Sự kỳ thú của y học phương Đông

Y học phương đông gồm nhiều nền y học, không giống như bạn tưởng rằng chỉ có Trung Y ( y học Trung Quốc ), nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung :

Một số kiến thức có tình khải huyền, nghĩa là có nguồn gốc từ thần thoại, nên được hiểu là nguồn gốc quá xa xưa để xác định, vượt qua các mốc niên đại của con người. Nếu ta chấp nhận các nền văn minh trước nhân loại hiện tại thì có thể hiểu đó là các kiến thức của nền văn minh trước chúng ta. Ví dụ Y học Ấn Độ trong kinh Vệ Đà, từ khải huyền của thần Shiva

phuong dong
Khải huyền

Thần y :

Y học phương Đông đều xuất hiện các nhân vật được coi là Thần y, họ phát kiến những kiến thức một cách kỳ lạ, không thông qua lý luận và kinh nghiệm mà đến từ sự nhận biết trực tiếp. Ví dụ như Danh y Tuệ Tĩnh của nước ta, là một nhà tu hành, có công phu khí công cao thâm, khi ngài đưa một vị thuốc người ( ăn thảo dược tươi ), ngài có thể thấy được đầy đủ tính chất của nó : tính vị, quy kinh, công dụng, … thấy nó phát huy như thế nào trên cơ thể mình, từ đó kết hợp với lý luận trong Y văn mà định danh vị thuốc đó.

Thần Y Tuệ Tĩnh

Hay như học thuyết kinh mạch, nó đến từ việc các nhà Y học, các nhà Khí công, họ quan sát thấy đường đi của các dòng khí trong thân thể, ghi chép lại, nêu rõ tính chất, cấu tạo, công dụng, sự phối kết hợp với tạng phủ và kinh mạch khác,…..

Không phải Y học phương đông chỉ mang khía cạnh trên, mà nó vẫn mang tính chất và phương pháp như bất cứ môn khoa học nào khác, mọi lý thuyết, khái niệm và phương pháp vẫn luôn được khảo sát, kiểm chứng trên thực nghiệm, trong lịch sử quá trình phát triển của Y học.

Phong phú của Đông Y

Ngày nay con người không quá bỡ ngỡ để đi đến một hiểu biết đầy đủ hơn về cơ thể, rằng ngoài thể chất, các yếu tố giải phẫu, thì con người còn phải để cập đến Thể khí ( gồm nhiều thể tinh thô khác nhau ) và Tinh thần. Cả ba yếu tố thể chất, thể khí, tinh thần cần được quan tâm đầy đủ mới là một nền Y học toàn diện phục vụ con người.

Chỉ mới cách đây khoảng 50 năm, toàn bộ nền Y học phương Đông bị phương Tây và chính cả trong xã hội các nước Á Đông coi như một trò lừa bịp, một thuật của xã hội bán khai. Các phương pháp tinh thần của khắp các nền văn hoá từ Đông sang Tây bị coi là Dị đoạn ….. Chỉ có khoa học thần kinh, giải phẫu mới là tối thượng. Thì ngày nay, mọi thử đang dần xoay chiều, và cũng chính tại phương Tây, lại là động lực lớn cho sự xoay chiều đó.

Thể Khí trong Đông Y
Thể Khí trong Đông Y

Nếu cho phép tạm nói, chỉ nên coi là một cách miêu tả phiến diện để diễn đạt được ý đồ của người viết bài này, thì xin nói về ba yếu tố : thân thể, khí thế, và tâm thần trong sự liên hệ với Y khoa như sau :

Nền Y khoa Tây phương

Nền Y khoa Tây phương lấy giải phẫu và cơ chế sinh lý làm căn bản, toàn bộ vấn đề về sức khoẻ của con người dựa trên sự hiểu biết về hiện tượng thể chất, can thiệp vào thể chất để chữa trị. Mặc dù trong phạm vi của Tây y, mọi hiện tượng đều có nguyên nhân về mặt thể chất và từ đó có phương hướng can thiệp để giải quyết, nhưng nguyên nhận thực sự của các hiện tượng này thì vẫn là một mối nghi hoặc của chính những bác sĩ, còn điều gì đứng sau các hiện tượng ?

Nền Y khoa Đông phương

Đông y cho rằng, sự rối loạn về thể chất có nguồn gốc từ sự rối loạn của thể khí, một thay đổi trên thực thể có nguyên nhân từ một bất thường trong thế khí. Bằng việc đưa lý luận vào thực tiễn điều trị đã chứng minh vị trí và tương quan giữa thể khí và các hiện tượng trên thể chất. Như vậy có thể tạm thời kết luận, sự hoạt động của thể khí là cơ sở cho các biểu hiện trên thể chất của con người, cũng có nghĩa điều trị vào thể khí của y học phương Đông là điều trị vào tận gốc của tình trạng bệnh tật.

Cũng trong lý luận Đông y, nếu đi sâu hơn nữa thì thấy thể khí lại bị chi phối bởi một nguyên nhân đằng sau nữa, gọi là Thần, sự biến động về Thần sẽ gây ra sự biến động về Khí, và sự biến động về Khí sẽ gây ra biểu hiện trên cấu trúc giải phẫu. Thần ở đây được hiểu là tất các các hoạt động về tinh thần của con người, nó là một khái niệm rất rộng.

Như thế rõ ràng một nền Y học toàn diện cho con người, cần phải là một nên Y học đủ sức tác động đến nguyên nhân sâu xa nhất của bệnh tật – Thần.

Ví dụ để bạn hiểu :

Đông y cho rằng, một hoạt động bất thường của Thần trí ảnh hưởng thế nào đến khí tạng phủ : “Giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo lắng quá hại dạ dày, sợ quá hại thận”, cảm xúc có tác động không nhỏ đến ngũ tạng trong cơ thể. Cảm xúc thái quá, cho dù là tích cực hay tiêu cực, đều gây mất cân bằng cho các hệ cơ quan và lâu dài có thể dẫn đến bệnh tật. Không khó khăn để tìm liên hệ với Y học hiện đại, các trạng thái nói trên khiến cơ thể gia tăng sản xuất thái quá các hormone adrenaline, cortisol, noradrenaline … làm tổn hại đến hoạt động của các cơ quan nội tạng. Cho thấy hoàn toàn phù hợp với lý luận của y học phương Đông từ cổ xưa….. Chúng ta cần nhận ra rằng chìa khoá thực sự của sức khoẻ nằm ở Tinh thần của chúng ta ( không đơn giản như bạn nghĩ, xin thật lưu ý vào khái niêm Tinh thần )

Tất cả các nhân tố tác động lên Thần trí của con người, từ đó tạo sự biến động trên thể khí, rồi biểu hiện trên thể chất. Nếu nhìn nhận nhân tố ban đầu như một làn sóng, thì thiên nhiên có nhiều làn sóng to nhỏ khác nhau, có làn sóng nhỏ như gió mùa thu thổi nhẹ, lại có những cơn sóng dữ dội, hay đến một cơ đại hồng thuỷ…. do đó tạo ra các biến đổi nặng nhẹ khác nhau trên thể chất của con người. Con sóng dù vô cùng nhỏ cũng tạo ra những giao động dù nhỏ, bạn có thể không thấy gì trên thể chất của mình, nhưng sự giao động thì chắc chắn là có. Điều đó cho bạn hình dung là, tất cả các biến động về tinh thần đều sẽ tạo ra một sự biến đổi về thể chất, dù nhỏ đến mức bạn không hề chú ý. Cho nên cần điều tiết tinh thần cho hài hoà, cân bằng, đó mới là căn bản của sinh mệnh.

Sau đây sẽ nói thêm đến một địa hạt cuối cùng, rất khó lĩnh hội, và ít được nghe …. xin dành vài phút lắng tâm về các điều ở trên, rồi chúng ta sẽ đi tiêp ……..

Các luồng vận hà

Vậy Thần đã phải là nguyên nhân sau cùng của các tình trạng bệnh tật, hay đặc tính sức khoẻ, sinh mạnh và tuổi thọ của chúng ta hay chưa ?

Chưa phải như vậy, Thần chưa phải là nhân tố sau cùng.

Ngồi thiền – Một dạng Dưỡng Khí

Chúng ta được sinh ra ở phương vị khác nhau ( Đông, Tây, Nam, Bắc ), ở thời điểm khác nhau ( giờ, ngày, tháng, năm ) với các yếu tố trên sẽ có vô cùng các biến số khác nhau, do đó mỗi người từ khi sinh ra đã chắc chắn mang trong mình một đặc tính khởi đầu khác nhau. Bạn hãy tưởng tượng, cùng một tác động, nhưng tính chất của đối tượng chịu tác động khác nhau thì chắc chắn sẽ tạo ra kết quả khác nhau, ví như cùng một đòn đánh nhưng đánh vào đất sẽ khác so với đánh vào nước, vào gỗ, vào sắt…. nước thì tung lên, đất thì nún xuống, gỗ thì gẫy đôi, sắt thì chỉ có tiếng kêu mà thôi…

Nghĩa là chúng ta chịu chung một hoàn cảnh tự nhiên, cùng chịu ảnh hưởng bới những quy luật chung, nhưng vốn sinh ra với các đặc tính khác nhau ( gọi là Mệnh ) nên mỗi người sẽ có một cách đáp ứng khác nhau với cùng một kích thích. Tự nhiên tác động lên con người bằng các quy luật rất đa dạng và phức tạp : Xuân – Hạ – Thu – Đông; Đông – Tây – Nam – Bắc – Trên – Dưới – Trung tâm; Hàn – Nhiệt – Ôn – Lương; Ngày – Đêm – Sáng – Tối; Gió – Lạnh – Nắng – Ẩm – Khô – Nhiệt; …… Nhưng mỗi người lại đón nhận và phản hồi khác nhau, vì chúng ta sinh ra đã mang một đặc tính duy nhất và khác biệt. Bởi thế mà cùng là Nóng mà người thấy cùng cực khó chịu, người chỉ thấy hơi khó chịu, người lại thấy ưu thích, lại có người không bỏ được. Có người thích mùa Xuân – Ẩm – Mát, lại có người phát sinh cảm tình với mùa Đông – Khô – Lạnh ……

Từ thời khắc sinh ra khác nhau mà có Mệnh khác nhau, từ Mệnh khác nhau mà phát sinh Tính khác nhau, từ Tính khác nhau mà Thần khác nhau, từ Thần khác nhau mà Khí khác nhau, từ Khí khác nhau mà Bệnh khác nhau.

Thời khắc mỗi người sinh ra là cố định, vậy Mệnh có thay đổi được không, Tính có thay đổi được không ? Rất khó ! chỉ có thể thay đổi phần nào ảnh hưởng, chứ không thể thay đổi được chủ thể là Mệnh được. Chính vì thế mà có các môn như Phong thuỷ, Bát tự

Y học chỉ dừng lại ở việc can thiệp vào Thần – nghĩa là các hoạt động về tinh thần – Bao gồm Ý thức ( tâm lý tác động ) – Vô thức ( thói quen, nề nếp ) và Tiềm thức ( Ý thức bản năng ). Nhìn vào đây thì thấy rõ ràng rằng Thôi miên là một trong các công cụ can thiệp sâu sắc của Y học, nhưng lại còn quá non trẻ trong nền Y khoa thế giới.

Y khoa hiện tại mới chỉ coi những bất thường trên thể chất là vấn đề của sức khoẻ, mà chưa coi trọng việc ngăn chặn bệnh từ Thể khí và từ Tinh thần. Do đó là ta thấy Tây y – Thể chất – chiếm phần lớn Y khoa, Đông y – Thể khí – chiếm một phần nhỏ, còn Bộ môn như Tâm lý, Thôi miên – Tinh thần – thì hầu như chưa được tôn trọng.

Đó là một sự ngược đời, bệnh đi từ trong ra, mà nền Y khoa lại dành phần lớn năng lực để giải quyết bệnh theo hướng từ bên ngoài.

Mong rằng chúng ta trong tương lại sẽ được hưởng một nền Y học hoàn thiện hơn, toàn diện hơn.

Các huyệt mạch

……………………

Hà Nội – 0h35 ngày 18-08 dương lịch – Đúng vào thời khắc Âm khí đã đến cực điểm – Dương khí bắt đầu khôi phục

Thân tâm người viết cũng cảm thấy như vậy !

Ở trong bóng tối nhiều năm để thấy rõ mọi thứ của nó, chỉ ra tác động của nó, vì thế nên mới có thể giúp ai khi họ cần. Nhưng bản thân cũng mệt mỏi cùng cực rồi, cũng cần nương theo Dương khí mà đi ra ánh sáng, để cho thân thể lại được nhẹ nhàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *