Tản Văn – Lạc

Tôi đi giữa đường, tay cầm chai bia, nghêu ngao hát, nghênh ngang nghênh ngang. Và

Tôi cũng chẳng nhớ đây là đâu
Có vẻ như tôi đang đứng trên một góc phố khu gầm cầu
Trong thân xác 1 thằng nhỏ áo ba lỗ, dắt theo sau 1 đứa em gái mù lòa mà nó chẳng rõ đang đi đâu
Có lẽ là tới con ngõ ở đằng sau
Nơi 1 thằng thanh niên đang đứng chờ và ra dấu
Thoáng giật mình, tôi lại lạc giữa 1 lô những hàng lẩu
Tay cẩm rổ kẹo cao su "Cô ơi cô mua dùm cháu"
Đêm qua mau, tôi lại thấy mình trong một căn gác
Cạnh thằng thanh niên kia đang ngồi đong đếm từng đồng bạc
Rồi hồn lìa khỏi xác, trở về chiếc bàn thân quen còn chút hơi men nơi cổ họng.
Tôi lạc…


Tôi ngồi lại vỉa hè, ngắm nhìn những người đánh đàn giữa đường, mỉm cười và cho họ một vài đồng cuối cùng trong ví. Và

Lạc…Tôi lạc vào giữa muôn vạn làn khói
Bay thật chậm như thân xác này đang trôi
Miệng muốn nói, tay muốn viết mà như cạn lời
Rồi cứ thế nhắm mắt lại, tôi lạc vào trong đêm tối
Gió đang rít hai bên tai
Xung quanh ta bao nhiêu người tôi chẳng biết ai là ai
Lạc giữa tiếng xì xào, mọi thứ tối sầm lại
Bỗng nhận ra mẹ đang nằm cạnh tôi, mắt mẹ nhắm mãi
Lạc vào trong mơ hồ, tôi nghe tiếng khóc mếu
"Mẹ ơi cứu con với" -- Đâu đó tiếng thằng nhóc kêu
Đầu tôi quay, tôi vùng vẫy giữa dòng nước xoáy
Để bỗng thấy có vòng tay ai ôm lấy đây ta không hiểu
Phải chăng cùng một người trao ta 2 lần sự sống
Để đổi lại là linh hồn trở về với hư không
Tôi lạc một lần nữa giữa những tiếc khóc vô vọng
Giữa những nén nhang, chiếc khan tang và nắp quan tài đã đóng…
Ta lạc…

Tôi gọi những người bạn của tôi, những người cùng cười cùng khóc với tôi, họ mỉm cười, tôi cũng cười. Những tiếng cười giòn tan trong đêm cô quạnh, rồi chúng tôi đi. Và

Và ta lạc giữa dòng kí ức năm xưa
Khi ta còn có bố lo miếng ăn ngày dăm bữa
Đứa em gái mới ngày nào còn đang thời ẵm ngửa
Giờ đã lon ton chạy đùa dưới những góc nắng ban trưa
Đâu còn nữa những ngày tháng vui vẻ bên nhau
Khi những bữa cơm dần bị bố thay bằng những đêm nhậu
Chén rượu đầy bố uống cạn để cho quên sầu
Và để thay những nụ cười bằng những trận đánh ngày một thêm đau
Đến một ngày, khi những trận đòn vượt qua tầm kiểm soát
Đứa em gái tội nghiệp vô tình bị mảnh chai đâm vào mắt
Miệng nó khóc, máu nó chảy, tay nó nắm thật chặt
Ta kéo nó chạy, bỏ lại sau lưng tiếng la mắng quát nạt
Và tiếng chửi vẫn cứ đuổi theo mỗi con phố ta qua
Đến khi ta nghe tiếng xe đâm mạnh và tiếng bố ta la
Đó là khi ta lạc giữa mông lung và sợ hãi
Cứ thế ta đi lạc, mãi không thể trở lại…
Ảnh 2 đứa trẻ

Tản Văn – Ông Già

Mưa, mưa cứ xối xả mãi trời Hà Nội, cuốn trôi những hối hả, những toan tính trời ban. Ôi, vài cơn mưa đầu hạ, ai chẳng một vài lần ướt nhẹp, 1 vài lần dầm mình dưới mưa. Ôi chuyện thế gian này ơi, suy cho cùng chúng ta cũng chẳng biết là gì.

Và long đa, long đong, toàn trông với chờ mong, 
trời mưa ngồi cạnh đây, điếu thuốc hút chung nhau, 
chuyện 2 người lại.
 Bắt đầu

Gầm cầu cao tốc, tôi đi về nhưng trời trở dông. Khi con người dồn lại với nhau vội vàng, chen chúc nhau, đưa đẩy nhau, chửi bới, cau mày, mỉm cười. Những người điên cuồng lao qua bấm còi vội vàng, những người đi chậm lại ngó nhìn người khác. Những kẻ loay hoay với cơn giông về chiều. Phố phường đầy ắp, lố nhố những người là người và trăm ngàn nhân dạng. Ôi, cuộc đời.

Bao thăng long nát trong túi áo như câu chuyện không tên

Này ông ơi, cho cháu xin một hơi
Ông đưa mắt nhìn tôi, chìa cho tôi điếu thuốc.

A, thăng long, hút hơi nóng nhưng thôi sao cũng được

Tôi không hút, tôi chỉ ngậm cho vui. Thuốc tôi đã bỏ lâu nhưng thi thoảng vẫn nhớ mùi.
Ông già mỉm cười, đi vào căn phòng ngủ nhỏ tí, lụp xụp trong căn nhà hàng ngàn km của ông, lấy ra một giá vẽ. Ông bôi màu, đổ mực, dùng chính ngon tay của mình và chiếc tăm nhỏ, phác họa từng nét của con phố, Ông vẽ những mảng tròn, rồi lại vuông, rồi quay lại những mảng tròn. Rồi đột nhiên, ông hỏi tôi.

– Cậu quê ở đâu.

-Dạ con ở Tuyên Quang.

-Ah
Ông ho lên vài tiếng.

-Cậu có thấy vui ở đây không

-Dạ, con thấy vui ạ

-Vui cũng có trăm ngàn kiểu vui, cậu vui kiểu gì, vui về điều gì

Tôi ngẫm nghĩ một hồi, khói thuốc bay lên làm tôi nhòe mắt, nước mưa bắn xối xả lên nhau. hàng ngàn xe qua lại. Tôi vui về điều gì,tôi kiếm được nhiều tiền sao, Nhưng tôi đâu có vui khi tôi kiếm tiền. Tôi vui vì những người xung quanh sao. Đâu đâu chẳng có người, bon chen đâu có vui, Tôi vui vì nhộn nhịp sao, làm gì có. Vậy tôi vui vì điều gì.?

-Dạ con không biết. Thực sự thì con cũng không nhiều lần vui lắm. Có thể con vẫn còn hứng thú và tò mò ở đây ạ


Ông cười mỉm.

-Cậu trai trẻ, cậu vui vì cậu còn tò mò, còn hứng thú với nơi này, như tôi đây, tôi năm nay cũng gần 70 rồi, tôi đã hết hứng thú với nhiều thứ, ôi, tôi còn vui không hả. Tất nhiên là tôi còn rồi, tôi không hứng thú và tò mò nữa, tôi đi sâu vào trong những con người ở đây để nhìn thấy họ ở đâu, và lúc đó tôi thấy tôi.

-Dạ con không hiểu.

-Cậu thấy bức tranh không. Chỉ có 2 hình khối để cấu thành bức tranh. ai cũng học được thôi cậu ơi. Và chúng ta cảm nhận toàn diện chứ không cảm nhận qua 2 hình khối cậu ơi.

Tôi và ông ngồi im một hồi dài. khói thuốc còn bay nhiều lần qua mắt. Tôi ơi.

Tản Văn – Nhật Ký

Tôi đọc được trong quyển nhật ký của một người bạn. Vài vần thơ nhem nhuốc, lấm tấm mực mà màu chì. Nó không kể về những ngày của nó mà nó kể những thứ nó đeo bồng từng ngày.
ĐOẠN ĐẦU TIÊN

 Ngày con đi thực hiện nghĩa vụ, mẹ vẫn cười
Em con khóc không biết vì sao anh nó sẽ không ở nhà năm rưỡi 
Thằng bạn thân đến lúc con đã lên xe…nó vẫn chửi 
Không vẫy tay không lời tạm biệt, nó ngồi 1 góc thui thủi 
1m60, 45kg, quần áo con mặc rộng thùng thình 
Nắng trên vai đường không dài…con chợt rùng mình
 Con sẽ không nhớ nhà, 23 năm con cũng chưa có 1 cuộc tình 
Con kiên cường như chưa bao giờ kiên cường vì mai con đã là lính

2 năm. 2 năm đi thực hiện nghĩa vụ, bố nó mất, mẹ nó và đứa em ở nhà. Tôi thường sang thăm bác gái kê lại chút giường tủ, đứng sau bàn thờ bác trai và dậy đứa bé học bài. Rồi một ngày nó về. Gầy và đen hơn trước, tóc phân rưỡi, đi đôi dép ca su đen bóng, quần áo xanh màu bùn đất. Nó cười và chạy vào ôm mẹ, xoa đầu đứa em, thăm cho bố nén hương trầm. Mùi hương trầm bay nức mũi, nó mang về một sâu cua biển còn sống nhăn. Luộc mất một nửa, một nửa còn lại mẹ nó đem nấu canh hết vì nghĩ cua biển cũng giống cua đồng. Đêm đó anh em tôi lai rai.

ĐOẠN THỨ HAI

Súng con cầm không chắc tay,
 con hành quân dù đêm hay ngày nắng cháy 
Ba lô trên vai nặng trĩu…dáng con gầy gió thổi con bay 
Con đi không bằng người ta, muốn vượt qua con sẽ phải chạy
 Ah ! Con sẽ phải chạy
 Ngày con về nắng đã trải dài 
Mẹ vẫn cười tóc đã hai lai
Em con khóc nước mắt lăn dài 
Con vẫn cười vì đôi vai này phải càng vững chải 
Thằng bạn thân tiếp tục lãi nhãi : 
"Đêm nay anh em mình lai rai !" 

Sau khi nó đi lính về. Có chút nghề nghiệp nó học trong quân đội, một chút mánh khóe nó va chạm phải. Làm chờ gạch cho xưởng sản xuất ở đầu làng. Đột nhiên em nó ốm, Ôi, đứa em nhỏ của nó, đứa em nhỏ của tôi. Nó nằm lại giường lúc mười hai tuổi. Và nó còn sống mãi ở mười hai tuổi. Anh nó chạy vạy nhiều nới. Mẹ nó bán mất cái xe đạp cũ, bà đi bộ đi chợ, chân gầy càng ngày càng chai đi. Tay bà thơm mùi hoa bưởi, hoa nhài.

ĐOẠN THỨ BA

Tao đã sống như không thể chết dù biết sẽ chết như chưa từng sống 
Điều kì diệu là thứ xa xỉ bởi vì hằng ngày tao kiếm từng đồng 
Tương lai trên 2 vai tao dù biết ngày mai không khác hôm qua 
Vì điều tao cần là 1 mái ấm không phải mái nhà thiếu đi tiếng ba 
Cuộc đời không lấy của tao tất cả vì nó đéo cho con mẹ gì ngoài vất vả 
Đêm tao không dám ngủ 2 mắt trắng dã, trên đầu giường luôn thủ sẵn dao 
Mày nói CON CẶC thay vì VÂNG DẠ cũng được chỉ cần đúng hạn trả tiền cho tao 
Nếu ngày mai không muốn nhìn thấy máu 
Trong cơn say tao trở về nhà, môi đã quen với điếu cần sa 
Đời tao đéo cần sự thứ tha nên địt con mẹ để tao tự ngã 
Trên căn gác trước bàn thờ ba, nắng rọi qua mái tôn chưa vá 
Con chấp tay không nói gì cả vì không còn điều gì mong từ ba 
Con vẫn gầy và đen mẹ à quần áo con mặc vẫn rộng thùng thình 
Nắng trên vai vẫn khiến cho con rùng mình 25 tuổi con chưa một cuộc tình… 
Và…
con mạnh mẽ như chưa bao giờ mạnh mẽ để ngày hôm nay con trở về nhà !

MẸ NÓ MẤT. NÓ MẤT. NHÀ NÓ CŨNG MẤT. NHƯNG NÓ CÒN ĐÂY. TÔI CÒN ĐÂY. VÀ CÂU CHUYỆN CÒN ĐÂY

Kẻ Sĩ

Chúng ta đều là những kẻ sĩ trên cõi vô thực này. Ôi, chẳng ai được hồn nhiên ngây thơ như đức chúa hài đồng.
Kẻ động chân động tay vào gia đình vốn chỉ là loại hèn kém
Kẻ nhiều lời vốn kẻ tiểu nhân
Người kì kèo vốn người nhu nhược
Kẻ ăn học chung quy cũng thiếu hiểu biết
Người nhung lụa vốn chẳng kiêu xa
Thân bần hàn cũng đua tiền tài
Cười cười nói nói thì bụng xấu
Nhăn nhăn nhó nhó thì huệ nát
Thông minh thì mệt mỏi
Ngu dốt thì khổ cực
Nam thì gánh vác trăm bề
Nữ thì chăm lo vạn hướng
Già thì đầu bạc
Trẻ thì ngu si
Cuối cùng vẫn về với cát bụi. Ôi, tôi xin vui những ngày tôi còn cười, tôi xin lặng im những ngày tôi mệt mỏi, tôi xin anh nén hương trầm ngày tôi mất, tôi xin bạn chén rượu cay ngày tôi đi, tôi xin đời chút sáng rõ lúc tôi còn, tôi xin em một chút tình lúc tôi sống, con xin mẹ một mái nhà nơi con về, con xin bố chút mắng chửi lúc con dại.
Ôi, bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Tiếng kinh cầu còn vọng mãi trong tôi

Linh tinh về triết học

“Nếu ví tất cả chúng ta như những người khát nước trên sa mạc, thì Triết học như một người dẫn đường đưa chúng ta đến con sông gần nhất” á? Oh no. No no no. Bạn mà tìm Triết học nhờ chỉ đường đến con sông, thì sẽ thấy Triết học giống như RẤT NHIỀU người dẫn đường đang đứng cãi nhau:

  • Đường này mới đúng.
  • Không, đường kia mới đúng.
  • Cả hai anh đều đúng. Cả hai con đường đều có chung đặc tính của một “con đường lý tưởng”.
  • Ai quan tâm đến “lý tưởng” làm giề. Mỗi con đường đều có đặc tính riêng cụ thể của nó.
  • Đúng rồi, chọn một đường thôi. Không ai đi trên một con đường hai lần.
  • Ủa, tưởng đó là “con sông”?
  • Sông hay đường gì cũng vậy, tất cả đều được cấu thành từ những hạt bé xíu gọi là nguyên tử.
  • Ù uôi, xoắn não quá. Đời cần phải buông xả. Em xin chui vào cái lu.
  • Nè, đường này đúng vì nó sẽ dẫn đến con sông có đủ nước cho cả gia đình anh. Cái đúng là cái mang lại hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất.
  • Đường kia đúng vì nó đủ nước cho chính anh. Hạnh phúc cho một người đã đủ để coi là đúng đắn rồi.
  • Ê anh nhớ chừa nước cho vợ uống đấy. Phụ nữ cũng có quyền được uống nước như đàn ông chứ.
  • Nhưng các ông có chắc là con sông có thật không? Lỡ tất cả đều là ảo ảnh thì sao? Lỡ con sông không có thật, sa mạc không có thật, đường đi không có thật, cả anh và tôi đều không có thật thì sao?
  • Nhìn cái mỏ chem chép này xem. Mỏ chem chép là đầu có suy nghĩ nhé. Có suy nghĩ là có tồn tại nhé.
  • Nhưng lỡ cơn khát không tồn tại thì sao. Vậy thì có cần tìm nước đâu. Chỉ cần anh không nghĩ về cơn khát, nó sẽ không tồn tại nữa.
  • Ý hay đấy. Mọi đau khổ đều nằm ở cái cách người ta phản ứng với thế giới. Nếu giữ cho tinh thần vững mạnh, anh sẽ nhận ra không có nước anh vẫn sống được.
  • Hoặc chỉ cần trông chờ vào tình thương của Chúa. Cầu nguyện nhiều vào, sẽ thấy đường đi.
  • Nhưng Chúa có thật không?
  • Sao không. Nhìn sa mạc với cơ thể người phức tạp này xem. Thứ đẹp đẽ thế này phải do ai đó tạo ra chứ.
  • Nhưng Chúa có thật thì sao lại để con người đói khát thế kia? Trong khi Hitler có một đống đồ ăn.
  • Chúa có ý đồ hết.
  • Ý đồ của Chúa kì quá à. Có khi Chúa không có ý đồ gì đâu. Con người ta sinh ra không vì mục đích cao cả gì hết.
  • Nếu thế thì sống làm gì nữa. Uống nước làm gì nữa. Sự sống cái chết có ý nghĩa gì đâu.
  • Thì đó, thay vì nghĩ về cơn khát, anh nên nghĩ về chuyện tự tử.
    …vân…vân…và…mây…mây…
    Nói chung sau một hồi nghe các triết gia “hướng dẫn”, bạn sẽ nhận ra thà mình tự đi tìm đường uống nước còn nhanh hơn. Hoặc chí ít, không nên đứng gần mấy ông này lúc đang khát nước. Mấy ổng sẽ không cho bạn câu trả lời, mà chỉ hướng dẫn bạn cách đặt câu hỏi đúng hơn. Triết gia nào mà không cho bạn cảm giác “rối bời” đó thì chưa phải là triết gia đúng nghĩa.
Trống đồng – Vẽ trước đây

Chị Hằng

Lặng ngắm trời cao, ngắm trăng cao
Thơ thơ thẩn thẩn, chẳng câu nào 
Chị Hằng về không, nay xin khất
 Em bận lòng vòng, chốn lao xao

 Lặng ngắm trời cao, ngắm bông sao
 Cọ giấy mực bút, vẽ không vào
 Chị Hằng buồn tênh, nay không trách
 Hơi ôi kẻ dại, mãi lao đao

 Lặng ngắm trời cao, ngắm tôi sao
 Hát đôi câu hát, đôi câu chào
 Chị ơi, em tôi nay buồn quá 
 Thế gian luẩn quẩn, mãi lao vào 
Có thể là hình ảnh về 1 người

Nói về sơ mi

Như phần lớn đàn ông, Tôi không phân biệt được các loại trang phục của gái, Tôi tuyệt nhiên không thấy chúng khác gì nhau, thậm chí nếu gái không cắt trọc thì tôi cũng không biết là gái vừa đi làm tóc. Không hiểu sao mỗi lần cắt đi chỉ cần 2cm tóc là gái đã phải hỏi ý kiến tổ tư vấn? Nhưng riêng sơ mi thì khác. Mỗi khi nhìn gái mặc sơ mi (dĩ nhiên chỉ mỗi sơ mi và son thôi, không còn gì khác), tôi lại thấy trào lên một cảm giác yêu đương khôn tả. Nói chung mọi thứ trong người dựng đứng hết lên chứ không chỉ mắt. Có một cái gì đó rất dịu dàng, nữ tính, khêu gợi, trong sáng, thậm chí thánh thiện ở một người đàn bà mặc sơ mi người yêu. Tại sao như vậy nhỉ? Có lẽ vì mỗi khi gái mặc sơ mi tôi thường là do không chuẩn bị trước, ví dụ vừa đi cà phê cái là đi luôn, hay là do gái không phải dạng bánh bèo, đi đâu cũng mang theo một va ly đồ ngủ và một túi son phấn nước hoa thậm chí dầu gội đầu. Hoặc cũng có thể gái thích mọi thứ của người yêu, thậm chí cả một chiếc sơ mi cũ. Và sơ mi cũng là trang phục sexy nhất. Nó vừa đủ kín vừa đủ hở. Nó tiện vì không làm ướt giường. Nó cũng dễ cởi, không phải lần mò ra sau lưng, mệt rất. Và nó lại dễ giặt nữa, không phải đi sấy đi hấp lôi thôi như các phụ kiện khác của gái. Vậy nên dù là fan của quần áo đơn giản như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, có thể mua chục cái áo thun cùng màu, nhưng tôi luôn có vài chiếc sơ mi trong nhà.

Chưa tìm được ảnh phù hợp

À mà chợt nhớ món quà đầu tiên người ấy tặng tôi cũng là một chiếc sơ mi, nó hơi nhỏ hơn so với tôi, nhưng giờ vẫn còn. Và cũng vì sơ mi rất đẹp như thế, nên các bạn hãy chọn gái theo sơ mi của mình. Thứ nhất là về chiều cao thì không nên thấp hơn bạn quá 20cm, không thì vạt sơ mi sẽ xuống đến đầu gối, nhìn chán lắm. Cũng không nên cao hơn bạn hoặc thấp hơn bạn chỉ 10cm, vì nó sẽ hở hết cả ra, nhìn còn chán hơn. Về cân nặng cũng thế, gái nên nhẹ hơn bạn độ mười lăm, hai chục cân là vừa. Nhẹ hơn nữa thì nhìn gái sẽ giống bù nhìn rơm, mà nặng hơn nữa thì lại chật. Nếu bạn thích Calvin Klein hay Levis thì không nên chọn gái gầy, chất vải thô ráp của nó làm cho gái xơ xác đi. Nếu bạn thích Verscace thì không nên chọn gái đen, vì nhìn rất rợ. Nếu bạn thích sơ mi lụa thì đừng chọn gái béo, nhìn xồ xề. Và nếu bạn thích sơ mi sọc đứng thì đừng chọn gái gầy, nhìn cũng mất hứng đi ít nhiều.

 

Lại nói về giáo dục

Nhân việc gần đây có thằng nhóc đánh cô giáo, cũng nhân việc giáo dục mấy năm nay. Ngứa tay lại khai bút, nhức nhối mà biên văn, xin mạn phép, mượn đà, tọa thế mà nói đôi điều về giáo dục. Quyết tâm nói về tận gốc, nổi bật tận rễ để phân biệt giáo dục xưa nay
Tất cả phải nói về bộ sách như conkec mà trước đây xóm làng xôn xao trước
Nhìn chung thì người trí huệ chúng tôi rất hạn chế quan tâm tới những vấn đề học, viết, phát âm, hay phương pháp dạy đánh vần cho trẻ con. Khi bản thân mình sinh ra đã là chuẩn mực cho cả dân tộc, ta thường sẽ kiệm lời, ít nói. Chỉ có các người anh em thuộc tộc hào sảng hay nói cái tình người, học dốt, không phân biệt được hỏi ngã, bản thân đéo nói tiếng Việt mà nói một điểu – ngữ, mỗi khi giật tempo lên >100 thì nghe y như lấy 2 cái xô nhôm đập vào nhau, mới hay hào hứng với việc nếu ý – kiến về cải cách chương trình tiếng Việt.
Thực tế thì trước đây không bao giờ có vấn đề gì với sách giáo khoa, tất cả SGK ngày trước đều được biên soạn bởi những học giả người Hoa Hạ Sông Hồng, từng dấu chấm phảy đều như vàng ngọc. Mấy năm gần đây, lũ con buôn cấu kết với bọn làm chính sách, chạy truyền thông đập SGK tiêu chuẩn để chia bánh (và sắp tới là cho phép dùng điện thoại trong giờ để bán app), tuồn cứt đái vào lớp học với tên gọi “xã hội hoá” nên mới có cơ sự ngày nay. Nền giáo dục mà tới mức Mục Đồng thả diều cũng đi soạn sách, thì có nảy sinh bất kỳ vấn đề gì, cũng không nên lấy đó làm kinh ngạc, khi chỉ vài năm trước, chính các anh chị là bọn đã ủng hộ xoá bỏ độc quyền của Nhà Nước.

 

Giáo dục là nền tảng căn bản của quốc gia, đặc thù của giáo dục là tính kế thừa, không chỉ là một năm học, một đời học sinh, một thế kỷ mà còn dài hơn nữa. Thế nên vùng đất nào học giỏi thì 1000 năm trước đã giỏi, và giờ vẫn cứ giỏi, mặc cho thế sự xoay vần, và ngược lại, ở đâu học dốt thì bất kể thời đại, chế độ và nền giáo dục nào thì vẫn dốt đến thiên – thu.
Nếu muốn nâng cấp giáo dục, thì thứ đầu tiên chính là cần phải xây dựng nền văn hoá trọng giáo dục. Khi bố mẹ, anh chị trong nhà, người dưng ngoài đường, cho tới các lãnh đạo mặc bespoke 6 củ trên Thời Sự VTV đều coi trọng tri thức, coi trọng việc học, thì trẻ em rồi nó sẽ tự giỏi, mà thôi. Không thể có cái lý nào mà người lớn đã ngu, lại cổ vũ học nhẹ, hô hào khai phóng khinh toán và các môn tự nhiên (nhưng đồng thời cũng dốt cả văn sử địa âm nhạc và hội hoạ), mà lại có thể tạo ra một môi trường để khuyến khích trẻ em học giỏi được cả. Nó hoang đường như đòi mắm tôm phải có mùi xạ hương vậy.
Với học sinh lớp 1, có một thứ bắt buộc phải sớm đưa vào chương trình giảng dạy nếu muốn chấn hưng nền giáo dục đang dặt dẹo như lao kháng thuốc giai đoạn cuối ở Thanh Nhàn, đó chính là Tam Tự Kinh – cuốn sách kinh điển để dạy trẻ em trong suốt 1000 năm qua, kết tụ những tinh tuý nhất của nền văn minh Hoa Hạ, vừa dạy được đạo đức, lại có thể dạy thêm chữ Hán cho học sinh để tăng vốn chữ.
Nhiều anh chị rất hay ra cái điều coi thường sách Nho học, dù cả đời khéo chưa đọc bao giờ, và có đọc thì cũng đéo hiểu. Quả thực thì Tam Tự Kinh nó không dạy con các anh chị về ancol không no, về tái tổ hợp di truyền hay E=mc^2, nhưng nó dạy thứ quan trọng và cơ bản hơn: Thái độ đối với việc học, với trường lớp và thày cô. Đây mới chính là cái đầu tiên cần phải học đối với học sinh lớp một (nhắc lại là lớp một), chứ không phải truyện Lép-tôn-xtôi hay mấy thứ ngụ ngôn cứt nát rối như longlon mà đến trí tuệ như tôi đây đọc còn đéo hiểu chúng nó muốn truyền tải cái đéo gì???
Ai từng học Tam Tự Kinh sẽ hiểu, nó không thừa, không thiếu một chữ nào trong việc dạy trẻ con về luân lý, lòng hiếu học và hiếu thảo. Giáo dục trẻ em nếu không hướng tới những mục tiêu này, bỏ qua tam cương ngũ thường, không giảng về tinh thần “thủ hiếu đễ, thứ kiến văn” hay “ấu nhi học tráng nhi hành”, thì nó chính là một nền giáo dục phản động, thương luân bại lý, chỉ tạo ra được những sản phẩm lười biếng, ngu dốt, bất hiếu, me tây, sịp cầu vồng và vong bản, chứ không thể đào tạo ra con người đúng nghĩa được. Hay những câu bất hủ như “Khuyển thủ dạ kê ti thần, cẩu bất học hạt vi nhân, tàm thổ ti phong nhưỡng mật, nhân bất học bất như vật”, thì các giáo sư Đông Lào hay ăn tục nói phét trên phây, có ngồi thiền 100 năm nữa, cũng đéo bao giờ có thể đủ trình để viết ra được những tuyệt tác tới như vậy.
Nếu hấp thụ được tinh thần và thái độ với việc học ở trong Tam Tự Kinh, thì toán, lý, hoá, sinh, ngoại ngữ, dần dần tự nó sẽ giỏi mà thôi. Nên nhớ rằng thế hệ trí thức đỉnh cao của Việt Nam vào giai đoạn chuyển sang Tây Học, đều 100% có gốc là các gia đình nhà Nho. Nho học dạy về cái thái độ và cách học, còn thích học cái gì là việc của các anh chị. Thời Đường trọng thơ, thời Tống trọng lý học, thời Nguyên đốt sách và thời Minh bắt đầu suy tàn với việc anh Chu Nguyên Chương học dốt ép cả nước viết văn Bát Cổ. Các môn học khi thịnh khi suy, các ngành hot cũng mỗi thời một kiểu, nhưng bản chất của cái sự học, thì 1000 năm nữa hay xa hơn, thì vẫn vậy, mà thôi.


Còn nghe lũ con buôn thanh minh về cái sách giáo khoa cục cứt của chúng nó thì càng kinh tởm, đã me Tây nhưng lại còn me xanh mới khốn khổ, xuyên tạc văn học Tây thành những cái ngu si, đần độn, ngôn ngữ văn phong thì như hiệp sĩ thảo Nghị Quyết TW, xong đưa vào dạy trẻ con, giờ còn già mồm ra cãi, tôi chả hiểu mấy anh chị bênh cái đéo gì lũ tâm thần ấy?
Đông Lào ta vốn là một nước Hoa Hạ, từ văn hóa đến nòi giống của chúng ta đều là Hoa Hạ, suốt hàng nghìn năm nay vẫn chỉ bái Khổng Mạnh làm tôn sư, lấy Thi Thư làm mô phạm, ngõ hầu thân chá ư Thánh Hiền chi Đạo, không để lẫn lộn với man di. Trẻ con trước hết cần phải học về tam cương ngũ thường, hiếu kính trung trinh, toán học thì cũng chỉ nhất nhi thập thập nhi bách, bách nhi thiên thiên nhi vạn, chứ các anh chị định dạy nó khai căn với giải tích phân ở tuổi vỡ lòng, hay sao????
Cần nhanh chóng đưa Tam Tự Kinh vào giảng dạy từ lớp một, học là cách duy nhất để có thể hiểu và giỏi siêu đẳng mà đéo cần phải biết Lev Tolstoi là thằng đéo nào cả, lớn lên nếu chúng nó thích hoặc theo chuyên ngành xã hội, sẽ tự biết tìm Vôinha I Mir hay Anna Karenina mà đọc. Phần cứng nào thì nên cài phần mềm ấy, ăn gạo thì học triết học của bọn ăn gạo thôi, ngụ ngôn Tây cái mả cụ chúng mày í thật là hamlon quá đi hỡi cái lũ khố rách học dốt IQ thấp chỉ đú bẩn, là tài.
Nhân ngày đói thối mồm, bụng kêu anh ách nên có mấy lời chửi nhẹ nhàng thế, mà thôi.

Mạn đàm khai bút – tản mạn về Vô Vi

Trời chớm vào xuân, núi rừng ca hát, ngồi lại trà quán. Thân thể hồng hào, tức tửu vô vi, nhâm nhi trà chiều, thật là tao nhã vô cùng.
Ấy thế mà luận về vô vi có vẻ thế gian vô tường, thâm tâm bất an, vô dụng cứ ngỡ vô vi, tác hại triền miên. Âu cũng là phận. Nay, thời gian vô khối, kẻ không trẻ trâu này xin mạn đàm khai bút, mượn chuyện con mèo, con chuột mà kiến giải lời thánh nhân, luận lại cổ thư mà làm quà tặng cho đời.
Vô Vi – Một trong cảnh giới của chữ Vô trong Hoa Hạ ngàn năm. Nhiều người cứ nghĩ vô vi là không làm gì. Tuyệt nhiên không phải. Vô Vi là làm như không làm, tuyệt thế trên đời chẳng phải ai cũng nhìn nhận ra, ấy vậy mà trời đất mới đứng đầu tất cả. Vì trời không làm gì, đất cũng không làm gì.

Đạo Đức Kinh

Chữ Hư, chữ Vô, chữ Không, trong siêu hình học đạo Lão, tức là Tuyệt đối. Đạo đức kinh chương 40 viết:
-Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư Vô
Xướng đạo Chân ngôn viết:
– Đạo gia gọi là Hư; Phật gia gọi là Không. «
Không có thể nhìn thấy mọi sự, nghe thấy mọi sự. Không vẫn không làm gì gián cách, không vốn vô lượng, vô biên. Cho nên khi một người suy nghĩ, người cùng nhà không hay biết, mà Hư không vô lượng, vô biên đã biết, đã hay… Vì thế, Nho gia nói “Thân độc, úy không” cẩn thận khi ở một mình, sợ hãi cái Không
Nơi con người hư vô chính là chân tâm, bản tâm con người. Sách Tựu Chính lục viết: Thiên hạ vạn sự vạn vật giai hữu hình, hữu tích, duy có tâm là không thể lấy hình tích mà tìm cầu; không tiếng không hơi; không không, đãng đãng
Hay tiếp trong Đạo Đức Kinh đã viết rõ
– Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.
Kiến giải thì nhiều. Ấy thế mà nói tóm gọn lại là. Làm 1 chỉ được 1, làm 10 chỉ được 10, chi bằng đéo làm gì hết là có đủ thiên hạ. Không làm gì cũng có cách của không làm gì. Thánh nhân an tọa xuất ra khí, khí xuất phi hữu hình, hữu hình phi nắm bắt, ngu dốt bình phàm chỉ thấy ngồi không. Ấy thế mà có cả thiên hạ.
Người tu tĩnh toạ, quán đan điền cần dụng tâm như mèo đang rình bắt chuột, lim dim thư giãn như đang ngủ, nhưng lại vô cùng nhậy bén, không có động tĩnh nào lại không biết. Biết mà không theo, thư giãn mà vẫn chăm chú, thâu liễm mà vẫn luôn đáp ứng….chỉ cần chuột chạy qua là lập tức bắt kịp, vô cùng diệu dụng.
Chớ dụng tâm quá sức, cũng không buông lơi dãi lải,…thư giãn mà tập trung, dụng tâm mà tự nhiên, đi mà như đã đến. Đây là điểm khó lĩnh hội đứng đằng sau mọi hình thức tu tập, người tu tập nội khí, tĩnh toạ hãy cố thâm nhập trạng thái này.
Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.

Vô danh thiên địa chi thủy, Hữu danh vạn vật chi mẫu.

Ấy thế mà lại nói về rượu

Xuân về, tết đến. Hoa nở mơ màng cả cánh rừng, tôi đi lang thang cõi mộng, thi nhất tá tửu vựng sinh hồng. Ấy thế mà thế gian cứ bảo mấy ông nát rượu, vậy là không đúng.
Nay mượn lời bông đùa, gửi văn, gửi thơ, biên đôi dòng bạch thoại, xin mạn phép nói đôi điều, trước để vui vẻ tiết trời xuân phân, sau để kể nể oan ức, cốt là giữ lại cái tinh hoa chốn Việt Quốc.
Đó, để về Rượu, bác Khổng có nói,
Xuân vô tửu bất xuân thi lễ
Dịch bạch thoại nghĩa là, tết không uống rượu thì đéo coi là chúc Tết, éo được vào nhà
Lại nói sơ qua về bác Khổng.
Khổng ở đây nói Khổng Tử, tư tưởng truyền ngàn năm Hoa Hạ, đến giờ ai nấy trong đời đều nghe qua Ngũ Kinh và Tứ Thư. Ấy thế mà trọn bộ Kinh Lễ, dạng bách khoa cho Foody – Fooder lừng danh của thời Xuân Thu cũng không chủ trương cấm bia rượu, trong ăn uống Khổng Tử đề ra rất nhiều quy tắc nhưng riêng với bia rượu, Ngài chỉ ngắn gọn “duy tửu vô lượng, bất cập loạn”, tức là duy chỉ có bia rượu thì uống thoải mái, miễn là đừng để say rồi gây rối linh tinh.
Lý Bạch nâng chén thì nhà Đường phát tích thần thơ, Kinh Kha nâng chén thì nước Yên có thêm hào kiệt, Triệu Khuông Dận nâng chén thì vững được 300 năm cơ đồ triều Tống. Bia rượu không xấu, chỉ có bọn say khướt đập phá, phóng xe mới xấu, mà thôi. Hãy học cách uống có văn hoá, có khí chất của người xưa, thì dẫu xóm xóm đắp tượng Đỗ Khang, người người bái Lưu Linh làm sư cũng chẳng gây hại gì.


Nhân tiện đang nói về kinh lễ.
Ấy thế mà cách uống rượu cũng quan trọng, bọn trẻ giờ vồ vập, không nhìn trên nhìn dưới, cái lễ không qua ngọn cỏ, thế mà tưởng mình jang hồ, thương thay. Nay còn ít mực thơm giấy đỏ, biên nốt vài dòng.
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhứt trản trà
Nhất nhất đắc như thử
Lương y bất đáo gia
Rượu vốn vật trung hòa, Chí âm chí dương trong rượu là do vật bên trong. Nếu như vật chết, âm nặng dương suy, không thể không phòng, uống xong cơ thể nóng đỏ, nổi ban, tay chân mềm nhũn, trí tuệ thức thần, ấy vậy không phải không tốt