Tản văn – Khoảng trời dưới mái

Ông với lấy điện thoại, đôi tay run run, đưa cho tôi.

-Chụp cho bố mấy dây thường xuân trước nhà.

Mẹ tôi bước vào với hai chai thuốc trên tay. Kéo cổ ống tay áo đã gầy đi và xanh sao, mạch máu loang lổ những vết kim, vết truyền. Vạch dấu, đường mạch máu nổi gân như những đoạn rễ ăn sâu vào bộ xương mảnh khảnh. Mẹ tôi treo hai chai thuốc lên thành giường. Búng cái dây truyền rồi chọc nhẹ vào đúng chỗ vừa vạch dấu. Mắt mẹ tôi không chớp. Tay bà thoăn thoắt và điệu luyện. Bà đã quá quen với việc đó.

Nhưng ngày đầu tiên nhận tin bố tôi ốm, một cục u chắn ngang thanh khoản, đôi tay bà run run, mắt bà dại đi từng hồi. Mẹ tôi ngồi xụp xuống bàn, hay tay giơ quá đầu, ôm trán, bà ngồi lặng ở đó. Hay mẹ khóc, chắc là không, bà hiền hơn phụ nữ nhưng mạnh mẽ hơn đàn ông.

Đứa em nhỏ tôi chạy vào, với bức hình trái tin đỏ trên tay, xà vào lòng mẹ hỏi.

-Tình yêu là gì, mẹ ơi.

-Tình yêu ư. Nghe như bài nhạc.

Rồi bà dịch giọng, cả nốt thăng và nốt trầm. Bà quay mặt vào cây đàn dương cầm. Bấm từng nốt vang vọng từng khuông nhạc mà không nhìn 2 đứa con một lần. Ru ta ngậm ngùi – Trịnh Công Sơn.

Bố tôi, nhưng ngày đầu ông nằm đây quả là không dễ với ông ấy. Ông cố gắng bước dậy, đi từng bước để phụ mẹ tôi dù chỉ là vài việc nhỏ mà trước đây ông chưa từng làm. Ông cố gắng ép ra từng nụ cười cạnh từng hồi nhăn mặt, chắc có lẽ, ông không muốn mọi người coi ông là một người bệnh trong ngôi nhà này, ngôi nhà một tay ông xây dựng lên, hoặc cũng có thể ông không muốn để vợ mình người đã đi cùng ông cả một đời người đủ thời gian để suy nghĩ về việc ông phải đi một con đường nào đó khác mà bà không đi theo được, ông muốn bà mãi mãi được ngập chìm trong yêu thương những ngày mây đen giăng kín mái nhà tôi.

Đứa em gái nhỏ của tôi, những ngày mây giăng kín đó, nó vẫn chạy loăng quăng bên mẹ và bố, làm cả nhà những tiếng cười với những nét ngây ngô thường ngày. Bố mẹ và tôi đã quyết định không nói với nó, chỉ bảo là bố bị bệnh. Rồi đến nhưng ngày bố tôi không còn đi được nữa thì nó chạy quanh giường, vẽ những tranh phong cảnh đẹp nhất đời ông ấy từng xem, không biết bố tôi bảo nó vẽ hay nó đã tự nhận ra bố thèm bên ngoài thế nào mà vẽ cho bố xem. Cũng đúng thôi, người đã đi khắp cả trái đất này giờ đây phải nằm trong chiếc băng ca được kê đối diện cửa sổ nhà cứ như là sự trói buộc đau đớn của tạo hóa

Khoảng trời dưới mái, khoảng trời của áo tơ và lưỡi hái.

Từng giọt nước mắt lăn dài vào chính tôi.

MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Trời lảo đảo vào khuya, cái khuya ở cái trốn phồn hoa này khác cái khuya ở quê tôi lắm. Ở quê tôi, mỗi khi trời buông màu tối cũng là lúc tắt hẳn một ngày.
Còn ở nơi đây đêm cũng chẳng hẳn là đêm, ngày cũng chẳng hẳn là ngày, tôi có cảm giác mỗi người ở đây cảm nhận đêm ngày qua giấc ngủ của họ. Nếu lúc nào họ buồn ngủ thì với họ là đêm, những lúc nào họ tỉnh thì với họ là ngày. Cuộc sống những con người nơi đây luôn chống lại những điều tự nhiên cố gắng ban tặng cho chúng ta. Cây bị chặt mất, đất bị chia cắt, trời bị che phủ, vài con chim cũng chẳng còn chỗ mà bay, chẳng có chỗ mà hót. Tôi có cảm giác con người nơi đây chỉ đang cố gắng che lấp cái hờn ghen tâm hồn, như cái khoảng trời to đùng bị căn nhà bé tí che mất. Thật là buồn bã, thật là bi thảm.


Tôi lang thang quanh khu Tạ Hiện. Người ta nói đây là phố nhộn nhịp. Nhưng mà không. Nhộn nhịp với tôi là phải vui mà ở đây tôi thấy không chút nào nụ cười thật lòng. Không khí náo nhiệt, đầy tiếng cười, đầy tiếng đưa đẩy làm che đi mọi thứ như cái thành phố này đã từng che đi. Tôi thấy họ lừa dối nhau qua từng ly rượu mời. Tôi thấy họ cay nước mắt về chuyện tình họ, tôi thấy mọi thứ quay vòng vòng qua miếng cơm 15m2 mà hàng chục người trông ngóng. Tôi thấy họ trốn tránh cuộc sống mình ở nơi đây.
Tôi mua vài lon bia, đi dạo, lẩm nhẩm vài ba lời nhạc cho hợp tâm trạng. Ấy thế mà nghĩ ra cũng ra dáng người nghệ sĩ phết. Mẹ tôi bảo, nghệ gừng, nghệ sĩ, toàn mấy việc vô bổ, thế mà khi bà biết thằng con mình cũng tự nhận là nghệ sĩ bà lại bảo

-Mày lớn rồi, tao không bắt mày chọn con đường của mày, ghề gì cũng là ghề, miễn sao mày đừng để tiếng xấu cho bố mẹ mày là tao mừng rồi.


Hồi đó tôi nghĩ đi nghĩ lại việc không biết mẹ có thích tôi làm nghệ thuật, nghĩ nhiều lắm. Nghĩ đến mức viết được ra vài bài nhạc. Vậy thế là tôi nghĩ đến bây giờ và viết nhạc đến bây giờ.
Tôi đi được một đoạn rồi đi vào một con hẻm nhỏ nhưng sáng, vài cốc bia vẫn đong đưa trước mặt những con người lọt thỏm trong quán đó. Tôi đi qua một ông già, ông ngồi bệt ở vỉa hè, chếch chếch quán bia, đúng cạnh chỗ ánh đèn chiếu hết. Ông gầy, nhỏ thó như đứa bé mới dậy thì, nhưng khuân mặt đủ những vết khắc khổ che lấy cái thanh tao thoát tục của ông. Tay cố bật cái bật lửa dí sát để châm điếu thuốc đã gắn sẵn trên môi. Loay hoay một hồi ông không bật được bèn gọi.

-Cậu gì đấy cho tôi mượn cái bật, cái bật này nó vô nước rồi tôi bật không có lên.


Tôi bước lại gần, ngồi xụp xuống bên ông, đưa ông cái zippo tôi được tặng. Ông bật cạch, tiếng xèo xèo của điếu thăng long cháy đỏ cùng mùi thơm thơm của xăng zippo nhẹ nhàng quen thuộc. Tôi mời ông lon bia. Ông xua xua ngón tay thon dài nhưng đã nhăn nheo rồi bảo.

-Hôm nay uống đủ rồi, tôi không uống nữa, cậu cứ uống đi, cậu cho tôi mượn cái bật tôi cảm ơn.

Bác cứ uống với con, bác uống với con cho vui chứ con đi có một mình, uống một mình cũng buồn. -Tôi nói.

Thế là tôi giật lắp lon rồi đưa cho bác. Bác nhìn một hồi rồi lặng lẽ cầm lon bia trên tay tôi mà uống một ngụm nhỏ. Một hồi lâu, tôi và bác ngồi ở cái góc tối đó mà nhìn cuộc đời. Điếu thuốc chắc cũng đang nhìn cuộc đời, vì tôi thấy một khoảng nhẹ, nó lại rơi tàn thuốc như rơi giọt nước mắt. Bỗng bác hỏi.


-Cậu đang buồn hả, chỉ có người buồn người ta mới uống rượu uống bia một mình vào buổi đêm thế này thôi.


Chẳng phải bác cũng vừa uống bia một mình đó sao, đến giờ bác cũng chưa về, cũng vẫn ngồi đây mà hút thuốc thì chẳng là bác cũng đang buồn đó sao. Tôi không trả lời. Bác lại nói tiếp.


-Cậu buồn vì chuyện gì. Chắc không biết mình chọn đúng hay sai đúng không, tuổi trẻ mà, trước đây tôi cũng đi một mình thế này đấy. Nói cậu nghe, buồn cũng có nhiều loại, có loại buồn chuyện tình cảm, có loại buồn chuyện gia đình, có loại buồn vì sự nghiệp, cũng có loại tự nhiên mà buồn. Nhìn cậu thế này chắc chắn là tự nhiên mà buồn rồi. Mà tự nhiên mà buồn cũng đâu có tự nhiên đâu. Toàn mấy chuyện quay qua quay lại nó làm mình buồn ấy chứ.


Tôi khẽ gật đầu. Đưa tay vào túi quần lấy ra điếu thuốc. Lại tiếng cạnh cạnh vang lên và mùi xăng zippo. Bác lại nói tiếp.


-Chọn thế nào cũng là chọn thôi cậu à, như tôi đây này, tôi cũng vẽ tranh đấy, khổ nỗi tranh tôi không ai xem, không ai thích, thế là tôi vẽ ra cứ cất gầm giường, cũng chẳng mong ngày nào đó như picasso mà nổi tiếng. Tôi vẽ ra, tôi hiểu, tôi thấy hay, thế là tôi vui rồi. Tranh cất dưới gầm giường hay treo ở viện bảo tàng thì cũng như nhau, cũng từ ước mơ của người họa sĩ mà vẽ ra thôi. Cuộc sống mà, có người này người nọ. Có người chọn sống không ai biết cũng có người chọn sống nhiều người theo đuổi. Thành ra như Nguyễn Trãi thế mà vui. Chẳng bận tâm chẳng vướng bận sự đời. Lúc chết cười lên một tiếng. Gọi ra thì đời cũng không đến nỗi nào cậu nhỉ.


-Cháu cũng làm nhạc, nhưng mà đời nghệ sỹ này thật cực quá, cháu cam không có xong.

-Nhạc nhẽo rồi thơ văn, cái nào cũng như cái nào thôi cậu. Cũng mua vui cho đời, mà đã là mua vui thì sẽ có người mua người nghi ngờ. Có người khen có người chê. Họ là họ đâu phải là mình mà biết mình viết mình nói mình vẽ cái gì đúng không cậu. Tôi đây này, vợ tôi yêu tôi lắm, tôi cũng yêu bà ấy lắm, khổ nỗi nhà nghèo, lại không có con đâm ra nhiều lúc cáu giận, có hôm tôi rượu say, tôi nói nặng lời thế là bà ấy khóc bà bỏ đi. Tôi đi tìm mãi rồi cũng có thấy đâu. Bà ở trong tranh tôi lâu rồi ấy thế mà bà nỡ mang cái hồn tôi đi mất, mang cái hồn tranh đi mất.


Ông vừa nói vừa khàn khàn. Cái tiếng của ông như khóc. Thay cho những người vui vẻ cười đùa ngoài kia. Được một lúc như thể quãng thời gian còn bé trôi qua. Ông lặng đi một lúc, chờ từng quảng thời gian trôi qua kẽ tay trái mà trôi ngược lại kẽ tay phải, tôi nghĩ ông đang lần dấu cuộc đời mình, lần cái dấu mà có người đàn bà đã từng yêu ông nhiều lắm.

Tôi hỏi

– Bác còn tìm bà ấy làm gì, bà ấy đi, bà ấy chọn con đường mới. Con nghĩ bác cũng nên chọn con đường mới, con đường bên người mới.

Ấy mà không nỡ cậu ạ

-Ấy chết. ” tiếng nói khẽ run ” con đường nào mà chẳng là con đường hả cậu. Cậu còn trẻ nên cậu nghĩ thế thôi chứ một người đã đi cả một con đường, cả một đời người rồi để một ngày rẽ khác đi một bước đâu có được, đâu có vui hả cậu.

-Tôi còn tìm bà ấy làm gì, tìm bà ấy để nói lời xin lỗi chứ làm gì.

-Cuộc sống này cũng mấy lần định đi đến cuối đường rồi ấy chứ cậu ” một lúc sau ông nói tiếp ” ấy thế mà chưa lỡ, tại tôi còn nợ, nợ nhiều thứ lắm nên không nỡ cậu à.


Ông thở 1 hơi dài. Tôi với ông cùng lặng đi. Không nỡ, ấy thế mà cũng không nỡ, người già thật cứng đầu. họ bỏ đi rồi, họ có quyền vậy thì mình cũng có quyền vậy, họ đâu còn nhớ ông làm chi mà ông không nỡ. Một hơi thật buồn ông lấy can đảm mà đứng dậy.

-Thôi tôi về đây, trò chuyện với cậu thật là vui hết sẩy. lâu lắm rồi mới có lần uống bia ngon thế này. Trả cậu cái bật.


Ông lảo đảo bước ra xe, chiếc xe lảo đảo bước ra đường, những con người say ấy mà đã đi cùng nhau 1 đời rồi đấy, 1 đời một người rồi đấy.
Cuộc sống thật vỡ òa. Lặng đi từng chút một. Ấy thế là buồn, ấy thế mà vui.

MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Tản văn về những con người tôi từng gặp – Những con đường tôi từng đi

Gã gói từng món đồ vào trong chiếc balo cũ, đã sờn. Vội vã bước đi trước khi cơn mưa đang tới, chuông nhà thờ đang vang lên, gã chen qua dòng người đang bước vào nhà thờ. Cúi gằm, qua cây cầu, bước về hướng mặt trời lặn, ngược lại tất cả, băng sang đường, Ngang qua những bụi cỏ tranh, mình lấm tấm hoa dại, màu đỏ xanh. Những bụi cỏ tranh xột xoạt vang lên tiếng buồn rũ rượi cho một xế chiều thu ấm áp. Gã bước đi, cơn mưa như hòa tấu vào khoảng trời, tặng riêng từng người đã cũ một lời tình buồn nhẹ nhàng bên khung trời đỏ ửng. Những lời thì thầm, của cỏ, của cây, của từng ấy năm vang vọng về trong không gian len qua từng mạch máu của gã mà đưa gã hồi tưởng.
Trước đây, cái thời còn kháng chiến chống mỹ. Gã đi thanh niên xung phong, vào một tiểu đội được cử đi miền nam. Một người thanh niên sống lên giữa núi rừng chập trùng miền núi tây bắc thì những con đường dọc Hã tĩnh vào Nam với gã chẳng có thấm tháp gì. Gã băng qua từng ấy đoạn đường rồi được đóng quân tại Bình Thuận, gần thành phố biển Phan Thiết. Sau những ngày bập bùng tiếng súng, tiếng bom, tiếng hò hét của buôn làng. Gã cùng vài người còn sót lại trong tiểu đội quyết định sống luôn ở Phan Thiết, một phần vì gã đã có quá nhiều kỉ niệm ở đây, một phần vì gã trốn tránh về Hà Nội vì gã bảo đã quá chán Hà Nội và muốn tìm một nơi thoáng mát như ở đây. Gã được người dân và đồng chí giúp đỡ dựng được một căn nhà nhỏ, cách biển Phan Thiết khoảng 4km. Gã thích gọi là căn nhà cho ấm cúng chứ thật ra nó cũng chẳng là nhà nữa, bốn vách đều làm bằng bùn trộn với rơm dạ mà thành, 4 cái cột được coi là vững chắc nhất được làm bằng thân xà cừ cắm xuống đất tạo thành cột, Cái mái nhà che nắng che mưa được làm bằng lá cọ khô xứ này.

Cả cái căn nhà được một cái cửa cao 1m5, mỗi khi ra vào đều phải hạ mình cung kính, gã bảo gã muốn vậy, vì gã muốn mỗi lần, mỗi người đều phải cúi mình tạ ơn và cảm ơn. Cảm ơn đời, cảm ơn những người bạn đã giúp gã đến ngày hôm nay, giúp gã đến lúc gã được bình yên trong căn nhà này. Cái quý giá nhất trong căn nhà của gã là chiếc hòm xiểng đựng đồ linh tinh thời chiến và cây đàn guitar. Đầu tiên gã có 1 chiếc hòm và 1 chiếc bao tải đựng chăn màn, nhưng khi một vài đồng đội bày ý về bắc, Gã cho họ để làm cái chỗ chui ra chui vào khi đi dọc đoạn đường đó, thành ra gã còn mỗi cái hòm và cây đàn. Gã cười bảo mọi người là

-Vậy cũng tốt, mỗi khi chán muốn chuyển nhà đi đâu đỡ phải đem đồ lỉnh cỉnh.

Cái hòm thì vẫn ở đó, gã đá lăn đá lóc đã lâu mà cái hòm thì vẫn là cái hòm thành ra gã quý cây đàn nhất. Cây đàn guitar gã lấy được ở một thời Liên Xô gửi viện trợ cho dân miền Nam, Chẳng hiểu sao vào giữa thời chiến họ lại người cho lính chiến 1 cây đàn nữa, chắc cây đàn để vơi đi nỗi niềm, để khơi gợi chút niềm vui, niềm tin vào cuộc sống của những người chẳng biết ngày mai ra sao, ít ra có cây đàn cũng đỡ tủi phần nào. Hoặc họ cũng có thể đã biết trước có người chọn sống cô đơn như gã lên gửi tặng cây đàn những lúc đỡ tủi thì sao. Chẳng biết nữa, nhưng chỉ biết cây đàn này là cái cuối cùng nói chuyện với gã mỗi khi đêm tới.
Sống được gần một năm yên bình gã thấy nhớ nhà quá, cái nhà ở quê thì cũng đơn xơ như cái nhà này thôi nhưng mà gã nhớ quá nên thành ra gã bỏ lại ngôi nhà này mà đi về Bắc. khi đi gã bỏ lại cái hòm của mình, gã chỉ cầm theo một chút đồ ăn và ra bến xe lửa. Gã định bám sau xe lửa, đi đến đâu mình thấy vui thì mình ở đó chơi, được vài tháng về Hà Nội rồi bắt xe về quê cũng là vừa. Thế là gã đi như thế thật, gã bám sau xe lửa vì không có tiền rồi lúc xe lửa chạy gã leo lên trên nóc xe mà nằm ngắm trời, ngắm mây. Lúc xe lửa dừng thì gã xuống, đi chơi vài vòng, nói chuyện với mọi người. Thấy vui, cảnh đẹp thì gã ở lại, thấy chán rồi gã lại đi, Gã cứ thế, chẳng ai biết là ngày mai gã vẫn ở đây hay ở 1 phương trời khác, phương trời họ từng nghĩ ra trong tưởng tượng.
Rồi một ngày gã dừng ở Đà Lạt, Thành phố này thật thú vị quá. Gã thấy những ngọn đồi xanh mượt, gã đi lòng vòng rồi đến đường Hùng Vương, gã lại rẽ về Dã Chiến vì hi vọng ở đó gặp người nào đã từng đi lính sẽ cho gã ở lại chung vài ngày để khám phá Đà Lạt mộng mơ này rồi sẽ đi. Gã cứ đi, cứ thấy đường nhỏ là gã rẽ vào. Gã bảo, bọn đi lính làm quái gì có tiền mà ở đường to, thế là gã cứ thế mà rẽ vào đường nhỏ, phố nhỏ, rẽ vòng, vòng vo một lúc, gã tìm được một quán nước, quán nước này được làm dạng nhà sàn, gã nhớ quá, trước gã cũng ở nhà sàn thế này chứ đâu, nhưng nhà sàn ở đây sao mà nhỏ quá, nhà sàn chỗ gã cao, cao hơn nhiều ở đây để còn săn bắt thú và tổ chức lễ nữa chứ. Gã nghĩ một lúc rồi rẽ vào, căn nhà cũng nhỏ nhưng được cái đây là căn nhà rộng nhất gã từng thấy. vì bốn phía quanh căn nhà này đều nhìn thẳng ra ngoài, không tường, không vách, chỉ có 8 cái cột với mái che nắng che mưa, 4 phía đều là cửa sổ, xung quanh bày trí tuyệt vời mà chỉ với ghế gỗ và bàn gỗ, 3 bộ bàn, gã vẫn nhớ như in từ ngày đó đến giờ. Gã bước vào gặp 1 người nằm trên ghế, ghả ra đăng sau, bên cạnh là cái điếu thuốc lào.
Cái món thuốc lào này gã khoái lắm, nhưng mà tìm cả cái miền nam gã không gặp. ở trong miền nam họ chuộng thuốc lá cuốn là nhiều chứ thuốc lào họ không dùng. Gã đành mạn phép mà đi vào, hỏi.


-Anh gì đó cho tôi xin bi thuốc lào nhé??

-Đây, anh cứ tự nhiên.

Người đó nhỏ dậy nheo mắt 1 cái rồi nói

-Dạ tôi cảm ơn, mà anh ở Bắc vào à. Tôi nghe anh nói đặc dọng Hà Nội.

-Vâng, tôi người Hà Nội, tôi đi lính rồi không muốn về dựng căn nhà ở đây rồi ở đây luôn.

– Anh cũng ở Bắc hả.

-Vâng. Tôi cũng là lính vào Nam, giờ đang về Hà Nội đây. Anh cho tôi ở lại mấy ngày nhé, ở đây đẹp quá tôi chưa lỡ đi.


Hắn cười hà hà rồi gật đầu.

-Vâng, anh không chê nghèo, chê khó thì cứ ở đây với tôi cho vui.
Thế là Gã ở với hắn. Cuộc sống thật thoải mái. Sáng ra hắn vỡi gã đi hái rau nhổ sắn về ăn. Gã đánh đàn, hắn hát nghêu ngao. Gã với hắn hợp nhau từng tí một. Về sau hỏi ra, gã biết hắn là một người không có gia đình, gia đình hắn bị mất hết trong chiến tranh, bố hắn đi bộ đội, mẹ thì chết. Gã còn một người chú, thế nhưng đã lâu không liên lạc, chắc hẳn hắn và chú hắn đều nghĩ người kia đã chết từ lâu. Chiến tranh mà, ai biết được ai đâu. Gần bên nhà hắn cũng có một căn nhà nhỏ, trong căn nhà đó cũng chẳng có ai ngoài người con gái gã hay thấy vào mỗi sáng, cô ấy bán gì đó thì phải, mỗi sáng dậy gã thấy cô ôm cái thúng ra chợ rồi tối lại thấy cô ôm cái thúng về. Gã có hỏi hắn về cô ấy, hắn nói hắn cũng không biết vì hắn chẳng bao giờ để ý người khác. Có lẽ vì không có gia đình nên hắn thế. Không có gia đình nên chẳng ai để ý hắn, vậy sao hắn lại phải để ý người khác. Đến ngày thứ 5 thì gã tìm cách làm quen cô gái kia.
Cô ấy không xinh, nhưng cần cù, cũng không có gia đình gì hết trơn. Gã thích cô ấy lắm, cái tính nói chuyện có duyên chắc được cái mảnh đất đầy sương này hội tụ đủ trong cô gái đó. Thế là họ buông lời yêu nhau, gã rủ cô về Hà Nội rồi về quê gã. Cô gật đầu đồng ý luôn.
Như Trịnh Công Sơn chẳng phải của riêng ai hoài cổ
Người ta có thể yêu nhau mãnh liệt dẫu mới biết nhau vài phút vài giờ
Thế là cô ấy đi cùng gã, đi cùng gã cả một đời người. Và rồi hôm nay, gã ngồi trước mộ vợ mình, lúc này, và Hát.
Như báo trước cánh “Hoa vàng ở lại” với mùa thu
Như những vần thơ Vũ gửi cho Quỳnh mới vừa như
Người ta chết đi nhưng tình yêu thì còn mãi
Không chỉ sống bằng trách nhiệm, không chỉ sống tròn vai

Du Tử Lê – Tản Văn

Yêu dấu – Du Tử Lê

Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh, như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) ngay tự thuở ấu thơ, những giấc mơ đã đánh lừa tôi, về một bà tiên dịu dàng, với chiếc đùa thần, mang tiếng cười và, mùi hơi thịt da mẹ tôi, trở về, giữa sân chơi, lủi thủi, một mình với những con dế chết khô, trong đám hộp diêm, bé, dại.

Yêu dấu, thời gian, mụ phù thủy ác độc, không chỉ ngắt trộm từ Yêu dấu, những bông hoa nhan sắc, thơ ngây. Thời gian, mụ phù thủy ác độc, còn lấy đi khỏi giấc mơ tôi: bà tiên, chiếc đũa thần, mùi da thịt mẹ, những con dế (dù đã) chết khô, và, luôn cả sân chơi, những lủi thủi, một mình, để que diêm hôm nay, cách gì cũng chỉ có thể cháy lên, đợi chờ, trở thành tàn, tro chính nó. Như tôi hôm nay, cuối cùng, cũng chỉ còn đủ hơi sức, thu rút bóng mình, trong xó góc lãng quên đầm đầm, kỷ niệm, khốn khó. Kỷ niệm đã cùng Yêu dấu, đi mau. Kỷ niệm đã cùng Yêu dấu, vực sâu; đã cùng Yêu dấu, đỉnh gió. Yêu dấu, Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) những cánh chim hải âu, đã đánh lừa tôi, rằng: chân trời không xa, biển gần quá đỗi! Không gian chỉ là khoảng cách địa lý.

Địa đàng nơi trái tim. Mắt, môi là trái táo. Hơi thở, tiếng nói, ai kia, mới là thực phẩm nhân gian, cần thiết. Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi những cánh chim hải cũng đã mang bình minh tôi, đi khuất. Như buổi chiều, cuối cùng, cũng đã mang bóng tối, kế tục hoàng hôn, về lại cho tôi. Như thể, đó là khẩu phần thực phẩm đời tôi, cố định. Những khẩu phần thực phẩm, hư vô. Những khẩu phần thực phẩm, đợi chết. Yêu dấu, cuối cùng, trái tim bảo tôi: nó không hề tìm thấy dấu chỉ một khu vườn địa đàng nào, cho tôi. Bởi trái tim, cảnh thổ địa đàng, tên em, đã thuộc về kẻ khác. Yêu dấu, cuối cùng, mắt, môi bảo tôi: chúng không hề tìm thấy, cho tôi, chí ít, lớp vỏ táo, gọt, bỏ, rớt, rơi. Bởi mắt, môi hôm nay, đã thuộc về mắt, môi kẻ khác.

Yêu dấu, cuối cùng, không gian cũng nhân từ một cách lạnh lẽo, dạy tôi: khoảng cách là biệt ly. Địa lý là mộ huyệt. Những ngôi mộ. Yêu dấu, cách gì, với tôi, cũng chỉ là những dấu gạch ngang, xuống hàng; chấm hết. Sang trang. Yêu dấu, nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh như tôi, được làm thành bởi những phỉnh lừa êm đềm, nhung lụa; (thì,) những ngọn cây rạo rực nắng, gió, đã đánh lừa tôi về những âm vang đường xa, tiếng gọi. Tiếng gọi kêu Yêu dấu, đồng vọng từ cánh rừng, mái tóc ai xanh. Tiếng gọi kêu Yêu dấu, đồng vọng từ năm tháng chưa qua; (mà,) sao sớm tựa kiếp trước. Tiếng gọi kêu Yêu dấu đồng vọng, từ mùi hương ái ân mù lòa, đã nhạt. Từ gối chăn hẹn hò trăm năm, đời nhau, đã tủi. Từ thịt xương ký thác ơn đền, mục, mủn chia phôi.

Du Tử Lê

Yêu dấu, những ngọn cây rạo rực nắng, gió khi không, bặt âm. Đường xa, khi không gạch, xóa. Nắng ai, cho tôi; chỉ một trưa thôi, đã là nắng thiu. Gió ai, cho tôi; chỉ một chiều thôi, đã là gió ốm. Đường ai, cho tôi; chỉ một đêm thôi, đã là sợi thừng thắt cổ tôi, sâu!!!

Yêu dấu, Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh, như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) mưa đã đánh lừa tôi: từng hồi, cửa gõ. Tiếng gõ nõn, thơ ngực ai, một chiều mở ngỏ. Tiếng gõ nhàu, thơm da ai, một đêm, xiêm y, cởi, bỏ. Tiếng gõ mừng, như nước mắt, tôi quen.

Yêu dấu, mưa bao năm, mưa mấy đời, đã đánh lừa tôi bằng tiếng gõ thì thầm, nỗi thầm thì của những hồi chuông lẩy bẩy trên ngọn chóp thánh đường đêm sương; (mà,) Thượng Đế chọn mãi, cũng chỉ lựa được đôi ta, để sinh sôi mai sau, (làm thành nhân loại, mới.) Yêu dấu, như thế đó, mưa bao đêm; như thế đó, mưa mỗi mùa, đã đánh lừa tôi, hồi sinh từ gót nhỏ, em về. Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi con suối cũng gom đủ bao dung, khuyên tôi, nguôi lắng ảo tưởng, nguôi lắng đợi chờ.

Nhưng. Yêu dấu, cuối cùng, rồi những con chim cũng tha đủ từ tâm, nhủ tôi, cách gì, mưa cũng chỉ là đường bay giáp vòng chu kỳ khí hậu.

Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi những con kiến hôi, cũng na đủ độ lượng, đủ thương xót, chỉ dạy tôi, hãy nhâm nhi nỗi tẻ nhạt đời mình, như chúng hằng nhâm nhi phần số…”cái kiến” của chúng. Chỉ riêng em, chỉ riêng Yêu dấu, cùng ngọn đèn/ chỗ nằm/ mùi hơi quần áo, cũ/…, là không cho tôi, (tuyệt nhiên không cho tôi,) một lời nói nhỏ.

Phải chăng, vì em, vì Yếu dấu, là tổng số phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa tôi kia, cộng lại?!!

DU TỬ LÊ

Chủ nhật – Tản Văn

Tôi thức dậy thật sớm, pha một ấm trà thật đặc. Tôi bê chiếc ghế tựa cùng vài quyển sách với cái điều cày ra ban công, Hút một bi thuốc lào dài, cháy lõ, đỏ nòng. Tôi mơ màng buông mình xuống ghế, đưa tầm mắt đi thật xa. Tôi buông mình xuống, ngắm nhìn mấy cành cây còn trơ lại, những thân cây gân guốc quá nửa đời, nằm trơ ra giữa cái lạnh gắt thấm vào vỏ, vào gốc vào rễ từng cây, chẳng ai biết được thời gian đã trôi bao lâu, cũng chẳng ai biết được sự sống đã trôi bao xa, mọi người chỉ biết là những thân cây già ấy vẫn sống, vẫn trơ ra giữa trời Hà Nội, dù chính nó và tất cả mọi người đều biết. Thời gian, ngọn lửa ngàn năm đốt cháy chúng ta từ bên trong.

Tree time

Anh tôi gõ cửa, phòng tôi không khóa cửa nhưng cũng không mở cửa bao giờ. Anh tôi cứ gõ cửa như thường lệ và tự mở cửa vào. Bê chiếc ghế nữa ra ngồi cạnh tôi. Anh lấy chiếc chén, tra đầy 2 ly trà, Cũng với cái điếu cày mà làm một bi dài. Ngã người xuống ghế và nhìn cùng tôi. Anh tôi vốn thế, ông không phải kiểu mộng mơ hay là thích mấy thứ âm trầm như tôi, nhưng ông rất hiểu lòng người, và ông cũng dễ đồng cảm với mọi thứ của mọi người. Có lẽ vậy nên tôi coi ông là một người cầm quân giỏi nhất tôi từng gặp. Ông không giống người khác, cố đưa họ theo mình, cũng không cố ép mình theo họ, ông cứ đi cùng họ, ngắm nhìn cùng những cảnh vật với họ mà hưởng thụ, mà lâng lâng theo cái thói đời thường, theo cái cách những đứa trẻ em nghe bà kể về câu chuyện cổ. Để rồi khi ông rời đi, làm những người được ngồi cùng ông xao xuyến, bâng khuâng một cách khó tả, những người đó biết, họ nhớ ông, nhưng họ không rõ, họ nhớ ông về chuyện gì, họ không rõ ông đã làm gì trong cuộc sống của họ, nhưng họ nhớ ông.
Chúng tôi ngồi như vậy khoảng 30 phút. Chẳng ai nói với ai. Tôi yêu những lúc như vậy hơn là những lúc, mọi người ngồi cạnh nhau, dù thân đến mấy cũng phải cố moi ra chuyện để mà nói, để mà kể. Dù việc đó thực tâm từ ý tốt của họ, nhưng tôi vẫn không thích, vậy thôi. Nếu không có chuyện gì mà vẫn muốn ngồi cùng nhau, chi bằng chúng ta đừng nói gì có được không.
Bỗng, trời đổ mưa ngâu, thời tiết mưa ngâu khi gần xuân thì vậy không hiếm, nhưng bỗng nhiên có cơm mưa vào ngày chủ nhật lặng gió này bỗng làm cuộc sống thêm thi vị. Khung cảnh thơ và buồn hết mức, có một đôi tình nhân đi dưới cây bàng già đối diện chỗ tôi. Tôi ngắm nhìn họ và tôi nhớ em. Những ngày lang thang của tuổi trẻ, tôi và em cũng ướt đẫm trong cơn mưa chiều Hà Nội.

-Đôi kia còn trẻ nên vui nhỉ.
Bỗng anh tôi nói, ông luôn như vậy. Ông không học gì về tâm lý hay một cách nào đó để biết người khác đang nghĩ gì, nhưng ông vẫn luôn biết người khác đang nghĩ gì, có lẽ đó là một bản năng của người đã từng qua quá nhiều chuyện trong đời

-Thú đau thương ấy thì vui vẻ gì anh.
Ông cười lớn, hay tay kê ở đùi, giọng đầy ương bướng.

– Em tôi vẫn còn nhớ Chi rồi. Nhớ làm Chi em ơi.
Ông cũng có kiểu chơi chữ thượng hạng.

Đâu, nhớ cái Chi Chi gì. Tự nhiên tết lại dịch, bao giờ anh về quê.
Tôi cố nói sang chuyện khác.

Anh không biết, có mấy anh em không về được quê, có khi anh ở đây với chúng nó.

-Mấy anh em ở Hải Dương với Quảng Ninh à

-Không, mấy ông ấy từ lúc mới có dịch đã về hết rồi. Mấy ông này còn nhỏ, bỏ nhà đi, giờ không dám về nhà.

-Anh bảo chúng nó về mà xin lỗi gia đình thôi.

– Anh bảo rồi, chúng nó chưa hiểu được, sau này chúng nó khác hiểu.

Tôi với anh còn ngồi thêm mấy tiếng nữa, mỗi người một góc, hết đôi ấm trà, tôi đọc nốt quyển sách, ông ngồi nghịch điện thoại. Qua một ngày chủ nhật, không có dự định nào hết.

Lại nói về tinh tế của thuốc lào

Chiều về trời trong, đông phong thổi lạnh nhân dạng. Thi nhân bồng phát tọa đẩu. Ngẩn ngơ vọng nhật. Buồn buồn vi hành quá thủy, di cư ngàn bước ra lữ quán của cao nhân mà khoát luận tao đàm.

Ông anh cao hứng, nhấp chút mạn trà mà ngân nga kể chuyện. Đang đoạn cao trào thì bị mấy mục đồng bàn bên hút pót, phì phèo phả khói vào mặt, miệng ngắn miệng dài chê thuốc lào hôi. Anh tôi giận dữ, buông tay áo mà đứng dậy. Tay phải cầm thanh trúc mã, tay trái với cái zippo, dáng dấp thanh cao, phong thái quân tử, định như Triệu Tử Long mà dẹp loạn, mà hùng bá. Tôi vội can thán.

– Anh tối sao chấp bọn ấu nhi. Chi bằng tọa thể, ngồi lại ngai vương, mạn đàm cùng em cho qua cơn bực tức.

Say vleu

Anh tôi hạ hỏa, ngôi lại ngâm thơ. Tuy không bận tâm lắm đến lời vô minh của bọn nhóc. Nhưng đêm về trằn trọc, nửa đêm vỗ gối, gác tay lên trán nghĩ về cái tinh tế người xưa để lại bị chê cười. Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Nay xin mượn lời thánh nhân, kê bút trải nghiên mà kẻ phàm phu này xin được biên đôi lời. Trước là để duy trì tinh hoa người Trung Cận. Sau là để dậy bọn trẻ vài dòng về minh tuệ người xưa.

Thuốc lào. Như đã biết, là văn hóa ngàn năm của văn minh Âu Lạc. Nếu như Phở đại diện cho cái Lễ, cái cốt cách của người quân tử, thì thuốc lào đại diện cho cái Dũng, cái trí của người quân tử.

Truyền thuyết đương kể, khi con dân lạc lối cõi khổ ải. Đất nước trong phen khốn khó. Thì một vị thánh được ban xuống, đầu thai qua thử chân, nhiều năm không lớn, ấy thế mà khi sứ qua, hỏi kế dẹp Bắc, thì ăn ngàn hũ cơm, uống ngàn bát rượu, thân thể bỗng phổng phao. Xin vua Kim Mã và Kim Đao, một tay dẹp vạn thù, không ai không kinh sợ. Khi Đao gãy, Mã mệt,ông bèn nhổ tre, nhổ trúc dọc đường, đánh đông đuổi bắc, hoàn thành nốt việc vua ban. Khi hoàn giá, quyết không nhận bộc lộc đương thời mà ngồi lưng ngựa, ung dung dắt ống trúc tầm 1,5 tấc, một đầu vót nhọn, bên trong đựng nước, bên ngoài óng ánh. Ở giữa đục lỗ, hầu bao có vài sợi khô, kèm lửa bay về trời. Sau này người dân thương nhớ lập đình xây miếu, dân gian gọi là Thánh Gióng và vật kia mang tên Lào Yên.

Lào Yên là một từ hán việt. Yên tức khói mộng, còn Lào là tên một loài cây, hay như cụ Chu Văn An còn gọi là tương tư thảo, tức có nghĩa một người hút thuốc lào làm vạn người nhớ thương. Thuốc lào mang trong mình đủ hết cái trí tuệ, cái tinh hoa mà hội tụ mà đúc kết thành. Từ Hà Đồ đến Ngũ Hành, từ Âm Dương đến Bát Quái, từ Tương Hỗ đến Tương Khắc,.. Không gì không có khi mang đủ cả tính cứng rắn của chí Dương, đến cái nhu hiền của chí Âm mà tạo thành.

Với thân mình mang hành Mộc, lõ điếu ngự hành Kim, nước bên trong chiếm hành Thủy, chất gây cháy tựa hành Hỏa và chân điếu dựa hành Thổ. Cùng với sợi Tương tư đốt cháy bên ngoài xong hạ nhiệt qua nước bên trong. Chắt lọc chất thải, nhận nguyên tinh hoa là khói mà hưởng thụ, trước đi vào thì mắt lim dim, sau đó tâm trạng tỉnh táo, tay chân như được hộ thể, cảm giác cực khoái không gì sáng bằng.

Hút thuốc lào cũng phải có cái lễ để thể hiện cái trí, cái đạo, cái cốt cách trong con người. Vì xưa kia là quý phẩm cống vua nên người hút phải hội đủ nhân, dũng, trí, lễ, nghĩa. Nếu không tác dụng phi phàm, cơ thể không chịu nổi, dễ gây đau khổ, bi ai. Cụ Nguyễn Trãi ví việc hút thuốc lào tựa việc làm thiên tử, ngẫm đi ngẫm lại không gì so sánh hợp hơn.

Trước khi làm thiên tử hai chân phải sếp bằng, yên tọa trên ghê hoặc có chỗ dựa vững chắc, mặt quay hướng đông để không phản thời,ngược gió, tay nắm giang sơn, cuốn tròn một nhúm sợi tương tư, không được quá nhiều cũng không được quá ít, hai tay nhào nặn, không được dùng lực quá mạnh nếu không sẽ tắc không ra khói, cũng không được quá lỏng lẻo nếu không sẽ rơi mất thời cơ. Cổ nhân có câu: Tức Hạ phá Thượng nên khâu chuẩn bị rất cầu khì. Kẻ hữu dũng vô mưu tuyệt nhiên không thể. Sau khi hoàn tất tiền trường, thì đến trung trường. Dùng một sợi đóm vót mỏng – lưu ý bắt buộc phải dùng đóm hoặc diêm, chớ dùng bật lửa hay các vật khác tạo lửa để tránh việc khí lạ theo dòng mà trà trộn.

Luận bàn về chiếc giấy khen và sự ngu dốt của quân mõm vuông học dốt.

Đến hẹn lại lên, y như rằng bất kỳ sự vụ gì hot hot của giáo dục, là ta lại có thể lọc ra những thằng con học dốt, IQ 80 đổ lùi và hay online trên mạng, mà gần đây là vụ bức ảnh lớp chụp với giấy khen, trong đó 1 cháu học ngu nên đéo có, y như rằng xuất hiện các tút vật vã, trăn trở, bỉ bôi giáo dục nước nhà và nâng tầm logic phụ hồ rằng kết quả học tập không quan trọng, cháu bé mai sau sẽ làm sếp còn bọn cầm giấy khen làm thuê, học ngu mới tốt, học dốt mới hay, thật vô cùng nghẻo và nguyhiem.

Ngu Dốt trong cả truyền thông

Văn Minh Ngu Dốt

Chỉ cần thoáng tia rất nhanh, các bạn cũng sẽ thấy các background chung, nhất quán, quen thuộc của lũ thối mồm này: Dâm chủ, KOLs, sịp cầu vồng, trí thức đến từ vùng vĩ độ dốt toán, nhà báo, me Tây và singlemom. Thực ra tôi có thể đoán bọn này sẽ thở ra cái gì từ trước khi sự việc xảy ra, tôi biết chính xác nếu muốn giết ai đó chúng sẽ nhân danh cái gì, gặp những sự việc xã hội tiêu cực chúng sẽ đổ lỗi cho ai, chúng nó hay dẫn việc Âu Mỹ ra sao, hay quote những bài chiết lý cứt nát từ các page xamlon nào. Và dù chưa bao giờ tới chơi tư gia, tôi thậm chí còn biết gian thờ nhà chúng nó treo thư pháp chữ Cuốc Ngữ và trình duyệt web máy tính đặt trang chủ là báo Tuổi Trẩu hoặc Tàu Nhanh nữa cơ, thế mới tài.

Báo chí

Nhìn chung

Cơ bản thì xã hội nào cũng có một cộng đồng người như này, tự nhận mình ở phe khác biệt, thiểu số, có cái nhìn out of the box, khai phóng và hào sảng…. Rất khó định nghĩa được bọn chúng bằng một khái niệm bao quát sử dụng một logic người phổ quát, nên tôi hay gọi chung là bọn cánh tả.

Không biết từ bao giờ, các anh chị cánh tả truyền tai nhau một huyền thoại ngudot rằng học dốt mai sau sẽ giàu, còn học giỏi thì đi làm thuê, trẻ chơi nhiều thì sẽ tốt (và có tuổi thơ), còn trẻ học nhiều thì sẽ không tốt (và không có tuổi thơ). Học chăm thì thành gà công nghiệp còn bỏ học thì thành tỉ phú công nghệ, với 2 ví dụ kinh điển là anh Bill hay Mark.

Bọn này có một tư duy giống như câu chuyện về thằng mù chữ, khi để ý thì thấy bọn biết chữ đều đeo kính, nó tin rằng muốn biết chữ thì cũng phải đeo kính, rồi bán ruộng mua kính đeo, cuối cùng trở thành hiệp sĩ.

Cơ mà chúng nó quên mẹ là 2 anh Mark và Bill đều bỏ học từ Havard, với điểm SAT đầu vào thuộc hàng lịch sử (Mark thậm chí đạt điểm SAT 1600/1600), bao giờ các anh chị đạt tới trí tuệ này, hãy há mồm ra noichuyen về việc học nhiều, về giấy khen và nền giáo dục. Còn chừng nào vẫn ngậm tăm trước bài giải phương trình bậc 2 của con, cắm hương xì sụp xin lộc biển Hạ Mã ở Văn Miếu, hay ankieng trước khi thi, và quyển sách duy nhất được trong đời là Lịch Vạn Niên, thì hãy im m3 nó mồm đi.

Để thành một kỹ sư tin học kê đít ở thung lũng Silicon, các anh chị cần 1000 giờ học lập trình và một nền tảng toán vững như bê tông từ thời tiểu học. Để thành 1 doanh nhân như anh Vượng hay chị Thảo, các anh chị cần đọc 1 vạn trang văn bản quy phạm pháp luật, 9 phẩy đại số để tự hạch toán kết quả kinh doanh. Đéo có cái gì là không phải học cả.

Thậm chí nhiều anh chị đánh đồng bọn học dốt, lười học là có thiên hướng “sáng tạo”, và sẽ thành danh trong các ngành “sáng tạo” như thiết kế thời trang hay âm nhạc, hỡi ôi ngudottoi.

Ví dụ để thành nhà soạn nhạc, các anh chị cần 8 năm ngồi Nhạc Viện, 1 vạn giờ tập luyện trên ít nhất 4 nhạc cụ, và quá đen là vẫn phải giỏi toán, thậm chí là phải cực giỏi. Chắc lũ học dốt không biết rằng có cả một tạp chí tên là Toán Học và Âm Nhạc, tất cả các ký hiệu trên một sheet nhạc thực tế đều là toán học. Đúng như Pythagos nói rằng: “Có hình học trong tiếng vo ve của dây đàn, và có âm nhạc trong khoảng cách của các hình cầu”. Âm nhạc chính là dạng toán học lâu đời nhất của loài người, và đéo có một thằng nhạc sĩ nào học dốt toán mà sáng tác được nhạc bao giờ cả.

Tương tự thiết kế thời trang, nếu học ngu hình học không gian, các anh chị sẽ trượt ngay từ bài vẽ tĩnh vật tô chì, chứ đừng nói tới đỗ khối V trường vét, cocaitutuongconkien mà thành được Givenchy hay Coco Chanel nói cho nhanh.

Ngu dốt không có

Quay lại vụ cái ảnh giấy khen, từ góc nhìn giáo dục, cháu bé không có giấy khen là một thằng học dốt. Từ góc nhìn di truyền, cháu là con của một cặp vợ chồng học dốt. Từ góc nhìn truyền thông, cháu là một người chung cảnh ngộ học dốt điển hình, do đó nhận được sự đồng cảm kiểu học dốt từ bọn nhà báo, phóng viên học dốt. Thế thôi, chả có cái đéo gì mà phải bênh, hay mỉa, ra cái điều khai – phóng vô cùng benhhoan và ngudot cả

Nói về Phở

Phở, như đã biết, là món ăn của người Hoa Hạ Sông Hồng, đặc biệt là của người Hanoi.

Trong ngôn ngữ hàn lâm, chúng tôi gọi nó là Ngưu Nhục Phấn hoặc Hà Phấn. Phở vốn là món ăn nặng dương – khí, nên nguyên bản không dùng để ăn sáng, chúng tôi coi nó là bữa ăn khuya, thường được dùng trong khoảng từ giờ Ất tới giờ Hợi. Phở có nhiều trường phái, nhưng nhìn chung cũng đều là từ một gốc, tức đều tuân theo Đạo cả. Người ta quá chú trọng tới việc nấu phở, mà không biết cái thuật ăn phở còn quan trọng hơn. Ăn uống tức là Lễ vậy, nên Khổng Tử rất chú trọng việc ăn uống sao cho thật tinh hoa, thực vô cầu bão mới là người quân tử. Quẻ Sơn Lôi Di của Kinh Dịch nói rằng xã nhỉ linh quy, quan ngã đoá di, hung,

Tức là bọn tham ăn tới mức ăn phở cho 2 phần thịt thì là loại vô liêm sỉ, trước sau cũng vỡ momlon. Người Quân Tử không ăn uống như thế.

Phở hướng tới sự hài hoà của Kinh Dịch. Ăn Phở phải dùng 2 đũa 1 thìa, tức là hợp với Âm, Dương, Cơ, Ngẫu, tương ứng với Hà Đồ, người xưa lấy đũa gắp phở bỏ vào thìa, là âm với dương hợp với nhau, thì thành Thái Cực, sinh ra vạn vật. Các đồ ăn kèm của Phở có 5 thứ, hành hoa, ớt tươi, quẩy, trà mạn và giấm tỏi, ứng với Ngũ Hành và cả ngũ quan nữa. Thánh Nhân quan niệm mắt là hành Mộc, tai là hành Thuỷ, mũi là hành Kim, miệng là hành Thổ còn lưỡi là hành Hoả, nên 5 món kia sẽ tương ứng tác động, kích thích tới 5 giác quan để tạo cái sự thống khoái tột đỉnh khi húp phở.

Nói về Phở
Hình vẽ Về Cách Ăn Phở

Tay phải cầm đũa, xuôi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, tay trái cầm thìa, xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, miệng ở trung tâm, tức là thử Tứ Phương ứng hồ Trung, người Hoa Hạ dứt khoát phải ăn uống như vậy. Đũa thìa không thể dùng đồ kim khí, thìa bắt buộc phải bằng sứ, cạnh được chuốt tròn, còn đũa phải dùng bằng đũa tre. Thi Kinh có câu Chiêm bỉ Kỳ úc, lục trúc y y, là muốn khen ngợi tre trúc mang cái đức của người quân tử, thế nên đũa chỉ được phép làm bằng tre, không được dùng thứ khác.

Hành hoa cắt rễ và lá, dài đúng 1 tấc, số lượng cho vào bát phở cũng phải có nguyên tắc, nam thì dùng số lẻ (1, 3, 5 cọng), nữ thì dùng số chẵn (2, 4, 6 cọng). Ớt bắt buộc phải dùng ớt tươi, dùng tương ớt là thói của man di. Nhiều người không biết cách cắt ớt, nên cắt từ đầu nhọn là sai, phải cắt cuống ớt trước, bóp từ đầu nhọn tuốt một phát là ra toàn bộ hạt, rồi mới đem thái lát mới đúng kiểu và không bị sót hạt. Giấm tỏi phải được đựng trong thố bằng sứ, tốt nhất là sứ Thanh Hoa vẽ hình Tùng Hạc Diên Niên hoặc Lý Ngư Vọng Nguyệt. Quẩy phải được nặn bằng bột mì trồng ở đất Lỗ, rán bằng dầu lạc thu hoạch vào tháng 5 Âm lịch. Trà mạn phải là trà Tân Cương, xao tay bởi trinh nữ, pha bằng nước sương sớm đun sôi, rót vào chén Kiến Diêu nung củi, khi đưa lên nắng men phải toả đủ 5 sắc, không thể khác được.

Người Quân Tử xỉa rằng không dùng trò che tay, nghệ thuật xỉa rằng đúng kiểu là xỉa sạch nhưng môi vẫn mím không để lộ răng, hơn nữa ngay trong quá trình ăn cũng phải chú ý, không được để dính các thứ vào kẽ răng hàm. Giấy lau miệng phải bằng giấy chỉ Tuyên Thành, tuy nhiên lau xong vẫn phải rửa lại bằng xà phòng thơm. Khi ăn phải nhai 3 lần mới được nuốt 1 lần, 5 lần nuốt mới được uống trà 1 lần, tức tương ứng với rythmn nhạc trong khúc Thiều của Thuấn.

Nhân bất lễ, nan vô di đạo

Cái tinh hoa của người Quân Tử không phải tự nhiên mà có, nó là cái sự tích luỹ, truyền đời cả nghìn năm vậy. Cổ phố nhân giả, bất khả bất Lễ dã, nay xin được giở lại cảo thơm, thiên niên chi lục, ngõ hầu chép lại mọi sự theo đúng Lễ của người xưa, không dám thêm bớt, cốt để hậu nhân học theo mà giữ được cái phong hoá của Hoa Hạ. Ăn bát phở, là ăn cả cái tinh tuý của Hanoi, coi thường nó, cũng như coi thường tinh hoa của Thăng Long nghìn năm văn hiến vậy.

Nói về Canabis – LSD – những thứ kích thích

Cảm giác “phê” không phải lúc nào là cười khúc khích và hưng phấn. Trên thực tế, khi sử dụng quá liều chất cannabinoid gây tác động tâm lý, THC, có thể mang đến cho một số người các triệu chứng không mong muốn như hoang tưởng, chóng mặt, tim đập nhanh, mệt mỏi — hoặc đôi khi là cả bốn triệu chứng trên.

Tổng quan về Canabis

Nếu tất cả những điều này nghe có vẻ quen thuộc hoặc bạn mới bắt đầu sử dụng cần sa nhưng vẫn trong trạng thái cảnh giác, bạn có thể cảm thấy mình không phù hợp để sử dụng nó. Nhưng hãy nghĩ về việc sử dụng nước sốt cay: một số người thích để ngập đồ ăn của họ trong tương ớt, trong khi những người khác hài lòng với một giọt nhỏ. THC cũng giống như vậy, và cách bạn trải nghiệm với chất cannabinoid này liên quan nhiều đến cấu tạo gen riêng biệt của bạn hơn là các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, thức ăn hoặc thậm chí là số lần bạn sử dụng nó trong quá khứ.

Tiến sĩ Rattan Pasenar, giám đốc y tế của Cannaway Clinic, giải thích các thụ thể cannabinoid có các biến thể di truyền từ người này sang người khác, đó là lý do tại sao hai người có thể tiêu thụ cùng một lượng nhưng lại có trải nghiệm rất khác nhau.

“Mỗi chúng ta đều có những đặc điểm sinh lí của thụ thể khác nhau. Một số người có thể phản ứng khác nhau tùy thuộc vào cách thuốc tương tác với thụ thể của họ, điều này có thể góp phần vào việc liệu ai đó có trải nghiệm thú vị với các cannabinoid hay không,”ông nói.

Ông cũng chỉ ra cảm giác “phê” là chủ quan, cũng giống như việc thưởng thức rượu không phải ai cũng thích. “Một số người có thể không thích bất kỳ cảm giác thay đổi nhận thức nào, và điều này đúng với cần sa,” ông nói.

Vì vậy, bạn có thể có các thụ thể nhạy cảm với cần sa. Giờ thì sao? Tin tốt là chúng ta đang ở trong thời đại cần sa hợp pháp, có nghĩa là bạn có thể tiếp cận kiến thức chuyên môn lâm sàng kết hợp với rất nhiều sản phẩm được quản lý. Trong thời đại ngày nay, bệnh nhân y tế cũng như người tiêu dùng giải trí có thể tận dụng tối đa tác dụng có lợi của cần sa mà không phải chịu tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là cách sử dụng loại sản phẩm này:

𝐁𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐥iề𝐮 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡ậ𝐦 𝐫𝐚̃𝐢

Điều này đã luôn được nhắc đi nhắc lại, nhưng Pasenar vẫn muốn sử dụng câu ngạn ngữ cần sa khôn ngoan này: Bắt đầu với liều thấp, và tăng dần liều.

Không liên quan lắm

“Thấp” có nghĩa là liều lượng cần sa thực sự thấp

“Chậm” có nghĩa là để cơ thể bạn có đủ thời gian để hấp thụ sản phẩm hoàn toàn, có thể mất đến 4 giờ.

Ông giải thích: “Quy tắc này áp dụng cho việc sử dụng dầu cần sa đường uống cũng như uống cũng như dùng hoa cần sa hóa hơi. Bộ Y tế Canada khuyến cáo nên tiêu thụ các loại thức ăn tẩm cần sa có ít hơn 2,5 mg THC và đợi 4 giờ để cảm nhận bất kỳ tác dụng nào. Nếu hút hoặc hóa hơi, Bộ Y tế Canada cho biết chỉ nên bắt đầu với một hoặc hai hơi từ một loại thuốc có ít hơn 10% THC và đợi tối đa 30 phút.

Đối với các bệnh nhân y tế, bao gồm cả những người tiêu dùng giải trí đang tự chẩn đoán, Pasenar nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được đánh giá bởi một bác sĩ chuyên về cần sa, người có thể hướng dẫn bạn liều lượng và phương pháp sử dụng phù hợp. “Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang dùng các loại thuốc khác để đảm bảo không xảy ra các tương tác thuốc hoặc rủi ro liên quan đến kế hoạch điều trị hiện tại của họ.”

𝐃𝐮̀𝐧𝐠 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐬𝐚 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐩𝐡𝐚́𝐩

Ngày nay, cần sa đã dần được hợp pháp hóa ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng trong những thập kỷ trước khi được hợp pháp hóa, cần sa đã được lai tạo để tạo ra loại cần sa có mức THC rất cao – không hề lý tưởng cho những người vốn nhạy cảm với THC. Mua từ các nguồn hợp pháp không chỉ cung cấp cho bạn thông tin về hiệu lực của sản phẩm, Pasenar nhấn mạnh đó là cách duy nhất để bạn có thể chắc chắn về chính xác những gì bạn đang nhận được.

Ông nói: “Cần sa ngày nay khác với cần sa trong quá khứ. Cần sa ngày nay được Bộ Y tế Canada quản lý chặt chẽ và có nhiều chủng loại, nhiều dạng bào chế và cách sử dụng khác nhau; điều này có lợi cho bệnh nhân y tế cũng như người tiêu dùng giải trí “.

Nếu điếu cần sa sử dụng ngày trước có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, Pasenar đảm bảo rằng đây không phải là lý do để bạn tránh xa cần sa mãi mãi. “Những cá nhân đã từng có trải nghiệm tiêu cực với cần sa không nên cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng khi thử cần sa cho mục đích y tế dưới sự giám sát của đội ngũ y tế.” Ông nói rằng cách tiếp cận cần sa trong trường hợp này là một kế hoạch điều trị chủ yếu với CBD và liều thấp THC. Đối với những bệnh nhân vẫn còn quá mẫn cảm với tác dụng của THC – điều mà ông nói là hiếm gặp – các chuyên gia y tế có thể nhanh chóng điều chỉnh và tinh chỉnh liều lượng cũng như phương pháp điều trị.

𝐁𝐚̣𝐧 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐛𝐚̣𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐓𝐇𝐂

THC và CBD

Trong thời đại ưa chuộng CBD này, rất nhiều người có thể đang thuyết phục bạn rằng CBD là mang tác dụng y tế trong khi anh chị em họ của nó là THC là chất độc, như thể chúng là hai mặt đối lập của đồng xu đạo đức cần sa. Điều đó không hề đúng. Cả hai cannabinoid trên — và cả những cannabinoid khác — đều có đặc tính chữa bệnh. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nature cho thấy sử dụng cần sa có chứa THC làm giảm nhiều triệu chứng hơn và hiệu quả hơn so với các sản phẩm chỉ chứa CBD. Pasenar giải thích hiệu ứng ngoại lai là một lý thuyết cho thấy rằng toàn bộ cây cần sa cung cấp hiệu quả điều trị cao hơn bất kỳ thành phần riêng lẻ nào.

Ông nói: “Chúng tôi đã quan sát thấy tại Cannaway rằng các sản phẩm cần sa toàn phần giúp giảm triệu chứng tốt hơn, điều này có thể được cho là do hiệu ứng cộng hưởng. “Khi kê đơn liều thấp THC kết hợp với CBD và các loại terpene khác, chúng tôi đã nhận thấy hiệu quả tốt hơn nhiều so với chỉ sử dụng một mình CBD.”

Và không, bệnh nhân không phải trải qua những cảm giác không mong muốn. Pasenar nói: “Khi chúng tôi khuyến nghị THC cho một bệnh nhân, họ thường bắt đầu sử dụng bằng cách uống vào ban đêm, trước khi đi ngủ. Ban đêm là lúc cảm giác hưng phấn được giảm thiểu vì bệnh nhân đang ngủ, và đó cũng là thời điểm bệnh nhân ít phải lái xe hoặc vận hành thiết bị nặng ”.

𝐍𝐞̂́𝐮 𝐛𝐚̣𝐧 đ𝐢 𝐪𝐮𝐚́ 𝐱𝐚…

Trước hết, Pasenar đã trấn an rằng không ai – kể cả bệnh nhân hay người tiêu dùng giải trí – từng chết vì quá liều cần sa. Ông cho rằng cảm giác hoang tưởng, mệt mỏi, đánh trống ngực hoặc chóng mặt do dùng liều cao THC có thể được đối phó bởi một sản phẩm chiếm ưu thế CBD, giúp ngăn chặn tác động của THC tại các thụ thể CB1 và có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của nó gây ra. (Mặc dù rất hiếm trường hợp rối loạn tâm thần hoặc ảo giác xảy ra, ông khuyên những bệnh nhân đó nên được đưa tới nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức.) Nhưng đối với đại đa số mọi người, ngồi tĩnh lặng trong một khoảng không yên tĩnh là cách giải quyết tốt nhất.

Ngoài việc dùng CBD, Pasenar cho biết bạn có thể sử dụng thức ăn để làm chậm quá trình hấp thụ THC trong ruột và ngủ trưa cũng có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng (và giết thời gian).

Pasenar nhắc lại rằng các bệnh nhân y tế đang ở trong tình trạng tốt và họ không nên e ngại khi sử dụng liều thấp THC kết hợp với CBD. “Chúng tôi nhận thấy rằng sự kết hợp này cho phép chúng tôi điều trị thành công nhiều loại bệnh lý khác nhau và bệnh nhân của chúng tôi có thể giảm triệu chứng tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.”

ĐỐI MẶT VỚI THỊ PHI

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt.

Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ.

Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe.

Hứa Kinh Tôn

Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.