Kẻ thù

Ngồi bên gã trai này tôi thấy tôi còn sướng chán, gã gục trán bên đôi lòng bàn tay, mắt nhìn tròng trọc xuống đất, miệng há hốc, hớp hớp như con người vừa lúc treo cổ, đang cố giằng xé giữa sống và chết nhưng không còn kịp, cũng không có sự lựa chọn nào cho gã nữa.

Gân chân, gân tay gã nổi lên hàng cục, y như tóc gã, chổng thẳng lên trời, như là trong người gã có một luồng điện mạnh chạy qua tim, qua phổi, đến chân, rồi tay và chọc thẳng vào não lão, buộc nó phải tìm cách thoát ra qua từng lỗ chân lông và tóc. Nếu không, gã sẽ phóng điện hiện như một trạm biến áp giữa mưa, sẵn sàng làm đau bất cứ người nào đến gần.

Gã cứ vậy, ngồi vậy gần 3 tiếng rồi, có đôi lần tôi sợ gã đã chết đi vì dòng điện quá lớn trong đầu lão, nhưng mỗi khi tôi định lay gã, thì thấy miệng gã vẫn đang lẩm bẩm, nghe như tiếng rì rầm giữa đêm của mấy kẻ cả đời chỉ biết đến tiểu sảo, trả thù và làm đau người khác. Thành ra, tôi sợ, tôi sợ tôi phải động vào gã. Hiện tại, gã y hệt như kẻ bước ra từ trong truyện ông nội tôi kể. Một người đi rừng núi từ bé.

– Ngày xưa, khi người thợ săn đi săn, một là săn cả hổ con với hổi mẹ, 2 là tốt nhất đừng động vào. Tuyệt đối không được giết con của hổ cái mới đẻ, vì nó sẽ đi theo, tìm mọi cách để trả thù người đã giết con nó.

Đó, gã hiện nay như thế đó, gã cứ như con hổ mẹ, vừa sinh đôi, bị ông thợ săn tàn nhẫn nào đó lấy đi đôi vầng sinh mệnh gã đã đau đớn mà nặn thành ngay trong vòng tay gã, ngay trước mặt gã, trước móng vuốt gã, mà vì cách nào đó mà gã không thể làm gì.

Trong đầu gã, tôi đột nhiên tưởng tượng ra giây phút đó, gã gầm gừ, gã cố giơ tay lên, gã cố sức mà khoe đôi móng vuốt vô lực, gã đã từng tự hào thế nào, để bảo vệ đứa hai con của gã, gã nhìn ông thợ săn, đôi mắt gằn chặt, cố để không chớp xuống, tia máu chực chờ bắn ra, dọa chết ông thợ săn đó,

Còn ông thợ săn vẫn thu lu với chiến lợi phẩm mình có được, ông thợ săn đứng lên, ngồi xuống, đang phân vân nghĩ nên nuôi đôi con hổ con này như mèo hay là sẽ bán nó cho một phú ông khác, gã thợ săn ung dung, đôi mắt, đôi tay, chẳng gì để ý đến con hổ mẹ, ông không thèm để ý, không thèm để ý cái con vật vô lực chờ chết đó, ông coi cái gầm gừ cuối cùng của con hổ mẹ là một cách gầm gừ bản năng, ông nghĩ vậy, con vật nào, trước khi chết, đều phải gầm gừ và giãy dụa, ông nghĩ vậy. Thế là ông ung dung ôm hai con hổ con bỏ đi, bỏ mặc con hổ mẹ nằm đó, gầm gừ, chờ chết.

Tôi chợt nghĩ như vậy, chắc tôi nghĩ gã cũng không khác con hổ mẹ trên là mấy, gã tràn đầy hận thù. Rồi đột nhiên, gã bảo tôi, Tối qua gã mộng du, nửa đêm gã thức giấc, ôm lấy đầu và trán, xóc lên và đập bồm bộp như cái điều khiển hết pin, nhưng đầu gã vẫn đau nhức không thôi. Một nỗi đau không thể giải thoát, không thể thấy lối thoát, và gã tìm cách, tìm mọi cách thoát ra, trả thù cái kẻ thợ săn tinh ranh đã chuốc thuốc mê gã, lấy đi những đứa con ngây thơ của gã, của cái con hổ cái tinh ranh nhất khu rừng này nhưng không được. Rồi gã bảo tôi về nhà gã, nỗi sợ vẫn bao kín trong tôi như cách từng mảng rêu bao kín ngôi nhà qua mùa mưa, trời chưa kịp nắng. Nhưng con người vốn là vậy, họ sợ, nhưng họ vẫn muốn tìm vào nỗi sợ, như một cách bản năng. Tôi theo gã về nhà.

Nhà gã không xa lắm nơi này, tôi dảo bước theo sau gã và một lần nữa tôi được nhìn rõ gã, mà từ khi nghe hắn nói, thì đây là lần đầu tiên tôi được nhìn hắn một cách trọn vẹn, đúng hơn là thoát hẳn ra câu chuyện của gã một cách trọn vẹn. Cao khoảng mét 7, ăn mặc gọn gàng, kín đáo. Cách hắn đi thẳng đứng, chỉ chiếc đầu nghiêng nghiêng ra trước đủ để tôi biết hắn là một người nghiêm nghị thế nào, tay hắn để gọn chiếc quần âu, sơ vin cùng sơ mi xanh và áo vest dĩ nhiên là tóc vẫn dựng ngược, Tú Chi kể về hắn cho tôi ngày hôm qua, cô ấy kể về kẻ đi tìm kẻ thù của mình, và làm mọi thứ để trả thù, chắc một dạng đa nhân cách, tôi nghĩ vậy, nhưng đột nhiên gần đây hắn kể là kẻ thù hắn đã chết. Một cách nào đó, hắn đã chết, kẻ thù của hắn, và hắn thấy vui, nhưng hắn không sao ngủ được, không sao ngủ ngon được khi hắn không còn ai mà gã căm ghét nữa, điều đó đối với hắn là thật tệ.

Đúng 415 bước, từ quán trà đá về đến nhà hắn, tôi thậm chí còn không muốn nghĩ về cuộc trò chuyện tiếp theo, trước đó đã quá đủ cho tôi biết hắn trạng thái của hắn, nhưng một phần nào đó trong tôi lại tò mò về những gì hắn nói tiếp theo. Bước vào trong nhà, mọi thứ ngăn nắp, đúng như tôi dự đoán, tôi dơ hai tay, định mời hắn ngồi, nhưng tôi nhớ ra đây là nhà hắn. Vậy là hắn dơ hai tay và mời tôi ngồi. Tôi chầm chậm bước về chiếc sofa cùng hướng cửa sổ, mới cóng, thậm chí còn không có một vệt sờn của lông. Hắn vào trong phòng bếp, rồi gọi vọng ra.

-Cậu uống trà hay nước hay rượu

-Trà và thêm một ít đường, nếu có, cảm ơn anh

Mười năm phút sau, hai cốc trà ấm, và một lát chanh vàng mỏng nằm gọn trong cốc Whiskey, tôi uống một ngụm nhỏ, trà pha vừa đủ, không quá ngọt, không quá nóng, đúng vậy, với một người ngăn nắp, nề nếp như vậy thì dĩ nhiên anh ta phải pha một tách trà thế này chứ. Tôi sẽ không quá lạ khi có thể thấy cân tiểu ly trong phòng bếp gã. Rồi nhẹ nhàng đặt chiếc ly xuống, mặt trời chạy dài qua thềm nhà, vân vê mặt kính chiếc bàn gỗ và thả mình dài bên những sách self help thường thấy. Tôi bắt chuyện trước.

– Một ngày thật đẹp phải không. Hôm nay tôi định dành trọn thời gian mình ở quán nước và ngồi nói chuyện với những ông già hóm hỉnh. Anh đã từng thử nói chuyện với những người già ngồi ở quán nước chưa. Họ vui tính lắm, và cũng sâu sắc nữa. Đã có lúc tôi từng nghĩ tôi là học trò của 1 ông già ở đó, ngồi nghe thuyết giảng về tâm lý. Ông già đó kể trọn vẹn ý nghĩa của Sigmund Freud trong chưa đầy 1000 chữ mà thậm chí ông ấy còn không biết trên đời có thứ gọi là trường phái phâm tâm đó. Đó, anh thấy lạ không. Cả một chuyên đề đại học mà 1 người già ở quán nước có thể tóm gọn lại trong chưa đầy 1000 chữ.

– Thật vậy sao, thú thật tôi chưa từng để ý đến họ, tôi thích ngồi cafe hơn, có lẽ vì công việc, có lẽ tôi muốn tập trung hơn cũng có thể là yên tĩnh hơn.

– Vâng, không nhiều người thích những chỗ thô tục như trà đá vậy. Và dĩ nhiên nhiều điều họ nói cũng không hẳn đúng. Nhưng với người làm về vấn đề nhận thức như chúng tôi thì được trò chuyện với mọi người đã là một niềm vui lớn lắm.

Tôi nhỏm người dậy và quan sát tủ sách theo thói quen. Một tủ sách có thể nói rất nhiều về một người, tủ sách giống một viện bảo tàng của tâm trí. Tôi lướt quanh một lượt, theo dãy ánh mặt trời, tôi nhìn từng tựa sách, sếp thẳng hàng, có phân loại đầy đủ, mặt trời trượt dần xuống. bỗng tôi gặp được một tựa sách khá thú vị, nắng vẫn trải dài, cuốn sách nằm giữa nắng, dù gì thì một cuốn sách hay vẫn luôn biết cách toả sáng. Đó là sự sắp đặt trước của thượng đế, giống như trong Nhà Giả Kim đã miêu tả kỹ.

– One Flew Over the Cuckoo’s Nest – Bay qua tổ chim cúc cu, không ngờ anh cũng đọc quyển này. McMurphy, anh thích họ chứ, những người bất trị luôn tồn tại bên cạnh những kẻ cầu toàn, thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, đều vận hành theo âm dương, anh có công nhận thế không, tất cả đều phải cân bằng mới có thể duy trì một xã hội ổn định. Bên cạnh giấc mơ luôn có thực tế, bên cạnh đam mê luôn có xã hội, đàn ông và phụ nữ, văn hoá và tinh thần, mọi thứ đều có 1 thứ đối nghịch luôn luôn duy trì. Dĩ nhiên có kiểu người như anh, có kiểu người như tôi.

– Bạn gái trước tôi tặng, thú thật thì tôi cũng đọc được quyển đó vài lần, nhưng chưa bao giờ được quá 3 trang, nó làm tôi phát chán. Anh nói về sự cân bằng, nhưng qua 10 trang đầu tôi thấy quyển đó nói về sự bất ổn, anh có đọc qua Bá tước Monte Cristo của Dumas chưa, một con người cần có đủ mọi thứ để lo cho mình mới có thể lo cho người khác, những kẻ mộng mơ cũng chỉ là những việc hão huyền của tuổi trẻ, của sự bồng bột, nếu anh gặp một kẻ quần áo xộc xệch, ăn nói hippie, liệu anh có đủ tự tin trao cho hắn nhiệm vụ anh cần và yên tâm cho được chăng

– Ồ, nói thật với anh tôi sẽ giao cho họ đúng nhiệm vụ của họ. Còn Bá tước Monte Cristo, anh ta theo tôi là một kẻ mộng mơ đó chứ, một người đi biển và tin vào kho tàng, một gã trai chỉ cần vậy là đủ cho một cuộc sống trải dài, Mọi thứ đều tồn tại theo cách của chúng và có nhiệm vụ của chúng. Cơn mơ cũng vậy, kẻ thù của anh cũng vậy, họ tồn tại, để anh được sống, theo một cách nào đó. Anh thấy vậy mà đúng không

– Kẻ thù của tôi.?

– Đúng vậy, nếu xét theo mặt xã hội, kẻ thù chính là thứ để phát triển, ở cả hai hướng, ví dụ dễ nhất là luật pháp và những kẻ lách luật, chiến tranh và hoà bình,.. Không biết anh có biết Joker không, Khi không có những kẻ như tôi thì họ cần anh làm gì. Anh bạn tôi, tất cả mọi thứ đều cần cân bằng, tất cả, dù anh muốn hay không thì trái đất sẽ quay lại đúng trục của nó, để được cân bằng.

Khi anh ta bắt đầu nổi cáu, tôi biết, khi để họ cáu, họ sẽ không nghe mình nữa, nên dừng vấn đề ở đây thì hơn, tôi hỏi về kẻ thù của anh ta, đó chính là công việc chính của tôi

– Vậy, người anh nói là kẻ thù là thế nào vậy.

– Đó chính là tôi

——————————————-

Sự trong veo hiện lên trên tóc cô bạn tôi, mắt cô nhìn về mây trời, vệt nắng nhẹ ban mai đưa một cô gái trở về nguyên bản nguyên thuỷ của loài người, sự trinh bạch của một cô gái luôn làm mọi thứ đẹp hơn, hoặc mọi thứ đẹp tạo nên một cô gái trinh bạch hơn. Trời đất trong veo, gió khẽ hát, đưa tình qua tóc mai cô gái, một vài chú chim xanh rời cành, đâu đó có kẻ tội nhân đang quỳ trong một xó ngõ nhỏ, nguyện cầu xin dâng mình cho chúa, đâu đó có kẻ đang đi loanh quanh trong dinh cư lớn, xin kẻ thù mình quay về, ở đâu đó lại có người người ngồi giữa bao la trời đất đưa lòng mình thảnh thơi.

– Vậy thì cuộc sống bắt đầu từ đâu, có chăng từ vụ nổ to đùng nào đó làm mọi thứ hỗn loạn và sinh ra trật tự như bây giờ chăng, hay chúng ta muốn có sự sống và sự sống sinh ra đời, hoặc một bàn tay to lớn nào đó đã sắp xếp tất cả mọi thứ, kể cả việc chúng ta ngồi đây, cơn gió kia, ngọn cỏ kia, con thú kia, đều nằm trong một quyển sách dài hơn 80000 trang của cuộc đời một con người. Hay có chăng, giây phút này, chúng ta đang trong một hộp bi ve của chiếc lọ đủ màu sắc, to lớn đến mức mà chúng ta chẳng thể nào nhận ra, cũng có thể trong một chương trình lập trình nào đó lắm chứ, vậy thì bao giờ chúng ta sẽ phá vỡ được bức tường thứ 4 đây,..

Tú Chi hỏi, tôi cười lớn,

– Bigbang, phật giáo, thiên chúa, vi khuẩn, ma trận,… Giờ thì ai mới là nhà triết học lỗi lạc nhất đây,

– Vậy ông kia sao rồi, không phải đa nhân cách đúng không, ông ta thuộc dạng một người biết rõ lý do mình làm, nhưng ông ta không có mục đích, hay như kiểu, sâu bên trong, ông ấy không muốn làm thế đúng không. Một phần của gia đình, mà có thể phần lớn sẽ do gia đình, một ông bố đi lính về chăng, hoặc sự nghiêm khắc nhất định, một nề nếp dày 4 phân cho tâm hồn, nhưng những người mang đặc tính mẹ cho ông ấy thấy về sự màu nhiệm cuộc sống, chưa đủ để thoát ra khỏi nhà tù cho tâm lý đó chăng. Thật kì lạ với con người phải không bạn tôi, người nghĩ mình cứng rắn nhất lại không đủ sức thoát ra khỏi tù ngục của cuộc sống, tù ngục của tuổi thơ, Noel Christine chăng, đã từng đề cập vụ này đúng không. Cái bóng của người bố quá nặng cho một người con trai, đến mức mà người con trai luôn muốn làm khác người bố nhưng hành động luôn luôn giống ông bố.

– Đúng vậy, và sau đó dần dần sinh ra sự thù hận, với chính mình. Không lạ lẫm lắm, nhưng ông ta có nét gì đó lạ hơn, tôi không biết, bình thường là sẽ có một vài lời khuyên nhỏ, nhưng với ông ta, chính tôi cũng đã bị ông ta dẫn đi, đó thật là tệ, ít nhất là với danh nghĩa của một kẻ giúp đỡ. Tôi đã cố hết sức để ở lại, một trạng thái thảm cỏ nào đó, hay limbo theo lý thuyết của Sig chăng, có một sự quyến rũ kì lạ của sự trái ngược, như 2 đầu nam châm, câu chuyện của ông ta hút tôi như cách bà kể cháu nghe chuyện cổ tích, tôi đã đoán kẻ được gọi là kẻ thù đó là một người, vì khi nghe ông ta kể đã không phải một dạng đa nhân cách, một kẻ đa nhân cách sẽ để bản thể tồn tại, không giống trong phim, đa nhân cách là một dạng trí não thật, họ biết thật, và giai đoạn đầu có thể kiểm soát được thật, nhưng ông ta biết, rõ, và ông ta biết đó chính là ông ta, một điều lạ lùng, có lẽ đúng như cậu nói. Một tuổi thơ bị kìm kẹp, trường hợp này khó hơn nhiều, vì chúng ta cần giúp không còn nằm ở lý thuyết nữa,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *