Không đề 1-1-2022

Thờ ơ, thờ ơ đôi mắt buồn
Dọc ngang ngang dọc, chờ mưa tuôn
Nói nghe, nghe nói thôi không nữa
Giở ra, gấp lại, sách vẫn khuôn
Đứng lên ngồi xuống chẳng đi đâu
Nhạc lên nhạc tắt, nhạc thêm sầu
Định làm gì đây, tôi tự hỏi
Ra đâu vào đâu, …

Lão Hạc – Nam Cao

“Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét…
Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường, đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán.
Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức… Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…”
Chiều buồn giông về, nằm dài mà đọc truyện Nam Cao, Bỗng thấy Nam Cao có cách dùng chữ gì mà mỉa mai quá.
Trong Giăng Sáng ông mắng tất, mắng cả bọn nhà giàu, mắng lẫn bọn nhà nghèo, mắng luôn cả mấy ông tiết kiếm, mắng nốt bọn hoang phí. Có đôi lúc, đọc ông còn thấy ông mắng cả ông, ông mắng cả cái tư tưởng ông.
Trong Đôi Mắt. Ông có mắng cả bác Phụng, mắng cả tiền nhân, mắng luôn hậu bối.
Ấy thế mà ông có cái kiểu khen hay nức nở, mà thực tế thì đọc xong, nghĩ một lúc, ta thấy ông không khen. Mà cũng không phải không khen, ông có kiểu dùng chữ mỉa mai, có cái kiểu mỉa mai của kẻ vừa hiểu chuyện mà chẳng hiểu chuyện gì.
Ông mắng cũng cay nghiệt, ông khen cũng cay nghiệt, ấy thế mà chẳng ai trách được ông, ấy thế mà chẳng ai khen được ông, Họ đọc ông viết như những cách phụng phịu của bọn con nít, cố mà học bài để vòi người khác công nhận mình là con ngoan trò giỏi. Rồi sau đó, bọn trẻ con đó chạy ra đồng, quên hết đi mà bắn bi, mà chăn trâu, mà chạy nhảy. Nói những người công nhận cũng thế thôi, họ cứ tấm tắc khen, nhưng họ có biết gì đâu. Họ có bao nhiêu cái thú vui hơn là ngồi một chỗ, hiểu xem người khác đang thế nào

Chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Kẻ già này, đã cảm thấy đủ mệt mỏi với dịch bệnh, với sự hằn học, vô ơn, với bác sỉ hào sãng rút ống thỡ, ép tim SPO2 1% từ vùng vĩ độ dốt toán hay nói cái tình, mệt mỏi với phếch niu từ doanh nhân bán thuốc dảm cân bỏ vào chảo rán vội được 2 phuy mỡ, nên tạm thời không nói về dịch dã nữa, anh em nào ở vùng dịch mà không thích tiêm thì kệ mẹ anh em, chúng tôi cũng đã giúp hết nước hết cái, vắt kiệt cả nhân lực, vật lực, thậm chí cả máu đều ship vào rồi, giờ bắt phải viện trợ cả não nữa thì có hơi quá đáng, hay chăng???
Một trong những sự xaolon gần đây được anh em Đông Lào bịa ra rồi nâng lên tầm văn hoá, đó là cái tục lệ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch để trục vong, thoát ế, bổ sung vitamin tương tư cho các chị em duyên héo. Nhiều anh chị còn ra vẻ nho nhe quote thơ Vương Duy lừa quân mù chữ để ý rằng, đây là tục lệ cổ xưa có từ thời Đường cho thêm phần khả – tín, khiến người hiểu chuyện phải há hốc mồm ra.
Cơ mà chúng đéo biết rằng, Vương Duy thậm chí cả đời chưa nhìn thấy hạt đậu đỏ nấu chè của Đông Lào, loại đậu trong bài thơ Tương Tư lừng danh của anh là Hồng Đậu, một loại đậu bản địa của vùng Giang – Hoài có hình trái tim, cứng như gỗ nghiến, màu đỏ tươi thuần khiết không bao giờ phai nhạt, nên tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Người Hoa Hạ chúng tôi khi trai gái yêu nhau, thường lấy hạt Hồng Đậu này xiên thành vòng tay tặng người tình, để 100 năm đéo bị hỏng, vì đây là loại hạt siêu cứng và hỡi ôi, kịch độc bảng A, đến sâu trùng mối mọt cũng đéo dám ăn, thế nên mới có thơ rằng:
Hồng Đậu sinh Nam Quốc,
Đông Lào nấu chè xơi,
Chỉ kịp kêu một tiếng,
Hồn bay thẳng lên giời.
Đậu đỏ vốn ĐÉO liên quan gì tới Hồng Đậu, thậm chí ngay cả khi nói về đậu đỏ, anh em Đông Lào ngày nay cũng đéo phân biệt được đâu là đậu đỏ authentic, cứ thấy màu đỏ là kêu đậu đỏ thôi. Thực ra có hai loại, loại đậu đỏ bản địa của Đông Lào ta gọi là Xích Tiểu Đậu, hạt nhỏ, màu bờn bợt như môi con c.hết đuối. Một loại đậu khác là đậu thận (Yêu Đậu hay Đậu Tây), hạt to dài, màu thâm thẫm như * thằng úp nơm. Hai loại đều nấu chè ăn được, và đều ĐÉO liên quan tới ngày Thất Tịch, ăn để thanh nhiệt, mà thôi.
Vào ngày Thất Tịch, theo truyền thống, là ngày các chị em thể hiện kỹ năng thêu thùa tuyệt đỉnh, vì trong truyền thuyết, Chức Nữ vốn là tiên nữ dệt mây Ngũ Sắc. Thời nhà Lê có tục lệ bắt các cung nữ bị tội ra ngoài cửa Bắc thành dệt lụa, chính là lụa Trúc Bạch lừng danh, vốn là do ảnh hưởng bởi truyền thuyết này vậy.
Các skill đỉnh cao nhất mà các chị em Hoa Hạ phải thể hiện trong ngày này bao gồm luồn chỉ qua 7 chiếc kim, cầm cây kim luồn lỗ vào sợi chỉ nổi trên mặt nước, hay thậm chí là thả cây kim trên chậu nước sao cho kim không bị chìm, đều là những kỹ năng không chỉ thể hiện sự khéo tay, mà còn minh chứng mình là một nữ nhân con nhà có giáo dục, đoan trang, hiền thục, tỉ mỉ, khí chất, tĩnh lặng như mặt gương. Chứ tôi tra 7769 trang sách cổ, hoàn toàn đéo thấy cái tục lệ nấu chè đậu đỏ húp dắt kín cả 32 kẽ răng để cầu duyên nó nằm ở chỗ đéo nào cả.

Method acting – Affected Memory

Khi đã dấn sâu vào tâm lý. Có một câu hỏi là làm thế nào để hiểu người khác.
Thật sự đó là một câu hỏi lớn, khi vào thực tế. Chúng ta sẽ thấy lý thuyết của tâm lý là một thứ khá mơ hồ. Tâm lý là một bộ môn nghiêng về huyễn thuật nhiều hơn là khoa học, dĩ nhiên nó càng đúng với các nước mang nặng tính đạo Phật như Á châu. Lưu ý là nhiều hơn chứ không phải hoàn toàn là huyễn thuật.
Vậy, bước đầu tiên để nghe, hiểu, cảm nhận của người khác luôn là bước quan trọng nhất. Nó khó, chắc chắn vậy, vì một góc nhìn, buộc phải dựa theo yếu tố chủ quan của vật thể, và yếu tố khách quan của người nghe, và lại qua yếu tố chủ quan của người nghe. Ví dụ thế này, bạn đọc một câu chuyện cười, bạn kể cho đứa nhóc nghe, nó không thấy buồn cười vì nó không hiểu câu chuyện, bạn kể cho người già nghe, người già không thấy buồn cười vì họ thấy nó bình thường, bạn kể cho bạn gái nghe, họ không thấy buồn cười vì họ không phải giới tính nam…. Đó là ví dụ dễ thấy nhất của người làm về tâm lý, và cũng là cách tốt nhất để phân biệt tay mơ với kẻ sừng sỏ
Thực tế có 2 cách để người nghe hoàn toàn trải qua cảm giác của người kể chuyện. 1 là người nghe hoàn toàn quên đi mình ( cách này như môi trường hoàn hảo trong vật lý, và không bao giờ có, chỉ có thể tiến đến tiệm cận) 2 là method acting ( Affected Memory ) – Là trải nghiệm sâu hơn người nghe.
Ví dụ về cách thứ 2 thế này. Khi bạn lặn được sâu hơn 10m thì bạn sẽ thấy những người đang bơi một cách hoàn toàn và hiểu được họ.
Dĩ nhiên là cái này sẽ bị một cảm giác chủ quan của người nghe, thường thì họ sẽ coi nó là bình thường, và đưa ra lời khuyên hoặc bỏ mặc người kể ( Như một người trưởng thành với những học sinh lớp 12 ) – dĩ nhiên, đây là bộ môn tâm lý, chúng ta bắt buộc phải đưa ra lời khuyên hoặc làm cách nào đó cho người kể được an lòng hơn ( Sẽ nói sau ). Vậy nên, cách này cũng không thật sự quá hiệu quả lắm, vì nhiều chi tiết sẽ bị giảm nhẹ qua góc nhìn chủ quan.
Nhưng cách thứ 2 mang lại một cảm giác ( Trải nghiệm ) khá tệ với người làm về tâm lý ( Theo góc nhìn người ngoài ), họ thường bi quan hoá góc nhìn của mình, tiêu cực một cách chủ động, hay khổ hạnh, hoặc tự làm đau bản thân. Nhiều người chìm trong đó như một cớ để tự huỷ hoại bản thân. Thế nên mấy người làm về việc này thường là những kẻ điên nhất.

Demo

Luyên thuyên 1

Trời chuyển về đêm, cơn mưa dầm dề cũng dứt, anh lê thê qua từng dòng nhạc nặng nề, tận đâu đó mà trở về nhà, mà du dương, mà lay lất, mà buồn.
Nhịp đời còn tung tăng nhiều, nhưng đời người cũng mệt. Đột nhiên, ngửi mùi sương xuống, buốt sống mũi, anh bỗng muốn nghe tiếng dế mèn hát về đêm, tiếng xà lan ngân nga giữa trăng, tiếng muỗi vo ve, hơn là tiếng xe cộ dầm dì cả đêm, tiếng cười nói nuốt chửng con phố này.
À, đêm qua anh lại thức dậy giữa đêm, bần thần tỉnh giấc và thoát khỏi cơn mơ và anh thấy lúc đó mình ngây ngô như đứa trẻ với cái hào nhoáng bên ngoài này. Anh với điện thoại, ngày giờ chuyển sang số khác, pin cũng sắp cạn, có lẽ đêm qua anh ngủ quên, cũng tốt, một cơn ngủ đến bất chợt, ngây ngô như đứa trẻ. Anh định gọi em nhưng đã quá muộn, ngày ngày đêm đêm, vẫn dài như nhau, vẫn đằng đẵng, như nhau. Nên để em ngủ thật sâu giấc, thì tốt hơn. Vì, ngày mai, cũng lại là một ngày dài, như đêm vậy, như nhau.
Cuộc sống thật vui khi có em, đã lâu rồi, chẳng ai rảnh rỗi để ngồi cùng anh trên cầu, bên sông, lê thê qua đường, và tần ngần nhìn mưa rơi, cùng anh. Rồi thời gian, bỗng làm anh hiểu được, anh thực sự hiểu được tại sao, những người tu hành từ bé, họ không trải qua những sóng gió, sao họ có thể biêt được bình yên, anh bỗng nhận ra, chỉ cần tâm họ an tịnh, là đủ cho một đời vô ưu.

Giận

Vài hàng chữ cũ chạnh lòng nhau
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu.
Lá nhuộm trời lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước cửa, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, thét bạc đầu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc ấy,
Trêu nhau giăng chi sợi cơ cầu.

Đêm về

Đêm về quấn quýt, chén trà thơm
Rượu thơ lẫn lộn, níu tâm hồn
Kẻ thời đi ngang, câu dung tục
Người chăng ôm mộng, nhớ hoàng hôn
Trà lạnh, hương bay, chén hàn ôn
Người vội buông sao, nhịp sóng ồn
Ngắm vợi sương thu, mù vai áo
Khuya rồi lại nhớ, phố hoàng hôn

Defined – Limit

Oscar Wilde có một câu văn thú vị: Định nghĩa là định hạn (To define is to limit) – mỗi khi ta định nghĩa một cái gì đó tức là ta định ra các giới hạn cho nó. Ví dụ bạn gọi ai đó là vợ/chồng cũng có nghĩa là bạn định ra các giới hạn cho người kia. Chẳng hạn như không được đi ngủ với người khác nữa, phải nghe điện thoại bất cứ lúc nào hoặc không thì phải gọi lại ngay khi có thể, phải có trách nhiệm tài chính chung ở giới hạn nhất định, phải vân vân và vân vân. Còn nếu chỉ là người yêu thì có thể bớt đi những quyền sau, tuy nhiên 2 quyền đầu tiên thì dĩ nhiên phải đảm bảo. Chẳng có con vợ thằng chồng đầu óc bình thường nào lại chấp nhận đứa kia đi ngủ lung tung cả, thậm chí không nghe điện thoại không có lý do chính đáng là cũng đủ để bỏ nhau rồi.
Câu đó của Oscar Wilde được diễn đạt văn chương thôi chứ thực ra không mới.
Thế giới ngày nay được Difined rất nhiều bởi phương Tây. Bạn cứ nhìn vô số chuẩn mực phổ biến sẽ thấy từ phương Tây ra. Ví dụ như đơn vị đo (mét, cân,…), gia đình (một vợ một chồng), kích thước sân bóng đá, thậm chí đến cái ổ điện nhà bạn có 2 hoặc 3 chấu cắm với điện 220V cũng là của Tây mà ra.
Với mỗi một định nghĩa đó là đi kèm với những giới hạn cho ai sử dụng chúng. Vậy nên phương Tây đến nay vẫn tạm thống trị nền văn minh trên trái đất, và họ luôn tìm cách áp đặt chúng tiếp tục qua những thứ từ to tát như Dân chủ, tam quyền phân lập, hôn nhân đồng giới cho đến cái nhỏ như… ăn thịt tró.
Nói đến cái này lại phải nói đến 2 từ của Tàu mà chúng ta dùng như cái máy nhưng chả hiểu gì là: Đạo đức và Luân Lý.
Đạo Đức là những giá trị bất biến của nhân loại, những cái mà Đạo Phật gọi là Giới (cũng có nghĩa gần như Limit). Ví dụ như không được giết đồng loại chẳng hạn. Còn Luân Lý là những hệ giá trị thay đổi theo dân tộc và thời gian, chẳng hạn như hôn nhân một vợ một chồng hay là ăn thịt động vật, con nọ con kia.
Chạy theo những thứ mà người khác Define để rồi Limit chính mình tức là làm nô lệ cho họ. Chẳng hay ho gì cả.
Nhưng dĩ nhiên đôi khi Luân Lý cũng vì Lợi Lộc. Ví dụ chúng ta ở một thành phố sống nhờ Tây thì phải me Tây thôi. Phải chấp nhận những thứ họ đã Difine, chẳng hạn như không được ăn thịt tró.
Tuy nhiên sẽ mãi là nô lệ nếu không có hệ giá trị luân lý của mình mà cứ nay theo thằng này mai theo thằng khác, khách Tây đông thì không ăn thịt tró, khách Ấn đông thì không ăn thịt bò, khách Ả Rập đông thì không ăn thịt heo…
Riêng với tôi thì không có bạn nào ăn cức cả. Với cả Tây quý chó còn vì những lý do không tiện nói ra. Người mình đâu có thế!

Tản Mạn – Sự chết

Tôi sống quen vô vọng rồi, cơn mữa bão đã quét sạch trong tôi
Ngày tàn, thì là tàn một ngày hay ngày tàn của nhân thế, tôi bảo là cả 2, mỗi lần ngày tàn một tận thế.
Tôi về, về giữa bốn bức tường, sơn đen, đèn máy tính, sách cũ, bừa bộn, nhạc dsk và tôi. Tôi không bật đèn, để cùng cười nói với tôi, với thượng đế. Tôi xin thượng đế vài lon bia và Thượng đế cũng ban phát cho những kẻ hèn mọn vài lon bia, những kẻ hẹn mọn này chỉ xin vài lon bia, Từ thượng đế.
Như vậy thì ông lo được, nhưng, những kẻ đó phải đánh đổi. Đánh đổi để được vài lon bia, vậy cũng đáng, còn hơn là đánh đổi, để được những thứ, mình đã biết, một kho tàng nằm đâu đó quanh kim tự tháp hay những giấc mơ hoang đường.Con người luôn phải đánh đổi để biết những thứ mình đã biết, Santiago
Tôi để tôi tự do, tôi để tôi sống, tôi bỏ mặc, và sống. Cuộc sống đưa tôi về sự thật, sự thật là chúng ta, những phàm nhân của thế giới, liệu chúng ta có thực sự nghe con tim chúng ta, một lần, như lúc còn bé, lắng nghe con tim, một lần thôi

-I don’t say it easy, i say to trust, NEO.

Người đàn ông, người đàn bà, những cặp vợ chồng, vài đôi tình nhân, thế giới logic đã tạo ra những định nghĩa ( define ) và từ những định nghĩa để tạo ra những giới hạn (limit), như không được ăn thịt chó, không được ngoại tình, không được ăn thịt đồng loại,….. từ những giới hạn (limit), chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những luật lệ (ruler), chúng ta không ngoại tình nữa nhưng chuyển sang buồn ( out love ), chúng ta không ăn thịt chó nữa những trói buộc và coi như thú cưng ( slave ), chúng ta không ăn thịt đồng loại nữa nhưng làm khó ( life ). Cuối cùng chúng ta vẫn quay lại bản thân nguyên thuỷ, nhưng cách khác và suy nghĩ khác. Bản thân nguyên thuỷ cho phép chúng ta làm những việc out limit mà không cần nghĩ, và giờ chúng ta vẫn làm những thứ out limit và tự an ủi bản thân bằng logic. Chung quy lại thì chúng ta vẫn quay lại, thật ra là vẫn là bản thân nguyên thuỷ. Chung quy lại, thì chúng ta, vẫn tồn tại, trong vòng luân hồi.
Có nhiều cách để thoát ra, những chết ( die ) là cách nhanh nhất, dễ nhất, hoàn hảo nhất, và đau đớn nhất để thoát ra, nỗi buồn sẽ không đến tìm anh khi anh chết, niềm vui không tạo ra anh khi anh chết, chết giống một dạng thiền định, một dạng ngộ giác, một sự tò mò mà ai cũng biết nhưng không ai dám thử, ý tôi là phật, giống một dạng chết, ở phật, chúng ta phải giết chết cái tôi trong chúng ta, để được sống, sự chết là để bắt đầu cho sự sống, sự sống là điều khởi nguyên của sự chết, sự ngộ giác là thứ giúp chúng ta thoát ra, và dĩ nhiên, chúng ta đều phải chết, để được ngộ giác, chúng ta đều phải đánh đổi 1 thứ gì đó để biết những thứ chúng ta đã biết. Sự đánh đổi, là thứ giúp rũ bỏ, giúp buông, bớt tạp niệm, và chết là sự đánh đổi cao nhất, cũng như sự rũ bỏ vô hạn. Nhưng chết chưa hẳn là hết. Để đạt được ngộ giác, chúng ta cần chết đúng cách. Kể cả chết, vẫn cần đúng cách
Oscar Wilde từng viết.

-Nếu anh muốn giữ mãi giây phút này, chỉ có sự chết mới đủ quyền năng. Nếu anh muốn quên đi giây phút này, chỉ có sự chết mới đủ quyền năng, anh thấy đó, con người sống để chấp nhận sự chết. Và cuộc sống vốn rất nhiều kẻ cố chấp, hãy buông bỏ, Dorian Gray

Độc – Đạo

Có một phút nào đó, giữa ồn ào, giữa chen chúc, bạn thấy một người, ngồi không giữa bao la đời, ngồi không với một người, ngồi không với mọi người. Dù gì thì cái đẹp cũng chỉ nằm trong mắt kẻ mơ mộng, cái đẹp, chỉ nằm trong mắt kẻ mơ mộng
Tôi thấy một người công nhân, ông ngồi không bên điếu cày và trời đất, tay chắp lại, như kẻ lạc loài tìm đến chúa, sự cứu rỗi thẳm sâu của con người. Ông nhìn dài bên những hàng ghi tàu hoả, ông nhìn sâu khói trà nóng bốc lên, ông ôm cốc trà và xuýt xoa, ông nhìn đường mà xuýt xoa, mắt ông nhìn đời mà xuýt xoa.
Ôi, thế giới, những kẻ lạc loài này đã đi đến tận cùng, chúng ta vượt lên sao hoả, chúng ta tìm đến đáy đại dương, chúng ta băng qua sa mạc, chúng ta chạy qua tảng băng. Nhưng có mấy ai hiểu gốc cây cổ thụ già, trơ trơ giữa trời, mấy ai hiểu, cây cổ thụ già, có ý nghĩa gì, đâu có mấy ai hiểu
Tỉnh thức là một trạng thái mông lung nhưng rõ ràng, nếu đã tỉnh thức, bạn không cần biết đoá hoa có mấy cánh, cái nào là rễ đực, đâu là nhuỵ đâu là mao mạch, bạn chỉ cần biết đó là đoá hoa, bạn chỉ cần biết đoá hoa ở đó, để làm tròn nghĩa vụ của nó, nghĩa vụ của một đoá hoa.
Thật ra tiếng Việt bị ngôn ngữ làm lệch lạc, dẫn đến mọi người không hiểu rõ câu chữ, ví dụ như Đạo, về tiếng việc thành dao. Đi dạo, thực chất nghĩa là đi đạo. Đi bộ cũng giống như việc trải nghiệm đạo. Đạo, nghĩa bạch thoại, đã nói rất nhiều lần là con đường, 1 người coi như đi hết đường đạo nghĩa là người đó hiểu rõ về đạo. Vô thường và bất biến. Vô thường ở chỗ đạo có trăm ngàn cách giải thích, và bất biến ở chỗ đạo chỉ có một. Có một là chỉ một, đạo, ngày xưa có thể viết vừa trên 1 phiến đã, vậy mà giờ đây, bằng sự logic mà con người tự hào, đạo đã trải qua 1 ngàn, 1 vạn bản, đưa người sau dẫn đến sự mông lung không đáng có, nghe thì có vẻ thâm sâu, nhưng thực chất chẳng có gì. Ví dụ như NLP, đó là thứ dựa theo đạo, nhưng dựa theo dạng hiểu 1 nửa và đi khoe với 1 người. Con người luôn phải biết về đạo, đạo là hiển nhiên, chống đối sẽ bị loại bỏ. 1 Phiến đá ghi về đạo chỉ cần tóm gọn trong 2 ý chính. Đạo là dòng nước, thuận nước thì sẽ trôi êm, nghịch nước thì tốn sức và cuối cùng thì nước vẫn chảy. Đạo là cơn gió, luôn bên ta nhưng không nắm bắt được, đó là tính vô thường và bất biến của đạo. Đó là những thứ con người đi tìm.