Phố buồn man mác

Con tò he
Chiều nay ngồi khóc
Phố bỗng buồn
tháng tám vẫn còn giông
Mẹ tôi ngồi
Chiều nay mời mọc
Khách qua sông
buồn đọng Phía canh dài
Chị tôi ngồi
Ôm phố ngủ thiên thai
Sông đã hội
Sao còn vươn cửa đại?
Em tôi ngồi
Mười lăm khờ dại
Bút vở mồ côi
Áo mặc vội quên cài
Tôi vẫn ngồi
Sao người không lại?
Giông bão qua rồi
Sao còn ngại
Bình yên.



Rượu đêm

uống rượu đêm vỉa hè
 Nâng lên đặt xuống đôi ly
 Anh tôi vui nhớ, gọi gì em tôi
 Em tôi gọi sẵn đĩa mồi
 Mồi ra, rượu sẵn, lại ngồi nay mai
 Nay mai chuyện mãi cũng dài
 Để tôi chuyện cũ kể ai nghe cùng
 Than ôi, buồn điệp trùng trùng
 Tôi nâng chén ướt, uống cùng anh tôi
 Em tôi say quá mất rồi
 Đôi ba câu nấc, buồn trôi lên trời
 Lên trời gió đánh tả tơi
 Em tôi ngã xuống rơi hơi thuốc lào
 Một giờ sáng, gió lùa vào
 Em tôi xin phép, rượu vào còn đi
 Nỗi buồn rồi bé li ti
 Anh ơi em muốn, xin bi thuốc lào
 Chuyện của những người say sỉn, trước thì nói chuyện xa chuyện gần, vài ly thì lại chuyện gần chuyện xa.
 Khiếp nghèo mỏng như cánh diều
 Đêm ôm gối chửi, con mèo cuộn len
  

Mashenka của Nabokov

Đọc lại Mashenka của Nabokov, tự dưng nhìn thấy tác phẩm dưới một góc khác.

Chắc ai đọc nó lần đầu cũng ngạc nhiên với sự thay đổi của Ganin khi ra ga đón Mashenka, người yêu cũ: sau khi đã làm xong mọi việc chuẩn bị, thậm chí chuốc rượu rồi cài lại đồng hồ để cho tình nhân của Mashenka không tỉnh giấc đúng lúc để ra ga được, thì Ganin lại đi qua một nhà ga khác và lên tàu đi về phía khác.

kinopoisk.ru

Trong cuốn phim cùng tên, dựng theo tác phẩm này, đạo diễn còn cho Ganin đi ra đúng nhà ga mà Mashenka sẽ đến, rồi hai người đi lướt qua nhau. Cô gái hơi khựng lại như thể có nhận ra Ganin, nhưng Ganin đi thẳng.

Lúc dịch xong, tôi nghĩ sự thay đổi tâm lý đó diễn ra khi Ganin ngồi nhìn những người thợ lợp ngói nhà, nhưng lần đọc lại này chợt thấy bức tranh từ một góc khác.

Đó là vì Ganin bị giam hãm, nói đúng hơn là tự giam hãm, quá lâu trong một tòa nhà cùng các đồng hương của mình (cũng là một ẩn dụ về nước Nga), anh cứ loanh quanh không thoát ra nổi cái ký ức mà Mashenka là một phần trong đó. Có lẽ do thói quen, có lẽ do sợ hãi, có lẽ do cô đơn, nên anh vẫn bấu víu vào một góc nước Nga đã mất, để tìm chút hơi ấm an toàn nơi đất khách quê người?

Đến khi anh đủ dũng cảm đứng dậy, dọn sạch đồ đạc, xách va ly đi hẳn ra khỏi ngôi nhà ấy, xa rời những người cùng quê để bước vào cuộc sống mới, thì anh chợt nhận ra là ngay cả Mashenka cũng chỉ là một phần ký ức mà anh nên quên đi.

Và thế là… anh đi thẳng, không đón cô gái mà anh đã nghĩ rằng anh sẽ yêu suốt đời.

Có lẽ đó cũng lại là một ẩn dụ của Nabokov về việc ông phải thoát được các ký ức về nước Nga, để sống tiếp.

Mặc dù thực tế thì ông cũng chẳng thoát nổi, vì vợ ông cũng lại là một người Nga, gốc Do Thái. Và nước Nga ở sâu trong tim Nabokov đễn nỗi ông không bao giờ mua ngôi nhà nào trong cả đời mình.

Ngay cả chính cuốn Mashenka cũng là một ẩn dụ về ký ức nước Nga của Nabokov. Viết xong cuốn sách, Nabokov cũng đã làm như Ganin: Bỏ hết vốn liếng vào một chiếc vé tàu đi về nơi vô định.

Đừng

 Đừng em
 Phố đã vào đông
 Đừng thêm gió trút vào trong
 mắt sầu
 Đường về
 gót dẫm hoa cau
 Đừng sang ngang nữa tôi rầu như mưa
 Đừng quay mặt
 phía tôi thừa
 Khoảng không em ấy mùa chưa
 lấp đầy
 Đừng buông tóc lệch đường mây
 để môi trôi lạc hết ngày lại đêm
 Đừng rơi
 nắng lạ chân thềm
 vài ba lá rụng cũ mềm miền thu
 tôi về nhặt lá mù u
 sang sông ai để mịt mù
 Mưa giăng. 

Khi bạn quá khó khăn với thế giới này.

Mở đầu thì đây không phải một đoạn than thở như trước đấy để than thở. Sau từng ấy những biến cố. Tôi đã suy nghĩ về việc biến bản thân mình thành thứ như người khác muốn. Chải chuốt, điệu đà và rỗng tuếch.

Rồi bạn có thấy khó khăn với thế giới

Nhưng rồi tự bản thân nhận ra rằng. Một câu nói, một hành động để làm thay đổi cả nhận thức và thái độ đã xác định và xây dựng. Khoan nói đến việc đúng hay sai, thì tôi chắc chắn nó là việc không nên với 1 người con trai.

Tôi cảm thấy tôi quá khó khăn với thế giới này bởi tầm nhận thức của họ.

Dĩ nhiên là bạn chẳng cần biết đến những tư tưởng như budha, khắc kỷ hay siêu thực. Bạn cũng chẳng cần biết đến Acticus hay hành tinh B612 nào đó. Và tôi càng chắc chắn bạn chẳng cần biết đến siêu hình, vô thức, kinh dịch, hay một trạng thái tử kỉ hoặc tâm thần nào đó làm bạn sợ hãi. Thì bạn vẫn tồn tại. Một ngày no bụng và một đêm dễ ngủ. Đến già, bạn vắt tay lên trán và bắt đầu trách móc về thằng con hư, về cô vợ dốt, về thằng hàng xóm bật nhạc và về mọi thứ đến với bạn. Bạn vẫn tồn tại, thấy không, bạn vẫn là bạn.

Tôi biết

Khi nhìn vào những thời chỉ còn trên sách báo, phim ảnh như bác Hồ, bác Giáp, về cụ Chu Văn An, hay xa hơn nữa về Turing, hay Khổng Minh hoặc Adam Smith thì họ sẽ coi thường và coi những thứ đó là vô bổ.

Đúng là sẽ cần thiết hơn cho một người học về margin, về forex, về cách kiếm ra một số tiền mà từ bé bạn được dậy để kiếm được nó. Và gia đình bạn cũng chỉ biết và chỉ nói đến số tiền đó, bằng cách nói cho bạn những lời hoa mỹ như thể họ thực sự hiểu bạn rằng bạn cần gì. Như là mày không học thì sẽ giống nó, mày thi trượt thì sẽ thế này, thế kia……

Và đó, bạn thấy không.

Họ chỉ quan tâm đến những thứ họ được nhồi vào đầu và hàng tá công thức cả hóa, cả lý. Và họ kì vọng vào họ bởi những thứ họ không làm được. Nhìn chung thì họ vừa đáng thương, vừa đáng trách và cần hết sức sự thông cảm.

Họ đáng thương vì họ thấy họ trong bạn, thấy họ trong đôi mắt bạn và họ kỳ vọng bạn có thể làm được những thứ họ chưa từng mơ đến nhưng luôn nhắc đến.

Họ đáng trách ở chỗ họ không quan tâm là bạn sẽ sống cuộc sống của bạn chứ không phải họ. Bạn là bạn, bạn không phải họ. Và họ cần thiết nhất là phải dừng lại và lắng nghe con tim mình một lần

Còn sự thông cảm thì sao. Họ đã bị guồng quay này tàn phá không thương tiếc. Và họ cũng chỉ đang tồn tại.

Chúng ta sống giữa thế giới. Khó khăn và khó nhằn

Nếu bạn để ý một tí. Sẽ thấy tất cả những thứ, lúc đầu thì bạn không tin. Nhưng tất cả đều là thật.

Nếu bạn nghĩ danh tiếng sẽ quan trọng nhất đời bạn. Bạn có thấy những bài nhạc, những hình vẽ luôn được lưu truyền muôn đời chứ không phải khối tài sản tí tẹo bạn kiếm được trong thời gian tí tẹo.

Nếu bạn nghĩ, tiền sẽ quan trọng. Bạn chỉ thấy những thứ họ thống kê cho bạn. Những người thực sự giàu có, cả 2 nghĩa, họ đều không muốn nói về tài sản của họ và làm sao họ có được nó.

Nếu bạn nghĩ sắc đẹp sẽ quan trọng. Vấn đề này thuộc phạm trù ngu dốt. Nếu bạn đã đọc đến đây thì tôi biết bạn sẽ không quan tâm vấn đề này.

Nếu bạn nghĩ gia đình quan trọng. Bố mẹ bạn, cần bạn ở cái tiếng tăm mà ông bà bạn không được khoe cho người khác. Nếu bạn không đẹp. Tốt nhất là nên học và được mọi người chấp nhận. Còn con cái bạn, nó cần 1 ông bố, bà mẹ hiểu nó hơn là bố mẹ bạn bây giờ.

Nếu bạn quan tâm đến vị thế xã hội. Thì bạn bè thân thiết và thực sự hiểu nhau sẽ đến từ việc bạn có đủ tin tưởng để nói cho họ hết những thứ bạn nghĩ không. Khi đó, vị thế xã hội của bạn sẽ tự nhiên cao.

Trở về vấn đề đầu tiên. Bạn thấy không, bạn không cần biết những thứ bên trên, bạn vẫn sống, đó là cái hay của thượng đế. Ông để mọi người có thể sống để xem họ sẵn sàng chết vì tầm thường hay phi thường. Để tầm thường thì bạn chỉ cần đánh răng rửa mặt và đi làm. Còn để phi thường, bạn cũng chỉ cần đánh răng rửa mặt và đi làm. Chúng ta chỉ khác nhau ở nhận thức và sự thấu hiểu

Quá khó khăn để network

PhotoShop 2021 Gần full Cờ rạch

Photoshop 2021 là Công cụ bố đời của mấy ông sống ảo và designer. Siêu sang, siêu xịn, đã kích hoạt sẵn, share éo được gì những đang dỗi sếp nên share cho anh em dùng thử

Giới thiệu sơ qua thì photoshop 2021 – hay còn gọi là whatnews

Smart Portrait cho phép chúng ta chỉnh sửa khuôn mặt của một bức chân dung theo dạng vui, buồn, già, trẻ, thêm tóc,… Phần mềm giả lập nhìn rất thật, để giúp bạn có những bức ảnh chân dung thêm vui vẻ hơn, đặc sắc hơn.

Và bạn thấy đấy, AI sắp xâm chiếm thế giới

Tuy nhiên vì là cra. ck nên éo có

Nghe và cảm nhận

Cũng trong Neural Filters, bạn chọn vào ô filter đầu tiên, kích hoạt cái Skin Smoothing lên (Cũng phải download trước – thế nên cũng không có)

photoshop

Những cái có

Quick Actions

Chọn nhanh Actions

Select and Mask

Tự vào tìm hiểu

Refine Hair

Tách tóc

Sky Replacement

Dí bầu trời vào ảnh

Live Shapes Enchancement

Bóp ảnh, bóp eo, bóp nhiều thứ khác

pattern preview

Vẽ 1 cái mà sửa nhiều cái

Còn nhiều nữa nhưng các bố tự vào tìm

Sau 1 thời gian sử dụng thấy khá tiện và oke. Vui lòng không sử dụng cho trẻ em đang cho con bú và phụ nữ đang ăn kem

Link Drive

Link của mấy ông Nga Ngố – Éo cần C rách. Bọn Nga Ngố và mấy ông Ấn siêu giỏi

Link Drive

NĂM MƯƠI NGÀN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỒNG NÁT

Phố nghèo, chiều mưa buồn lê thê. Có vài tiếng rao vọng lại, tiếng trẻ con khóc, tiếng 2 bà mẹ trẻ chửi mắng nhau, tiếng ồn từ một quán nhậu rẻ tiền….Và cả tiếng kêu ken két từ cái bàn đạp đã gãy một bên của chị. Chị đạp đi thế mà lòng vui lạ. Đơn giản thôi, vì qua một chiều mưa lao lực và hi vọng, túi chị đã có 50 ngàn. Vừa đạp xe, thỉnh thoảng chị lại sờ vào túi của chiếc áo bạc màu, thẫm đen vì mưa và mồ hôi, ở đó có 50 ngàn. Ở đó có tình yêu thương của chị.

Tiểu sử của chị cũng ít ỏi, như số tiền trong túi áo chị vậy. Một khổ nữ bới rác kiếm cơm. Không chồng, không nhà, không niềm vui thường trực. Có một đứa con 6 tuổi. Có một niềm hi vọng chơi riết trò ú tim. Thực ra thì lúc có đồng vốn ít ỏi trong tay, chị là bà buôn ve chai, nhưng như lúc này thì…Nửa tháng nay, cả 2 mẹ con chị bệnh. Mà mẹ con chị vẫn thường bệnh như thế. Làm ra được đồng nào là lại ngấm hết cả vào thuốc men. Chị chạy vạy trong xóm trọ nghèo để mượn tiền thuốc thang, cơm nước qua ngày. Chị vừa là người bệnh, vừa là con bệnh, vừa là kẻ nuôi bệnh tận tình. Hàng xóm chị là những “người nghèo tốt bụng có hạn”. Thế nên, sau vài bát cơm, miếng cháo ban đầu rồi họ cũng phải bỏ rơi mẹ con chị. Họ còn có cuộc sống của mình. Họ lực bất tòng tâm. Xóm trọ nghèo bên sông Sài Gòn hoang hải ấy buồn liên miên.

Như những khúc tình ca của Ngô Thụy Miên cứ réo vang mỗi chiều mưa ở phòng của lão chủ trọ già – cô độc.

Đã hai ngày nay, mẹ con chị chỉ húp mớ cháo lỏng bỏng từ bát gạo mà bà già bán vé số hàng xóm cho. Chị biết bà cũng không có gạo mà ăn, và mặc dù đã cho mẹ con chị rất nhiều. Nhưng đành nhắm mắt ngửa tay, như cho sự sống mình một cơ hội chuộc lỗi vậy. Để đến sáng nay, chị đứng dậy. Như cây chuối ở quê chị năm xưa bị bão xô nghiêng rồi tự đứng dậy.

Thế thôi. Phố những ngày vắng chị, hình như “rác quý giá” cũng nhiều lên. Chỉ vài vòng đạp xe, vài lần “khứu giác yếu đuối và đói” của chị phải chịu mùi xú uế từ những thùng rác uống căng tràn thời gian và nước mưa: Chị có 50 ngàn.“Con muốn ăn gì nào con trai?”, trong cái phòng trọ chỉ đủ để nằm-ngồi, để biến chị và con trai thành “người thành phố” ấy.

Sáng nay, chị đã xoa lên cái đầu cả tuần không gội của nó mà hỏi thế.“Má, nhỏ thôi, một cái đùi gà nhé má. Con hứa, con sẽ khỏe liền, he he. Rồi con lại đi bán vé số như thường. Con lại mua mì vằn thắn cho má ”. Thằng quỷ. Đúng là chị thích món mì đó. Hễ khi nào bán “cháy hàng”, là nó lại mua cho mẹ một tô, coi là “quà”. Nó 6 tuổi. Chị muốn nuốt chửng nó vào trong người ấy chứ, để vĩnh viễn chẳng gì có thể đụng chạm đến nó. Đứa con thân yêu-người thân vô nhị trên cõi đời của chị. Thế mà chị không làm được. Không thể nào.“Nhất trí thưa ngài. Đảm bảo sẽ có một em đùi gà chiên giòn bóng mỡ về cho ngài”. Người đàn bà “khổ hạnh vui tính” cười với con. Nhìn đứa con gầy còm, nhợt nhạt chị tủi hổ vô vàn.__Tiếng ken két của chiếc xe đạp lướt qua những vũng nước mưa nhẹ tênh. Chị chẳng thấy đói gì cả. Dù lúc trưa chỉ uống nước, và ăn mớ xôi hôm qua lão chủ làm cổ cúng người vợ quá cố, lúc sáng lão mới mang cho.

“Này, bác Tám, bác sao thế này. Lâu nay bác ở đâu. Trời ơi, mọi người trông bác mãi, sao thế này bác ơi”.

Là lão Tám Ròm. Làm nghề vá xe đạp, hồi trước ở cùng xóm trọ. Sau lão đi kiếm thằng con trai bị tâm thần bỏ lão đi từ lâu vì nghe tin nó bạt tận Chợ Lớn. Thế mà giờ thì lão đang thoi thóp trên tấm ván đầy mỡ heo của đám tỷ lô chợ sáng.

“Đói….đói….”.

Lão thều thào, mắt nhắm ghiền như ngủ.

“Bác đợi cháu, nằm đây nhé”.

Chị chạy vào tiệm tạp hóa gần đó. Mua cho lão một bịch sữa, một cái bánh mỳ. Có bao nhiêu đâu, chỉ hết 10 ngàn, chị nhẫm tính rồi. Còn 40 ngàn mà lo gì. Bác đói chẳng lẽ mình bỏ đi, trước đây bác tốt với mình…

“Này con kia….à bảo là không có tiền trả bà mà đi mua đồ kinh nhể…”

Mụ Năm Vàng.

“Tao không tự lấy thì chắc kiếp sau mày trả quá, đưa đây, có bao nhiêu đưa hết đây, 1 đồng bà cũng lấy”.

Mụ giật lấy 2 tờ 2 chục trên tay chị. Chị giằng lại.

“Bác ơi, em xin bác. Rồi em đi làm em gửi bác. Con em đang ốm….em xin bác…bác ơi…”

Mụ Năm béo quá, chị thì gầy quá.Tay chị lại ướt nữa, 2 tờ tiền cứ thế tuột ra. Chị cứ đứng đờ người ra đó mà chẳng biết làm gì, khuôn mặt chị-khuôn mặc khắc khổ không còn đủ chỗ cho nỗi thất vọng nữa rồi. Và mụ Năm cũng đã mất hút đầu hẻm. Mà không quên cảnh cáo chị và chỉ thằng nô sai đi theo:

“Còn thiếu 4 trăm 6. Cho mày một tuần, bà sẽ đến hỏi chuyện. Mày, lấy luôn chiếc xe đạp của nó cho tao”.

Chao ôi. Có đâm có chém, có nợ trăm triệu vạn triệu chị cũng chịu được, cũng cặm cụi làm cho đến cùng đời bến kiếp để mà trả nợ. Mà sao giờ mất bốn chục, chị cảm thấy như rụng hết cả 2 bàn tay, ruột đứt từng khúc mất rồi. Mụ Năm…. cũng phải thôi, gia đình mụ cũng vừa tan nát vì lão chồng tặc cờ bạc. Chị nuốt nước mắt, chị chẳng còn thấy mặn gì cả. Vì đã tê buốt hết cả người rồi. Con trai chị. Nó đang nằm đó, nó ngoái cổ nghiêng tai để nghe tiếng xe của mẹ nó về. Nó nghĩ đến cái đùi gà, nghĩ đến mẹ nó, nghĩ đến những ý nghĩ nhỏ bé về cuộc đời bé nhỏ của nó. Chị nghĩ thế, trong đầu chị ngập đầy hình ảnh con trai. Chị toan bước đi thì dẫm lên bịch sữa hồi nãy chị và mụ Năm giằng co nhau làm rơi. Hay là chị mang bịch sữa và bánh mỳ về cho nó. Còn lão già kia có là gì của mình đâu, đúng rồi, cuộc đời mà. Cái gì từ máu từ thịt mình thì mình mới đau, phải không. Phải, chẳng có gì lớn hơn được tình mẹ con cả. Cũng như mấy ngày trước, chị cố lê lết ra phố chợ này thiếu nợ. Mà…có được đâu. Làm sao mà được. Đừng hòng che đậy, đừng hòng rủ rê, lôi kéo chị – những thứ tình cảm xa vời nhợt nhạt và hời hợt kia. Chị gạt nước mắt. Bước đi. Chị ôm khư khư bịch bánh và sữa, hít thật sâu, hai mắt chị căng ra để đón sự vô cảm ùa vào. Chị đi về phía lão Tám, nhưng chị sẽ bước qua lão. Nhất định

.“Đói…..sao mà lâu về thế cô Hai ơi, cô bỏ tôi luôn sao, ai cũng bỏ thằng già này luôn sao”.

Lão Tám vừa nằm vừa rên rỉ. Y như lão biết hết chuyện xảy ra ở tạp hóa vậy, y như lão đang đâm dao vào lòng chị vậy.

“Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người thương”.

Trời ơi lão còn hát. Chắc không tìm thấy con lão cũng bị điên luôn rồi. Chị đã qua bước qua lão 2 bước chân. Nhưng đến đó thôi, nó như dính chặt xuống đất mất rồi.

“Này, dậy đi, dậy đi…dậy ăn đi này ông già…chết tiệt.”

Chị bỏ cả 2 thứ mà chị ôm khư khư xuống tấm phản. Lão Tám không ngồi dậy. Lão cứ nằm thế, mắt cứ nhắm thế và quờ tay vơ lấy chiếc bánh mỳ nhai lấy nhai để, lão cắn bịch sữa, lão uống mà sữa chảy cả ra cổ, ra tấm phản trắng xóa.Chị nhìn lão Tám, rồi khóc, rồi bỏ chạy. Chị không biết mình chạy vì cái gì. Trời vẫn lùn phùn mưa. Mà đời đâu có đau lùn phùn vào lúc này nữa. Ôi chao ôi ! Tình thương đối với chị sao mà nó xa xỉ quá thế này, xa xỉ như tờ 50 ngàn ít ỏi của cuộc đời kia.Chị không biết tại sao mình lại đứng tần ngần trước quán gà nướng từ khi nào. Mà cũng đúng thôi. Vấn đề lớn nhất của chị bây giờ không phải là đói khổ, là cơ cực, là lẻ loi, bạc bẽo ở đời sống này. Mà là niềm trông ngóng của thằng con trai chị. Nó là tất cả…là tất cả…

“Chị …..bán cho em…một …đùi…”

“À…con Hai…gớm nhỉ hôm nay có tiền ăn đùi gà cơ đấy….cấm nợ nghe chưa….đầu tháng không nợ nọt gì đâu á….”

“Chị yên t….tâm đi, lấy cái nào to nhất ấy…”

Chị dấu nét tội nghiệp, khắc khổ, cái sầu sầu trong mắt lúc trước thật tài. Điều gì khiến chị cố gắng đến mức đó, ngoài tình mẫu tử đây.

“Ờ…cái con kia, tiền tao đâu, à…á…ăn cướp hả….bớ làng nước ơi, ăn cướp…ăn cướp….Chó má…mày đứng lại cho bà….”

Chị chạy, hình như với chị chỉ có chạy mới thoát khỏi mớ khổ đời.Chị nghĩ rồi, bà Tư béo bán chỉ có một mình, mà lại già cả nữa chắc chẳng đuổi theo chị đâu. Với lại bà ta cũng tốt bụng. Nhưng mà chị chạy ở phố chợ này thì như chạy vào đường cụt, vì ai chả biết chị. Có lẽ chị đã mụ mị mất rồi. Lần đầu tiên đi làm cái việc mà thiên hạ gọi là ăn cướp. Chị mụ mị rồi, không bàn cãi nữa.Có những lúc con người ta tự cho mình mụ mị, vì họ đã lỡ bước chân lên con đường cụt, mà mắt họ chẳng nhìn thấy một lối ra nào hết cả. Thật thương thay, thương thay cho chị. Không ai đuổi theo. Chị vẫn cầm khư khư đùi gà, vừa ngoái đầu lại vừa chạy. Chị chạy rất nhanh. Giá mà cuộc đời cứ chạy như thế, sẽ thoát được đói khổ cơ cực thì có phải hay không. Nhưng không thể. Cuộc đời đâu chỉ chạy là thoát, là rời xa được đâu.Chị chạy ở mé đường, chạy rất nhanh, trên những nắp cống cũ kỹ. Có một cái nắp đã bị ai đó dỡ lên. Chị không nhìn thấy, chân chị lọt thõm xuống đó.

“Bụp”

Đầu chị va vào nắp cống. Cả thân hình chị như cái bóng bay dài của đám trẻ bị xì hơi.

“á…ôi…”.

Người ta chỉ nghe có thế. Rồi người ta thấy máu me tràn ra tan vào cả vũng nước tù đọng nơi cái mương nhỏ của của góc chợ tồi tàn.Đám dân nhậu ở cái quán rẻ tiền bỏ bàn đứng dậy, chạy ra…….Có kẻ say vừa chạy vừa chửi “mẹ kiếp nó”…..—

-“Năm, sao má con lâu về vậy, ôi đùi gà ngon quá đi mất. Năm ăn một miếng đi này. …Khiếp, má cho con tới 50 ngàn cơ đấy. Mà Năm gặp má con ở đâu, làm chi mà làm hoài, con không cần nhiều thế này đâu, con cần má ở đây à. …..Ngày mai nè, con khỏe, con sẽ dùng 50 ngàn này mua cho má một tô vằn thắn to thiệt là to….he he con mua cho Năm nữa chứ…”..

Thằng nhỏ con chị, vừa nhai đùi gà vừa thủ thỉ với bà Năm vé số. Bốn giờ sáng, bà mới kịp mang cái đùi gà và 50 ngàn qua cho thằng nhỏ,

“này Tý, quà của má mày nè, bả chưa về, đang đi mớ hàng mấy ngày lận, của một công ty giải thể tận Bình Chánh đó con. Mày biết Bình Chánh ở đâu không, có khỉ. Nó xa lắm”.

Bà thức nó dậy, hồi chiều qua nó đã được bà cho húp mớ cháo lõng bỏng khi đợi mãi mà chẳng thấy mẹ nó về. Bà sợ nó đói. Ôi 50 ngàn và cái đùi gà kia có….ôi…cuộc đời…., bà nghĩ, ý nghĩ của bà đứt quảng….hình như bà muốn khóc.

“Ăn đi con, ăn đi, Năm già rồi không có răng. Mày ăn đi còn nhanh lớn nữa. Nhanh lớn nữa mày hiểu không?”.

Căn phòng xập xệ, ánh điện cũng xập xệ, đôi mắt ngái ngủ của thằng nhỏ không thể nhìn thấy được đôi mắt bà Năm già đang nhuốm lệ, lòng bà đang quặn đau…..

Chị trở về. Người chị nhức mỏi ghê gớm. Trời sáng sớm, phố nghèo đã lục đục âm thanh. Đó là cái âm thanh “đi trước cuộc đời” để kiếm miếng cơm. Lão Sáu bán xổ số, bà Ba đồng nát, Bà Hân hủ tiếu…..nhiều lắm. Mới có 4 giờ sáng họ đã lục đục dậy chuẩn bị, thế mà vui, thế mà họ và chị đã sống qua bao năm tháng như một điệp khúc đời người. Mà điệp khúc thì cứ lặp đi lặp lại, chứ có gì khác đâu.Chẳng ai thấy chị, chị cũng chẳng chào ai. Chỉ lo đi nhanh để về với thằng nhỏ.Tay chị vẫn cầm khư khư chiếc đùi gà đã nhuốm máu, ăn nhằm gì, về chị rửa lại, chị luộc lại. Rồi sang lão chủ nhà năn nỉ lão một ít mỡ hành về xối lên. Thằng bé chẳng lại quíu cả miệng lại ấy chứ.Có tiếng ru từ trong nhà vọng ra, đó là tiếng bà Năm già. Chị mừng quá, chị đẩy cửa bước vào.

“Chị Năm, em biết là chị sẽ trông thằng nhỏ mà……”.

Chị dừng lại. Ờ kìa, sao chị nói mà bà Năm chẳng hề để ý. Hay bà giận chị….

“Chị Năm, chị Năm, chị Năm…..”.

Trời ơi. Chị không thể chạm vào bà Năm nữa. Không thể chạm vào đứa nhỏ nữa.

“Khônggggggggggggggggggggg…………….”.

Chị hét lên, nhưng chẳng tới đươc cái thế giới của cuộc đời quen thuộc này nữa rồi. Thằng con chị gối đầu lên đùi bà Năm ngủ ngon lành. Miệng nó vẫn còn bóng loáng màu mỡ, tay vẫn cầm khư khư năm mươi ngàn. Thỉnh thoảng nó ú ớ

“50 ngàn của má cháu đấy”.

Ở ngoài kia, một góc của xóm trọ tồi tàn này. Tiếng sụt sùi, tiếng thủ thỉ to nhỏ, tiếng đóng cộp cộp của búa đinh. Quan tài chị đã được đóng chỉn chu ở bãi bồi của mé sông. Người ta không thể đưa chị vào căn trọ tồi tàn ấy được. Vì nó quá nhỏ. Vì thằng con chị quá nhỏ. Trời mờ sương rạng sáng bên sông. Xóm nghèo buồn một nỗi buồn liêu tịch.Hai ngày sau, thằng nhỏ con chị được chồng bà Tư cõng trên vai đi ra khỏi xóm trọ nghèo ấy. Bà Tư béo đi bên cạnh, một tay xách túi đồ của thằng nhỏ, một tay vỗ vỗ lên lưng nó : “đừng khóc con trai, đã có ba mẹ đây rồi”. Ông bà Tư sống gần hết đời người. Cũng có phúc đức, mà không biết sao chẳng có con…Những con người trong xóm nhỏ ấy thở dài đón yên bình trở lại. Có người gạt nước mắt mừng thầm cho số kiếp của thằng nhỏ ít nhiều đã đổi thay.Còn chị, chị lại bắt đầu một cuộc chạy trốn nữa rồi..

BÀN TAY CẦU NGUYỆN

Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là Hands , nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “ The praying hands ” ( bàn tay cầu nguyện ) .

Vào thế kỷ XV, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình rất đông con: 18 đứa!Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố – một người thợ kim hoàn – đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ bất kỳ công việc gì mà người trong làng thuê ông.Mặc dù sống trong cảnh cùng quẫn, hai người con lớn Albrecht Durer và Albert Durer vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, nhưng thật đáng buồn vì người cha chẳng thể nào kiếm đủ tiền để gửi họ đến học viện ở Nuremberg .

Sau nhiều đêm dài cùng bàn bạc trên chiếc giường chật chội , hai anh em nghĩ ra được một cách: họ sẽ gieo đồng xu, người thua sẽ xuống làm việc trong hầm mỏ gần nhà kiếm tiền nuôi người kia suốt thời gian ở học viện, và sau bốn năm người được học trước sẽ phải lo tiền học cho người còn lại, cho dù đó là tiền bán tranh, hay nếu cần là tiền lương của công nhân hầm mỏ.Họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht thắng và lên đường đến Nuremberg. Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ và suốt bốn năm đều đặn gửi cho anh khoản tiền lương ít ỏi.Tại học viện , tranh của Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc, gỗ chạm, sơn dầu của anh vượt xa các giáo sư lâu năm. Đến lúc tốt nghiệp , Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền kha khá nhờ bán tranh.

Khi Albrecht trở về làng , gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng sự thành công của chàng họa sĩ trẻ.Sau bữa ăn dài thịnh soạn đầy tiếng cười và tiếng nhạc, Albrecht đứng lên nâng cốc về phía người em trai ở cuối bàn bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để anh vun đắp cho hoài bão nghệ thuật.“ Và bây giờ, Albert, em trai yêu quý của anh…” , Albrecht trìu mến nói , “…Đã đến lúc em biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em”.

Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi góc phòng. Albert ngồi đó, nước mắt ràn rụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, chỉ có thể nghẹn ngào: “ Không… không… không…”.

Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói :“ Không anh ạ, muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em. Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế trên khung vải trắng”.Lịch sử đã lùi vào quá khứ.

Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn người ta biết đến tranh ông, thậm chí treo trong nhà bản sao của chỉ một tác phẩm duy nhất.Người ta kể lại rằng, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời.Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là Hands, nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là

“The praying hands” (bàn tay cầu nguyện).

Hiệu ứng lồng chim và hiệu ứng Diderot

ĐƯỢC TẶNG CHIẾC ÁO NGỦ, NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG NGỜ PHẢI SỬA SANG LẠI CẢ 1 CĂN PHÒNGCÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC ÁO CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC DIDEROT

Vào thế kỷ 18, tại Pháp có một nhà triết học tên là Dennis Diderot. Một hôm, có người bạn mang tới tặng ông một chiếc áo ngủ chất liệu kiểu dáng rất đẹp, đường may tinh tế, Diderot cực kỳ yêu thích.Ông mặc chiếc áo, đi qua đi lại trong phòng sách và bỗng nhiên phát hiện, đồ dùng trong phòng cái cũ mòn, cái lại không hợp phong cách; các mũi khâu trên thảm cũng thô tới đáng sợ.Mình đã có chiếc áo ngủ sang trọng như thế, vậy tại sao lại không sống một cuộc sống đẹp hơn từ đây? Thế là, Diderot quyết định làm mới nâng cấp toàn bộ nội thất trong phòng sách.Sau việc này, Diderot cảm thấy có gì đó không đúng. Bản thân là một triết học gia, thế mà lại chịu sức ép từ một chiếc áo ngủ. Ông ghi chép câu chuyện này lại đề ngẫm nghĩ.200 năm sau, nhà kinh tế học đại học Harvard, Juliet Schroer đề cập tới câu chuyện này trong một cuốn sách tựa đề “Chi tiêu quá độ của người Mỹ”, đồng thời đưa ra “Hiệu ứng Diderot”, chuyên chỉ hiện tượng con người sau khi có một thứ mới thì không ngừng bài trí những vật dụng phù hợp với nó.Trong sách “Hàn phi tử” có câu chuyện “Tượng trợ chi ưu”, cũng phản ánh một cách rất hình tượng “hiệu ứng Diderot”.

Câu chuyện như sau:Trụ Vương dùng ngà voi làm đũa, chú của Trụ Vương, Cơ Tử từ chuyện nhỏ suy ra đại cục, nghĩ rằng điều này không có kết quả tốt. Bởi vì Cơ Tử cho rằng, dùng đũa ngà, ắt hẳn sẽ không dùng lại chiếc cốc thô sơ mà đổi sang dùng chiếc cốc sừng tê giác tinh tế, cũng chắc chắn sẽ không ăn lại rau củ ngũ cốc thô, mà đổi sang sơn hào hải vị. Đương nhiên, ăn sơn hào hải vị cũng sẽ mặc quần áo sang trọng, ngồi trong căn phòng rộng rãi, dưới mái đình cao lớn, mà không thể mặc lại quần áo vải thô cứng, ngồi trong ngôi nhà tranh ăn uống.

Nền tảng tâm lý học của “Hiệu ứng Diderot”là gì?

Căn cứ vào tâm lý học Gestalt, cảm giác hoàn chỉnh là một trong những điều cần thiết cơ bản nhất. Khi con người đối diện với sự không hoàn mỹ hoặc thiếu sót, sẽ xuất hiện một dạng căng thẳng nội tại, từ đó nảy sinh khuynh hướng nóng vội muốn thay đổi, khiến chúng hoàn hảo hơn, nhằm cân bằng nội tâm. Nói cách khác,”hiệu ứng Diderot” phản ánh tâm lý theo đuổi sự hoàn thiện của con người. Có thể có người cho rằng, mình không phải là người có tính cách hoàn hảo, do vậy, “hiệu ứng Diderot” không phù hợp với họ. Nhưng nếu theo đuổi sự hoàn mỹ là tâm lý chung của nhiều người, nó sẽ hình thành áp lực cộng đồng, gián tiếp tạo ra “Hiệu ứng Diderot”.

Câu chuyện của nhà tâm lý học người Mỹ William James và bạn thân, nhà vật lý học Carlson là một ví dụ rất sinh động. James là người đưa ra “hiệu ứng lồng chim”.

Một hôm, James cá cược với Carlson:

“Tớ nhất định sẽ khiến cậu sớm nuôi một con chim.”

Carlson không đồng tình:

“Tớ chưa bao giờ nghĩ muốn nuôi một con chim.”

Vào ngày sinh nhật của Carlson, James tặng bạn một món quà, đó là một chiếc lồng chim tinh xảo. Carlson tiện tay đặt cạnh bàn làm việc, cười đáp:

“Đây chỉ là một sản phẩm thủ công đẹp mà thôi.”

Nhưng bắt đầu từ đó, khách khứa ghé thăm nhìn thấy chiếc lồng chim trống không bên cạnh chiếc bàn, dường như đều sẽ hỏi:

“Giáo sư, ngài nuôi chim phải không?”

Carlson đành phải giải thích hết lần này tới lần khác:

“Tôi chưa bao giờ từng nuôi chim.”

Nhưng sau câu trả lời này chỉ đều đổi lại nghi hoặc và ánh mắt ngờ vực. Bất đắc dĩ, Carlson đành mua một con chim bỏ vào lồng, “hiệu ứng lồng chim” cuối cùng đã ứng nghiệm.

Lời bình

Chân lý mà “Hiệu ứng Diderot” hay “Hiệu ứng lồng chim” chứng minh chính là, một khi chúng ta tiếp nhận đồ vật không cần thiết, áp lực theo đuổi sự hoàn mỹ của chính chúng ta cũng như áp lực cộng đồng mà những người xung quanh ta tạo nên, đều có thể thúc đẩy chúng ta không ngừng thu nhận nhiều hơn những món đồ không cần thiết.Socrates từng nói: “Khi chúng ta mệt mỏi chạy theo cuộc sống xa hoa, cuộc sống hạnh phúc sẽ ngày càng xa chúng ta.”Nhưng trong thế giới đầy rẫy mong muốn và chọn lựa, duy trì ý thức giản dị, chân chất, biết đủ biết dừng lại, thật khó khăn biết bao.

NẾU CHÚNG TA CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC SINH RA…

Hai tháng trước, một thanh niên Ấn Độ có tên Raphael Samuel đã đâm đơn kiện cha mẹ ra tòa vì đã… sinh ra anh ta. Raphael tin rằng đó là một sai lầm. Cuộc đời này là một bể khổ, và anh chẳng yêu cầu được sinh ra.

The Man World

Nếu một lần bạn có nghĩ đến điều này, thì cũng như Samuel, bạn không cô đơn. Tiểu thuyết gia Gustave Flaubert, tác giả cuốn “Bà Bovary”, từng tuyên bố rằng ông sẽ tự nguyền rủa mình nếu trở thành một người cha, vì ông “không muốn truyền thụ lại cho ai gánh nặng và sự ô nhục của việc tồn tại”. Văn hào Fyodor Dostoyevsky thậm chí còn nhìn cuộc đời ảm đạm hơn, khi viết trong tác phẩm bất hủ Anh em nhà Karamazov: “Tôi thà tự sát trong bụng mẹ, để không phải ra ngoài thế giới này”. Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer đặc biệt tỏ ra bi quan về chủ đề này: “Liệu một người có nhiều thiện cảm với thế hệ tương lai có để cho chúng gánh lấy gánh nặng của sự tồn tại, hay bằng bất cứ giá nào cũng không chịu trách nhiệm về gánh nặng ấy một cách có chủ tâm?”

Thuyết phản khuyến sinh (anti- natalism), một góc nhỏ của triết học hiện đại, đặt ra một ý tưởng tương tự: Nếu cuộc đời này vốn là bể khổ, thì liệu sự tồn tại có thật sự là hạnh phúc hơn việc chưa bao giờ từng sinh ra? Đây là một vấn đề rất tế nhị, vì quan điểm của nó đi ngược lại xung lực sinh học cơ bản của chúng ta (sinh sản là để duy trì giống nòi, sự tiếp nối), nhưng cũng là điều rất đáng để lưu tâm, vì nó đi đến tận cùng một câu hỏi triết học nhức nhối: Cuộc đời này có đáng sống hay không?

Đời là bể khổ

David Benatar, hiện là Trưởng khoa Triết Đại học Cape Town (Nam Phi) và là một trong những người quan trọng đặt nền móng cho thuyết phản khuyến sinh, cho rằng câu trả lời là KHÔNG. Theo ông, có một sự bất cân xứng nghiêm trọng giữa những điều tốt đẹp so với những thứ xấu xa trong cuộc sống này

Benatar đưa ra một ví dụ:


Khi ông nghĩ về Sao Hỏa, thay vì tiếc nuối rằng hành tinh đó thiếu đi những điều tuyệt vời, ông lại cảm thấy một cách tích cực rằng vì sự sống không tồn tại, nên đấy đơn giản là hành tinh đã thoát được đau khổ.

Bạn hãy tưởng tượng thử mình mua vé xem một bộ phim, bước vào rạp với tâm thế chờ đợi, và sau đó hụt hẫng vì phim dở. Nếu bạn biết trước rằng bộ phim ấy không như bạn kỳ vọng, có lẽ bạn đã không lãng phí thời gian của mình.Bộ não của con người vốn được “thiết kế” để không bao giờ đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu. Kinh điển Phật giáo cũng có một câu chuyện mô tả đời sống rất sinh động. Một tử tù vượt ngục và bị đuổi gấp. Trong khi chạy trốn, anh ta rơi xuống vực sâu, nhưng bám được vào một cành cây leo và cứ thế lơ lửng trên vách đá. Cứ nghĩ thế là may, nhưng không hẳn: Có một con chuột đen và một con chuột trắng đang gặm dần cành cây leo mà anh ta đang bám vào. Phía trên, quan quân truy bắt đã đuổi đến nơi. Và dưới đáy vực, rắn độc ngóc đầu chờ.Trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy, tử tù bỗng nhìn thấy một nhánh cây khác trên đầu anh ta. Một bầy ong đang làm tổ trên đó, và tự dưng có mấy giọt mật rơi vào miệng tử tù. Vào đúng khoảnh khắc ấy, mọi nguy khốn của anh ta dường như đi vắng. Chỉ còn lại vị mật ngọt tan trong miệng.

Những giọt mật là ẩn dụ của khoái lạc nhất thời. Hai con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm, gặm nhấm sinh mệnh của chúng ta từ từ. Ta không thể làm gì trước một kết cục chung nhất là cái chết. Khi vị ngọt qua đi, tử tù sẽ còn xót xa và đau đớn hơn nữa với hoàn cảnh mà anh ta đang phải chịu.Đấy là quan điểm cơ bản của đạo Phật: Bản chất của đời sống là khổ. Không chỉ với nghĩa hẹp là những gì con người nói chung quan niệm là đem đến khổ đau (ví dụ như nỗi đau thể xác, bị hành hạ, bị làm nhục…) mà chỉ một trạng thái rộng hơn, khi con người ta sống với tâm thế chịu đựng (suffering) thực tại, vì chỉ mải chăm chú vào khoái lạc (với ẩn dụ là những giọt mật), từ đó bị đánh lừa và không thể hài lòng với những gì đang có. Không thể chấp nhận được rằng đời sống này là vô thường, luôn thay đổi, và mọi thứ chỉ là tạm thời, cho đến khi ta qua đời.

Những sự thật khắc nghiệt.

Mỗi chúng ta có trung bình 30 nghìn ngày để sống, và đây là một vài sự thật khắc nghiệt mà tất cả sẽ phải đối mặt:

Mọi thứ đều tàn lụi.

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn hẳn sẽ cảm thấy ngậm ngùi khi ngoái nhìn lại và cảm nhận. Ai cũng già đi. Thêm một ngày là thêm một quãng trên hành trình tới cái chết. Cha mẹ từng dắt bạn chập chững những bước đầu tiên, giờ bạn là người dắt họ. Và sau này bạn và con bạn cũng thế. Những người bạn ấu thơ khi lớn lên sẽ nhạt nhẽo dần, có thể trở nên hoàn toàn xa lạ. Tình yêu đầu thường sẽ tan vỡ, để lại nuối tiếc thậm chí nhiều năm về sau. Và cả bông hoa ngoài hiên kia nữa, một sớm mai còn đẹp là thế, sáng hôm sau đã lụi tàn.Đa số mọi người sẽ làm bạn thất vọng. Một nghiên cứu cho biết có 60% số người được khảo sát đã thú nhận rằng họ từng chia sẻ bí mật của bạn thân cho một bên thứ ba. Điều này quả là đáng thất vọng: Chúng ta hầu như không thể tin tưởng ai tuyệt đối. Đứa con bạn kỳ vọng thường sẽ không như bạn mong muốn, vì nó sẽ sống cuộc đời của nó. Người ta yêu nhất thường không yêu ta. Người bạn tin tưởng nhất có thể phản bội.

Sự vô nghĩa của đời sống.

Khó khăn dường như một điều cơ yếu của đời sống này, nhưng điều đáng sợ hơn cả là tính vô nghĩa của nó, nếu như ta nhìn rộng hơn, vượt qua những định kiến cá nhân, trên cả tình cảm lẫn cuộc sống nhỏ nhoi của ta.Đứa trẻ nào gia nhập hành trình sống cũng bắt đầu với sự ngây thơ, rồi lớn lên và vật lộn với những lo toan chung rất đời, như là tiền bạc, địa vị, các mối quan hệ, nỗ lực, những nỗi thất vọng. Như ta đã từng. Nhưng rồi có ý nghĩa gì không? Tất cả những gì ta làm được, tất cả những buồn vui của ta, những người ta hoặc yêu thương hoặc căm ghét, rồi một ngày cũng phải “để gió cuốn đi”, như Bod Dylan đã hát.Sự cô độc của kiếp người. Bạn phải chấp nhận rằng tri kỷ có lẽ với đa số chỉ là khái niệm trong văn chương hoặc điện ảnh, còn lại cơ bản là chúng ta không thể hiểu được nhau. Dù đôi khi ta bất chợt thấy mình đồng cảm với ai đó, nhưng chừng đấy không đủ để mỗi cá nhân bớt cô độc khi đêm xuống, với cuộc đời rất cá biệt, những tình cảm sâu kín chưa từng bắt gặp ở bất cứ đâu.

Bạn sẽ không bao giờ hài lòng.

Trong cuốn sách nổi tiếng Homo Sapiens (Lược sử loài người), Giáo sư người Israel Yuval Noah Harari đã nói về cơ chế não bộ được di truyền qua hàng triệu năm giải thích vì sao chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc.Cách đây hàng triệu năm, con người chỉ mong có đủ ăn, và bớt bệnh tật. Sau hai cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp, con người đã giải quyết được những vấn đề cơ bản này, nhưng thế là không đủ. Thế kỷ 21 là thế kỷ của tham vọng chinh phục thiên nhiên, và cố đạt đến sự bất tử. Tức là đủ ăn và tuổi thọ cao là chưa đủ. Con người còn muốn quyền lực của thánh thần. Sự không thỏa mãn ấy là đặc trưng hình thành qua tiến hóa, biến con người thành giống loài thống trị trái đất.Khi chưa có tiền, bạn sẽ nghĩ tiền là hạnh phúc. Người có tiền nhưng không có sức khỏe chỉ mong rằng mình không còn phải nằm giường bệnh. Người không có tình yêu chỉ nghĩ được rằng người mình yêu mến là tất cả. Chúng ta luôn hy vọng, và đạt được thì lại bắt đầu thất vọng. Cơ chế của não bộ là như thế: Con người sẽ không bao giờ được hạnh phúc vĩnh cửu. Đấy là động lực sống của chúng ta, và cũng là nỗi đau khổ đẹp đẽ của chúng ta.

Nếu ta đã “nhỡ” phải sống?

Alain de Botton, một triết gia, nhà văn người Anh nổi tiếng với cuốn best seller “Sự an ủi của triết học”, đã từng viết về một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người ta suy nghĩ về bản chất khổ của đời sống trong bài luận có tên “Ngợi ca nỗi chạnh lòng”: “Chạnh lòng không phải là một cơn thịnh nộ hay cay đắng, mà là một dạng nỗi buồn cao quý xuất hiện khi chúng ta ngộ ra rằng đau khổ và thất vọng là trung tâm của trải nghiệm đời người. Nó không phải là một chứng rối loạn cần chữa trị; nó là sự thừa nhận dịu dàng, bình tĩnh, vô tư về bao nhiêu đau đớn mà chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua”.Karl Pillemer, Giáo sư ngành Phát triển con người của Đại học Cornell, đã tiến hành thí nghiệm trên 1.200 người từ 70-100 tuổi và rút ra một kết luận: “Trong lĩnh vực lão khoa, có một lý thuyết gọi là “lựa chọn cảm xúc xã hội”.Thứ họ tranh luận là điều phân biệt những người từ 70 tuổi trở lên so với những người trẻ hơn chính là cảm giác hạn chế về thời gian. Bạn thực sự nhận thức được rằng những ngày mình còn trên đời đang được đếm ngược. Thay vì chán nản, mọi người bắt đầu đưa ra các lựa chọn tốt hơn”.

Việc đặt câu hỏi rằng liệu được sinh ra trên đời này có đáng hay không không có nghĩa là coi thường các sinh linh và hạ thấp giá trị của đời sống, mà là để chúng ta có thể một lần suy ngẫm đến giá trị của sự tồn tại này, thông qua một lăng kính trái ngược. Điều đó có thể làm ta trở nên tốt hơn, một khi ta có thể thừa nhận “dịu dàng, bình tĩnh, vô tư” sự thật khắc nghiệt là mình đã được sinh ra, và không còn cách nào khác là phải chọn lựa một cách sống.Và một lúc nào đó, cảm thấy hơi chạnh lòng vì những người đã gia nhập cuộc sống này cùng với ta, bất chấp địa vị, giàu nghèo, danh vọng, đều có một nỗi khổ chung vắt vẻo trên cây đời, trên cùng một con đường đến bên kia thế giới.

Đấy có lẽ là một nỗi buồn đẹp đẽ, đẹp hơn cả việc chưa từng được sinh ra.