Bàn sơ sơ, về sự chết

Tôi ít khi bàn về những thứ tiêu cực. Đa số đều nói về những thứ nực cười, ấy thế mà hôm nay, một ngày mưa nhỏ, gió to, tôi lại nghĩ về sự chết, đôi khi đó là một điều hiểu nhiên như việc người làm về tâm lý phải chịu ảnh hưởng, như đợt nói về method acting, hoặc cũng là một tư duy tầm thường một người buộc phải nghĩ tới.

Đầu tiên thì đây không phải lần đầu tôi nghĩ về sự chết, cũng không phải lần đầu tôi thử tìm cách trải nghiệm cảm giác cận tử, nên có thể ,hoặc tôi cho mình có thể nói về sự chết một cách công minh

Để bàn sơ sơ về sự chết, có 2 dạng tư duy làm ảnh hưởng chúng ta lớn nhất, đó là

– Sống để làm gì.

Đây là câu hỏi lớn nhất trong Triết học, như Phật giáo, sống là để trả lại những thứ đã làm trong khiếp trước, vượt qua đủ sẽ dẫn đến cõi niết bàn. Thiên chúa thì lại bảo, sống để trở lên trong sạch hơn, thậm chí nhiều giáo phái còn phụ định việc sống, coi như con người sống chỉ là những nguyên tử tổng hợp lại, kể cả suy nghĩ. Để phản định lại những tư tưởng này thì cũng nhiều cách, như phật thì tại sao chúng ta không biết khiếp trước, khiếp sau, để trả nợ đầy đủ, phủ định điều đó bằng việc chúng ta phải tự nhận ra ư, không, như đã nói trước đó, một đời dựa trên kinh nghiệm và nhận thức, chúng ta không thể biết nếu như chúng ta không biết nó có tồn tại. Còn chúa, sống để trong sạch hơn, như một vấn đề, luôn có nhiều hơn 2 mặt, để trong sạch hơn thì bắt buộc bạn phải lấm bẩn, nếu không bẩn, bạn không thể nhận ra thế nào là sạch, phản định ư, hãy nhìn ten bunny, hãy xem hanibal,.. Còn cuộc sống thật sự không tồn tại, vậy thì những tư tưởng của chúng ta để làm gì, chúng ta có suy nghĩ, vậy suy nghĩ đó có thể do những nguyên tử hợp lại hay chăng.

Vấn đề thứ 2 là

Sau khi chết thì có gì

Phật giáo chia con người thành 6 cõi, cứ google để biết, nhưng vấn đề của việc này lại ảnh hưởng đến thuyết tiến hóa của nhân loại, nếu ai cũng bỏ được  tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục thì con người sẽ tuyệt chủng ngay từ giai đoạn tiền tiền sử, vì tiền sử, chúng ta vì tham mà phát triển, vì sân mà chia giai cấp, vì si mà sinh tình yêu, vì hỉ nộ ái ố mà sinh nhân cách, vì dục mà duy trì nòi giống. Vậy nếu giả sử, ai cũng như phật, thì còn đâu những thứ khác. Còn về thiên chúa và giáo phái kì kì kia thì chết là hết, xin vui lòng không phản biện.

Vậy thì phải hiểu sao về sự chết nếu sống không được, chết cũng không xong

Có một tư tưởng của người dân tộc Mông, đó là ta sống để thực hiện điều mình phải làm và ta chết khi đã làm xong hoặc không làm được.

Ấy thế mà khoa học lại sinh ra hiệu ứng cánh bướm, phủ định tất cả việc trên, một đời người sẽ làm ảnh hưởng tất cả cuộc đời của những người khác, hãy xem It’s beautiful life để hiểu việc này.

Cũng có một giáo phái khá thịnh hành từ đoạn qua đèo Hải Vân đổ vào, là tín ngưỡng phồn thực. Con người sống chỉ để duy trì nòi giống và cải thiện chuỗi thức ăn, thì việc đó đâu khác gì thú vật. Vậy chúng ta sinh ra sách, ăn ngủ đụ ỉa, vật chất, phản vật chất thì có ý nghĩa gì.

Nói chung thì đây là vấn đề cao nhất của triết học, bàn nữa của chẳng đi đến đâu. Vậy nên mọi người chỉ cần sống vui, khỏe có ích là được, kệ mọe mấy ông thần nghĩ linh tinh như chúng tôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *