Nay nghe lại nhạc Trịnh mới để ý.
Trong bài Đêm thấy ta là thác đổ có đoạn
” Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa ( chưa ) “
Không biết do cô Khánh Ly cố tình nhấn nhá thế, xong dân ngoài vĩ tuyến 17 ghi lại truyền tay nhau đến tận giờ, hay bác Sơn viết thế thật. Nhưng để phân tích 2 nghĩa theo bối cảnh, nghệ thuật, thì thiết nghĩ phải hiểu theo nghĩa “ngủ chưa” sẽ phù hợp hơn.
Để nghĩ theo hướng “đi ngủ trưa”, có 2 trường hợp
– 1 là thành phố cảm giác im lìm trống vắng, nhưng nghĩ theo thế này thì méo ai dùng từ ngủ trưa cả, Việt Nam mình nước nóng, đặc biệt bài này viết trong Huế, nơi mà giữa trưa càng nóng, căng võng vắt ngang đèo Hải Vân nằm ngủ thì may ra mát mẻ hơn 1 tí. Vậy nên mới sinh ra phong tục ngủ trưa. Nhưng ngủ trưa là giấc ngủ ngắn, đa số chỉ nằm thư giãn, nhất là những người già, bọn trẻ toàn bỏ đi chơi là biết. Ngủ trưa không phù hợp với sinh quán con người, nó giống giờ giải lao nhiều hơn, vậy nên nó không đủ im lìm để thấy ta là đá cỏ được, và câu tiếp theo nữa nghe cũng kì cục nốt, đang giờ buổi trưa thì ông ngồi đàn hát hát.
2 là thành phố mang nghĩa chỉ 1 người, thì lại càng kì cục hơn, méo ai đi khoe mình biết cả giờ nghỉ trưa của gái và cũng chẳng liên quan đến 2 câu sau, gái đi ngủ trưa và thấy ta là đá cỏ và ông đi hát, nghe rất là điên điên và biến thái.
– Còn hiểu theo nghĩa “ngủ chưa” như một người lâu ngày mới bước về thành phố, vừa đặt chân đến, muốn thấy thành phố đang thế nào, và hỏi một câu “thành phố đi ngủ chưa”, không thấy người rep, đi xem đá xem cỏ, đi lang thang hát vài câu nhạc cũ trên đường.
Hoặc hiểu theo nghĩa yêu đương vớ vẩn thì đi qua thành phố, nhớ kỉ niệm với gái, nay không còn nữa, bỗng muốn biết gái giờ thế nào, buột miệng hỏi câu đi ngủ chưa dù biết rõ rồi. Bâng khuâng buồn mà thành đá, thành cỏ, mà vấn vâng thì nghe nó thi ca hơn bao nhiêu. Nghe nó cũng không điên điên, biến thái, tính gái nữa, dù chỉ 1 câu thôi cũng nói được tình cảm. Hơn cái nghĩa ngủ trưa luyên thuyên kia
Mà tiện đây cũng nói, nhiều nhà văn Việt Nam, hay tạm gọi là nhà văn đi, thường bỏ đi sự logic của vấn đề. Mọi người nghĩ khi đã vào văn thì cần gì đúng hoàn toàn, nhưng như thế thì chỉ có văn cho bọn trẻ con đọc, văn lòe thiên hạ. Điển hình nhất là cái giai thoại bà cụ đi vào rừng, dẫm phải cái gì đó và về có em bé. ( Bản gốc của truyện đấy là do một người hiện thân trong mơ cho ông bà già ) mà thế nào dịch sang cuốc ngữ lại thành đi lòe ông lão. Nếu dốt toán lý hóa thì mấy ông chẳng luận được ra cái mẹ gì cả mà đòi làm nghệ thuật. Dốt lý thì sẽ bị đuổi từ bài vẽ phối cảnh, dốt hóa thì ông không qua nổi pha màu, dốt toán thì thôi xong.
Đọc của những tác giả lớn, như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, hoặc kể cả mấy ông viết mang tính siêu thực như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi luôn có sự logic cực cao trong câu chữ mà nét tình vẫn đầy đủ.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy