Bát nhã tâm kinh

Phật nói trọn vẹn, đầy đủ không thiếu xót, không thể thêm bớt về con người, Tâm lý học chỉ là một phần nhỏ nằm trong những điều Phật nói.
Bát Nhã Tâm Kinh là trái tim của Đạo Phật, ngắn ngọn mà tròn đầy, rốt ráo
Nhà trị liệu hiểu sơ về Ngũ uẩn đã có thể động đến sâu thẳm tâm hồn, tâm trí con người, từ đó khéo léo sửa đổi điều hoà hiện tượng bên ngoài.
Tâm lý trị liệu có thể trị phần nào tâm bệnh, Phật pháp lại có thể khiến con người thâm nhập vào một trạng thái trên cả hạnh phúc, là An Lạc ngay trong Khổ đau, Tự tại đón nhận cuộc đời.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi-tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc.
Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Lễ

Vấn đề lớn nhất của người Đông Lào hiện nay, như đã nói nhiều lần, là ở chỗ họ nói tiếng Tàu mà mù chữ, nên nói năng suy nghĩ mà chẳng hiểu gì cả. Một lũ người mất gốc, nên thành cây me tây.

Lễ là một trong những nền tảng của luân lý xã hội. Không có Lễ là loạn. Khổng Tử có câu: Trọng Lễ thì nhẹ Hình. Một xã hội coi trọng Lễ thì sẽ nhẹ Hình. Ví dụ như xã hội Mỹ hiện nay coi nhẹ Lễ nên rất nặng Hình. Hàng xóm với nhau đụng chuyện là kiện vì có lễ với nhau đâu? Còn một xã hội mà hàng xóm gặp nhau là chào hỏi, thưa gửi thì dĩ nhiên không cần đem nhau ra tòa làm gì.

Vợ chồng cũng vậy thôi. Nếu như giữ được Lễ, giữ được lời ăn tiếng nói, cách cư xử với nhau, tương kính như tân, thì làm sao phải ra tòa? Có không hợp chăng nữa thì cũng nói chuyện giải quyết nhẹ nhàng được. Còn nếu như ngày ngày cãi chửi nhau, đm thằng kia sao mày chưa đón con, đm con kia sao mày chửi tao,… thì hiển nhiên là sẽ bỏ nhau, chứ chưa cần nói đến ngoại tình.

Trai gái Việt bây giờ hoàn toàn không được dạy về Lễ, nên hôn nhân bây giờ như đống phân. Cá mè một lứa. Chồng không ra chồng, vợ không ra vợ. Nhiều cặp sống với nhau còn tệ hơn lợn. Vì chí ít thì lợn cũng không chung đụng, ngoại tình, chát chít cả đêm với người khác. Không có lễ cũng là vì không có và không biết gì về tính chính danh.

Học sinh cũng vậy. Nếu không có Lễ thì làm sao mà giữ được đạo, làm sao mà học được? Không biết nói năng cư xử đúng mực với thầy cô, bạn bè, thì không thể học hành gì được cả. Đừng lấy ví dụ bọn Tây cãi thầy ra, bọn nào nói thế là chưa bao giờ đi học ở Tây cả. Tây rất kính trọng thầy cô, từ cách xưng hô trở đi.

Ngay cái chữ Lễ phép của mình cũng có gốc Tàu là Lễ Pháp, mà dân mình nói tiếng Tàu giọng Nghệ Tĩnh, xuyên tạc thành Lễ Phép. Nói mà không biết mình nói gì cả. Lễ phải đi đôi với Pháp. Bọn nào sống vô lễ thì cũng vô pháp vô thiên.

Quay lại cái anh nói nhiều năm nay, và hiện nay người ta mới bắt đầu nhận ra, là chúng ta phải giữ được văn hóa, văn hóa là chủ quyền lớn nhất và thiêng liêng nhất của chúng ta.

Văn Hoá

Nhìn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Bạch Nga và Ba Lan mới thấy tiêu chuẩn kép trong hành xử của phương Tây. Và chính điều này sẽ đẩy họ vào sâu trong khủng hoảng. Hàng ngàn người đang chịu cái lạnh chết chóc để chờ vào EU vì quê hương họ bị EU và Mỹ tàn phá.

Một mặt khác của vấn đề là sự dễ dãi của tiếng Anh vừa là điểm cực mạnh của nó vừa là điểm yếu vì làm cho phương Tây rất dễ bị hòa tan với các nền văn hóa khác. Chỉ cần 3 tháng là bất cứ ai cũng có thể nói được tiếng Anh ở mức đủ để tồn tại, và người Anh/Mỹ đã quá quen với tiếng Anh dở đến mức nói gì họ cũng hiểu được. Điều này là không thể với dân Nga và TQ. Qua Nga 2 năm chưa chắc bạn đã nói được cho dân bản xứ hiểu.

Nghĩ cho cùng thì thành trì độc lập tự do duy nhất và mạnh nhất chính là văn hóa. Từ ngôn ngữ cho đến luân lý xã hội và các giá trị mà người dân coi trọng. Vậy nên PT bao lâu nay luôn tìm mọi cách phá bỏ cái hàng rào chủ quyền đó của các nước nhỏ: Tuyên truyền lối sống phi luân vô đạo, hủy hoại gia đình, quan hệ nam nữ, khuyến khích nữ quyền một cách dở hơi, đẩy phụ nữ vào thảm cảnh nuôi con một mình hoặc thậm chí thành đồ chơi cho đàn ông mà cứ tưởng thế là hay.

TQ sớm nhận ra điều đó nên họ bắt đầu hạn chế dạy tiếng Anh, cấm các trang web nước ngoài nếu đi ngược văn hóa họ, và đặc biệt là họ đang yêu cầu hệ thống giáo dục phải chỉnh đốn lại việc dạy lịch sử cho học sinh.

PT quen đổi trắng thay đen, họ còn phủ nhận được vai trò quan trọng nhất và thậm chí là quyết định của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II, đào tạo ra một lũ lật sử nói Pháp chỉ mượn đường VN để đánh nước Khác!…

Vậy nên vấn đề chủ quyền bây giờ rất rộng, không bảo vệ được Big Data, văn hóa và cụ thể là ngôn ngữ, thì đừng hy vọng gì vào độc lập tự do.

Nhu có Thái cực, đả có Thông bối.
Thông bối quyền vung tay là chết người ….

Những ai từng chạm vào cây cột này rồi thì sẽ biết cảm giác tưởng như ngã xuống đất, chắc chắn không lay chuyển. Không hiểu thì tưởng chạm nhẹ, hiểu mới biết lực âm thầm bộc phát kinh hồn.
Võ thuật truyền thống bây giờ đã mất đi cốt cách, vì tinh thần của nó không có chỗ dùng trong hoàn cảnh xã hội mới, lại không thể mô phỏng sang hình thức khác. Bởi vì võ thuật truyền thống mài dũa sát khí ngút trời trong từng chuyển động. Sát khí khi thuần thục thì thành hình, có sức sát thương đáng sợ, mà thiếu đi sát khí ấy lập tức động tác trở nên hời hợt, vô hại.
Cho nên người xưa luyện võ thường phải tập tĩnh tâm để đối trị sát khí của mình, dần dà âm dương tương hỗ, động và tĩnh cùng luyện, thân và tâm cùng luyện… Vô tình lại đạt đến hiệu quả khác thường…. Đến từ sát khí mà đắc lại quay về NHẬP ĐẠO.

Nhân hậu

Thời đại này không còn mấy người đưa sự nhân hậu vào trong tiêu chí chọn vợ chồng nữa. Chủ yếu người ta chỉ bận tâm đến hai chuyện là giàu và đẹp.

Nhiều vụ việc bạo hành dã man trong gia đình xuất hiện gần đây trên báo chính là minh chứng cho việc lối suy nghĩ ấy đang đưa cả xã hội đến với một hệ quả thế nào. Và đáng buồn hơn nữa là, những sự việc như thế này rồi sẽ còn tiếp tục được phơi bày. Đơn giản là vì sai lầm trong lối suy nghĩ của cả một thế hệ không thể biến mất chỉ trong một sớm một chiều.

Từ xưa tôi vẫn hay nghe người lớn tuổi nói về việc phúc đức tại mẫu, ý là cuộc đời con cái sau này có được sung sướng hay không đầu tiên phải xem ở cách sống của những người làm cha làm mẹ.

Một người nhân hậu, đơn thuần là người có tấm lòng thương cảm được với nỗi khổ và khó khăn của người khác. Họ giúp người tốt làm thêm nhiều việc tốt, tạo cơ hội cho những người đang sa cơ lỡ vận, cứu giúp những người bị bỏ mặc đáng thương. Trong mỗi gia đình chỉ cần có một người như thế thôi là đã đủ để gia đạo yên ấm hài hoà.

Những gia đình như thế có thể không phải là các đại phú hào, đại mỹ nhân, nhưng chỉ cần một đứa trẻ được lớn lên trong gia đình như vậy là đã đầy đủ về vật chất đến tinh thần, sẵn sàng để trở thành một người tử tế sau này trong xã hội rồi. Chuyện giàu hay đẹp, cuối cùng vẫn quay về với cái gốc là ai thiếu cái gì thì vẫn thường thèm khát cái đó. Đôi khi họ còn không tự nhận ra được điều đó ở bản thân.

Giàu và đẹp dù sao vẫn luôn là hai điều cực kỳ đáng để phấn đấu. Tuy vậy, chúng không phải là điều kiện tiên quyết để có một gia đình hạnh phúc. Gia đình không phải là công cụ bắc cầu để một người thoả mãn bản thân. Đó là môi trường để chúng ta nuôi lớn những đứa trẻ, để lại cho hậu thế những bài học mà cuộc đời này mình đã đúc rút. Nếu bạn nghĩ kết hôn là vì tình yêu hay vì một điều gì khác, hãy hoãn chuyện lập gia đình lại cũng được.

Khoảng hơn 100 năm trước, nhân loại xoá bỏ hệ thống nô lệ không phải chỉ vì đó là một việc “văn minh”. Mà vì hành vi đánh đập, nô dịch, ngược đãi một con người khác là những hành động quá dã man. Giống loài của chúng ta nên trở thành một thứ tốt hơn như thế. Rất tiếc là từ ấy đến giờ, sự thật ở đời vẫn luôn là khác máu thì tanh lòng.

Chuyện lạnh người nhất ngày hôm nay không chỉ đơn giản là việc có một bé gái bị đánh đập tàn nhẫn đến chết. Mà là khi bạn google về vụ việc này, bạn sẽ còn tìm ra nhiều bé gái tương tự. Thậm chí bạn sẽ còn phải tự hỏi bé gái “hôm nay” là ai trong số đó.

Định Kiến

Trong lý luận của nhà Phật, phải công nhận có cái triết lý về thập nhị nhân duyên quả thật cao siêu, càng ngày càng thấy vô cùng ảo diệu.
Thực ra đọc về nó rất nhanh, như mọi triết lý phương Đông khác, nó rất đơn giản, chỉ vài câu thơ huyền bí, từ con bé sinh viên đến cụ già đều nhớ được, nhưng vô cùng ít người hiểu được.
Tách một mảng trong đó ra sẽ thấy định kiến là thứ chi phối cuộc sống chúng ta kinh khủng. Hầu như tất cả những gì chúng ta nhìn nhận đều không thật, đều qua một lớp lăng kính định kiến.
Cứ đi dự một buổi họp lớp là thấy. Dù sau bao nhiêu năm, mỗi người một phận, nhưng rồi tất cả vẫn nhìn nhau như thời học sinh, sự cảm phục vẫn dành cho những bạn giỏi nhất, sự coi thường vẫn dành cho những bạn học kém nhất, dẫu đường đời đã đưa họ đi những nơi rất xa.
Như đội tuyển toán quốc tế của giáo sư Đàm Thanh Sơn, một nhà khoa học rất thành đạt bây giờ, có một anh nữa cực kỳ giỏi, nếu như không muốn nói là không thua gì giáo sư Sơn, nhưng cuối cùng anh này đang đi làm bảo vệ ở quê, hôm bữa tôi gặp, thấy anh vẫn đang giải toán cấp ba. Thương lắm. Do sau khi đi thi quốc tế về, không chịu được áp lực học hành, nên anh ấy phải bỏ cả đại học.
Rồi đọc một cuốn của Tô Hoài, trên chuyến tàu thủy từ Pháp, đưa các nhà khoa học về nước theo Bác, có một nhân vật rất giỏi, nhưng do thấy không hợp với mọi người, nên về nước cái là đi luôn về quê, rồi cuối đời làm thợ sửa xe ở một làng nhỏ ven quốc lộ. Trong khi cả đoàn trí thức ấy gần như đều thành Bộ trưởng, thứ trưởng, được ghi danh vào lịch sử.
Tư duy chúng ta luôn cưỡng lại việc phủ nhận hình mẫu nó đã khoác lên ai đó nó quen biết. Không có gì làm chúng ta kinh ngạc bằng việc ông hàng xóm chúng ta hoá ra là một nhà thơ vĩ đại, hay thằng bạn hồi bé hay chép bài ta bây giờ đã là một nhà khoa học lớn.
Vậy nên nhiều khi sự tự do của ta được giới hạn trong những gì người ta không biết về ta. Bởi vì cái gọi là những gì người ta biết ấy, nhiều khi chỉ là những định kiến.
18:20, Ngày 13 Tháng 8, 2019

Rau ngót

Nhân mùa hè, lại bàn về bí thuật nấu canh rau ngót.Người trí huệ chúng tôi, trong ăn uống luôn hướng tới sự tinh hoa, mọi món ăn dù với nguyên liệu bình thường nhất, cũng phải cầu kỳ mà chế biến thành những mỹ thực mới chịu đụng đũa. Các hàng ăn ngon ở thiên hạ ít khi lộ cho người ngoài, có hàng phở thậm chí chỉ bán cho người Phố Cổ, ai đi ăn thì cầm theo sổ hộ khẩu photo công chứng, nhà cách Bờ Hồ 1 km đổ về mới được vào ăn. Tôi cũng hay ăn ở một hàng gà tần, mỗi bàn ăn đặt cái cân tiểu ly cho khách kiểm tra, con gà nặng quá 6 lạng thì không phải trả tiền.

Một món ăn thanh nhiệt mùa hè rất được người chúng tôi ưa chuộng chính là canh rau ngót nấu với thịt lợn băm. Nghe thì rất bình dân, nhưng để nấu một bát canh rau ngót chuẩn vị lại không hề đơn giản. Bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu, đòi hỏi cành rau phải cong như đuôi mèo ngày động đực, độ dày, màu sắc của lá cũng phải đạt tiêu chuẩn mỹ thuật. Thịt có tỉ lệ nạc/mỡ đúng 85/15, băm bằng dao nhíp và dùng trong ngày, không qua đông lạnh.Rau ngót được gọi là Thủ Cung Mộc Diệp hoặc Kỷ Hương Dã Thái (rau kỷ hương dại). Thiên Trịnh Phong trong Thi Kinh có nhắc tới cây kỷ liễu, gỗ dùng làm môi thìa múc canh rất bền và đẹp, cùng với cây kỷ tử huyền thoại trong Đông Y, đều được người Trung Hoa xếp thành đồng loại vậy. Đây là một loại lá thuốc, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, rất lành tính, nam nữ lão ấu đều có thể ăn hàng ngày mà không lo bị dị ứng, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể dùng để bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.Tuy nhiên có một vấn đề mà người Đông Lào hiểu lầm cơ bản, khiến việc chế biến rau ngót không đạt được sự tinh hoa, đó là rau ngót vốn KHÔNG phải là rau, mà là LÁ CÂY. Tất nhiên có thể lý sự rằng rau thì cũng là lá cây, nhưng bản chất có chút khác nhau, cây rau ngót là cây THÂN GỖ, khác với rau muống, rau cải… vốn đều là cây thân thảo. Lá rau ngót, như mọi loại lá cây thân gỗ khác, cứng hơn lá rau thường, cộng thêm có rất nhiều tanin, khiến loại lá này có vị chát cùng mùi hăng, nấu lên màu canh vàng khè đặc quánh như nước điếu, nếu không biết cách sơ chế sẽ không thể nào ăn được.Sơ chế lá rau ngót cần đảm bảo 4 bước: Rửa, xao, vắt, thái. Rau tuốt cho vào chậu, nắm từng nắm nhỏ rồi giũ sạch trong chậu nước bỏ ra rổ để loại bỏ gai và sâu (lá rau ngót mọc trên cao nên ít có bùn đất). Sau đó bắc chảo lên bếp, bật nóng một vài phút, cho rau vào xao mềm cho tới khi không còn nhìn thấy màu xanh nhạt của lưng lá, trông thì có vẻ bị nát nhưng vì lá rau rất dai nên không ảnh hưởng gì, có thể xao thành vài mẻ nếu số lượng nhiều. Bỏ rau đã xao còn nóng vào rổ sắt, cho vào chậu rửa rồi xả nước lạnh, nhúng rau cho nguội bớt và vắt như vắt giẻ, cuối cùng nhấc rổ lên, dùng hết sức bóp rau thành những nắm tròn kiệt nước, rồi lại xả nước mới, lặp lại bước trên, cho những nắm rau đã vắt 2 lần lên thớt, thái thành những khúc khoanh dày đều 1cm như thái thuốc lào, thế là xong bước sơ chế rau.Sơ chế thịt bằng cách chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi, tuỳ yêu cầu và khẩu vị của mỗi gia đình mà có thể làm kỹ, sơ hoặc bỏ qua bước này, nhưng với Phú thì yêu cầu phải chần nóng rồi rửa lại bằng nước lạnh để hết mùi. Thái hành củ, cho mỡ lợn vào nồi (nồi dùng để nấu canh) phi thơm rồi cho thịt đã sơ chế vào, xào vài phút cho tới khi mùi thơm ngào ngạt chảy nước dãi bốc lên thì đổ nước sạch vào nồi, đun cho tới khi sôi, hớt bọt (nếu còn) rồi nêm muối, mì chính cho vừa miệng, cuối cùng cho rau đã sơ chế vào đun trong 3 phút (lưu ý không được đậy nắp nồi), tắt bếp (nếu muốn rau mềm hơn thì vặn nhỏ lửa để thêm vài phút).Thành phẩm canh đòi hỏi phải đạt đủ các yếu tố chất, sắc, vị, hương, người ăn phải cảm nhận nó thẩm thấu tới can, tràng, cốt, nhục. Mùi thơm thoang thoảng của hành tím phi, sự dai giòn của lá, vị ngọt của thịt, mỡ, màu trong vắt của nước canh, gọi là trung hoà vi mỹ. Y Doãn nói, thuyết thang dĩ chí vị, chính là nói về nấu món canh rau ngót này chăng? Húp bát canh mà không cảm được âm dương, thông được ngũ hành, nắm được thuật phanh nhẫm dũ trị cuốc của người xưa, thì tức canh chưa ngon, và người nấu chưa hiểu được cái trù sư chi đạo vậy

Tú Linh

Không mấy người biết về Tú Linh – dù là mấy người thân nhất.
Tú Linh là một tên đẹp, thi thoảng có xuất hiện vài lần trong một vài câu chuyện tôi viết.

Như những người lớn, Linh là người con gái đầu tiên để cho tôi biết, trên đời ngoài bạn bè và cái chợ của mẹ tôi ra thì còn một giống nữ nữa tồn tại. Tôi đã đi cùng cô ấy qua đủ mọi mùa hè, nghịch phá đủ mọi cánh ve, tôi vắt vẻo trên cành cây, hái từng chùm quả hồng đợm cho cô ấy, tôi phá những tổ chim, nhảy chân sáo trên nóc nhà, để chứng tỏ một điều tôi là người mạnh mẽ hơn. Những ngày trưa nắng cháy mùi bạch đàn, những tối ngồi vẽ than đen nhẻm mép cửa, những đêm nghe tiếng xà lan vỗ về bờ cát. Tôi và Linh đã nằm dài ở đó, nói nhau nghe về những chuyện con trẻ. Những trách móc đầu đời, những hờn dỗi bâng khuâng, những lần bỏ học trốn nhà rồi những kẻ lông bông, những dòng sông với con suối ấy.
Rồi, một thời gian dài trải lặng, một ngày với đôi bàn tay, đôi bàn chân bám đất, tôi quậy phá và sây sát, bàn tay măng đó đã chà nhẹ chân tôi, cho tôi hiểu vị nồng đượm nhiệt thành người con gái phố núi, cho tôi cái dụt chân đầu đời không chỉ vì đau, cho tôi biết cái xuýt xoa của người con gái khác, ngoài mẹ tôi.
Và, từ đó, Tôi đã ngẩn ngơ cả hồn tôi, lạc trong đôi vầng huyền ảo đó để kéo những ngày sao trời giăng mắc, tôi đã nhìn đôi mắt đó thật lâu, và kẽ giấu đi như tôi giấu tình tôi, thứ tình cảm mà hồi đó tôi không định nghĩa nổi.

Lãng mạn

Ai sẽ là khói về trời ngày hôm nay
Một ngày nhìn lại chẳng nào thấy được đáy
Tôi gặp ông ngày nắng cháy, lang thang và lang thang để rồi dừng lại nơi đây kể nể và kể nể.
Giống như những con nghiện, những câu chuyện là thứ kích thích người đàn ông nhưng mà không dám làm công khai. Họ sợ sự đánh giá, sự ngu dốt, sự mơ hồ của cái chốn hỗn độn này đánh gục họ.
Tôi cũng từng gặp một người đàn ông, khóc bên tôi, chỉ vì tôi nghe ông kể chuyện. Sau cùng ông dắt chiếc xe đạp về, gạt nước mắt, và cảm ơn tôi
Những kẻ nào đã từng bọn chen cái chốn này cũng hiểu. Ý tôi là, không kể những kẻ ngu dốt, cơm áo không lo, chẳng biết gì về nhau và tương lai xẩm tối. Họ sẽ hiểu. Khi đã qua những cái nắng cháy này thì họ không còn sự vui vẻ, khi đó họ không mưu cầu hạnh phúc hay tương lai, họ chỉ mưu cầu yên bình.
Như Oscar Wilde có nói
-Lãng mạn là đặc quyền của kẻ giàu hoặc lũ ngu dốt.

Không đề 123

Thờ ơ, thờ ơ đôi mắt buồn
Dọc ngang ngang dọc, chờ mưa tuôn
Nói nghe, nghe nói thôi không nữa
Giở ra, gấp lại, sách vẫn khuôn
Đứng lên ngồi xuống chẳng đi đâu
Nhạc lên nhạc tắt, nhạc thêm sầu
Định làm gì đây, tôi tự hỏi
Ra đâu vào đâu, trước qua cầu
Trời làm gió xuống, tôi làm người
Người đổ mưa tôi, bão đổ trời
Trời ơi kẻ dại chỉ xin người
Người cho một mảnh để ngắm trời