Trong lý thuyết về Tính Dục (psychosexual) của Sigmund Freud. Bố của phân tâm học có một ý mà hiểu rộng ra nó giống thế này
“Kỹ năng của con người hình thành từ các kinh nghiệm và thông tin thu thập được trong quá khứ. Xử lý các thông tin đó là cách để hình thành kỹ năng. “
Nhưng mà cũng phân tâm học. Mr Lacan, đệ của Freud chỉ ra rằng
“Một người khi đạt tới ranh giới của kỹ năng sẽ rơi vào cảm giác giống như tuyệt vọng. Bởi họ không còn nhìn thấy triển vọng nữa, họ biết mọi thứ, vì thế họ cũng thấy mọi thứ sẽ dẫn tới đâu. Và kỳ lạ thay đây là là lúc cảm giác tương tự như khi người ta rơi vào đường cùng”
Đạt tới giới hạn của kỹ năng xử lý thông tin mà một cảnh giới ít người đạt được, nhưng sẽ thế nào khi ở đó ?
Đây cũng là một ý trong Nhà Giả Kim mà có lẽ ít người để ý, khi Satiago hỏi ông giả kim là sẽ thế nào khi ở lại sa mạc.
“Thì cậu sẽ trở thành cố vấn của ốc đảo. Cậu có đủ vàng để tậu nhiều cừu và lạc đà. Cậu sẽ cưới Fatima và năm đầu hai người sẽ rất hạnh phúc. Cậu sẽ tập yêu thích sa mạc và từng cây một của cả năm vạn cây chà là. Cậu sẽ nhìn thấy chúng lớn lên, qua đó thấy một thế giới không ngừng biến dịch, và cậu sẽ càng ngày càng hiểu rõ ngôn ngữ của điềm, của dấu hiệu hơn vì sa mạc là người thầy giỏi nhất. Năm thứ hai, bầy lạc đà của cậu sẽ đem lại cho cậu sự giàu có và quyền lực. Năm thứ ba, đêm đêm cậu sẽ lang thang trong sa mạc, khiến Fatima buồn khổ vì cho rằng chính cô đã cản bước chân cậu. Nhưng cậu yêu cô và cô đáp lại tình yêu đó. Cậu sẽ nhớ lại rằng cô không hề yêu cầu cậu ở lại ốc đảo, vì một người con gái sa mạc như cô biết mình phải chờ đợi chồng trở về. Vì thế mà cậu sẽ không trách cứ cô. Nhưng nhiều đêm cậu sẽ lang thang giữa các hàng cây chà là, nghĩ giá như hồi đó mình đi tiếp và vững tin hơn vào tình yêu của Fatima. Chính sự lo lắng của cậu rằng sẽ không bao giờ trở về được đã giữ chân cậu lại ốc đảo này. Và điềm sẽ báo cho cậu biết rằng kho tàng của cậu từ nay sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn. Năm thứ tư, vì cậu cứ lờ đi, các điềm sẽ không xuất hiện lại với cậu nữa. Các tộc trưởng sẽ nhận thấy thế và sẽ không dùng cậu làm cố vấn nữa. Khi đó thì cậu sẽ là một thương nhân giàu có với nhiều lạc đà và hàng hóa. Nhưng cho đến cuối đời cậu sẽ mãi lang thang trên sa mạc, luôn quẩn quanh các gốc chà là, vì biết rõ rằng mình đã không đi theo vận mệnh và giờ thì mọi sự đã quá trễ. Cậu phải hiểu rằng tình yêu không bao giờ ngăn cản ai theo đuổi vận mệnh của mình cả. Nếu để cho chuyện ấy xảy ra thì đó không phải là tình yêu đúng nghĩa, tình yêu của ngôn ngữ vũ trụ.”
Chán nản, xem thường chính các năng lực của mình, xem thường mọi thứ, không phải vì cao ngạo, mà bởi vì đã thấy mọi triển vọng của chúng.
Dĩ nhiên phật cũng đã nói rõ cách thức để xử lý vấn đề này
Tới đây, là ranh giới sự bế tắc, bởi vì đang ở đường biên của thế giới, giống như đang bị giam cầm vì không thể nhìn thấy bên ngoài còn gì. Nhưng chỉ cần quay về suy nghĩ căn bản, rằng cái gì đã tạo ra thế giới, thì sẽ hiểu cách để phá vớ giới hạn.
Thế giới được xây dựng bởi các kinh nghiệm, thông tin hình thành nên mọi thứ, thành cái Tôi mà ôm ấp, tôn thờ. Cho nên khi đã sử dụng thuần thục cái Tôi và các năng lực của nó sẽ chán nản và bế tắc. Ngay cả khi biết mình phải vượt qua chính cái Tôi đó, cũng không biết cách. Như một các nói văn học ” Vượt qua chính mình” thực chất mà một tiến trình phát triển con người mang tính triết học.
Muốn vượt qua ranh giới của kinh nghiệm, nghĩa là muốn phá bỏ sự phụ thuộc vào biểu hiện của cái Tôi bằng cách tư duy, việc đó giống muốn tự tay túm tóc để nhấc bổng bạn lên vậy.
Nhận biết cái Tôi, thấy sự giam hãm của nó với cuộc đời, nhận diện được kẻ cai ngục của mình, là bước đầu trong hành trình biến cuộc đời mình trở thành rực rỡ. Đó là lúc Ích Kỷ và Vị Tha trở nên hài hoà làm một, khi mà sự thăng hoa, một cách tự nhiên, tạo ra sự tốt lành ra xung quanh.
Cần một con thuyền nhỏ để sang đến bờ bên kia, một con sông nhỏ tạo thành biên giới của nhân loại. Con thuyền đó là thế giới của trực giác, của linh cảm, của tâm trí trống rỗng, vắng bóng tư tưởng và kinh nghiệm.