Trịnh Công Sơn và phật
Trong một đoạn, Trịnh Công Sơn đã viết thế này
Với tôi người đến hay người bỏ tôi mà đi. Cho dù họ đến hay đi, đến thì vui còn đi thì buồn. Tôi chẳng hề có một thoáng nghi ngờ gì về tình cảm của người đi, kẻ đến. Ừ thì tôi cũng không oán giận ai. Tôi thanh thản với sự cô đơn của mình. Mỗi ngày tôi ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối. Nắng cũng giống như đời người, có bình minh có chiều tà, hoàng hôn. Ngày xưa tôi vẫn nghĩ mưa buồn bây giờ tôi mới biết Nắng còn buồn hơn Mưa.
Ở trong một đoạn khác Trịnh Công Sơn lại nói
Tôi ngồi nhìn viên sỏi từ ngày này qua tháng nọ, và bỗng dưng có cảm giác là nó cũng có một thân phận, một nỗi buồn vui riêng, Tôi là hạt bụi và nói là viên sỏi, có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao lại không thể ngắm cảnh vì một viên sỏi Lẻ Loi.
Có thể thấy, Bác Trịnh đã sống gần với Phật thế nào
Thực tế có khá nhiều dạng giác ngộ thế này. Khởi nguồn nó từ thập nhị nhân sinh. Tôi cũng nói về Thập nhị nhân duyên đã nhiều.
Thập nhị nhân duyên của Đạo Phật đa phần mọi người đọc như cái máy. Có tìm được một đoạn có chú thích thuật ngữ tiếng Anh, có lẽ sẽ dễ hiểu hơn.
Thập nhị duyên khởi:
Vô minh (ignorance) khởi duyên cho hành (volitional activities), hành khởi duyên cho thức (consciousness), thức khởi duyên cho danh sắc (mind and matter), danh sắc khởi duyên cho lục nhập (six sense bases), lục nhập khởi duyên cho xúc (sense contact), xúc khởi duyên cho thọ (feeling), thọ khởi duyên cho ái (wanting), ái khởi duyên cho thủ (clinging), thủ khởi duyên cho hữu (becoming), hữu khởi duyên cho sinh (birth), sinh khởi duyên cho lão (old age), bệnh (sickness), tử (death) và mọi hình thái khổ đau.
Điểm khó hiểu ở đoạn Pháp này nằm ở chỗ hữu khởi duyên cho sinh. Thường thì người ta hay hiểu sinh như sự ra đời vật lý của con người. Tuy nhiên ý của Đức Phật thì sự sinh này là do bám chấp (clinging). Khi ta có gì đó mà ta bám vào nó thì sẽ có sinh, còn nếu không bám vào thì không có sinh.
Như vậy Sinh (Lão, Bệnh, Tử) ở đây mang nghĩa chung cho mọi pháp hữu vi chứ không chỉ con người.
Thực ra thì kinh sách bóc tách thành 12 mục thế này về mặt lý thuyết để người tu hành dễ đọc hiểu thôi, chứ các duyên thường thì khởi lên cùng lúc. Tức là nếu vô minh thì chắc chắn sẽ khổ!
Bạch thoại
Vô Minh – Dịch bạch thoại là NGU – Còn dịch theo phật là MÙ. NGU hoặc MÙ chắc chắn sẽ khổ, ngu có thể hiểu được qua nhiều thứ. Một kẻ khôn, cũng có thể là một kẻ ngu. Thế nên trái với Vô Minh không phải là Tuệ – Khôn, mà là Hiền Minh – Sáng suốt.
Vốn Sinh đã là 1 Duyên Khởi – Duyên Khởi tất sẽ chạy lại cả vòng Luân Hồi, Mà trong Luân Hồi thì là trong một vòng quay. Ta sẽ đi lên cõi trời là cái chóp trên, Nếu nói về cõi địa ngục là cái đáy phía dưới, Thì cái đáy ở dưới nó trượt nó chìm xuống dưới, gọi là trượt
Chóp ở trên nó thanh, nó lên trên thanh, Như vậy thì giữa cái này là cái biên độ dao động của tâm thức. Chúng ta đang sống trong cảnh, dùng năng lượng, người dùng năng lượng thì dao động có tần số.