Luận chuyện bia rượu – Túy lúy kể thời xưa

Trên mâm tế khí nhà tôi có cái tước đồng, thấy bảo là đồ từ đời nhà Hạ. Thời xưa, quý tộc mang đẳng cấp cao thấp khác nhau thì uống rượu bằng loại tước có hoa văn khác nhau, lâu dần người ta lấy luôn cái tước đó để làm cái tượng trưng cho quyền lực đồng thời phân vị trí tôn ti của các vua chư hầu. Đồ uống có cồn là một nét văn hoá truyền thống hàng nghìn năm của nền văn minh Đông Á, là chất dẫn thần thánh để liên hệ với Trời Đất và tổ tiên, nhưng có một điều ít người biết, đó là ngoài rượu bia, một phát minh vĩ đại khác của Đông Á chính là bia.

Luận chuyện xưa về bia rượu

Các di chỉ khảo cổ đã cho thấy, bia tức mạch tửu lần đầu tiên được nấu bởi người Trung Hoa từ 9000 năm trước, ngay sau khi lúa mạch được du nhập về từ vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu, thậm chí được ghi chép trong Giáp Cốt Văn với tên gọi là Lao Lễ, được dùng để dâng lên thần linh. Bia là thức uống thiêng liêng, nên việc cho vài lon bia lên bàn thờ gia tiên như ngày nay, vốn hay bị một số anh chị chê cười là lai căng, thực ra là mới chính là tuân theo cổ lễ của người xưa vậy. Rượu bia là thứ không thể cấm triệt để được, bất kể với hình thái nhà nước nào và thời đại lịch sử nào. Ngay cả Khổng Tử – foodie lừng danh của thời Xuân Thu cũng không chủ trương cấm bia rượu, trong ăn uống Khổng Tử đề ra rất nhiều quy tắc nhưng riêng với bia rượu, Ngài chỉ ngắn gọn “duy tửu vô lượng, bất cập loạn”, tức là duy chỉ có bia rượu thì uống thoải mái, miễn là đừng để say rồi gây rối linh tinh.

Và cũng có người đã từng thử cấm rượu bia

Người đầu tiên từng thử cấm bia rượu và thất bại chính là Lưu Bị. Bị vào Tây Xuyên, lên làm hoàng đế, năm ấy nước Thục hạn hán, Bị ra lệnh cấm người dân không được dùng ngũ cốc để nấu bia rượu và phạt rất nặng kẻ vi phạm. Bọn quan lại lợi dụng điều ấy để sách nhiễu dân, cứ nhà nào có dụng cụ nấu rượu là bắt tội để nã tiền. Có viên thị vệ muốn cảnh báo Bị việc ấy nhưng không dám nói thẳng, nhân hôm hộ tống Bị cưỡi xe đi tuần, trên đường thấy một cặp nam nữ rất đẹp đôi, viên thị vệ trỏ tay nói xin Chúa Thượng hãy cho bắt đôi gian phu dâm phụ kia lại. Bị ngơ ngác hỏi ta thấy họ là đôi thanh mai trúc mã, sao ngươi lại nói thế? Viên thị vệ bảo vì trong người họ có công cụ tà dâm, Bị cười hiểu ra, liền bỏ lệnh cấm ấy.

Để rồi lịch sử của người việt về rượu bia

Người Việt biết uống rượu từ mấy nghìn năm, nhưng uống bia thì mới từ cuối thế kỷ 19, thế mà tới nay mỗi năm Đông Lào nhân đã nạp vào người hơn 4 tỉ lít bia. Tác hại đi kèm của lạm dụng bia rượu thì rõ rồi, nhưng giải pháp thế nào thì mãi chưa thể chỉ ra được. Chúng ta cần phải cân bằng giữa giảm tác hại của rượu bia với lợi nhuận của ngành bia nội địa (liên quan tới hàng nghìn tỉ tiền thu thuế), cách đơn giản nhất đó là giảm lượng, tăng chất, tức là tập trung vào nâng cấp chất lượng và thay đổi văn hoá uống bia theo hướng nên uống vài chai bia cao cấp thay vì ngồi toã ra từ sáng đến chiều bên ca bia cỏ đầu đau vì andehit đít rát vì trĩ độ 3, vô cùng phản văn hoá và gây nhiều hệ luỵ xã hội.Bia cao cấp không khó sản xuất, vì đằng nào thì nguyên liệu và máy móc nấu bia cũng phải nhập khẩu 100%, chỉ cần tăng các tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, nguồn nước, vi sinh, cùng với đầu tư thiết kế vỏ, nhãn mác đẹp long lanh thì với kinh nghiệm nấu hàng tỉ lít bia mỗi năm, các hãng bia nội địa Việt Nam hoàn toàn có thể làm được bia cao cấp hợp khẩu vị nhất với người Việt.

Và tình hình hiện nay về Rượu bia

Nhưng làm được là một chuyện, bán được lại là chuyện khác, không chỉ là tâm lý người Việt sính ngoại, mà còn nằm ở chỗ một số hãng bia nước ngoài khá mất nết trong việc cạnh tranh và luôn muốn dìm các thương hiệu Việt xuống phân khúc bình dân để độc chiếm mâm cao, mà gần đây nhất chính là sự vụ Heneiken/Tiger cấm các đại lý bày sản phẩm bia cao cấp mới của Sabeco là Saigon Chill, vì nó cạnh tranh với thương hiệu con Tiger bạc của họ. Khen chê thì tuỳ mồm, nhưng chắc chắn về công nghệ, độ tinh khiết thì Saigon Chill có thể coi là tinh tuý, với công nghệ lọc sâu ở nhiệt độ -2 độ C, tạo nên hương vị đặc biệt là điều không thể phủ nhận, đây là hướng đi đúng và tất yếu cho ngành bia Việt Nam để nâng chất lượng và giá trị sản phẩm hướng tới phân khúc cao cấp, bất kể có bao nhiêu bọn chọc gậy bánh xe cũng không thể cản được.

Việc thay đổi văn hoá uống bia, có lẽ cần bắt đầu với thay đổi văn hoá kinh doanh của một số hãng bia trước đã, nhất là vào mùa cận Tết, khi hầu hết bia được mua về là để cho khách uống, thì nhu cầu về bia cao cấp sẽ là rất lớn. Thắng lợi được một mùa Tết, là thương hiệu sẽ có chỗ đứng được trên thị trường từ đấy về sau, người tiêu dùng có thêm lựa chọn, sản vật nước nhà có thêm của quý mà đãi khách phương xa, lên án bọn cạnh tranh không lành mạnh là điều nên làm để bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.

Lý Bạch nâng chén thì nhà Đường phát tích thần thơ, Kinh Kha nâng chén thì nước Yên có thêm hào kiệt, Triệu Khuông Dận nâng chén thì vững được 300 năm cơ đồ triều Tống. Bia rượu không xấu, chỉ có bọn nhãn bia cạnh tranh bẩn và bọn say khướt đập phá, phóng xe mới xấu, mà thôi. Hãy học cách uống có văn hoá, có khí chất của người xưa, thì dẫu xóm xóm đắp tượng Đỗ Khang, người người bái Lưu Linh làm sư tổ, cũng chẳng gây hại gì cho quốc gia Việt Nam tươi đẹp của chúng ta vậy.