bàn về Nhà Nguyễn

Nhân dịp có cái phim cổ trang cứt nát của các anh bolero – bàn về triều Nguyễn.
Kẻ già này đã nhiều lần cảnh báo anh em bolero đó là ĐỪNG làm phim, từ kịch bản, cho tới lời thoại, cho tới diễn xuất, cho tới diễn viên, khi qua tay các anh em đều khiến người xem phải thổ-huyết ngay từ cái poster, mà phim đéo nào nhân vật cũng trợn mắt há hốc mõm ra nhìn thấy cả lưỡi gà với amidan thật là kinh hãi quá.
Cơ mà hôm nay mình bàn rộng hơn tí, đó là về tính chính danh của triều Nguyễn – triều đại nhục nhã, nhơ bẩn chưa từng có trong lịch sử của Đông Lào, mà ngày nay nhiều anh chị bolero cố tìm mọi cách để rửa mặt, như qua cái phim vừa làm, đặng kiếm cái bám vào làm niềm tự hào, cũng một dạng như “hòn ngọc Viễn Đông trước 75”, mà thôi.
Khi bàn về triều Nguyễn, các anh chị cần phải rạch ròi 2 cái: Các chúa Nguyễn và triều Nguyễn sau này. Các chúa Nguyễn là thần tử của vua Lê, hoàn toàn chưa bao giờ dám xưng đế, sau này bị diết gần hết, còn sót mỗi anh Ánh, ăn may đập được phỉ-triều Tây Sơn và tiếm ngôi, về mặt chính trị là hoàn toàn không chính danh.
Nhà Thanh mắt nhắm mắt mở trao ấn tín sắc phong, tuy nhiên mỗi lần sứ Thanh sang, vua tôi lại phải bắt xe đò từ Man Đô ra Thăng Long mà quỳ tiếp chỉ. Trung Hoa chỉ công nhận duy nhất Thăng Long là kinh đô của Đại Việt, các triều đại ngoài Thăng Long đều được coi là man di. Đây là lãnh thổ trung tâm của người Việt từ thời Hán, là vùng đất Hoa Hạ lâu đời hơn cả Lưỡng Quảng, và trở thành thủ phủ chính thức của Giao Châu từ thời nhà Tuỳ.
Ngay cả cái tinh hoa nhất của chế độ phong kiến đó là Khoa Cử, thì kỳ thi Hương thời Nguyễn cũng vẫn tổ chức ở đây, rồi sau này về Nam Định. Huế là đất Chiêm cũ, hoàn toàn không liên quan đến Nho học, dân Huế khi đó vẫn đóng khố và bơi sải trên sông Hương, Tứ Thư Ngũ Kinh thì xé ra nướng nem lụi, mà thôi.
Hoàng Thành Thăng Long nguyên bản rộng 1km2, chiều ngang từ quảng trường Ba Đình tới Hàng Cót, chiều dài chính là đường Nguyễn Tri Phương. Anh Nguyễn Ánh lên ngôi, phá hết tường thành và các công trình lớn, xây lại thành Hanoi bé như cái hố xí theo kiểu thành Vauban của Pháp, chỉ nhỏ bằng 1/3 thành cũ, tức đơn thuần là một công trình quân sự phòng thủ trấn Bắc Thành.
Đến thời Minh Mạng, anh Mạng ra Bắc Kỳ, thấy cổng Chính Bắc Môn (Cửa Bắc) to hơn cái ở cung điện của mình trong Huế, lồng lên như chodai, sai đập bớt đi, dỡ vật liệu mang về Huế để xây cất thêm (các anh tuy ở đất Chiêm nhưng lại đéo biết làm gạch thế mới hay). Chính Bắc Môn nguyên bản kích thước tương đương với Ngọ Môn của Tử Cấm Thành, và Hoàng Thăng Long cũ thì rộng gấp rưỡi cố cung Bắc Kinh. Đại Việt trong suốt lịch sử giàu hơn Trung Hoa, chất chơi từ ADN vua Lý, vua Trần truyền tới tận thời con cháu hôm nay chưa hết.
Như vậy cơ bản nhà Nguyễn là một bọn ăn cướp, một chế độ ăn cướp và phá hoại, là thời kỳ mà người Việt mất nước, mà thôi. Triều Nguyễn không liên quan đéo gì đến người Việt cả. Ngay cả cái tên Việt Nam cũng là của anh Gia Khánh vua Thanh đặt cho, Việt nghĩa là Đại Việt, Nam nghĩa là Phù Nam. Nhà Nguyễn là một triều đại của người Phù Nam (khmer), chiếm được Đại Việt rồi sáp nhập mà thôi. Tương tự như Czech-slovakia (Tiệp Khắc) hay Austro-Hungaria (Áo Hung). Chả liên quan đéo gì tới người Việt cả.
Về mặt nhân chủng học, kẻ già này mạnh dạn đề xuất giả thuyết rằng các vua Nguyễn thực tế cũng không còn tí máu nào của chúa Nguyễn, do thế hệ này qua thế hệ khác ăn ở hoà huyết với man di. Một điều dễ nhận thấy nhất, xem xét trên các chân dung còn sót lại của các vua Nguyễn, thì tính trạng đặc trưng của họ hoàn toàn là người Đông Nam Á, đặc biệt là đôi mắt.
Người Hoa Hạ có thể trắng, đen, cao, thấp, mũi dọc dừa hay mũi rồng, mõm vẩu hay răng quặp, nhưng chắc chắn có 1 chi tiết không bao giờ bị lẫn lộn, đó là đôi mắt có nếp rẻ quạt đặc trưng. Đây là cái dấu hiệu không thể lẫn lộn của những kẻ kế thừa ADN của Hạ Vũ, trong khi bọn man di nhận vơ không bao giờ có được.
Các anh chị nếu từng tiếp xúc với dân Thái, Lào, Miến… sẽ nhận ra, dù nhiều người bọn họ rất trắng trẻo, nhưng nhìn vẫn không thể lẫn với người Việt hay Trung Hoa được, vì đôi mắt rất dại, chính là vì họ thiếu nếp rẻ quạt (epicanthic folds) thần thánh, vốn là đặc trưng của các sắc dân chữ vuông Hoa Hạ, mà thôi.
Tôi tin bản thân các anh vua Nguyễn biết điều này, cho nên tới thời Thiệu Trị, anh Trị quyết định lá rụng về cội, đoạn tuyệt với “Việt” và đổi tên nước là ĐẠI NAM. Các anh chị liu í là khi xưa Việt Minh cướp chính quyền của nước ĐẠI NAM, rồi mới đổi tên nước là VIỆT NAM, tức bản chất đây là một cuộc chiến dành lại bản sắc dân tộc từ một triều đại ngoại lai, chứ không chỉ là cách mạng thay đổi chế độ.
Anh Thiệu Trị có tên cúng cơm là Nguyễn Phúc MIÊN TÔNG, nghĩa là DÒNG GIỐNG CỦA NGƯỜI MIÊN, đây là trò chơi chữ. Anh dùng chữ Miên (綿) vốn là một dị thể của chữ Miên (棉), cùng có nghĩa là cây bông, và chỉ CAO MIÊN, chứ không gì khác cả.
Vậy nên triều Nguyễn vĩnh viễn không bao giờ có thể coi là một triều đại chính thống của người Việt, mà là một bọn xâm lược ngoại lai, một giai đoạn mất nước nhục nhã trong lịch sử, mà thôi. Có làm 1 triệu cái phim, cũng đéo thay đổi được chân lý ấy.

Nếp Dẻ Quạt

Một vấn đề mà mới nhận ra khi các chị em đi bấm mí, đó là lũ mặt lxn thẩm mĩ viện luôn hỏi: “Chị/em sẽ xoá nếp rẻ quạt trên mắt luôn nhoé”, đương máu làm đẹp, hầu hết các chị em sẽ gật mà không hiểu bản chất của việc này là gì.
Vậy nếp rẻ quạt là cái gì?
Nếp rẻ quạt, hay nếp bán nguyệt, tức epicanthic folds, là phần da bao phủ phía trên của mắt kéo về sống mũi, tính trạng này chỉ có ở người Á Đông. Nó là một bằng chứng của quá trình tiến hoá lịch sử, minh chứng tổ tiên các bạn là những người thượng đẳng Mongoloid từng sống sót qua kỷ Băng Hà. Nói đơn giản, nó là cái để phân biệt người Á Đông thuần chủng với các sắc tộc khác ít tiến hoá hơn.
Nếp rẻ quạt chỉ tồn tại ở người Á Đông (với một vài ngoại lệ Bắc Âu do hoà huyết với dân Eskimo), là biểu tượng của sự quý phái và thông minh, nó là sự bảo chứng cho mức IQ cao trên 1000 so với trung bình nhân loại. Người Aryan tự hào với tóc vàng mắt xanh, thì dân Á Đông tự hào với nếp rẻ quạt cùng đôi mắt hình hạnh nhân đặc hữu không tộc người nào có được.
Việc một người Á Đông tự dưng xoá nếp rẻ quạt, nó cũng tương tự như một chị Thuỵ Điển nhuộm tóc và đeo áp tròng đổi màu đen, tuy nhiên tóc nhuộm có thể mọc lại, áp tròng tháo ra là xong, chứ nếp rẻ quạt xoá đi rồi, sẽ không bao giờ mọc ra được nữa.
Vậy nên các chị em hãy thật liu í trong việc sửa mí, tránh để lại sự nuối tiếc về sau. Các tính trạng đặc thù tồn tại có lý do của nó, mọi việc sửa sang, cơi nới không phải để biến thành người khác thậm chí thành tộc người khác, mà chỉ để ta trở thành cái version đẹp nhất của chính mình, thế thôi.

Hãy Xem

Hãy xem The great showman khi ta còn là người tình và xem Love Rosie khi ta không còn được là người tình nữa
Hãy xem In time khi ta mất quá nhiều thời gian cho công việc hoặc xem The Shawshank Redemption khi chúng ta không biết làm gì nữa
Hãy xem One flew over the cuckoo’s nest khi ta càu nhàu với cuộc sống hay xem Inception để đừng tin vào cuộc sống
Rồi
Xem Coco để biết chúng ta nên làm gì và bật xem Forrest Gump khi một ngày nào đó chúng ta trở nên ngu ngốc hơn.
Hãy đọc The old man and the sea để biết về người đàn ông và hãy đọc Papillon để không bỏ cuộc
Hãy đọc The Catcher in the Rye để thấy chúng ta đã lớn thế nào và đừng quên To Kill a Mockingbird để thấy rằng chúng ta nên lớn thế nào.
Hãy đọc Kak zakalyalasy staly để đừng buồn và đừng quên đọc Les Misérables để tìm lại chút buồn vừa mất.
Hãy đọc Lolita để thương xót cho một cuộc tình và hãy đọc Noruwei no mori để bâng khuâng lại một lúc và về với Himitsu để không còn gì nữa ngoài chút vấn chút vương
Hãy nghe Ling vào những ngày trở lạnh, bật nhạc Dsk vào đêm thất thần, hay tâm sự cùng Tùng trong một ngày không nắng không mưa.
Hãy tìm một người nào đó và ngân nga với Elvis Phương. Hay hát cho những cuộc tình đã qua cùng Khói.
Hãy nghe lời của Táo cho những ngày dài đằng đẵng hoặc nghe nhạc của Phạm Trần Phương nếu lúc đó vào đêm
Hãy về với Ping Frog nếu nhớ về một thoáng và đi cùng BUT đến một nơi nào xa xăm lắm.
Hãy xem Beautiful Life để tìm cách vui vẻ, và xem The Piano in the Factory để xem cách buồn
Hãy xem The green mile để thấy nỗi đau và xem Bonnie and Clyde để càng buồn hơn
Hãy đọc The great Gatsby sau những người tình và Alye parusa trước họ,….
Và rồi, hãy đọc Đạo đức kinh hoặc vào tuanhnguyen.info để đọc điều bất tử
………..
Liệt kê thêm cho anh chị em tìm luôn một thể.
Đọc thơ Bùi Giáng cho thêm mộng và đọc thơ Hàn Mặc Tử cho chút điên điên cuồng dại, Chế Lan Viên cũng vậy nhưng nhẹ nhàng và thanh thoát hơn.
Nghe nhạc của bác Trịnh khi buồn, và nghe nhạc của Lý để không còn buồn nữa.
Xem thêm Slumdog Millionaire hoặc Người bất tử để đau thương.
Hãy chọn nhạc Đen cho một chiều bâng khuâng hay nhạc Windear cho một ngày điên rồ.
Đọc 28, Đỏ và Đen, Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn rỗi, hoặc truyện Vũ Trọng Phụng để chẳng để làm gì hết.
Xem Bố Già vì nó hay, xem Holmes vì nó đỉnh, Xem The Matrix vì nó xịn.

100 Ngày Hạ

Ngày 34, Họ đã đá anh ra ngoài đường
Vậy cũng tốt, người lãng tử đã về đây với chốn phong sương
Như ngày trước, không người thương
Có thằng nhóc bụi đời vất vưởng

Say

Thi nhân nằm ngủ ngoài đồng
Người nồng hương rượu, trăng hồng men bia
Đi đâu mà nhớ miền kia
Đi đâu mà nhớ miền kia mà về
Hoa cau rụng trắng triền đê
Vườn trầu phong phủ, người về người đi

Mơ Màng Mơ Màng Trần Gian

Lại qua, qua lại một thời
Đứng ngồi, ngồi đứng một đời về không
Về không, về không cõi lòng
Cõi lòng một cõi, về mong mẹ cười

Mẹ cười, cười giữa đường xưa
Đường xưa, lối cũ, đường chưa có đèn
Có đèn đường rộng chẳng quen
Chẳng quen đường rộng, lạ bên đường làng

Mơ màng mơ màng trần gian
Trần gian mà rộng, trần gian mà về

Giao ngày, giao mùa

Mưa, mưa hoài, mưa đã dầm dì cả ngày, cái mưa mà không át nổi cái nắng. Ấy, ấy thế là điều tệ bạc nhất mà thượng đế bạn tặng cho con người vào cái ngày thứ 7 buồn tẻ này.
Khi mà con người nào vui vẻ, họ cảm nhận cái tiết trời thanh mát, họ hẹn lòng mình hiu hiu với gió trời hồ tây, hay thả lòng thoáng nhẹ giữa gian hàng ngô nướng nửa đêm, đầy ắp khói trời Hà Nội. Còn khi mà không vui, con người cũng có thể từ chối nhẹ nhàng những cuộc hẹn không hay, để rồi quên mất một thoáng, rằng lời hứa đã bắt đầu từ đâu đó, nằm đắp chăn, bật quạt, ôm gối mà ngủ, chẳng ai biết ai, chẳng ai trách móc ai trong những ngày như vậy
Còn những kẻ như anh, những kẻ tuyệt vọng như anh, người nồng mùi tequila và chuếnh choáng vị khen khét của gỗ thông. Những kẻ đó đã buồn nhiều, nhưng đêm đầy đủ sao và trăng và những ngày đầy đủ nắng và gió. Ý anh là, những nỗi buồn ấy, nó cũng giống như đêm và ngày, dài đằng đẵng như thời gian, lặp lại, lặp lại, và nếu có chăng khác biệt, thì chỉ là ban ngày không quá tối tăm như vậy. Đó, đó nên, thời tiết thật đẹp, nhưng anh vẫn thấy nó tệ, nó tệ theo cái cách một cô bé đã hời hợt nhiều quá.
Nhưng nếu để nghĩ kỹ thì kể ra nó cũng tốt, nó tốt cho anh hay đại loại là những kẻ như anh, chợt đến, chợt đi, vui một chút, buồn một chút, chẳng đủ làm ướt lòng ai đó, cũng chẳng đủ làm hồng má ai. Cơn mưa này kể ra cũng tuyệt
Anh chỉ là một gã phàm phu,
Được nhào nặn hình hài từ cát bụi,
Trong mắt họ liệu anh đáng một xu,
Đất mẹ trao anh một gia tài trần trụi.
Dép, ông ấy viết thế, và anh biết, ông ấy nghĩ ngợi gì vào những ngày như vậy.
Mưa vẫn giăng lối nhỏ khi anh viết nốt đoạn này. Anh suy nghĩ nhiều về việc có nên, hay không nên làm một điều gì đó. Đêm qua, anh lại vừa quá chén. Anh nói cho mọi người nghe về giao ngày, và rồi hôm nay, anh bất ngờ viết thêm giao mùa vào tiêu đề. Nó cũng hỗn loạn, hỗn loạn như anh, và tuyệt nhiên, lúc nào, cũng buồn, như anh

Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp – Lúc sống người ta đóng sách của ông, bọc da sáng loáng rồi gửi ra nước ngoài bán, ở Việt Nam thì tuyệt nhiên không ai biết, thích, và đọc sách của ông. Đến lúc mất, họ lại đào văn của ông lên và ỉ ôi theo đúng cách mà vợ cả ông giáo Quỳ đã tha thứ cho vợ hai vậy =)))) Sách của ông bọc da, bán một quyển bên bển hơn 10tr đồng, để rồi khi chết, cả gia đình không còn đủ mua một quyển sách bọn dân AnNam bán ra ngoài của ôngThan ôi cũng một phận, đừng nghĩ đến lợi, nghĩ đến lợi nhọc thân.

Chuyện Ông Giáo Quỳ – Nguyễn Huy Thiệp

Ông giáo Quỳ dạy cấp một, tính thương người, hay đọc sách từ nhỏ. Lớn lên, cha mẹ đi hỏi vợ cho, ông giáo Quỳ bảo: Cô đừng lấy tôi rồi khổ một đời. Người kia bảo: Khổ cũng lấy. ông giáo Quỳ bảo: Lời tôi thì đừng sợ nghèo là một, đừng sợ nhục là hai, đừng ghen tuông là ba, phải trọng liêm sỉ là bốn. Người kia bảo: Biết trọng liêm sỉ thì ba việc trước là thường. Hai vợ chồng lấy nhau ăn ở tâm đắc. ông giáo Quỳ về sau bị đuổi việc vì dạy trẻ con không chịu dạy theo sách giáo khoa, cứ tục ngữ ca dao mà dạy. Một lần đi chấm thi ở Hải Phòng, thấy cô gái giang hồ đang bụng mang dạ chửa không có nơi sinh nở thì đưa về làm vợ hai, vợ cả cũng chẳng nói gì, còn cấp tiền cho để làm nhà riêng. Biết vợ hai phong tình, vẫn hay đi lại với nhiều người, ông giáo Quỳ cũng mặc, chỉ bảo: Cô ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc hay lấy lợn vịt thế vào chử đừng ngủ không. Cả làng cười, ông giáo Quỳ cũng mặc. ông giáo Quỳ hay uống rượu, rượu vào thơ ra, có nhiều bài nghe cũng được.

Ông giáo Quỳ ở nhà một mình, nằm võng đọc sách. Tôi và Quyên chào. ông giáo Quỳ vội nhỏm dậy pha nước. Chúng tôi ngồi ở chõng tre dưới dàn thiên lý. ông giáo hỏi Quyên: Cô học đại học bên Mỹ thì lợi cho ai? Quyên bảo: Lợi cho cháu, cho gia đình, cho đất nước. Ông giáo Quỳ cười: – Đừng nghĩ đến lợi, nghĩ đến lợi nhọc mình.

Chúng tôi ngồi ăn khoai sọ chấm muối vừng. Ông giáo Quỳ cầm quyển sách nhét xuống chiếu. Quyên bảo: Bác làm thế nát mất sách rồi còn gì. Ông giáo Quý cười: Nát thì thôi. Đọc sách để có tri thức. Có tri thức để sống đời mình có nghĩa. Nắng lọc qua dàn hoa rải những vệt nắng trên đất. Cả ông giáo Quỳ, cả Quyên, cả tôi đều cùng im lặng. Tôi muốn ra đồng. Quyên bảo: Tôi về lần này rất muốn có một ấn tượng đúng về đồng quê. Anh đi đâu cho tôi đi với. Tôi lưỡng lự. Ông giáo Quỳ cười: Cô ấy là đàn bà, sao lại chối từ đàn bà được?

Chúng tôi chào ông Quỳ rồi ra đồng. Quyên bảo: Cánh đồng rộng quá…Anh có biết cánh đồng bắt đầu từ đâu không?

Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu trong lòng tôi

Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng

Đứng bên ni đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông.

Tôi làm sao quên được nơi mẹ smh tôi

Mẹ đã buộc cuống rốn tôi bằng sợi chỉ

Tắm gội cho tôi bằng nước ao đầm trước

Tôi biết khóc cững vô ích vì tất cả phải chờ đợi

Phải chờ đợi từ tháng giêng đên tháng chạp

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

Tôi đi qua rất nhiều bờ ngang bờ dọc lầm lạc

Đi qua rất nhiều gian khó, thô tục

Tôi phải gieo trồng, gặt hái trên cánh đồng này

Phải thuộc tên nhiều loài sâu bọ

Còn cánh đồng thì khi mu a, khi năng.

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu

Rồi ngày kia.

(Cái ngày xung tháng hạn)

Có một người đàn bà đến làm cho tôi đau

Nàng dạy tôi thói bạc tình

Bằng cách phản bội tôi như có thể phản bội một ngươi thường

Tôi lẳng lặng chôn nỗi căm ghé cánh đồng.

Trong mạch đất hiểm có hình lưỡi kiếm

Những bông hoa mơ ước héo trên tay

Công việc trở nên nặng nề hơn trước

Tôi bán những sản vật làm ra với giá rẻ như bèo

Đã có những mùa thu hoạch lớn

Tôi cũng đã phá sản đôi lần

Khi chiều xuống, hoàng hôn tĩnh lặng

Tôi không kịp xem những vết sẹo trên người

Chỉ biết rằng tôi đã mang thương tích

Đêm

Những vì sao thắp nến trên bầu trời

Tôi đắp tấm vải liệm sực mùi đồng nội lên người

Khi ấy, bạn ơi, bạn trẻ ơi

Bạn hiểu cho tôi

Tôi đã gắng làm cho cánh đồng phì nhiêu

Tôi dẫn Quyên đi qua cánh đồng màu. Quyên hỏi. Giá nông phẩm quê anh năm nay tăng giảm thế nào? Tôi bảo: Tăng 0,4%. Quyên bảo: Chết thật! Thế mà hàng công nghiệp tăng 2,2%. Thế giá phân bón thế nào?. Tôi bảo: Đạm tăng l,6%, lân tăng l,4% . Quyên hỏi: Quê anh có dùng điện không? Tôi bảo: Không. Quyên bảo: Giá điện tăng 2,2%.

Khoảng 10 giờ sáng là khoảng thời gian đông người trên đồng, có nhiều phụ nữ, trẻ em. Họ là những nguồn lao động chính. Đàn ông quê tôi phiêu lưu, lại nhiều ảo tưởng, họ ôm ấp ước mơ làm giầu nên hay bỏ ra ngoài thành phố tìm việc, đi buôn bán. Cũng có người lăn lộn vào tận mlen trong đào vàng, đào hồng ngọc. Khi về, tính tình họ đổi khác, họ trở nên những con thú dữ độc. Chú Phụng là người như vậy.

Ngày buồn với Dsk cùng Van Gogh

Và, liệu, con có thể chạm tay vào một, dù chỉ là một trong những ngôi sao đó
Cho dù chỉ là một thôi, một trong những ngôi sao đó
Thằng nhóc nói có, và đặt tay lên mặt đất.
Tôi cứ băn khoăn mãi, không phải là vì ý nghĩa, mà là vì con người đó đã đủ lớn thế nào, để viết ra câu đó.
Mẹ ông mất, nếu ai đó chưa hiểu, hoặc cũng có thể hiểu như một kẻ lấm lét giữa đời, ôm cái giấc mộng xa vời mà chẳng biết đến đâu, đến chính kẻ đó, xa vời, mà chẳng biết đến đâu. Bất giác, giật mình, nhún vai, ngả lưng, buông sõng cả tay lẫn chân, mà nhận ra rằng, kẻ đó, đã đi lại hoài trên một ngôi sao, ngôi sao mang tên trái đất.
Nghe nhạc DSK, lại thấy nhớ, chút gì đó, giống với Van Gogh. Nhưng DSK có phần chống trả lại cái tôi, cái con người, cái xã hội, cái vận mệnh, cái nghiệp, cái đạo đầy đọa mình hơn là những người tận hưởng chúng như Van Gogh, cả 2 đều có nỗi buồn riêng, những cái đẹp riêng của nỗi buồn. Nên sự so sánh sẽ là khập khiễng, nhưng con người, ai cũng thế, họ sinh ra đã khóc, lớn lên bằng niềm đau thể xác của người mẹ, có chăng, như F. Scott Fitzgerald nói trong Gastby Vĩ Đại, “Nỗi buồn, là thứ duy nhất con người thực sự sở hữu. “
Nếu có những kẻ bảo họ không biết buồn, những kẻ sáng ra thức dậy, ngáp ngắn, ngáp dài, quấn tóc, chải son, với đôi tay to mọng, vén màn cửa sổ, nhưng chẳng chút bận tâm đến Nhật Nguyệt. Thì hãy mừng cho họ, chí ít ra khi vào cuộc chơi, họ không biết gì về chiến thắng, thì họ cũng chẳng mấy bận tâm về thất bại. Thậm chí, họ còn chưa từng thực sự vào cuộc chơi để chơi một cách đúng nghĩa. Hãy mừng cho họ.
Lại nói về Van Gogh. Ông buồn, vâng, tất cả đều biết ông buồn, những kẻ trọc phú mù chữ, tấm tắc khen, vui vẻ trả giá, và đẩy cái nỗi buồn ấy lên lơ lửng, trong khi người họa sĩ lại ở sâu dưới đất. Họ tấm tắc khen rằng, người họa sĩ đó vẽ thật đẹp. Nhưng mấy ai biết, không gì đẹp hơn nỗi buồn của ông.
Như Trịnh Công Sơn có từng đề 1 đoạn intro
Hãy đi đến tận cùng Tuyệt Vọng. Để thấy, Tuyệt Vọng, Cũng đẹp như một bông hoa

Có thể là hình ảnh về hoa

Lệ Đá – Thật ra có đến 5 lời

Trong âm nhạc, các ca khúc “Nhạc phổ thơ” rất phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam. Thông thường các nhạc sĩ đồng cảm với những vần thơ, từ đó phổ nhạc viết ra những ca khúc “Nhạc phổ thơ”, ở chiều ngược lại “thơ phổ nhạc” hay là đặt lời cho một bản nhạc ít xuất hiện hơn, bởi có lẽ sẽ khó để cảm nhận được những gì tác giả gửi gắm qua một bản nhạc không lời, chính vì vậy không có nhiều bài “thơ phổ nhạc”, Lệ đá là một trong số ít các ca khúc đó.

Lệ đá vốn là một bản nhạc không tên được nhạc sĩ Trần Trịnh sáng tác vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, khi đó Trần Trịnh còn là một nhạc sĩ mới, chưa có nhiều tiếng tăm trong làn tân nhạc thời bấy giờ.

Cơ duyên đã đưa nhạc sĩ Trần Trịnh đến với nhà thơ Hà Huyền Chi, để rồi “Lệ đá” ra đời khi nhà thơ Hà Huyền Chi đã hòa được cảm xúc thơ của mình vào giai điệu thiết tha, dịu nhẹ của nhạc sĩ Trần Trịnh.

Một điều thú vị là, nhà thơ Hà Huyền Chi không chỉ đặt một lời cho nhạc phẩm mà viết tận 5 lời. Lời nào cũng rất thơ và đầy cảm xúc, nhưng có lẽ nổi tiếng hơn cả là chính là lời đầu tiên mà bây giờ chúng ta thường nghe.

Lời bài hát Lệ Đá 1

Hỏi đá xanh rêu
Bao nhiêu tuổi đời 
Hỏi gió phiêu du
Qua bao đỉnh trời 
Hỏi những đêm sâu
Dèn vàng héo hắt
Ái ân, bây giờ là nước mắt 
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh 
Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn 
 Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng 
Và ước mơ sao trời đừng bão tố 
Để yêu thương càng nhiều gắn bó 
Tháng ngày là men say nguồn thơ
Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi 
Là hoa.. rót mật… cho đời 
Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng 
Em nhớ gì… không em ơi
Mầu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào 
Chìm khuất trong mưa… mưa bay rạt rào 
Đọc lá thư xưa…một trời luyến tiếc 
Nhớ môi em…và mầu mắt biếc 
Suối hẹn hò… trăng xanh đầu non

Đôi dòng của nhà thơ viết Lệ Đá

Cái ma kiếp của một bài ca được yêu chuộng thường yểu tử, và xuống cấp. Nhưng Lệ Đá thì không. Nó may mắn thoát khỏi định số ước lệ ấý. Vào những năm 67, 68 nhạc phẩm “Lệ Đá” được cất tiếng thường xuyên hầu như ở khắp mọi sinh hoạt văn nghệ mà thời kỳ này nhạc Trịnh Công Sơn đang được mọi người hâm mộ. Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảy. Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy nước. Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá với tiếng hát Khánh Ly, phim do Thanh Nga, Đoàn Châu Mậu diễn xuất, và Bùi Sơn Duân đạo diễn.

May sao, Lệ Đá vẫn chưa trở thành nhạc sến, nhạc đứng đường. May sao, tôi vẫn được yên thân, bởi vẫn giữ kín cơ duyên “nhảy dù” vào nghề viết lời nhạc. Để mọi người đều hiểu lầm rằng Trần Trịnh phổ thơ tôi.

Khi ấy tôi viết thêm lời 3 cho Lệ Đá khi đi công tác ở Sóc Trăng, Cà Mau. Nơi Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc với muỗi mòng dễ nể. Nhà văn Bình Nguyên Lộc dọa, chỉ cần quơ tay một cái là đã túm được cả chục con muỗí. Bạn bè hăm, trâu bò còn phải ngủ trong mùng. Khách sạn tỉnh lẻ không khá gì hơn mấy quán trọ trong phim Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long. Thực khách vừa nhâm nhi, vừa quơ chưởng, đuổi muỗí. Mới chập tối, tôi đã chui vô chiếc mùng thố. Và buồn tình tôi viết lời Lệ Đá 3

Chiều 27/4/1975 tôi còn cái hẹn với người tình Khánh Liên ở Thị Nghè. Tình hình thời cuộc lúc đó biến chuyển cực nhanh, nên tôi không đến được với Khánh Liên, tôi đã không thể thu xếp để tới chỗ hẹn, nói lời từ giã cuối cùng với nàng. Nỗi buồn đeo cứng lấy tôi. Khi ngồi nín thở dưới hầm, khi ráng ngoi nhìn mặt sông Lòng Tảo lần cuốí. Nhìn mặt sông cuồn cuộn đau, khi thấp thoáng nghĩ ngàn dặm sẽ chia lìa cùng Sài Gòn, quê hương và người tình Khánh Liên…

Nên bài lời 4 này khởi viết từ tháng 4 và được hoàn chỉnh vào tháng 7/1975.

Không rõ điều gì đã khiến tôi không xa rời được cái giao hưởng của Lệ Đá 1, 2, khiến đôi khi, khúc này hầu như là một phó bản, mô phỏng của khúc trước. Nó dẫn tôi quanh quẩn trong trình tự ấy không rời.

Có lẽ tôi là một kẻ chung tình mang trái tim phản trắc. Năm 1992, tôi đắm hồn vào một tình yêu mới. Nguyễn Tà Cúc – Nguyệt Lãng – Ác Bà Bà, là Ba đại ác nhân và mỹ nhân, đã cho tôi hạnh phúc và hành tôi điêu đứng không cùng.

Nguyễn Tà Cúc thì không thể nào không… tà cho được. Nàng đến với tôi như một tiểu muội thứ thiệt. Rồi tôi đổ đốn đâm ra yêu tiểu muội, qua một phân thân của nàng là Nguyệt Lãng (sóng trăng).

“Tháng Một Buồn” in năm 1993, là thi tập ghi dấu tình tôi với nàng. Rồi Nguyệt Lãng lại phân thân, lần nữa. Từ cây bút hoa bướm hiệu đoàn, Ác Bà Bà soi kính chiếu yêu vào đời sống, văn chương. Và chứng tỏ năng khiếu trong lãnh vực phê bình văn học, và đàn hạch tư cách bất chính của nhà văn. Trong và ngoài văn chương.

Tôi xa nàng từ 1993. Dù cái tình của chúng tôi vẫn là ngàn đời chẳng thể chia xa. Và từ tháng Mười 1992 đến tháng Chạp 2002, đã là hơn 10 năm vèo qua trong thân tình, chúng tôi vẫn chưa hề giáp mặt nhau, dù chỉ một lần. Dù tôi đến Cali nhiều bận. Rất nhiều bận. Không gặp, phải chăng là cố gắng phi thường của chúng tôí. Để giữ cho tình mãi đẹp. Cho dù, những năm sau này, tiểu muội của tôi đã trong tình trạng không còn ràng buộc bởi hôn nhân.

Với giai điệu buồn, tha thiết nhiều hoài niệm nhưng không hề bi lụy, “Lệ đá ” vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người yêu nhạc. Dù đã ra đời hơn 40 năm, nhưng “Lệ Đá” vẫn được nhiều ca sĩ trẻ chọn để biểu diễn rất thành công.