Chuông chùa

Khoảng vài năm về trước, có những ngày, tôi ngồi ngắm những gợn chuông chùa Võng Thị, nghe tiếng thì thầm hồ Tây.

Tôi bỗng nhận ra, mọi sự đều là vô thường. Lại có những ngày, tôi ngồi cả ngày ngắm một cành cây, cả một ngày, tôi không thấy nó có gì thay đổi. Tôi không thấy nó có gì lạ lẫm.

Rồi một chiều đi về, tôi thấy cành cây đó đã chết khô, cành cây đó đã chết khô. Nhưng lạ thay, lá vẫn còn mọc, lá vẫn còn mọc tiếp, nhưng không phải trên cành cây đó nữa.

Sự sống thật là ngắn, sự chết cũng vậy. Mưa về, gió qua, người thích hương nhẹ chè lam, kẻ ghét gió khuya đồng nội. Luân hồi vẫn tiếp diễn, mọi thứ vẫn trôi, nhưng con người thì không còn trước nữa. Sự sống thật ngắn, sự chết cũng vậy

Chúng ta đến với cuộc đời này, chúng ta nghe, nhìn, ngửi, ngắm và thấu hiểu. Chúng ta có chân để đi, chúng ta có tay để cảm nhận, chúng ta có mắt để hiểu. Nhưng, chúng ta đã làm gì với nó. Chúng ta dùng chân để chạy. dùng tay để làm, dùng mắt để suy xét. Vậy có quá phí phạm một khiếp người chăng.

Thực tế chúng ta luôn đi tìm kiếm sự tự do, sự giải thoát cũng là một dạng tự do hay cũng có thể nói, tự do là một dạng giải thoát. Chúng ta kiếm tiền cũng để sống cuộc sống chúng ta muốn.

Khi có tiền, chúng ta có thể tùy biến mọi thứ theo ý của mình. Ngôi nhà của mình, chiếc xe của mình, mọi thứ của mình. Nhưng có một cách khác, cao siêu và huyền diệu hơn. Khi chúng ta không chỉ gói gọn trong chiếc hộp vàng kim nữa và chúng ta đến bên bờ giác ngộ, kiếm tìm sự giác ngộ. Khi có sự giác ngộ, chúng ta sẽ biết sống hòa hợp với thiên nhiên và cử động theo cách của trời. Cỏ cây hòa hợp, thú hoang hòa hợp, trời đất hòa hợp. Khi đó chúng ta không truy cầu những thứ của mình. Vì khi ta không có gì, thì khái niệm về thứ của mình sẽ là thứ phù du nhất thời, chung quy lại thì như sự vô nghiệm. Một phương trình sẽ không cần giải nữa,

Nếu không có nắm vào thì ta không cần buông ra. Thực tế sự giác ngộ luôn nằm trong mọi người, Mọi người vẫn phải sống theo thiên nhiên dù có tư tưởng hòa hợp hay chống đối. Chúng ta vẫn phải dựa theo nắng, vẫn phải dựa theo mưa, chúng ta không thể chống lại bóng tối, chúng ta không thể cản được ánh sáng. Sự giác ngộ đã đưa chúng ta đến một cách hòa hợp. Nắng chúng ta sẽ phơi đồ, mưa chúng ta sẽ trồng cây, tối chúng ta đi ngủ, sáng chúng ta vươn vai.

Những tư tưởng chống đối như một cách để khẳng định quyền lực của sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn cũng giống một đứa con cá tính, cố khẳng định mình trước mẹ thiên nhiên. Như một tiếng chuông gió nhỏ, lắc lư trong cơn bão vỗ, như một cách mua vui cho chính mình.

Một tiên đề cơ bản là con người quá bé nhỏ dù họ đặt chân đến đâu chăng nữa. Khoa học là một con đường của triết đạo, tín ngưỡng cũng vậy. Tất cả đều chỉ là con đường. Bản chất của chúng để đưa ta đến bến bờ hạnh phúc và bình yên.

Kim tiền là con đường đưa đến sự hạnh phúc nhất thời nhất, nhưng ngắn nhất. Bản chất con người là vậy. Bản chất con người luôn tìm cách để mình hạnh phúc nhất thời.

Đó gọi là cơ chế phòng thủ của bộ não. Khi vượt qua khỏi sự an toàn này. Sẽ dẫn đến những thế giới mới, con đường mới. Đó là sự minh triết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *