Thuyết liên kết lượng tử và Nguyên lý bất định đã chứng minh Tri kiến của Phật về Vũ trụ
Vũ trụ tồn tại vì có nhận thức của chúng ta
Ngày nay công nghệ đã chứng minh được những ý tưởng thiên tài của những bộ óc vĩ đại nhất của loài người từng xuất hiện, và kết quả của những nghiên cứu là chứng minh được thuyết Liên kết lượng tử. Và do đó nguyên lý bất định của Heisenberg đã được chứng minh, nó đưa con người đến hiểu biết về tính chất lượng tử của toàn bộ vật chất trong vũ trụ.
Nói đơn giản là về vũ trụ là
Các hạt cơ bản cấu thành lên mọi vật chất quả thật có những tính chất lượng tử , vậy thì người ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng Không gian, Thời gian và Số lượng là không có thật. Toàn thể vũ trụ chỉ là ảo hóa mà thôi. Đó chính là ý nghĩa triết học và ý nghĩa Phật pháp của nguyên lý bất định Heisenberg.
Nếu những hạt cơ bản cấu thành lên vật chất đều có tính chất lượng tử nghĩa là không có thật (non realism), không có vị trí nhất định (non locality) và không có số lượng (non quantity). Vậy những thể vật chất lớn chẳng hạn cái nhà, cái xe, bàn ghế giường tủ, sơn hà đại địa, biển đảo, hành tinh, mặt trời mặt trăng, các ngôi sao… vốn là do các hạt cơ bản hợp thành, cũng sẽ có tính chất lượng tử, vậy chúng chắc chắn cũng không có thật, chúng chỉ tồn tại để tương xứng với cái nhìn của chúng ta mà thôi.
Quan điểm của Phật giáo về Vũ trụ
Phật pháp từ ngàn xưa đã trả lời rằng cũng giống như vậy, thế gian chỉ là huyễn ảo mà thôi. Kinh Kim Cang nói rằng:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy xem xét như thế.
Sở dĩ vật chất là huyễn ảo, là tưởng tượng, nhưng con người thấy rất thật vì một lý do hết sức cơ bản là tất cả các pháp (vật chất và hiện tượng ) đều không có tự tính, nghĩa là nó không có tính chất của riêng nó (hình thù, rắn lỏng khí …vị trí và ….) mà tính chất của nó có như ta thấy chỉ là do chính trong khoảnh khắc ta thấy đã phóng chiếu nó thành hình mà thôi. Thiếu đi nhận thức của ta thì nó không tồn tại.
Kinh Hoa Nghiêm nói:
Nhất thiết pháp vô tự tính.
Điều này có nghĩa là các hạt cơ bản của vật chất như photon, electron hay ngay cả các cấu trúc nguyên tử, phân tử không hề có đặc trưng. Chúng chỉ có đặc trưng khi có người, sinh vật hay thiết bị, quan sát hoặc đo đạc chúng. Chính vì chúng có mối quan hệ nội tại giữa một bên là chủ thể (người quan sát) và một bên là đối tượng (hạt electron hay nguyên tử). Chủ thể gán ghép tưởng tượng của mình cho đối tượng khiến cho đối tượng có đặc trưng và trở thành hạt vật chất. Mối quan hệ nội tại đã được chứng tỏ trong hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement). Và sự gán ghép đặc trưng đã được Niels Bohr nêu ra và Alain Aspect đã chứng minh trong thí nghiệm tiến hành năm 1982 tại Paris.
Vì vậy nên PG nói rằng tất cả đều là do tâm tạo.
Chính vì vật chất có một mức độ tương đối bền vững nên con người thường tưởng rằng vật chất có thật. Mức độ tương đối bền vững của vật chất do tính bền vững của hạt proton và neutron, chúng tạo thành hạt nhân nguyên tử. Sự bền vững là do hiện tượng giam hãm (confinement) của các hạt quart cấu thành các hạt này. Nguồn gốc của hiện tượng giam hãm là do tâm cố chấp kiên cố.
Cuối cùng thì sau hơn 2600 năm khoa học cũng đã chạm đến những miêu tả đầu tiên của Đức Phật về thế giới và vũ trụ, những tri kiến của Phật về thế giới và con người.
Nhưng khi Phật còn tại thế, ngài đã nhiều lần im lặng trước những câu hỏi về vũ trụ của người đời, bởi Phật thấy rằng đó không phải là những điều mà con người cần biết, dù con người có biết hết các bí mật của Vũ trụ thì đến lúc cuối cùng con người mới chịu nhận ra tất cả đều vô ích. Bởi họ sẽ nhận ra trong tâm họ đã chứa đủ cả Tam thiên Đại thiên thế giới ( cả Vũ trụ trong 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai ), và chỉ có con đường diệt tận khổ đau là con đường chân chính duy nhất, kỳ diệu hơn cả Tam thiên Đại thiên thế giới.
Khoa học đã chứng minh được thuyết liên kết lượng tử và nguyên lý bất định, từ đó khẳng định vật chất, không gian và thời gian – ba yếu tố cấu thành toàn bộ Vũ trụ đều không có thật, chúng chỉ tồn tại khi có nhận thức của chúng ta. Và con người chỉ có một mục tiêu duy nhất mà cả vũ trụ này hiện hữu để phục vụ – Chính là diệt tận khổ đau
Phật đã trình bày phương pháp, con đường để con người thực hiện được con đường đó, đi theo đúng dấu chân của Ngài.