1 âm (manh/mách/mạch, an/át/ạt. um/úp/ụp….)

Một bằng chứng thanh điệu này còn lưu lại ở ngay trong thanh điệu của ca trù, một dòng nhạc thần thánh của người Bắc Kỳ. Đàn của ca trù sử dụng 4 âm tinh tính tình TÍCH. “Tích” khi viết ra chữ latin thì nó trở thành một âm khác hoàn toàn vì sự hạn chế của hệ thống ngữ âm Bồ Đào Nha. Người Việt cổ coi chúng là một âm vì khi chưa có chữ Cuốc Ngữ, họ chỉ đọc bằng miệng và ghi bằng chữ Hán, mà thôi. Tiếng Bắc Kinh bị thiếu thanh so với tiếng Việt chính là do mất các phụ âm cuối này, rất hợp lý và dễ hiểu.

Như vậy, ngôn ngữ mà người Việt thần thánh chúng ta ngày nay sử dụng là ngôn ngữ của nhà Đường, có đủ 8 thanh, đi 7 bước là ra bài thơ dài như râu cụ Kình mà vẫn chuẩn niêm luật của người xưa. Người Việt nếu xuyên không thì có thể vào triều kiến Lý Thế Dân mà không cần phiên dịch. Dòng giống của chúng ta là Đường Nhân, Hoa Hạ, đó là niềm tự hào, đồng thời cũng đặt ra cái trách nhiệm về gìn giữ, bảo tồn cái tiếng mẹ đẻ của mình. Những kẻ phá hoại tiếng Việt cần phải nghiêm trị như tội hình sự, ví như đứa nào phát âm sai hỏi-ngã thì tốt nhất cứ cắt mẹ lưỡi đi.

Ảnh minh hoạ: Cổ Văn aka Văn Ngôn của anh em quan lại nhà Nguyễn thời đi sứ Phú Lãng Sa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *