Văn chương

..Có những khoảnh khắc thế này, khi tất thảy trở nên kỳ quái, sâu không đáy, khi dường như sống mới đáng sợ làm sao và chết lại còn đáng sợ hơn. Và bỗng dưng, trong lúc đi vùn vụt như thế trong thành phố ban đêm, ta nhìn qua nước mắt vào những ngọn đèn và bắt được trong chúng một hồi ức hạnh phúc chói lòa tuyệt đẹp, — một gương mặt phụ nữ, nổi lên lại sau nhiều năm quên lãng trên đường đời, — bỗng dưng, trong lúc đi vùn vụt và phát điên lên như vậy, một khách qua đường lễ phép chặn bước chân ta lại để hỏi, làm sao đi đến con phố nào đó — bằng một giọng nói bình thường, nhưng không bao giờ ta còn được nghe lại nữa.

Vladimir Nabokov

Đọc lại Nabokov mới thấy hay. Văn chương có một thế mạnh mà không môn nghệ thuật nào có là tất cả mọi thứ người viết đều hữu nhưng không ai nhìn ra nó cả. Người đọc nhận ra bằng suy tưởng, cảm nhận, giác quan và kinh nghiệm. Trong âm nhạc, sự hữu hình được tạo ra bởi beat ( nhạc nền ), lyric ( lời ), bar (nhịp). Điện ảnh được tạo ra bởi những thứ bên trên. Kèm theo hình ảnh, màu sắc. Thế có nghĩa là trong nhạc, trong phim, có sự dẫn dắt. Trong nói chuyện cũng có sự dẫn dắt, từ môi trường, hình thể, giọng nói, địa vị xã hội,… Thế nên khá dễ hiểu khi thấy 1 người có thể thích 1 bài hát qua nhịp, qua beat, qua lời, thích một người qua hình thể, âm thanh, thích một bộ phim qua hình ảnh, màu sắc. Nhưng sách thì khác, sách chỉ có chữ, những đoạn mã hóa được truyền đến bộ não qua sự tiếp xúc trực tiếp, thế nên một người đọc sách thường cảm nhận và ghi nhớ được cái tư tưởng sâu hơn những dạng media khác. Vì sách có một sức mạnh của sự tưởng tượng và tư tưởng. Những con chữ trên tờ giấy trắng không làm chúng ta phân tâm, thế nên sự tập trung khi đọc sách thường lớn hơn những thể loại khác, nhưng cũng dễ mất tập trung hơn cho những người kém kiên nhẫn. Sách cũng có sự dẫn dắt, đó là tài năng của người viết, nhưng sách dẫn dắt theo một cách tập trung, chủ động, và mơ hồ. Một người viết ra hoàn toàn có thể hiểu một đoạn văn khác người đọc, mà một người đọc hoàn toàn có thể hiểu dưới góc nhìn khác người đọc khác, thậm chí, một người đọc, những lần khác nhau có thể hiểu hoàn toàn khác nhau. Đó là thế mạnh lớn nhất của sách. Hay nhiều người gọi là tính chính trực.

Dưới góc độ 1 người thích viết và yêu sách. Tôi coi việc viết là một việc cảm thụ lại sự sống. Giống như đi bộ, viết với nhiều người tự nhiên như việc đứng lên và đi. Người đọc cũng giống những người ta gặp trong lúc đi bộ. Có người vẫy tay, cười nói, cũng có người bĩu môi. Nhưng cũng giống như đi bộ. Mỗi người có một hành trình riêng. Nên duyên cho ai cùng đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *