Chị Hằng

Lặng ngắm trời cao, ngắm trăng cao
Thơ thơ thẩn thẩn, chẳng câu nào 
Chị Hằng về không, nay xin khất
 Em bận lòng vòng, chốn lao xao

 Lặng ngắm trời cao, ngắm bông sao
 Cọ giấy mực bút, vẽ không vào
 Chị Hằng buồn tênh, nay không trách
 Hơi ôi kẻ dại, mãi lao đao

 Lặng ngắm trời cao, ngắm tôi sao
 Hát đôi câu hát, đôi câu chào
 Chị ơi, em tôi nay buồn quá 
 Thế gian luẩn quẩn, mãi lao vào 
Có thể là hình ảnh về 1 người

Nói về sơ mi

Như phần lớn đàn ông, Tôi không phân biệt được các loại trang phục của gái, Tôi tuyệt nhiên không thấy chúng khác gì nhau, thậm chí nếu gái không cắt trọc thì tôi cũng không biết là gái vừa đi làm tóc. Không hiểu sao mỗi lần cắt đi chỉ cần 2cm tóc là gái đã phải hỏi ý kiến tổ tư vấn? Nhưng riêng sơ mi thì khác. Mỗi khi nhìn gái mặc sơ mi (dĩ nhiên chỉ mỗi sơ mi và son thôi, không còn gì khác), tôi lại thấy trào lên một cảm giác yêu đương khôn tả. Nói chung mọi thứ trong người dựng đứng hết lên chứ không chỉ mắt. Có một cái gì đó rất dịu dàng, nữ tính, khêu gợi, trong sáng, thậm chí thánh thiện ở một người đàn bà mặc sơ mi người yêu. Tại sao như vậy nhỉ? Có lẽ vì mỗi khi gái mặc sơ mi tôi thường là do không chuẩn bị trước, ví dụ vừa đi cà phê cái là đi luôn, hay là do gái không phải dạng bánh bèo, đi đâu cũng mang theo một va ly đồ ngủ và một túi son phấn nước hoa thậm chí dầu gội đầu. Hoặc cũng có thể gái thích mọi thứ của người yêu, thậm chí cả một chiếc sơ mi cũ. Và sơ mi cũng là trang phục sexy nhất. Nó vừa đủ kín vừa đủ hở. Nó tiện vì không làm ướt giường. Nó cũng dễ cởi, không phải lần mò ra sau lưng, mệt rất. Và nó lại dễ giặt nữa, không phải đi sấy đi hấp lôi thôi như các phụ kiện khác của gái. Vậy nên dù là fan của quần áo đơn giản như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, có thể mua chục cái áo thun cùng màu, nhưng tôi luôn có vài chiếc sơ mi trong nhà.

Chưa tìm được ảnh phù hợp

À mà chợt nhớ món quà đầu tiên người ấy tặng tôi cũng là một chiếc sơ mi, nó hơi nhỏ hơn so với tôi, nhưng giờ vẫn còn. Và cũng vì sơ mi rất đẹp như thế, nên các bạn hãy chọn gái theo sơ mi của mình. Thứ nhất là về chiều cao thì không nên thấp hơn bạn quá 20cm, không thì vạt sơ mi sẽ xuống đến đầu gối, nhìn chán lắm. Cũng không nên cao hơn bạn hoặc thấp hơn bạn chỉ 10cm, vì nó sẽ hở hết cả ra, nhìn còn chán hơn. Về cân nặng cũng thế, gái nên nhẹ hơn bạn độ mười lăm, hai chục cân là vừa. Nhẹ hơn nữa thì nhìn gái sẽ giống bù nhìn rơm, mà nặng hơn nữa thì lại chật. Nếu bạn thích Calvin Klein hay Levis thì không nên chọn gái gầy, chất vải thô ráp của nó làm cho gái xơ xác đi. Nếu bạn thích Verscace thì không nên chọn gái đen, vì nhìn rất rợ. Nếu bạn thích sơ mi lụa thì đừng chọn gái béo, nhìn xồ xề. Và nếu bạn thích sơ mi sọc đứng thì đừng chọn gái gầy, nhìn cũng mất hứng đi ít nhiều.

 

Lại nói về giáo dục

Nhân việc gần đây có thằng nhóc đánh cô giáo, cũng nhân việc giáo dục mấy năm nay. Ngứa tay lại khai bút, nhức nhối mà biên văn, xin mạn phép, mượn đà, tọa thế mà nói đôi điều về giáo dục. Quyết tâm nói về tận gốc, nổi bật tận rễ để phân biệt giáo dục xưa nay
Tất cả phải nói về bộ sách như conkec mà trước đây xóm làng xôn xao trước
Nhìn chung thì người trí huệ chúng tôi rất hạn chế quan tâm tới những vấn đề học, viết, phát âm, hay phương pháp dạy đánh vần cho trẻ con. Khi bản thân mình sinh ra đã là chuẩn mực cho cả dân tộc, ta thường sẽ kiệm lời, ít nói. Chỉ có các người anh em thuộc tộc hào sảng hay nói cái tình người, học dốt, không phân biệt được hỏi ngã, bản thân đéo nói tiếng Việt mà nói một điểu – ngữ, mỗi khi giật tempo lên >100 thì nghe y như lấy 2 cái xô nhôm đập vào nhau, mới hay hào hứng với việc nếu ý – kiến về cải cách chương trình tiếng Việt.
Thực tế thì trước đây không bao giờ có vấn đề gì với sách giáo khoa, tất cả SGK ngày trước đều được biên soạn bởi những học giả người Hoa Hạ Sông Hồng, từng dấu chấm phảy đều như vàng ngọc. Mấy năm gần đây, lũ con buôn cấu kết với bọn làm chính sách, chạy truyền thông đập SGK tiêu chuẩn để chia bánh (và sắp tới là cho phép dùng điện thoại trong giờ để bán app), tuồn cứt đái vào lớp học với tên gọi “xã hội hoá” nên mới có cơ sự ngày nay. Nền giáo dục mà tới mức Mục Đồng thả diều cũng đi soạn sách, thì có nảy sinh bất kỳ vấn đề gì, cũng không nên lấy đó làm kinh ngạc, khi chỉ vài năm trước, chính các anh chị là bọn đã ủng hộ xoá bỏ độc quyền của Nhà Nước.

 

Giáo dục là nền tảng căn bản của quốc gia, đặc thù của giáo dục là tính kế thừa, không chỉ là một năm học, một đời học sinh, một thế kỷ mà còn dài hơn nữa. Thế nên vùng đất nào học giỏi thì 1000 năm trước đã giỏi, và giờ vẫn cứ giỏi, mặc cho thế sự xoay vần, và ngược lại, ở đâu học dốt thì bất kể thời đại, chế độ và nền giáo dục nào thì vẫn dốt đến thiên – thu.
Nếu muốn nâng cấp giáo dục, thì thứ đầu tiên chính là cần phải xây dựng nền văn hoá trọng giáo dục. Khi bố mẹ, anh chị trong nhà, người dưng ngoài đường, cho tới các lãnh đạo mặc bespoke 6 củ trên Thời Sự VTV đều coi trọng tri thức, coi trọng việc học, thì trẻ em rồi nó sẽ tự giỏi, mà thôi. Không thể có cái lý nào mà người lớn đã ngu, lại cổ vũ học nhẹ, hô hào khai phóng khinh toán và các môn tự nhiên (nhưng đồng thời cũng dốt cả văn sử địa âm nhạc và hội hoạ), mà lại có thể tạo ra một môi trường để khuyến khích trẻ em học giỏi được cả. Nó hoang đường như đòi mắm tôm phải có mùi xạ hương vậy.
Với học sinh lớp 1, có một thứ bắt buộc phải sớm đưa vào chương trình giảng dạy nếu muốn chấn hưng nền giáo dục đang dặt dẹo như lao kháng thuốc giai đoạn cuối ở Thanh Nhàn, đó chính là Tam Tự Kinh – cuốn sách kinh điển để dạy trẻ em trong suốt 1000 năm qua, kết tụ những tinh tuý nhất của nền văn minh Hoa Hạ, vừa dạy được đạo đức, lại có thể dạy thêm chữ Hán cho học sinh để tăng vốn chữ.
Nhiều anh chị rất hay ra cái điều coi thường sách Nho học, dù cả đời khéo chưa đọc bao giờ, và có đọc thì cũng đéo hiểu. Quả thực thì Tam Tự Kinh nó không dạy con các anh chị về ancol không no, về tái tổ hợp di truyền hay E=mc^2, nhưng nó dạy thứ quan trọng và cơ bản hơn: Thái độ đối với việc học, với trường lớp và thày cô. Đây mới chính là cái đầu tiên cần phải học đối với học sinh lớp một (nhắc lại là lớp một), chứ không phải truyện Lép-tôn-xtôi hay mấy thứ ngụ ngôn cứt nát rối như longlon mà đến trí tuệ như tôi đây đọc còn đéo hiểu chúng nó muốn truyền tải cái đéo gì???
Ai từng học Tam Tự Kinh sẽ hiểu, nó không thừa, không thiếu một chữ nào trong việc dạy trẻ con về luân lý, lòng hiếu học và hiếu thảo. Giáo dục trẻ em nếu không hướng tới những mục tiêu này, bỏ qua tam cương ngũ thường, không giảng về tinh thần “thủ hiếu đễ, thứ kiến văn” hay “ấu nhi học tráng nhi hành”, thì nó chính là một nền giáo dục phản động, thương luân bại lý, chỉ tạo ra được những sản phẩm lười biếng, ngu dốt, bất hiếu, me tây, sịp cầu vồng và vong bản, chứ không thể đào tạo ra con người đúng nghĩa được. Hay những câu bất hủ như “Khuyển thủ dạ kê ti thần, cẩu bất học hạt vi nhân, tàm thổ ti phong nhưỡng mật, nhân bất học bất như vật”, thì các giáo sư Đông Lào hay ăn tục nói phét trên phây, có ngồi thiền 100 năm nữa, cũng đéo bao giờ có thể đủ trình để viết ra được những tuyệt tác tới như vậy.
Nếu hấp thụ được tinh thần và thái độ với việc học ở trong Tam Tự Kinh, thì toán, lý, hoá, sinh, ngoại ngữ, dần dần tự nó sẽ giỏi mà thôi. Nên nhớ rằng thế hệ trí thức đỉnh cao của Việt Nam vào giai đoạn chuyển sang Tây Học, đều 100% có gốc là các gia đình nhà Nho. Nho học dạy về cái thái độ và cách học, còn thích học cái gì là việc của các anh chị. Thời Đường trọng thơ, thời Tống trọng lý học, thời Nguyên đốt sách và thời Minh bắt đầu suy tàn với việc anh Chu Nguyên Chương học dốt ép cả nước viết văn Bát Cổ. Các môn học khi thịnh khi suy, các ngành hot cũng mỗi thời một kiểu, nhưng bản chất của cái sự học, thì 1000 năm nữa hay xa hơn, thì vẫn vậy, mà thôi.


Còn nghe lũ con buôn thanh minh về cái sách giáo khoa cục cứt của chúng nó thì càng kinh tởm, đã me Tây nhưng lại còn me xanh mới khốn khổ, xuyên tạc văn học Tây thành những cái ngu si, đần độn, ngôn ngữ văn phong thì như hiệp sĩ thảo Nghị Quyết TW, xong đưa vào dạy trẻ con, giờ còn già mồm ra cãi, tôi chả hiểu mấy anh chị bênh cái đéo gì lũ tâm thần ấy?
Đông Lào ta vốn là một nước Hoa Hạ, từ văn hóa đến nòi giống của chúng ta đều là Hoa Hạ, suốt hàng nghìn năm nay vẫn chỉ bái Khổng Mạnh làm tôn sư, lấy Thi Thư làm mô phạm, ngõ hầu thân chá ư Thánh Hiền chi Đạo, không để lẫn lộn với man di. Trẻ con trước hết cần phải học về tam cương ngũ thường, hiếu kính trung trinh, toán học thì cũng chỉ nhất nhi thập thập nhi bách, bách nhi thiên thiên nhi vạn, chứ các anh chị định dạy nó khai căn với giải tích phân ở tuổi vỡ lòng, hay sao????
Cần nhanh chóng đưa Tam Tự Kinh vào giảng dạy từ lớp một, học là cách duy nhất để có thể hiểu và giỏi siêu đẳng mà đéo cần phải biết Lev Tolstoi là thằng đéo nào cả, lớn lên nếu chúng nó thích hoặc theo chuyên ngành xã hội, sẽ tự biết tìm Vôinha I Mir hay Anna Karenina mà đọc. Phần cứng nào thì nên cài phần mềm ấy, ăn gạo thì học triết học của bọn ăn gạo thôi, ngụ ngôn Tây cái mả cụ chúng mày í thật là hamlon quá đi hỡi cái lũ khố rách học dốt IQ thấp chỉ đú bẩn, là tài.
Nhân ngày đói thối mồm, bụng kêu anh ách nên có mấy lời chửi nhẹ nhàng thế, mà thôi.

Mạn đàm khai bút – tản mạn về Vô Vi

Trời chớm vào xuân, núi rừng ca hát, ngồi lại trà quán. Thân thể hồng hào, tức tửu vô vi, nhâm nhi trà chiều, thật là tao nhã vô cùng.
Ấy thế mà luận về vô vi có vẻ thế gian vô tường, thâm tâm bất an, vô dụng cứ ngỡ vô vi, tác hại triền miên. Âu cũng là phận. Nay, thời gian vô khối, kẻ không trẻ trâu này xin mạn đàm khai bút, mượn chuyện con mèo, con chuột mà kiến giải lời thánh nhân, luận lại cổ thư mà làm quà tặng cho đời.
Vô Vi – Một trong cảnh giới của chữ Vô trong Hoa Hạ ngàn năm. Nhiều người cứ nghĩ vô vi là không làm gì. Tuyệt nhiên không phải. Vô Vi là làm như không làm, tuyệt thế trên đời chẳng phải ai cũng nhìn nhận ra, ấy vậy mà trời đất mới đứng đầu tất cả. Vì trời không làm gì, đất cũng không làm gì.

Đạo Đức Kinh

Chữ Hư, chữ Vô, chữ Không, trong siêu hình học đạo Lão, tức là Tuyệt đối. Đạo đức kinh chương 40 viết:
-Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư Vô
Xướng đạo Chân ngôn viết:
– Đạo gia gọi là Hư; Phật gia gọi là Không. «
Không có thể nhìn thấy mọi sự, nghe thấy mọi sự. Không vẫn không làm gì gián cách, không vốn vô lượng, vô biên. Cho nên khi một người suy nghĩ, người cùng nhà không hay biết, mà Hư không vô lượng, vô biên đã biết, đã hay… Vì thế, Nho gia nói “Thân độc, úy không” cẩn thận khi ở một mình, sợ hãi cái Không
Nơi con người hư vô chính là chân tâm, bản tâm con người. Sách Tựu Chính lục viết: Thiên hạ vạn sự vạn vật giai hữu hình, hữu tích, duy có tâm là không thể lấy hình tích mà tìm cầu; không tiếng không hơi; không không, đãng đãng
Hay tiếp trong Đạo Đức Kinh đã viết rõ
– Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.
Kiến giải thì nhiều. Ấy thế mà nói tóm gọn lại là. Làm 1 chỉ được 1, làm 10 chỉ được 10, chi bằng đéo làm gì hết là có đủ thiên hạ. Không làm gì cũng có cách của không làm gì. Thánh nhân an tọa xuất ra khí, khí xuất phi hữu hình, hữu hình phi nắm bắt, ngu dốt bình phàm chỉ thấy ngồi không. Ấy thế mà có cả thiên hạ.
Người tu tĩnh toạ, quán đan điền cần dụng tâm như mèo đang rình bắt chuột, lim dim thư giãn như đang ngủ, nhưng lại vô cùng nhậy bén, không có động tĩnh nào lại không biết. Biết mà không theo, thư giãn mà vẫn chăm chú, thâu liễm mà vẫn luôn đáp ứng….chỉ cần chuột chạy qua là lập tức bắt kịp, vô cùng diệu dụng.
Chớ dụng tâm quá sức, cũng không buông lơi dãi lải,…thư giãn mà tập trung, dụng tâm mà tự nhiên, đi mà như đã đến. Đây là điểm khó lĩnh hội đứng đằng sau mọi hình thức tu tập, người tu tập nội khí, tĩnh toạ hãy cố thâm nhập trạng thái này.
Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.

Vô danh thiên địa chi thủy, Hữu danh vạn vật chi mẫu.

Ấy thế mà lại nói về rượu

Xuân về, tết đến. Hoa nở mơ màng cả cánh rừng, tôi đi lang thang cõi mộng, thi nhất tá tửu vựng sinh hồng. Ấy thế mà thế gian cứ bảo mấy ông nát rượu, vậy là không đúng.
Nay mượn lời bông đùa, gửi văn, gửi thơ, biên đôi dòng bạch thoại, xin mạn phép nói đôi điều, trước để vui vẻ tiết trời xuân phân, sau để kể nể oan ức, cốt là giữ lại cái tinh hoa chốn Việt Quốc.
Đó, để về Rượu, bác Khổng có nói,
Xuân vô tửu bất xuân thi lễ
Dịch bạch thoại nghĩa là, tết không uống rượu thì đéo coi là chúc Tết, éo được vào nhà
Lại nói sơ qua về bác Khổng.
Khổng ở đây nói Khổng Tử, tư tưởng truyền ngàn năm Hoa Hạ, đến giờ ai nấy trong đời đều nghe qua Ngũ Kinh và Tứ Thư. Ấy thế mà trọn bộ Kinh Lễ, dạng bách khoa cho Foody – Fooder lừng danh của thời Xuân Thu cũng không chủ trương cấm bia rượu, trong ăn uống Khổng Tử đề ra rất nhiều quy tắc nhưng riêng với bia rượu, Ngài chỉ ngắn gọn “duy tửu vô lượng, bất cập loạn”, tức là duy chỉ có bia rượu thì uống thoải mái, miễn là đừng để say rồi gây rối linh tinh.
Lý Bạch nâng chén thì nhà Đường phát tích thần thơ, Kinh Kha nâng chén thì nước Yên có thêm hào kiệt, Triệu Khuông Dận nâng chén thì vững được 300 năm cơ đồ triều Tống. Bia rượu không xấu, chỉ có bọn say khướt đập phá, phóng xe mới xấu, mà thôi. Hãy học cách uống có văn hoá, có khí chất của người xưa, thì dẫu xóm xóm đắp tượng Đỗ Khang, người người bái Lưu Linh làm sư cũng chẳng gây hại gì.


Nhân tiện đang nói về kinh lễ.
Ấy thế mà cách uống rượu cũng quan trọng, bọn trẻ giờ vồ vập, không nhìn trên nhìn dưới, cái lễ không qua ngọn cỏ, thế mà tưởng mình jang hồ, thương thay. Nay còn ít mực thơm giấy đỏ, biên nốt vài dòng.
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhứt trản trà
Nhất nhất đắc như thử
Lương y bất đáo gia
Rượu vốn vật trung hòa, Chí âm chí dương trong rượu là do vật bên trong. Nếu như vật chết, âm nặng dương suy, không thể không phòng, uống xong cơ thể nóng đỏ, nổi ban, tay chân mềm nhũn, trí tuệ thức thần, ấy vậy không phải không tốt

Tản văn – Khoảng trời dưới mái

Ông với lấy điện thoại, đôi tay run run, đưa cho tôi.

-Chụp cho bố mấy dây thường xuân trước nhà.

Mẹ tôi bước vào với hai chai thuốc trên tay. Kéo cổ ống tay áo đã gầy đi và xanh sao, mạch máu loang lổ những vết kim, vết truyền. Vạch dấu, đường mạch máu nổi gân như những đoạn rễ ăn sâu vào bộ xương mảnh khảnh. Mẹ tôi treo hai chai thuốc lên thành giường. Búng cái dây truyền rồi chọc nhẹ vào đúng chỗ vừa vạch dấu. Mắt mẹ tôi không chớp. Tay bà thoăn thoắt và điệu luyện. Bà đã quá quen với việc đó.

Nhưng ngày đầu tiên nhận tin bố tôi ốm, một cục u chắn ngang thanh khoản, đôi tay bà run run, mắt bà dại đi từng hồi. Mẹ tôi ngồi xụp xuống bàn, hay tay giơ quá đầu, ôm trán, bà ngồi lặng ở đó. Hay mẹ khóc, chắc là không, bà hiền hơn phụ nữ nhưng mạnh mẽ hơn đàn ông.

Đứa em nhỏ tôi chạy vào, với bức hình trái tin đỏ trên tay, xà vào lòng mẹ hỏi.

-Tình yêu là gì, mẹ ơi.

-Tình yêu ư. Nghe như bài nhạc.

Rồi bà dịch giọng, cả nốt thăng và nốt trầm. Bà quay mặt vào cây đàn dương cầm. Bấm từng nốt vang vọng từng khuông nhạc mà không nhìn 2 đứa con một lần. Ru ta ngậm ngùi – Trịnh Công Sơn.

Bố tôi, nhưng ngày đầu ông nằm đây quả là không dễ với ông ấy. Ông cố gắng bước dậy, đi từng bước để phụ mẹ tôi dù chỉ là vài việc nhỏ mà trước đây ông chưa từng làm. Ông cố gắng ép ra từng nụ cười cạnh từng hồi nhăn mặt, chắc có lẽ, ông không muốn mọi người coi ông là một người bệnh trong ngôi nhà này, ngôi nhà một tay ông xây dựng lên, hoặc cũng có thể ông không muốn để vợ mình người đã đi cùng ông cả một đời người đủ thời gian để suy nghĩ về việc ông phải đi một con đường nào đó khác mà bà không đi theo được, ông muốn bà mãi mãi được ngập chìm trong yêu thương những ngày mây đen giăng kín mái nhà tôi.

Đứa em gái nhỏ của tôi, những ngày mây giăng kín đó, nó vẫn chạy loăng quăng bên mẹ và bố, làm cả nhà những tiếng cười với những nét ngây ngô thường ngày. Bố mẹ và tôi đã quyết định không nói với nó, chỉ bảo là bố bị bệnh. Rồi đến nhưng ngày bố tôi không còn đi được nữa thì nó chạy quanh giường, vẽ những tranh phong cảnh đẹp nhất đời ông ấy từng xem, không biết bố tôi bảo nó vẽ hay nó đã tự nhận ra bố thèm bên ngoài thế nào mà vẽ cho bố xem. Cũng đúng thôi, người đã đi khắp cả trái đất này giờ đây phải nằm trong chiếc băng ca được kê đối diện cửa sổ nhà cứ như là sự trói buộc đau đớn của tạo hóa

Khoảng trời dưới mái, khoảng trời của áo tơ và lưỡi hái.

Từng giọt nước mắt lăn dài vào chính tôi.

MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Trời lảo đảo vào khuya, cái khuya ở cái trốn phồn hoa này khác cái khuya ở quê tôi lắm. Ở quê tôi, mỗi khi trời buông màu tối cũng là lúc tắt hẳn một ngày.
Còn ở nơi đây đêm cũng chẳng hẳn là đêm, ngày cũng chẳng hẳn là ngày, tôi có cảm giác mỗi người ở đây cảm nhận đêm ngày qua giấc ngủ của họ. Nếu lúc nào họ buồn ngủ thì với họ là đêm, những lúc nào họ tỉnh thì với họ là ngày. Cuộc sống những con người nơi đây luôn chống lại những điều tự nhiên cố gắng ban tặng cho chúng ta. Cây bị chặt mất, đất bị chia cắt, trời bị che phủ, vài con chim cũng chẳng còn chỗ mà bay, chẳng có chỗ mà hót. Tôi có cảm giác con người nơi đây chỉ đang cố gắng che lấp cái hờn ghen tâm hồn, như cái khoảng trời to đùng bị căn nhà bé tí che mất. Thật là buồn bã, thật là bi thảm.


Tôi lang thang quanh khu Tạ Hiện. Người ta nói đây là phố nhộn nhịp. Nhưng mà không. Nhộn nhịp với tôi là phải vui mà ở đây tôi thấy không chút nào nụ cười thật lòng. Không khí náo nhiệt, đầy tiếng cười, đầy tiếng đưa đẩy làm che đi mọi thứ như cái thành phố này đã từng che đi. Tôi thấy họ lừa dối nhau qua từng ly rượu mời. Tôi thấy họ cay nước mắt về chuyện tình họ, tôi thấy mọi thứ quay vòng vòng qua miếng cơm 15m2 mà hàng chục người trông ngóng. Tôi thấy họ trốn tránh cuộc sống mình ở nơi đây.
Tôi mua vài lon bia, đi dạo, lẩm nhẩm vài ba lời nhạc cho hợp tâm trạng. Ấy thế mà nghĩ ra cũng ra dáng người nghệ sĩ phết. Mẹ tôi bảo, nghệ gừng, nghệ sĩ, toàn mấy việc vô bổ, thế mà khi bà biết thằng con mình cũng tự nhận là nghệ sĩ bà lại bảo

-Mày lớn rồi, tao không bắt mày chọn con đường của mày, ghề gì cũng là ghề, miễn sao mày đừng để tiếng xấu cho bố mẹ mày là tao mừng rồi.


Hồi đó tôi nghĩ đi nghĩ lại việc không biết mẹ có thích tôi làm nghệ thuật, nghĩ nhiều lắm. Nghĩ đến mức viết được ra vài bài nhạc. Vậy thế là tôi nghĩ đến bây giờ và viết nhạc đến bây giờ.
Tôi đi được một đoạn rồi đi vào một con hẻm nhỏ nhưng sáng, vài cốc bia vẫn đong đưa trước mặt những con người lọt thỏm trong quán đó. Tôi đi qua một ông già, ông ngồi bệt ở vỉa hè, chếch chếch quán bia, đúng cạnh chỗ ánh đèn chiếu hết. Ông gầy, nhỏ thó như đứa bé mới dậy thì, nhưng khuân mặt đủ những vết khắc khổ che lấy cái thanh tao thoát tục của ông. Tay cố bật cái bật lửa dí sát để châm điếu thuốc đã gắn sẵn trên môi. Loay hoay một hồi ông không bật được bèn gọi.

-Cậu gì đấy cho tôi mượn cái bật, cái bật này nó vô nước rồi tôi bật không có lên.


Tôi bước lại gần, ngồi xụp xuống bên ông, đưa ông cái zippo tôi được tặng. Ông bật cạch, tiếng xèo xèo của điếu thăng long cháy đỏ cùng mùi thơm thơm của xăng zippo nhẹ nhàng quen thuộc. Tôi mời ông lon bia. Ông xua xua ngón tay thon dài nhưng đã nhăn nheo rồi bảo.

-Hôm nay uống đủ rồi, tôi không uống nữa, cậu cứ uống đi, cậu cho tôi mượn cái bật tôi cảm ơn.

Bác cứ uống với con, bác uống với con cho vui chứ con đi có một mình, uống một mình cũng buồn. -Tôi nói.

Thế là tôi giật lắp lon rồi đưa cho bác. Bác nhìn một hồi rồi lặng lẽ cầm lon bia trên tay tôi mà uống một ngụm nhỏ. Một hồi lâu, tôi và bác ngồi ở cái góc tối đó mà nhìn cuộc đời. Điếu thuốc chắc cũng đang nhìn cuộc đời, vì tôi thấy một khoảng nhẹ, nó lại rơi tàn thuốc như rơi giọt nước mắt. Bỗng bác hỏi.


-Cậu đang buồn hả, chỉ có người buồn người ta mới uống rượu uống bia một mình vào buổi đêm thế này thôi.


Chẳng phải bác cũng vừa uống bia một mình đó sao, đến giờ bác cũng chưa về, cũng vẫn ngồi đây mà hút thuốc thì chẳng là bác cũng đang buồn đó sao. Tôi không trả lời. Bác lại nói tiếp.


-Cậu buồn vì chuyện gì. Chắc không biết mình chọn đúng hay sai đúng không, tuổi trẻ mà, trước đây tôi cũng đi một mình thế này đấy. Nói cậu nghe, buồn cũng có nhiều loại, có loại buồn chuyện tình cảm, có loại buồn chuyện gia đình, có loại buồn vì sự nghiệp, cũng có loại tự nhiên mà buồn. Nhìn cậu thế này chắc chắn là tự nhiên mà buồn rồi. Mà tự nhiên mà buồn cũng đâu có tự nhiên đâu. Toàn mấy chuyện quay qua quay lại nó làm mình buồn ấy chứ.


Tôi khẽ gật đầu. Đưa tay vào túi quần lấy ra điếu thuốc. Lại tiếng cạnh cạnh vang lên và mùi xăng zippo. Bác lại nói tiếp.


-Chọn thế nào cũng là chọn thôi cậu à, như tôi đây này, tôi cũng vẽ tranh đấy, khổ nỗi tranh tôi không ai xem, không ai thích, thế là tôi vẽ ra cứ cất gầm giường, cũng chẳng mong ngày nào đó như picasso mà nổi tiếng. Tôi vẽ ra, tôi hiểu, tôi thấy hay, thế là tôi vui rồi. Tranh cất dưới gầm giường hay treo ở viện bảo tàng thì cũng như nhau, cũng từ ước mơ của người họa sĩ mà vẽ ra thôi. Cuộc sống mà, có người này người nọ. Có người chọn sống không ai biết cũng có người chọn sống nhiều người theo đuổi. Thành ra như Nguyễn Trãi thế mà vui. Chẳng bận tâm chẳng vướng bận sự đời. Lúc chết cười lên một tiếng. Gọi ra thì đời cũng không đến nỗi nào cậu nhỉ.


-Cháu cũng làm nhạc, nhưng mà đời nghệ sỹ này thật cực quá, cháu cam không có xong.

-Nhạc nhẽo rồi thơ văn, cái nào cũng như cái nào thôi cậu. Cũng mua vui cho đời, mà đã là mua vui thì sẽ có người mua người nghi ngờ. Có người khen có người chê. Họ là họ đâu phải là mình mà biết mình viết mình nói mình vẽ cái gì đúng không cậu. Tôi đây này, vợ tôi yêu tôi lắm, tôi cũng yêu bà ấy lắm, khổ nỗi nhà nghèo, lại không có con đâm ra nhiều lúc cáu giận, có hôm tôi rượu say, tôi nói nặng lời thế là bà ấy khóc bà bỏ đi. Tôi đi tìm mãi rồi cũng có thấy đâu. Bà ở trong tranh tôi lâu rồi ấy thế mà bà nỡ mang cái hồn tôi đi mất, mang cái hồn tranh đi mất.


Ông vừa nói vừa khàn khàn. Cái tiếng của ông như khóc. Thay cho những người vui vẻ cười đùa ngoài kia. Được một lúc như thể quãng thời gian còn bé trôi qua. Ông lặng đi một lúc, chờ từng quảng thời gian trôi qua kẽ tay trái mà trôi ngược lại kẽ tay phải, tôi nghĩ ông đang lần dấu cuộc đời mình, lần cái dấu mà có người đàn bà đã từng yêu ông nhiều lắm.

Tôi hỏi

– Bác còn tìm bà ấy làm gì, bà ấy đi, bà ấy chọn con đường mới. Con nghĩ bác cũng nên chọn con đường mới, con đường bên người mới.

Ấy mà không nỡ cậu ạ

-Ấy chết. ” tiếng nói khẽ run ” con đường nào mà chẳng là con đường hả cậu. Cậu còn trẻ nên cậu nghĩ thế thôi chứ một người đã đi cả một con đường, cả một đời người rồi để một ngày rẽ khác đi một bước đâu có được, đâu có vui hả cậu.

-Tôi còn tìm bà ấy làm gì, tìm bà ấy để nói lời xin lỗi chứ làm gì.

-Cuộc sống này cũng mấy lần định đi đến cuối đường rồi ấy chứ cậu ” một lúc sau ông nói tiếp ” ấy thế mà chưa lỡ, tại tôi còn nợ, nợ nhiều thứ lắm nên không nỡ cậu à.


Ông thở 1 hơi dài. Tôi với ông cùng lặng đi. Không nỡ, ấy thế mà cũng không nỡ, người già thật cứng đầu. họ bỏ đi rồi, họ có quyền vậy thì mình cũng có quyền vậy, họ đâu còn nhớ ông làm chi mà ông không nỡ. Một hơi thật buồn ông lấy can đảm mà đứng dậy.

-Thôi tôi về đây, trò chuyện với cậu thật là vui hết sẩy. lâu lắm rồi mới có lần uống bia ngon thế này. Trả cậu cái bật.


Ông lảo đảo bước ra xe, chiếc xe lảo đảo bước ra đường, những con người say ấy mà đã đi cùng nhau 1 đời rồi đấy, 1 đời một người rồi đấy.
Cuộc sống thật vỡ òa. Lặng đi từng chút một. Ấy thế là buồn, ấy thế mà vui.

MỘT VÀI CON ĐƯỜNG

Tản văn về những con người tôi từng gặp – Những con đường tôi từng đi

Gã gói từng món đồ vào trong chiếc balo cũ, đã sờn. Vội vã bước đi trước khi cơn mưa đang tới, chuông nhà thờ đang vang lên, gã chen qua dòng người đang bước vào nhà thờ. Cúi gằm, qua cây cầu, bước về hướng mặt trời lặn, ngược lại tất cả, băng sang đường, Ngang qua những bụi cỏ tranh, mình lấm tấm hoa dại, màu đỏ xanh. Những bụi cỏ tranh xột xoạt vang lên tiếng buồn rũ rượi cho một xế chiều thu ấm áp. Gã bước đi, cơn mưa như hòa tấu vào khoảng trời, tặng riêng từng người đã cũ một lời tình buồn nhẹ nhàng bên khung trời đỏ ửng. Những lời thì thầm, của cỏ, của cây, của từng ấy năm vang vọng về trong không gian len qua từng mạch máu của gã mà đưa gã hồi tưởng.
Trước đây, cái thời còn kháng chiến chống mỹ. Gã đi thanh niên xung phong, vào một tiểu đội được cử đi miền nam. Một người thanh niên sống lên giữa núi rừng chập trùng miền núi tây bắc thì những con đường dọc Hã tĩnh vào Nam với gã chẳng có thấm tháp gì. Gã băng qua từng ấy đoạn đường rồi được đóng quân tại Bình Thuận, gần thành phố biển Phan Thiết. Sau những ngày bập bùng tiếng súng, tiếng bom, tiếng hò hét của buôn làng. Gã cùng vài người còn sót lại trong tiểu đội quyết định sống luôn ở Phan Thiết, một phần vì gã đã có quá nhiều kỉ niệm ở đây, một phần vì gã trốn tránh về Hà Nội vì gã bảo đã quá chán Hà Nội và muốn tìm một nơi thoáng mát như ở đây. Gã được người dân và đồng chí giúp đỡ dựng được một căn nhà nhỏ, cách biển Phan Thiết khoảng 4km. Gã thích gọi là căn nhà cho ấm cúng chứ thật ra nó cũng chẳng là nhà nữa, bốn vách đều làm bằng bùn trộn với rơm dạ mà thành, 4 cái cột được coi là vững chắc nhất được làm bằng thân xà cừ cắm xuống đất tạo thành cột, Cái mái nhà che nắng che mưa được làm bằng lá cọ khô xứ này.

Cả cái căn nhà được một cái cửa cao 1m5, mỗi khi ra vào đều phải hạ mình cung kính, gã bảo gã muốn vậy, vì gã muốn mỗi lần, mỗi người đều phải cúi mình tạ ơn và cảm ơn. Cảm ơn đời, cảm ơn những người bạn đã giúp gã đến ngày hôm nay, giúp gã đến lúc gã được bình yên trong căn nhà này. Cái quý giá nhất trong căn nhà của gã là chiếc hòm xiểng đựng đồ linh tinh thời chiến và cây đàn guitar. Đầu tiên gã có 1 chiếc hòm và 1 chiếc bao tải đựng chăn màn, nhưng khi một vài đồng đội bày ý về bắc, Gã cho họ để làm cái chỗ chui ra chui vào khi đi dọc đoạn đường đó, thành ra gã còn mỗi cái hòm và cây đàn. Gã cười bảo mọi người là

-Vậy cũng tốt, mỗi khi chán muốn chuyển nhà đi đâu đỡ phải đem đồ lỉnh cỉnh.

Cái hòm thì vẫn ở đó, gã đá lăn đá lóc đã lâu mà cái hòm thì vẫn là cái hòm thành ra gã quý cây đàn nhất. Cây đàn guitar gã lấy được ở một thời Liên Xô gửi viện trợ cho dân miền Nam, Chẳng hiểu sao vào giữa thời chiến họ lại người cho lính chiến 1 cây đàn nữa, chắc cây đàn để vơi đi nỗi niềm, để khơi gợi chút niềm vui, niềm tin vào cuộc sống của những người chẳng biết ngày mai ra sao, ít ra có cây đàn cũng đỡ tủi phần nào. Hoặc họ cũng có thể đã biết trước có người chọn sống cô đơn như gã lên gửi tặng cây đàn những lúc đỡ tủi thì sao. Chẳng biết nữa, nhưng chỉ biết cây đàn này là cái cuối cùng nói chuyện với gã mỗi khi đêm tới.
Sống được gần một năm yên bình gã thấy nhớ nhà quá, cái nhà ở quê thì cũng đơn xơ như cái nhà này thôi nhưng mà gã nhớ quá nên thành ra gã bỏ lại ngôi nhà này mà đi về Bắc. khi đi gã bỏ lại cái hòm của mình, gã chỉ cầm theo một chút đồ ăn và ra bến xe lửa. Gã định bám sau xe lửa, đi đến đâu mình thấy vui thì mình ở đó chơi, được vài tháng về Hà Nội rồi bắt xe về quê cũng là vừa. Thế là gã đi như thế thật, gã bám sau xe lửa vì không có tiền rồi lúc xe lửa chạy gã leo lên trên nóc xe mà nằm ngắm trời, ngắm mây. Lúc xe lửa dừng thì gã xuống, đi chơi vài vòng, nói chuyện với mọi người. Thấy vui, cảnh đẹp thì gã ở lại, thấy chán rồi gã lại đi, Gã cứ thế, chẳng ai biết là ngày mai gã vẫn ở đây hay ở 1 phương trời khác, phương trời họ từng nghĩ ra trong tưởng tượng.
Rồi một ngày gã dừng ở Đà Lạt, Thành phố này thật thú vị quá. Gã thấy những ngọn đồi xanh mượt, gã đi lòng vòng rồi đến đường Hùng Vương, gã lại rẽ về Dã Chiến vì hi vọng ở đó gặp người nào đã từng đi lính sẽ cho gã ở lại chung vài ngày để khám phá Đà Lạt mộng mơ này rồi sẽ đi. Gã cứ đi, cứ thấy đường nhỏ là gã rẽ vào. Gã bảo, bọn đi lính làm quái gì có tiền mà ở đường to, thế là gã cứ thế mà rẽ vào đường nhỏ, phố nhỏ, rẽ vòng, vòng vo một lúc, gã tìm được một quán nước, quán nước này được làm dạng nhà sàn, gã nhớ quá, trước gã cũng ở nhà sàn thế này chứ đâu, nhưng nhà sàn ở đây sao mà nhỏ quá, nhà sàn chỗ gã cao, cao hơn nhiều ở đây để còn săn bắt thú và tổ chức lễ nữa chứ. Gã nghĩ một lúc rồi rẽ vào, căn nhà cũng nhỏ nhưng được cái đây là căn nhà rộng nhất gã từng thấy. vì bốn phía quanh căn nhà này đều nhìn thẳng ra ngoài, không tường, không vách, chỉ có 8 cái cột với mái che nắng che mưa, 4 phía đều là cửa sổ, xung quanh bày trí tuyệt vời mà chỉ với ghế gỗ và bàn gỗ, 3 bộ bàn, gã vẫn nhớ như in từ ngày đó đến giờ. Gã bước vào gặp 1 người nằm trên ghế, ghả ra đăng sau, bên cạnh là cái điếu thuốc lào.
Cái món thuốc lào này gã khoái lắm, nhưng mà tìm cả cái miền nam gã không gặp. ở trong miền nam họ chuộng thuốc lá cuốn là nhiều chứ thuốc lào họ không dùng. Gã đành mạn phép mà đi vào, hỏi.


-Anh gì đó cho tôi xin bi thuốc lào nhé??

-Đây, anh cứ tự nhiên.

Người đó nhỏ dậy nheo mắt 1 cái rồi nói

-Dạ tôi cảm ơn, mà anh ở Bắc vào à. Tôi nghe anh nói đặc dọng Hà Nội.

-Vâng, tôi người Hà Nội, tôi đi lính rồi không muốn về dựng căn nhà ở đây rồi ở đây luôn.

– Anh cũng ở Bắc hả.

-Vâng. Tôi cũng là lính vào Nam, giờ đang về Hà Nội đây. Anh cho tôi ở lại mấy ngày nhé, ở đây đẹp quá tôi chưa lỡ đi.


Hắn cười hà hà rồi gật đầu.

-Vâng, anh không chê nghèo, chê khó thì cứ ở đây với tôi cho vui.
Thế là Gã ở với hắn. Cuộc sống thật thoải mái. Sáng ra hắn vỡi gã đi hái rau nhổ sắn về ăn. Gã đánh đàn, hắn hát nghêu ngao. Gã với hắn hợp nhau từng tí một. Về sau hỏi ra, gã biết hắn là một người không có gia đình, gia đình hắn bị mất hết trong chiến tranh, bố hắn đi bộ đội, mẹ thì chết. Gã còn một người chú, thế nhưng đã lâu không liên lạc, chắc hẳn hắn và chú hắn đều nghĩ người kia đã chết từ lâu. Chiến tranh mà, ai biết được ai đâu. Gần bên nhà hắn cũng có một căn nhà nhỏ, trong căn nhà đó cũng chẳng có ai ngoài người con gái gã hay thấy vào mỗi sáng, cô ấy bán gì đó thì phải, mỗi sáng dậy gã thấy cô ôm cái thúng ra chợ rồi tối lại thấy cô ôm cái thúng về. Gã có hỏi hắn về cô ấy, hắn nói hắn cũng không biết vì hắn chẳng bao giờ để ý người khác. Có lẽ vì không có gia đình nên hắn thế. Không có gia đình nên chẳng ai để ý hắn, vậy sao hắn lại phải để ý người khác. Đến ngày thứ 5 thì gã tìm cách làm quen cô gái kia.
Cô ấy không xinh, nhưng cần cù, cũng không có gia đình gì hết trơn. Gã thích cô ấy lắm, cái tính nói chuyện có duyên chắc được cái mảnh đất đầy sương này hội tụ đủ trong cô gái đó. Thế là họ buông lời yêu nhau, gã rủ cô về Hà Nội rồi về quê gã. Cô gật đầu đồng ý luôn.
Như Trịnh Công Sơn chẳng phải của riêng ai hoài cổ
Người ta có thể yêu nhau mãnh liệt dẫu mới biết nhau vài phút vài giờ
Thế là cô ấy đi cùng gã, đi cùng gã cả một đời người. Và rồi hôm nay, gã ngồi trước mộ vợ mình, lúc này, và Hát.
Như báo trước cánh “Hoa vàng ở lại” với mùa thu
Như những vần thơ Vũ gửi cho Quỳnh mới vừa như
Người ta chết đi nhưng tình yêu thì còn mãi
Không chỉ sống bằng trách nhiệm, không chỉ sống tròn vai

Du Tử Lê – Tản Văn

Yêu dấu – Du Tử Lê

Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh, như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) ngay tự thuở ấu thơ, những giấc mơ đã đánh lừa tôi, về một bà tiên dịu dàng, với chiếc đùa thần, mang tiếng cười và, mùi hơi thịt da mẹ tôi, trở về, giữa sân chơi, lủi thủi, một mình với những con dế chết khô, trong đám hộp diêm, bé, dại.

Yêu dấu, thời gian, mụ phù thủy ác độc, không chỉ ngắt trộm từ Yêu dấu, những bông hoa nhan sắc, thơ ngây. Thời gian, mụ phù thủy ác độc, còn lấy đi khỏi giấc mơ tôi: bà tiên, chiếc đũa thần, mùi da thịt mẹ, những con dế (dù đã) chết khô, và, luôn cả sân chơi, những lủi thủi, một mình, để que diêm hôm nay, cách gì cũng chỉ có thể cháy lên, đợi chờ, trở thành tàn, tro chính nó. Như tôi hôm nay, cuối cùng, cũng chỉ còn đủ hơi sức, thu rút bóng mình, trong xó góc lãng quên đầm đầm, kỷ niệm, khốn khó. Kỷ niệm đã cùng Yêu dấu, đi mau. Kỷ niệm đã cùng Yêu dấu, vực sâu; đã cùng Yêu dấu, đỉnh gió. Yêu dấu, Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) những cánh chim hải âu, đã đánh lừa tôi, rằng: chân trời không xa, biển gần quá đỗi! Không gian chỉ là khoảng cách địa lý.

Địa đàng nơi trái tim. Mắt, môi là trái táo. Hơi thở, tiếng nói, ai kia, mới là thực phẩm nhân gian, cần thiết. Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi những cánh chim hải cũng đã mang bình minh tôi, đi khuất. Như buổi chiều, cuối cùng, cũng đã mang bóng tối, kế tục hoàng hôn, về lại cho tôi. Như thể, đó là khẩu phần thực phẩm đời tôi, cố định. Những khẩu phần thực phẩm, hư vô. Những khẩu phần thực phẩm, đợi chết. Yêu dấu, cuối cùng, trái tim bảo tôi: nó không hề tìm thấy dấu chỉ một khu vườn địa đàng nào, cho tôi. Bởi trái tim, cảnh thổ địa đàng, tên em, đã thuộc về kẻ khác. Yêu dấu, cuối cùng, mắt, môi bảo tôi: chúng không hề tìm thấy, cho tôi, chí ít, lớp vỏ táo, gọt, bỏ, rớt, rơi. Bởi mắt, môi hôm nay, đã thuộc về mắt, môi kẻ khác.

Yêu dấu, cuối cùng, không gian cũng nhân từ một cách lạnh lẽo, dạy tôi: khoảng cách là biệt ly. Địa lý là mộ huyệt. Những ngôi mộ. Yêu dấu, cách gì, với tôi, cũng chỉ là những dấu gạch ngang, xuống hàng; chấm hết. Sang trang. Yêu dấu, nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh như tôi, được làm thành bởi những phỉnh lừa êm đềm, nhung lụa; (thì,) những ngọn cây rạo rực nắng, gió, đã đánh lừa tôi về những âm vang đường xa, tiếng gọi. Tiếng gọi kêu Yêu dấu, đồng vọng từ cánh rừng, mái tóc ai xanh. Tiếng gọi kêu Yêu dấu, đồng vọng từ năm tháng chưa qua; (mà,) sao sớm tựa kiếp trước. Tiếng gọi kêu Yêu dấu đồng vọng, từ mùi hương ái ân mù lòa, đã nhạt. Từ gối chăn hẹn hò trăm năm, đời nhau, đã tủi. Từ thịt xương ký thác ơn đền, mục, mủn chia phôi.

Du Tử Lê

Yêu dấu, những ngọn cây rạo rực nắng, gió khi không, bặt âm. Đường xa, khi không gạch, xóa. Nắng ai, cho tôi; chỉ một trưa thôi, đã là nắng thiu. Gió ai, cho tôi; chỉ một chiều thôi, đã là gió ốm. Đường ai, cho tôi; chỉ một đêm thôi, đã là sợi thừng thắt cổ tôi, sâu!!!

Yêu dấu, Nếu cuộc đời những kẻ bất hạnh, như tôi, được làm thành bởi những phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa; (thì,) mưa đã đánh lừa tôi: từng hồi, cửa gõ. Tiếng gõ nõn, thơ ngực ai, một chiều mở ngỏ. Tiếng gõ nhàu, thơm da ai, một đêm, xiêm y, cởi, bỏ. Tiếng gõ mừng, như nước mắt, tôi quen.

Yêu dấu, mưa bao năm, mưa mấy đời, đã đánh lừa tôi bằng tiếng gõ thì thầm, nỗi thầm thì của những hồi chuông lẩy bẩy trên ngọn chóp thánh đường đêm sương; (mà,) Thượng Đế chọn mãi, cũng chỉ lựa được đôi ta, để sinh sôi mai sau, (làm thành nhân loại, mới.) Yêu dấu, như thế đó, mưa bao đêm; như thế đó, mưa mỗi mùa, đã đánh lừa tôi, hồi sinh từ gót nhỏ, em về. Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi con suối cũng gom đủ bao dung, khuyên tôi, nguôi lắng ảo tưởng, nguôi lắng đợi chờ.

Nhưng. Yêu dấu, cuối cùng, rồi những con chim cũng tha đủ từ tâm, nhủ tôi, cách gì, mưa cũng chỉ là đường bay giáp vòng chu kỳ khí hậu.

Nhưng, Yêu dấu, cuối cùng, rồi những con kiến hôi, cũng na đủ độ lượng, đủ thương xót, chỉ dạy tôi, hãy nhâm nhi nỗi tẻ nhạt đời mình, như chúng hằng nhâm nhi phần số…”cái kiến” của chúng. Chỉ riêng em, chỉ riêng Yêu dấu, cùng ngọn đèn/ chỗ nằm/ mùi hơi quần áo, cũ/…, là không cho tôi, (tuyệt nhiên không cho tôi,) một lời nói nhỏ.

Phải chăng, vì em, vì Yếu dấu, là tổng số phỉnh gạt êm đềm, nhung lụa tôi kia, cộng lại?!!

DU TỬ LÊ

Chủ nhật – Tản Văn

Tôi thức dậy thật sớm, pha một ấm trà thật đặc. Tôi bê chiếc ghế tựa cùng vài quyển sách với cái điều cày ra ban công, Hút một bi thuốc lào dài, cháy lõ, đỏ nòng. Tôi mơ màng buông mình xuống ghế, đưa tầm mắt đi thật xa. Tôi buông mình xuống, ngắm nhìn mấy cành cây còn trơ lại, những thân cây gân guốc quá nửa đời, nằm trơ ra giữa cái lạnh gắt thấm vào vỏ, vào gốc vào rễ từng cây, chẳng ai biết được thời gian đã trôi bao lâu, cũng chẳng ai biết được sự sống đã trôi bao xa, mọi người chỉ biết là những thân cây già ấy vẫn sống, vẫn trơ ra giữa trời Hà Nội, dù chính nó và tất cả mọi người đều biết. Thời gian, ngọn lửa ngàn năm đốt cháy chúng ta từ bên trong.

Tree time

Anh tôi gõ cửa, phòng tôi không khóa cửa nhưng cũng không mở cửa bao giờ. Anh tôi cứ gõ cửa như thường lệ và tự mở cửa vào. Bê chiếc ghế nữa ra ngồi cạnh tôi. Anh lấy chiếc chén, tra đầy 2 ly trà, Cũng với cái điếu cày mà làm một bi dài. Ngã người xuống ghế và nhìn cùng tôi. Anh tôi vốn thế, ông không phải kiểu mộng mơ hay là thích mấy thứ âm trầm như tôi, nhưng ông rất hiểu lòng người, và ông cũng dễ đồng cảm với mọi thứ của mọi người. Có lẽ vậy nên tôi coi ông là một người cầm quân giỏi nhất tôi từng gặp. Ông không giống người khác, cố đưa họ theo mình, cũng không cố ép mình theo họ, ông cứ đi cùng họ, ngắm nhìn cùng những cảnh vật với họ mà hưởng thụ, mà lâng lâng theo cái thói đời thường, theo cái cách những đứa trẻ em nghe bà kể về câu chuyện cổ. Để rồi khi ông rời đi, làm những người được ngồi cùng ông xao xuyến, bâng khuâng một cách khó tả, những người đó biết, họ nhớ ông, nhưng họ không rõ, họ nhớ ông về chuyện gì, họ không rõ ông đã làm gì trong cuộc sống của họ, nhưng họ nhớ ông.
Chúng tôi ngồi như vậy khoảng 30 phút. Chẳng ai nói với ai. Tôi yêu những lúc như vậy hơn là những lúc, mọi người ngồi cạnh nhau, dù thân đến mấy cũng phải cố moi ra chuyện để mà nói, để mà kể. Dù việc đó thực tâm từ ý tốt của họ, nhưng tôi vẫn không thích, vậy thôi. Nếu không có chuyện gì mà vẫn muốn ngồi cùng nhau, chi bằng chúng ta đừng nói gì có được không.
Bỗng, trời đổ mưa ngâu, thời tiết mưa ngâu khi gần xuân thì vậy không hiếm, nhưng bỗng nhiên có cơm mưa vào ngày chủ nhật lặng gió này bỗng làm cuộc sống thêm thi vị. Khung cảnh thơ và buồn hết mức, có một đôi tình nhân đi dưới cây bàng già đối diện chỗ tôi. Tôi ngắm nhìn họ và tôi nhớ em. Những ngày lang thang của tuổi trẻ, tôi và em cũng ướt đẫm trong cơn mưa chiều Hà Nội.

-Đôi kia còn trẻ nên vui nhỉ.
Bỗng anh tôi nói, ông luôn như vậy. Ông không học gì về tâm lý hay một cách nào đó để biết người khác đang nghĩ gì, nhưng ông vẫn luôn biết người khác đang nghĩ gì, có lẽ đó là một bản năng của người đã từng qua quá nhiều chuyện trong đời

-Thú đau thương ấy thì vui vẻ gì anh.
Ông cười lớn, hay tay kê ở đùi, giọng đầy ương bướng.

– Em tôi vẫn còn nhớ Chi rồi. Nhớ làm Chi em ơi.
Ông cũng có kiểu chơi chữ thượng hạng.

Đâu, nhớ cái Chi Chi gì. Tự nhiên tết lại dịch, bao giờ anh về quê.
Tôi cố nói sang chuyện khác.

Anh không biết, có mấy anh em không về được quê, có khi anh ở đây với chúng nó.

-Mấy anh em ở Hải Dương với Quảng Ninh à

-Không, mấy ông ấy từ lúc mới có dịch đã về hết rồi. Mấy ông này còn nhỏ, bỏ nhà đi, giờ không dám về nhà.

-Anh bảo chúng nó về mà xin lỗi gia đình thôi.

– Anh bảo rồi, chúng nó chưa hiểu được, sau này chúng nó khác hiểu.

Tôi với anh còn ngồi thêm mấy tiếng nữa, mỗi người một góc, hết đôi ấm trà, tôi đọc nốt quyển sách, ông ngồi nghịch điện thoại. Qua một ngày chủ nhật, không có dự định nào hết.