Rượu Absinthe

“Ở đây có chai nào xịn nhất thì mang ra đây đi, hôm nay anh đang có hứng…”
Ông bạn quý của tôi là thế đấy. Gã không phải tửu lượng thượng thừa mà lúc có chuyện vẫn khoái lui tới mấy cái chỗ cơ man toàn rượu như thế này. Cơ mà cũng vì cái tính hào sảng vậy mà tôi quý gã.
“Vậy chờ chút nhé, hôm nay cho thử thuốc cấm của quán!”
Cộp, một chai rượu màu xanh ngắt, với hình cô tiên xanh trên bao bì, phản chiếu trên cái ánh sáng nhờ nhờ của counter như một viên ngọc lục bảo. Với một nụ cười đắc ý, bartender tự hào khoe: “Hôm nay mà đồng chí không say thì tôi bỏ nghề luôn“.
Đàn ông dễ nghiện, nghiện đủ mọi thứ. Kẻ thì ham hố danh vọng, đánh đổi đủ thứ vì hào quang. Số khác lại nghiện thuốc, nhưng thảm họa thực sự là họ lại nghiện mấy thứ đã độc lại còn không ngon. Người lại say đắm cái cảm giác chinh phục đàn bà, rồi đến tột cùng hắn lại đau khổ trong chính đống lầy mà mình đã tạo nên. Còn tôi ngồi đây, phải lòng rồi nghiện nàng tiên này từ khi nào tôi cũng không biết nữa.
Ngày xưa mọi người truyền tai nhau về câu chuyện của Absinthe trong Euro Trip, thứ giúp bạn nhìn thấy kỳ lân sau 3 giây rồi anh em ruột cũng lao vào hôn nhau điên loạn. Sau này tôi mới biết, Absinthe thực chất được tinh chế từ thành phần chủ yếu là hoa hồi, cộng thêm các dược liệu từ cây ngải đắng.

Bếp Lửa

Gian nhà đất,
Bốn bức tường, 
Gồ ghề nâu màu bùn
Kẻ hành khất,
Nay trở về, 
Ôm bếp âu sầu buồn
Mái tranh dột,
Nhện bao đời, 
Giăng lưới bắt hạt sương
Bên bàn thờ, 
Lạnh trơ trọi, 
Đỏ những mẩu đầu hương
Ngày tôi xa, 
Theo đò ngang, 
Trôi cùng sông Hồng đỏ
Trôi cánh diêu, 
Trôi cầu ao, 
Thả mắt trông đồng cỏ
Trôi dạt mãi, 
Để da mặt, 
Phai nhạt bớt màu nâu
Trôi đến 
Hà Nội tấp nập, 
Trôi hẹn ước trầu cau

Nguyễn Trãi

Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.
Suy nhan tá tửu vựng sanh hồng – Nguyễn Trãi

Nói về Tam Quốc

Nếu nói 1 quyển trong tứ đại kì thư của Bắc Việt thì thấy thích nhất đoạn Khổ Hiếu Thuyết – của ông thần Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh. Tại vì sao à. Tại vì nó chuyển thể thành phim đoạn sau. Hay còn gọi là Mai Bình Kim. Xem đã mắt vl. Nhưng hôm nay không nói về truyện đấy và hẹn vào một ngày đẹp trời khác. Nay nói về Ba Cuốc rồi về
Nói tổng thể về Tam Quốc thì là gồm 3 thằng nhân vật chính – Main Color bị một thằng nhân vật phụ cướp hết – Fucking Color
Hoặc nếu hiểu một cách hàn lâm hơn là sống hèn và thọ lâu sẽ có thiên hạ.
( lưu ý: Dựa trên truyện của ông thần xạo Trung Quán La )
Đầu tiên là về Ý Tư Mã – ông già cuối cùng lấy được tất cả của Main Color. Không chửi chết người như Minh Khổng, không để việc 4 tháng éo làm rồi sếp hỏi thì làm trong 3 tiếng cho oai như Thống Bàng. Éo thiêu gần chết Bị Lưu như Tốn Lục, không bắt anh Tào cắt râu bỏ áo như Siêu Mã, không vì nhân đức mà lấy luôn thành của ông bác như Bị Lưu, cũng không có Kiều Đại hay Kiều Tiểu, thậm chí còn không mlem được cả Thuyền Điêu. Già mẹ rồi mới Có con vợ xinh trẻ thì là do Thực Tào – con của Tháo Tào ban cho để kiểm sát.
Bị ông Tháo dọa tí đái ra quần, bị ông Minh chơi cho sợ không dám ra khỏi nhà, bị thằng nhõi học trò lấc cấc tí giết, đuổi mẹ về quê cho đi chăn gà, vào tù ra tội chán thì đi chăn ngựa. Ngồi uống rượu mà lắm mồm nên bị xích mẹ vào đồn. Nhưng rồi cuối cùng ông vẫn là thằng đỉnh nhất chuyện. Vì sao à, lão tử nói rồi, Thuận Thiên Ắp Vừa Đạo, Thuận Đạo Ắp Thành Thằng Chăn Ngựa. Thế nên nếu muốn hỏi tại sao thì hãy nghĩ lại xem là đã ăn tối chưa, rủ tôi đi chơi cùng với.
Nhưng chuyện chính hôm nay nói về Tháo Tào
Nói về ông này thì đúng thần tượng. Nhất là khoản chọn gái. Liếm Thuyền Điêu suýt thành dù biết ả ta qua tay toàn kẻ thù. Chém Trác Đổng không được thì bỏ nhà đi, lấy được con ngựa tốt thì tặng mẹ cho ông ngẫn, đi phát éo thèm về. lấy ông bán chiếu thành 1 lộ chư hầu chỉ vì cái tên hay hay, có 4 thằng con thì thằng éo nào cũng đánh nhau giành đất, được ông quân sư siêu giỏi thì đéo cho ông ấy thành vua. Nói chung là cuộc sống ông này khoai vl. Mà ông ấy không từ bỏ, đúng chất anh Trì Tinh Châu. Lừa thiên dối địa, biết sai sửa sai, thằng nào bảo tao dốt bố giết.
Cái giỏi nhất của anh Tào là ông sống không quan tâm ai cả.

  • Chửi à, chửi có giết được ta không, một ngày ta có hàng ngàn người chửi, nếu cứ như ông thì ta đã chết hàng trăm lần.
  • Ta không phụ thiên hạ thì thiên hạ phụ ta, thế nên ta bị ép phải chiếm thiên hạ ( có sửa đổi theo nhảm nhí)
  • Trước ông nhìn ta sai, bây giờ ông vẫn nhìn ta sai, sau này ông vẫn nhìn ta sai. Ta là ta, ta không quan tâm người khác nghĩ gì về ta cả.
    Và ông ấy đúng chuẩn sếp lớn. Éo quan tâm mày là gì, chỉ quan tâm mày làm gì và mày có phục tao không.
    Trong đạo có câu, Vô Vi Ắp Hướng Phật. Có nghĩa là mày đéo quan tâm gì cả thì mày là bố của thằng khác. Khá buồn khi nhiều người không nhận ra điều này để làm bố đời.

Để rồi chơi vơi

Nếu chẳng yêu nỗi buồn, có lẽ anh chẳng hiểu nó đến vậy.
Khi cuối trời cháy đỏ trong gạt tàn, cuộc sống đi vào cõi tận thế, nặng nề từng gánh như cơn mưa trút xuống,
Ngày tàn, là tàn một ngày hay là ngày tàn của nhân thế ??? Tôi bảo là cả hai. Mỗi lần ngày tàn một tận thế.
Tôi tự hỏi Dsk đã nghĩ gì khi chơi đùa với cái đung đưa hoài khi viết ra như vậy
Khi anh nhìn những hàng xe chạy dài hai bên đường, kéo dài ánh đèn pha, rồi đi khuất vào khúc quanh ấy. Khói, sương đi nhẹ qua đỉnh mắt, bầu trời lại xám xịt trong gạt tàn. Rồi, dừng xe bên đường mà ngồi xuống, mà rồi lại đứng lên, anh loay hoay như thể con rối bên tiếng dương cầm và đèn chiếu. Nhưng để rồi khi về đến nhà kho cũ kỹ, anh ngồi bệt lại xuống đất, hút một hơi thuốc dài quá phổi, và nâng niu cái con người của mình, anh mới biết rằng, chúng ta quá nhỏ bé để định nghĩa và quá to lớn để nhìn thấy.
Nghĩ đến tao khi hoàng hôn lại rực lửa. Anh nghã xuống ghế, rơi lọt thỏm trong cái không gian ma mị và buồn cùng dsk, anh không muốn viết về cái sự chơi vơi này cho người không muốn, cũng như việc anh không muốn kể cho em nghe nếu em không hỏi. Nhưng thật lòng anh muốn ôm tay, choàng cổ, nói cho một người nào đó nghe về cuộc sống anh Anh muốn hỏi em về việc đi thật xa đâu đó, giữa những cái keo kiệt đời này, rồi chỉ tay, mỉm cười và nhắm mắt, nói câu cuối rằng ấy vậy là vui, ấy vậy mà mình thế đó. Chẳng cần ai hiểu, chúng ta vui là được. Ấy thế đó.
Rồi mỗi sáng ra, chú phượng hoàng trở lại, gạt tàn khô lạnh như bộ xương, cũ kỹ và chán ngắt, sải cánh và bay đi, tìm những thứ đó. Nhưng, ngày tàn là tàn một ngày hay ngày tàn của nhân thế.

Dejavu – Hứa Sẽ Hoàn Thành

Tôi đứng ngoài căn nhà trước mặt, tờ giấy nhăn trong túi áo, ngơ ngác nhìn quanh, đút giấy vào túi, rồi lại mở ra như để chắc chắn rằng địa chỉ này đúng. Tôi nhìn bức ảnh chụp căn nhà trên tờ giấy, rồi đi ra tận ngoài để so sánh kỹ hơn, và giờ thì tôi chắc rằng nó đúng. Vậy dòng chữ bên dưới bức ảnh là gì đây,….. Tôi đang đứng trước cái gì đó to lớn hơn hết tôi nghĩ ra, trong tôi tự nhận thấy điều đó. ráo rác nhìn một hồi nữa để tìm những vật chuyển động qua trước mắt, nhưng không thể, xung quanh chỉ có ánh đèn và ánh đèn. Không khí im lặng thấm qua hơi thở. Khi chắc chắn không còn vật gì có thể chuyển động. Tôi mới bước vào căn nhà đó ……………………….

Viết cho một người nào đó

—–Tôi về mấy thế kỉ sau
Nhìn trăng có thấy, nguyên màu ấy không
Em đi gửi lại đôi dòng
Cười nhau một thoáng, ở trong sương mờ
Những thương nhớ, lạnh bao giờ
Chút thu chia ngả, sợi tơ tròng trành
Vui phồn hoa, chốn thị thành
Nhỏ hồn thủy thảo khóc đành dở dang
Tôi qua cửa biển mênh mang
Còn thương vũ trụ, em ngang riêng mình
Lại bờ sóng vỗ lặng thinh
Phương đâu nhan sắc, bất bình ra sao
—–+++——+++—–+++—–
Nhi đồng rách bày đặt thơ thẩn =)))

Dejavu 1

-Có người bảo tôi
“6 giờ sáng, đánh răng và rửa mặt “

  • tôi nhìn vào gương và nhớ lại
    ” có người bảo tôi
  • 6 giờ sáng, đánh răng và rửa mặt “
  • tôi nhìn lại mình, nhớ những ngày tôi nhìn vào vào gương
    “- tôi nhìn vào gương và nhớ lại
    ” có người bảo tôi
  • 6 giờ sáng, đánh răng và rửa mặt “”

Vô Đề 2

Con qua phố thị buồn tênh
Mẹ không mắng nữa, thấy mênh mang đời
Bọn mưa hát mãi không lời
Ngu dại một thoáng, theo trời về đâu
Bố về bố nói đôi câu
Mày còn nhỏ lắm, mày đâu có gì
Không ai buồn nhớ người đi
Chấp tay, cầu khấn, còn gì con nay

Kinh tế học thường thức – vì sao phải bơm tiền?

Nói về Kinh tế, Sự bất công lớn nhất trên thế giới, chính là sự bất bình đẳng về tri thức. Giai cấp thống trị, tinh hoa từ xưa tới nay luôn muốn độc quyền tri thức để dễ cai trị quần chúng. Ngay cả những thứ ta được học trong sách giáo khoa toán lý hoá vào thế kỷ 21, cũng đều là những thứ vốn chỉ được giảng dạy hạn chế trong các tu viện, trường học cho quý tộc mới chỉ vài thế kỷ trước, mà thôi.
Để phổ cập kiến thức kinh tài cho đồng bào, Tôi từ giờ sẽ tích cực biên những bài về kinh tế học thường thức hơn, rất đơn giản, dễ hiểu, thực tế và thực dụng, chứ không cần quá sách vở khô cứng như sách giáo trình đại học, các mẹ bỉm sữa có thể vừa xào rau vừa đọc mà vẫn hiểu. Vì tôi tin là, nếu bạn giảng một vấn đề mà người ngoại đạo nghe mãi không hiểu, thì ngay từ đầu, thằng đéo hiểu vấn đề chính là bạn.
Ai hay nghe hóng hớt thời sự, thì sẽ thấy mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, hoặc tăng trưởng chậm lại, các chính phủ cả Tây Tàu Ta đều tuyên bố sẽ tung các gói cứu trợ, bằng tiền mặt hoặc tín dụng, hoặc tăng đầu tư, chi tiêu công, nhằm mục đích để kích thích kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, như những ngày này, các chính phủ đã đồng ý tung hơn 8.000 tỉ đô la để cứu trợ kinh tế đang ngáp ngáp vì cúm bia. Vậy mục đích của việc bơm tiền cứu trợ, là gì?
Trong một nền kinh tế, tiền và hàng có quan hệ biện chứng với nhau với tỉ lệ 1:1, giả sử một quốc gia sản xuất được 1000 cái bánh mì, 1000 cái áo và 1000 cái quần, với giá mỗi sản phẩm đều là 1 đồng, thì ta có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia đó là 3000 đồng, tương ứng sẽ cần 3.000 đồng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế để đối ứng. Nếu tiền ít hơn (ví dụ chỉ có 2.700 đồng) thì sẽ thiếu tiền và thừa hàng, giá hàng hoá sẽ giảm, và ngược lại, nếu nhiều tiền mặt hơn hàng hoá (ví dụ 3.300 đồng), thì giá hàng hoá sẽ tăng (mà ta hay gọi là lạm phát).
Thế nên việc bơm thêm tiền mặt vào nền kinh tế bất kể dưới dạng nào, về mặt kỹ thuật, đều chỉ thay đổi GIÁ hàng hoá, chứ không làm bánh mì nở to hay kích size quần áo, tức là tác động của nó tới nền kinh tế chỉ là lạm phát, là người ta phải trả giá cao hơn cho cùng một lượng hàng. Nghe qua thì thật là vô dụng, thế bơm tiền làm đéo gì cho nặng ví?
Tuy nhiên nền kinh tế thực tế không vận hành đơn giản như vậy, vì tất cả mọi người trong nền kinh tế ấy vừa đóng vai trò là người mua, đồng thời là người bán, mà hàng hoá phổ biến nhất mà chúng ta bán là sức lao động, để nhận tiền lương dùng mua hàng hoá vốn cũng là từ sức lao động của người khác, và qua đó, gián tiếp trả lương cho người khác.
Khi kinh tế khó khăn, giả sử như bão số 7 làm tốc mái nhà nhiều hộ dân, để có thời gian sửa nhà, một số người quyết định nghỉ 1 thời gian không lương, chỉ ăn nửa cái bánh mì, mặc lại quần áo cũ của năm ngoái để tiết kiệm tiền, thì đồng nghĩa với việc cửa hàng bánh mì, quần áo sẽ bán được ít đi, và họ phải thu hẹp sản xuất, sa thải thợ làm bánh, thợ may, khiến những người này không có thu nhập, và lại tiếp tục mua ít bánh mì hơn, cởi trần hoặc cởi truồng cho đỡ tốn, tạo nên một vòng xoáy khủng hoảng kéo nhau đi xuống.
Lúc này Chính Phủ cần phải đứng ra, với vai trò là một bên chi tiêu, sẽ mua bánh mì và quần áo để tặng, hoặc cho những người khó khăn vay, khiến tổng cầu của nền kinh tế không thay đổi, cửa hàng bánh mì, quần áo vẫn bán được bình thường và các nhân viên của nó vẫn có lương để mua bánh mì, quần áo bình thường, nền kinh tế tránh được suy thoái.
Tuy nhiên lý thuyết này lại phát sinh 1 vấn đề cơ bản: Chính Phủ lấy tiền ở đâu ra để chi tiêu? Nguồn thu của Chính Phủ đến từ thu thuế, nhưng 1 đồng thuế thu từ nền kinh tế sẽ làm các đối tượng bị thu thuế phải chi tiêu ít hơn 1 đồng, còn nếu in thêm tiền thì sẽ gây ra lạm phát mà không trực tiếp tạo ra thêm hàng hoá, như đã nói ở trên.
Người đã giải quyết được bế tắc kỹ thuật này là một nhà kinh tế học, John Maynard Keynes, người từng chủ trì Uỷ ban cố vấn kinh tế tài chính nước Anh. Trường phái kinh tế Keynes (mà hiện nay tất cả các chính phủ đang đi theo và được giảng dạy cho tất cả sinh viên kinh tế) có một lý thuyết cơ bản, mà ai học kinh tế đều biết, đó là khái niệm về “Số Nhân Tiền Tệ”.
Keynes cho rằng, 1 đồng chi tiêu của chính phủ không chỉ tạo ra 1 đồng trong nền kinh tế, mà sẽ tạo ra 1 x N đồng (N chính là số nhân tiền tệ). Nếu N = 2,5, thì việc nhà nước chi tiêu 100 đồng, nó sẽ tạo ra một lượng của cải tương đương 250 đồng trong nền kinh tế. Nôm na là nếu chính phủ mua bánh mì và quần áo cho những người ở ví dụ trên, sẽ khiến các chủ hiệu bánh mì và quần áo phấn khởi và mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công, làm ra nhiều bánh mì và quần áo hơn, khiến nền kinh tế tăng trưởng theo.
Số nhân tiền tệ được gọi là “con Bigfoot của kinh tế học”, vì rất nhiều người tin nó tồn tại, nhưng không ai chứng minh được nó có thật hay tận mắt nhìn thấy bao giờ cả. Lý thuyết này là nền tảng để xây dựng chính sách công, dù nó chưa tính tới một yếu tố, đó là N có thể nhỏ hơn 1, giả sử bằng 0,8, khi đó 100 đồng nhà nước chi tiêu chỉ tạo ra 80 đồng trong nền kinh tế mà thôi. Tuy nhiên lý thuyết này giải thích (hoặc biện minh) cho việc các chính phủ in tiền thoải mái khi kinh tế suy thoái, hoặc đôi khi, để bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
Nên nhìn chung trong thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến một cơn lũ lụt tiền mặt, tín dụng và các hợp đồng chi tiêu chính phủ trên khắp thế giới, gánh nặng lạm phát sẽ đè chết những kẻ không sở hữu tài sản hữu hình. Ngay cả các gói cứu trợ doanh nghiệp hay hộ gia đình, nó bản chất là Chính Phủ cho doanh nghiệp và người dân vay ứng trước số thuế họ sẽ phải nộp trong tương lai để giải quyết khó khăn trước mắt, mà thôi.
Khủng hoảng nào cũng là cơ hội, và cơ hội thì không chia đều, sẽ có những tài sản tăng giá một cách điên rồ trước khi nó về đúng giá trị thực bằng quy luật thị trường, sẽ có những doanh nhân phất lên sau 1 đêm, và rồi ngồi tù suốt phần đời còn lại, loạn thế xuất anh hùng, những ngày tháng trước mắt là cơ hội thế kỷ để chúng ta gấp đôi, gấp ba, gấp N lần tài sản, trên mồ hôi của hàng tỉ kẻ kém may mắn đang nghĩ rằng thế giới sẽ vẫn như xưa.