Nhớ anh Tuấn Gà

Ngồi trong quán trưa

Ngoài kia gió mưa

Hàng cây đã thưa

Lòng nghe xác xơ

Chợt thấy bơ vơ nơi này

Nhìn theo lá bay

Vào cõi xa…

Cà phê nữa không

Một ly nữa đi!

Hòm diêm nín câm

Bật lên tiếng than

Giọt đắng rơi rơi

Trong lòng

Nhìn theo khói bay

Vào lãng quên…

Lướt qua tôi

Chiếc xe đòn

Những u sầu

Hắt qua đời…

Bỗng dưng tôi

Khóc như trẻ thơ

Cứ thương mình

Xác thân bơ phờ

Tiếng đơn côi

Vắt ngang qua đời tôi

Vẫn đi tìm

Chút tình gian dối

Hỡi cô em

Đứng trong vòm cây

Mắt thâm quầng

Những đêm phiêu bạt

Cớ sao em

Xót xa cho đời tôi

Tôi đâu cần

Những điều vô nghĩa!

Lướt qua tôi

Chiếc xe đòn

Những u sầu

Hắt qua đời

Bỗng dưng tôi

Khóc như trẻ thơ

Dưới râu cằm

Xác thân bơ phờ

Có ai đang

Vỗ tay bên cầu gai

Vẫy tôi lại

Chiếc hòm tươi mới…

Hỡi cô em

Đứng trong vòm cây

Mắt thâm quầng

Những đêm phiêu bạt

Cớ sao không

Vỗ tay khi nhìn tôi

Sao buông đời

Theo từng hơi khói

Vẫn liêu xiêu

Bước trong chiều mưa

Đá gót giầy

Thấy ta kiêu bạc

Hát lên đi

Tiếng ca ve sầu kia

Ta muốn được

Nghe điều vô nghĩa…

Từ khi thế gian vắng em

Người tôi đã yêu… Suốt kiếp này…

Vladimir Nabokov

“…chắc chắn mọi người đều biết những dư hương thơm ngát ấy của ngày vẫn lơ lửng, cùng lũ muỗi mắt, quanh hàng giậu nở hoa nào đó hoặc bất chợt bị khách lãng du bước vào và đi xuyên qua, dưới chân đồi, trong chập choạng chiều hè; hơi ấm tơ lông, lũ muỗi ánh vàng.”

Lolita

Vladimir Nabokov

Tự dưng thấy trên phây bạn có bát cháo sườn phố cổ làm anh chợt nhớ đến những ngày lang thang với gái quanh nhà thờ lớn rồi đi dọc theo một con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo mà trong Sài Gòn gọi là hẻm, và ngoắt ngoéo mấy vòng giữa một lũ trẻ con ngồi chầu hẫu, cứ nhìn hai đứa cao to và trắng muốt như kiểu không biết bọn này sắp vào khách sạn nào đây, xong đến một chỗ nhếch nhác, hai bên đầy người ngồi chửi bậy, mà nàng thì thào là em nghe bọn bạn bảo bà này bán cháo sườn ngon nhất Hà Nội đấy anh ạ.

Thường anh hay nhìn nàng ái ngại, này em váy ngắn thế kia mà da lại trắng, rồi ngồi xuống mấy cái ghế nhựa xanh đỏ to bằng quyển vở học trò thì bọn xung quanh có mà thi trượt đại học hết.

Thế nhưng nàng vun vén thế nào chẳng biết vẫn ngồi ăn được bình thường dù nàng hay bảo từ bé đến giờ chỉ có anh bảo em ăn cháo được thôi đấy nhé chứ mẹ nói em còn không ăn.

Dịch bệnh làm cho những chuyện đơn giản ấy lại thành ra lãng mạn đến nỗi có khi bây giờ không đeo khẩu trang đi quanh Ao Gươm lại là một sự lãng mạn phi thực nhất.

Anh lại nhớ cái phim gì đó xưa lắm rồi mà trong đấy người ta sống trong một thế giới chỉ toàn robot thay người còn chính con người thì nằm nhà giữa một đống máy móc điều khiển cái robot của mình ấy đi lại sinh sống làm việc và yêu đương.

Nhân loại có thể thoát được trận dịch này nhưng lần sau nữa lần sau nữa thì chưa ai biết sẽ thế nào và biết đâu đến lúc nào đó sẽ có những con robot thay chúng ta đi ăn cháo với nhau ở một góc phố cổ bẩn thỉu đáng yêu nào đó với những con mẹ hắt toẹt cả bát cháo thừa xuống ngay chân khách.

Chỉ hơi băn khoăn là bọn robot có mặc váy không?

Trần Huyền Trân

Cụ hâm rượu nữa đi thôi

Be này chừng cũng cạn rồi còn đâu

Rồi lên ta uống với nhau

Rót đau lòng ấy vào đau lòng này.

Tôi say? Thưa, trẻ chưa đầy

Cái đau nhân thế thì say nỗi gì

Đường xa ư cụ? Quản chi

Đi gần hạnh phúc là đi xa đường.

Tôi là nắng – Cụ là sương

Tôi bừng dậy sớm, cụ nương bóng chiều

Gió mưa tóc cụ bạc nhiều

Lòng còn gánh nặng bao nhiêu khối tình.

Huống tôi mái tóc đang xanh

Vâng, tôi trăm thác ngàn ghềnh còn đi

Với đời một thoáng say mê

Còn hơn đi chán về chê suông đời.

Rót đi, rót rót đi thôi!

Rót cho tôi cả mấy mươi tuổi đầu

Nguồn đau cứ rót cho nhau

Lời say sưa ấy là câu chân tình.

Đêm nay cùng đổ bụi giầy

Miệng cười ha hả, thơ mày rượu tao

Khoảng trời dưới mái

Trăng treo sáng choang mảnh trời rộng, rồi bó hẹp lại trong con ngõ nhỏ nghèo nàn, đèn điện lay lất mấy ánh sáng vàng tù mù, đã vậy còn mối, muỗi bao quanh, làm đèn càng tối, như thể đang nhường chỗ cho trăng, và chỉ để chiếu cho đủ mấy dàn thường xuân, cùng dậu hoa giấy đã mất đi nhiều màu, nằm im lìm bên khung cửa sổ, từng mảng rêu phủ ẩm mốc, lấm tấm loang lổ trong dãy nhà cấp 4, xô nghiêng, dọi bóng, xuống mặt đường bê tông, gồ ghề đầy những viên xỏi nhỏ, có tiếng mèo chạy qua, dăm con chuột, sột soạt của gió, hơi thở của sương và sự nặng nề của tôi làm con ngõ càng hẻo lánh đáng sợ hơn.

Hàng xóm xung quanh vẫn còn thức, điện bật yếu ớt phát ra từ căn phòng ấm áp nhất của ngày. Còn nơi tôi đang đến lại tối om, tiếng dương cầm bay qua bay lại, đập vào trời, đập vào ngõ, đập vào nhà, qua dãy thường xuân rồi chui thẳng vào từng nhịp tim mà dẫn đường. Tôi đứng trước cổng, nhìn khu vườn bị đào xới tung lên, đoá hải trà quang một góc, cây bơ vừa độ mới lộc thì chia thành 3 khúc, nằm chềnh ềnh góc vườn, khóm hồng, khóm cúc, khóm mai cũng chịu cảnh khô héo trong một bãi, rồi đóa lan cũng chịu chung số phận, lôi thôi chắn giữa xác cành đào, cây quất, người ta xới tung từng góc từng chỗ lên rồi vứt tất đó, quay lưng bỏ đi, mặc kệ lão già vẫn đang ngồi đàn bên trong, tiếng đàn nghe chua xót, tang thương, đáng buồn thay. Tay chân tôi bỗng run, mắt rơi vào đêm, hơi thở càng ngày càng nặng, càng ngày càng thấy buồn cho một thân phận cuộc đời.

Tôi đứng đó mất gần 5 phút, rồi mới quyết định ấn chuông cửa, tiếng đàn bỗng chậm lại rồi lại nhanh, nhanh rồi lại chậm, cuối cùng thì dừng hẳn, hơn 5 phút cho những sự suy tư của từng nốt nhạc, rồi ông mới lụi cụi ra mở cửa, đèn vẫn không mở, ông cầm chiếc đèn chống bão đi thẳng một mạch ra cổng, trên con đường trải đá cuội trắng muốt, không liếc nhìn những hố sâu chi chít quanh khu vườn, quyết không nhìn vào đó.

Ra đón tôi. Tôi hít một hơi sâu vào phổi, nở một nụ cười gượng gạo và chào ông lão, ông không cười, không nói, ra hiệu cho tôi vào nhà, hàng xóm bên cạnh mở cửa sổ ra nhìn, vẻ mặt ghi hoặc, tôi chui qua dãy hoa giấy nhà ông, một cánh hoa bỗng rơi vào vai áo tôi. Gỡ ra nhẹ rồi để vào túi áo ngực và đi vào nhà, ông vào sau, đặt chiếc đèn chống bão vẫn đang nhảy múa lên chiếc bàn chính giữa, khều 1 bi thuốc lào to bằng ngón tay cái, rồi châm lửa, đốt chiếc đóm, kéo một hơi thật sâu, rồi đưa cái điếu cho tôi, và đi thẳng về cây đàn, tiếng nhạc lại vang lên, kèm theo tiếng điếu cày vang tách tách. Tôi kéo một hơi dài, phả khói thuốc ngập vào dãy mạng nhện góc nhà, khói bay lơ đễnh như người say, loạng choạng loạng choạng trêu đùa chút ánh sáng le lói chen được vào khe cửa hẹp.

– Nay con đã nghe tin, họ phá khu vườn thật là tàn nhẫn.

Ông không nói gì, tiếng đàn càng lúc càng nhanh, càng gắt, càng cho bóng tối đáng sợ

– Cuộc sống một chốc vừa mất cả con vừa mang danh giết con mình.

Sự ngộ thức – Tỉnh thức ( bodhi – enlightenment )

Nhiều người đọc sách phật – đi tu tập mà không hiểu được bản chất của nó, vẫn chấp niệm vào cái hình, cái tướng để phán xét, nhìn nhận sự việc,

Dễ thấy nhất điều này ở quần chúng Đông Lào thể hiện rõ qua 2 việc là đi chùa – ăn chay,…. Nói chung rất là buồn cười. Bản chất của việc ăn chay là để không nghĩ đến thịt, hạn chế động lòng sinh sát thì các phú ông, phú bà làm cho món chay có đủ mọi loại hình thái, đủ mọi mùi vị, y như thịt, bán đắt gấp 10 lần, vui vẻ tận hưởng mà cứ nghĩ mình ăn chay ( Không bàn đến người kinh doanh), vậy thì thử hỏi, bỏ miếng ăn làm tự bột vào mồm, mà trong lòng vẫn thèm thịt nhưng vẫn tự chấp niệm, lừa dối như là thanh thản, có đúng hay chăng. Đi chùa để tâm tịnh, các mẹ chen nhau, chửi nhau từ biển hạ mã đến hết bậc tam cấp cuối cùng, vào chùa thì các bố đâm thẳng cửa trung quan mà vào, 2 bên giả quan và không quan thì các bố ra để hút thuốc, vứt rác, sờ mó, thì thử hỏi các bố các mẹ đi chùa làm gì, trong khi đến những phép tắc sơ đẳng các bà còn chẳng biết.

Làm những người trí huệ như chúng tôi ngày nào cũng phải ngăn mình không cười vào mặt họ.

“Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó”

Như Nguyễn Huy Thiệp viết trong “Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt”

Bản chất gái của dân Việt Nam mà mấy ông hay nói đùa nhau là khôn lỏi thực ra cực kì có hại cho sự tri thức, khi mà sự khách quan, điều logic thì vứt mẹ đi, thay vào đó là tình người và tính hào sảng, đến mức mớ giấy a4 ” Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” lại bán chạy hơn “Đắc nhân tâm” ở Việt Nam, thì phải hiểu tư duy của dân mình đang tầm nào, mà ít ra còn có suy nghĩ đến chuyện đóc sách, chứ tôi chưa thèm nói gì đến những con người có hỏi câu hào sảng là

” Mua sách để làm gì ” đâu

Mà thôi, chủ nhật nên để nhẹ nhàng, nào rảnh biên nốt cho anh chị em cười cười chơi

Mưa

Mưa nay về sớm hơn qua

Trời hôn chiếc lá đã ba ngày rồi

Giới hạn

Trong lý thuyết về Tính Dục (psychosexual) của Sigmund Freud. Bố của phân tâm học có một ý mà hiểu rộng ra nó giống thế này

“Kỹ năng của con người hình thành từ các kinh nghiệm và thông tin thu thập được trong quá khứ. Xử lý các thông tin đó là cách để hình thành kỹ năng. “

Nhưng mà cũng phân tâm học. Mr Lacan, đệ của Freud chỉ ra rằng

“Một người khi đạt tới ranh giới của kỹ năng sẽ rơi vào cảm giác giống như tuyệt vọng. Bởi họ không còn nhìn thấy triển vọng nữa, họ biết mọi thứ, vì thế họ cũng thấy mọi thứ sẽ dẫn tới đâu. Và kỳ lạ thay đây là là lúc cảm giác tương tự như khi người ta rơi vào đường cùng”

Đạt tới giới hạn của kỹ năng xử lý thông tin mà một cảnh giới ít người đạt được, nhưng sẽ thế nào khi ở đó ?

Đây cũng là một ý trong Nhà Giả Kim mà có lẽ ít người để ý, khi Satiago hỏi ông giả kim là sẽ thế nào khi ở lại sa mạc.

“Thì cậu sẽ trở thành cố vấn của ốc đảo. Cậu có đủ vàng để tậu nhiều cừu và lạc đà. Cậu sẽ cưới Fatima và năm đầu hai người sẽ rất hạnh phúc. Cậu sẽ tập yêu thích sa mạc và từng cây một của cả năm vạn cây chà là. Cậu sẽ nhìn thấy chúng lớn lên, qua đó thấy một thế giới không ngừng biến dịch, và cậu sẽ càng ngày càng hiểu rõ ngôn ngữ của điềm, của dấu hiệu hơn vì sa mạc là người thầy giỏi nhất. Năm thứ hai, bầy lạc đà của cậu sẽ đem lại cho cậu sự giàu có và quyền lực. Năm thứ ba, đêm đêm cậu sẽ lang thang trong sa mạc, khiến Fatima buồn khổ vì cho rằng chính cô đã cản bước chân cậu. Nhưng cậu yêu cô và cô đáp lại tình yêu đó. Cậu sẽ nhớ lại rằng cô không hề yêu cầu cậu ở lại ốc đảo, vì một người con gái sa mạc như cô biết mình phải chờ đợi chồng trở về. Vì thế mà cậu sẽ không trách cứ cô. Nhưng nhiều đêm cậu sẽ lang thang giữa các hàng cây chà là, nghĩ giá như hồi đó mình đi tiếp và vững tin hơn vào tình yêu của Fatima. Chính sự lo lắng của cậu rằng sẽ không bao giờ trở về được đã giữ chân cậu lại ốc đảo này. Và điềm sẽ báo cho cậu biết rằng kho tàng của cậu từ nay sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn. Năm thứ tư, vì cậu cứ lờ đi, các điềm sẽ không xuất hiện lại với cậu nữa. Các tộc trưởng sẽ nhận thấy thế và sẽ không dùng cậu làm cố vấn nữa. Khi đó thì cậu sẽ là một thương nhân giàu có với nhiều lạc đà và hàng hóa. Nhưng cho đến cuối đời cậu sẽ mãi lang thang trên sa mạc, luôn quẩn quanh các gốc chà là, vì biết rõ rằng mình đã không đi theo vận mệnh và giờ thì mọi sự đã quá trễ. Cậu phải hiểu rằng tình yêu không bao giờ ngăn cản ai theo đuổi vận mệnh của mình cả. Nếu để cho chuyện ấy xảy ra thì đó không phải là tình yêu đúng nghĩa, tình yêu của ngôn ngữ vũ trụ.”

Chán nản, xem thường chính các năng lực của mình, xem thường mọi thứ, không phải vì cao ngạo, mà bởi vì đã thấy mọi triển vọng của chúng.

Dĩ nhiên phật cũng đã nói rõ cách thức để xử lý vấn đề này

Tới đây, là ranh giới sự bế tắc, bởi vì đang ở đường biên của thế giới, giống như đang bị giam cầm vì không thể nhìn thấy bên ngoài còn gì. Nhưng chỉ cần quay về suy nghĩ căn bản, rằng cái gì đã tạo ra thế giới, thì sẽ hiểu cách để phá vớ giới hạn.

Thế giới được xây dựng bởi các kinh nghiệm, thông tin hình thành nên mọi thứ, thành cái Tôi mà ôm ấp, tôn thờ. Cho nên khi đã sử dụng thuần thục cái Tôi và các năng lực của nó sẽ chán nản và bế tắc. Ngay cả khi biết mình phải vượt qua chính cái Tôi đó, cũng không biết cách. Như một các nói văn học ” Vượt qua chính mình” thực chất mà một tiến trình phát triển con người mang tính triết học.

Muốn vượt qua ranh giới của kinh nghiệm, nghĩa là muốn phá bỏ sự phụ thuộc vào biểu hiện của cái Tôi bằng cách tư duy, việc đó giống muốn tự tay túm tóc để nhấc bổng bạn lên vậy.

Nhận biết cái Tôi, thấy sự giam hãm của nó với cuộc đời, nhận diện được kẻ cai ngục của mình, là bước đầu trong hành trình biến cuộc đời mình trở thành rực rỡ. Đó là lúc Ích Kỷ và Vị Tha trở nên hài hoà làm một, khi mà sự thăng hoa, một cách tự nhiên, tạo ra sự tốt lành ra xung quanh.

Cần một con thuyền nhỏ để sang đến bờ bên kia, một con sông nhỏ tạo thành biên giới của nhân loại. Con thuyền đó là thế giới của trực giác, của linh cảm, của tâm trí trống rỗng, vắng bóng tư tưởng và kinh nghiệm.