1 vài điều về Dân chủ

Có một điều bọn ngu không hiểu: Bản chất của các hệ thống dân chủ chân chính là chống lại sự phát triển.

Sách hay về dân chủ

Mọi hệ thống trên thế giới này tuân theo quy luật 80/20: phần tinh túy nhất luôn chỉ chiếm 20% tổng số cơ học. Ví dụ như 20% người giàu sở hữu 80% tài sản xã hội, 20% khách hàng đem lại 80% lợi nhuận, 20% số tình nhân đem lại 80% số lần cực khoái,…

Hệ thống dân chủ lý tưởng

Các hệ thống dân chủ lý tưởng chạy theo mô hình cào bằng, lấy trung bình cộng của cả hệ thống, và đa số ngu dốt sẽ có quyền quyết định. Như vậy nó đã sai từ bản chất và mọi hệ thống đi theo nó sẽ chỉ có một cái đích duy nhất là sự diệt vong. Con người là chúa tể muôn loài chính vì nó không bao giờ dân chủ, nó luôn tôn thờ kẻ mạnh.

Vậy dân chủ của bọn Tây

Có kẻ sẽ hỏi: Vậy tai sao các nước phương Tây vẫn đang theo mô hình dân chủ? Câu trả lời rất đơn giản: Họ dân chủ giả hiệu, lừa đảo: Cho đám đông chọn trong phần ưu tú của xã hội, và thậm chí thành trì của chủ nghĩa tư bản là Mỹ còn cẩn thận hơn nữa khi chỉ cho 2 đảng chọn ra ứng cử viên rồi đưa dân chọn.

80 - 20 trong dân chủ
80-20 Quy tắc xuất hiện nhiều sau tỉ lệ vàng

Bản chất việc này cũng như khi bạn bay máy bay hạng thường thôi: Nếu như hãng hàng không cho khách chọn món thoải mái, thì chúng ta sẽ thấy có những ông bà kêu trà chanh, nước sấu, sinh tố bơ, thậm chí ca cao sữa hột gà,… nên hãng chỉ đưa 2 món là trà và cà phê cho mà chọn.

Mô hình dân chủ phương Tây ra đời do họ rút kinh nghiệm từ cách mạng Pháp, khi bần nông nổi dậy chặt đầu vua và cướp phá tài sản giới quý tộc. Quá sợ hãi trước viễn cảnh đó, nên giới tinh hoa nghĩ ra hình thức lừa đảo là cho bần nông vài năm được chơi game show một lần, chọn lấy một thằng trong đám quý tộc hiện đại để làm vua.

Có những nước cẩn thận như Mỹ, còn cài thêm các điều khoản như: Không cho người da đen đi bầu, không cho gái đi bầu, không cho người nghèo đi bầu, sau này họ mới bỏ dần dần các giới hạn đó. Và đến bây giờ, trên lý thuyết, Mỹ vẫn giữ quyền phủ quyết cho giới tinh hoa: Nếu bần cố nông chọn thằng dở hơi lên làm tổng thống thì các siêu đại biểu vẫn có quyền phủ quyết.

Đó là vì bất cứ ai có não trong đầu cũng hiểu rằng trao quyền quyết định cho đám đông là tự sát. Sự khác biệt giữa các hệ thống chính trị TQ và Mỹ chỉ ở hình thức tổ chức bầu cử chứ không phải bản chất. Cả hai đều hướng đến mục tiêu chọn lãnh đạo giữa những người ưu tú, đồng thời trấn an được đám đông nghèo khổ dốt nát. Tuy nhiên, bọn Mỹ làm có tính giải trí hơn, TQ làm khoa học hơn. Có thể mô phỏng mô hình bầu cử Mỹ là:

Cuốc Kì Mẽo

– Bước 1: Giới thượng lưu chọn vài món có sẵn, từ đám nô bộc của họ hoặc từ chính họ. Gần đây, giới tỷ phú Mỹ sốt ruột quá nên tự nhảy vào chính trường luôn.

– Bước 2: Bần nông chọn trong các món trên với tư vấn tận tình của loa phường và quảng cáo của giới thượng lưu.

Mô hình TQ là:

– Bước 1: Bần nông phấn đấu để vào giới thượng lưu.

– Bước 2: Giới thượng lưu chọn lãnh đạo.

Nói chung cả hai mô hình đều có cái hay cái dở, nhưng đều phục vụ mục đích chọn cá nhân nào cân bằng được xã hội và bảo vệ được giới thượng lưu.

Hy vọng với công nghệ, con người sẽ tiến đến giai đoạn sau của quá trình chọn lãnh đạo, như thầy vẫn nói: Qua hệ số lá phiếu.

Cái nón cũng phát triển trên nhiều góc độ

Tuy nhiên, dù làm kiểu gì thì xã hội muốn ổn định vẫn phải có một tầng lớp thượng lưu, đó là cái VN chúng ta đang xây dựng, và có lẽ cần thêm một thời gian nữa. Chỉ đến khi đó thì bần nông mới yên tâm mà cuốc đất được, như ở Hoa Kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *