Tư tưởng Hàn Phi

Về tư tưởng của Hàn Phi ( Hàn Phi Tử )

Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.

Về sự khác biệt của Hàn Phi ( Hàn Phi Tử )

Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.

Những suy nghĩ cấp tiến của Hàn Phi ( Hàn Phi Tử )

Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ trương “vô vi nhi trị” đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu tiến

Nội dung chính của bài viết

tư tưởng của Hàn Phi Tử
Kẻ trí thường tính già đoán non ( Ảnh từ: Đuốc Mồi)

Ông Vua có hai cái quyền là thưởng và phạt, Hàn Phi gọi đó là 2 cái cáng mà nhà vua không thể trao cho ai. Cái thế của ông vua là ở đây, ông vua phải thưởng và phạt nghiêm để giữ cái thế của mình. Kiềm mà làm thiên tử thì khống chế được cả thiên hạ. Không phải ông ta hiền mà cái thế của ông ta nặng. Nghiêm mà là kẻ thất phu, thì không thể trị nước, không phải ông ta kém, mà là vì ông ta ở cái thế thấp.

Những điều nói trên đây không phải của riêng Hàn Phi. Sở dĩ Hàn Phi thành vĩ đại ở chỗ, Hàn Phi biết nâng học thuyết Pháp Trị lên cả một hệ tư tưởng.

Nhờ ở chỗ ông có một học vấn Nho Giáo hết sức sâu sắc và học vấn Đạo Giáo rất rõ ràng.

Là học trò lớn nhất của Tôn Tử. Ông tiếp thu lý luận của Tôn Tử.

Bản tính con người là ác.

Hàn Phi lý luận và đề cao cái cao quý của con người

Đối với ông, con người làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô tính toán để mưu cầu cái ích ích kỷ kỷ của mình.

Bề tôi đối với nhà vua cũng là hươu kiếm cỏ, cỏ ở đâu nhiều thì hươu đến nhiều, cho nên, khi xét hành động của ai thì đừng sử dụng đến khái niệm nhân, tín, lễ, nghĩa,… của đạo đức truyền thống mà phải xét ở khía cạnh lợi ích.

Hoàng đế có câu

– Người trên kẻ dưới, một ngày đánh nhau trăm trận.

Người dưới che dấu cái riêng tư của mình để thử bụng người trên.

Người trên thì nắm lấy quyền cân nhắc, để tước bớt quyền lực kẻ dưới.

Cho nên, luận pháp cân nhắc, đo lường là cái quý của nhà vua, còn có bè có đảng, là cái quý của bề tôi. Bề tôi sở dĩ chưa giúp vua, cũng chỉ vì chưa có bè có đảng.

Đối với ông, mọi cái cao quý thiêng liêng đều quy về lợi ích.

Cái lợi ở đâu, thì con người hùa theo ở đó. Người đóng quan tài thì mong người ta chết sớm, người đóng cỗ xe thì mong người ta được sang.

Hoàn cảnh kinh tế tạo ra tư tưởng, chứ tư tưởng không tự nảy sinh. Theo ông, thời bàn cổ có thể lấy đức trị nước là vì thời đó, lợi nhiều, đức lớn, nên có thể, còn bây giờ, lợi ít, người đông thì sự tranh giành, mưu mô trở nên tự nhiên

Luận bình

Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi; không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng, dùng người hiền trái lại dùng những bọn tham nhũng, dâm loạn, sâu mọt, đặt chúng ở địa vị cao hơn những người có công lao và có thực tài. Hàn Phi cho rằng nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn hám danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ

 Ông bố già
 Sao nay ngồi yên nhìn
 Thời gian trôi qua rồi
 Chỉ biết lặng lặng tìm theo 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *