Và, liệu, con có thể chạm tay vào một, dù chỉ là một trong những ngôi sao đó
Cho dù chỉ là một thôi, một trong những ngôi sao đó
Thằng nhóc nói có, và đặt tay lên mặt đất.
Tôi cứ băn khoăn mãi, không phải là vì ý nghĩa, mà là vì con người đó đã đủ lớn thế nào, để viết ra câu đó.
Mẹ ông mất, nếu ai đó chưa hiểu, hoặc cũng có thể hiểu như một kẻ lấm lét giữa đời, ôm cái giấc mộng xa vời mà chẳng biết đến đâu, đến chính kẻ đó, xa vời, mà chẳng biết đến đâu. Bất giác, giật mình, nhún vai, ngả lưng, buông sõng cả tay lẫn chân, mà nhận ra rằng, kẻ đó, đã đi lại hoài trên một ngôi sao, ngôi sao mang tên trái đất.
Nghe nhạc DSK, lại thấy nhớ, chút gì đó, giống với Van Gogh. Nhưng DSK có phần chống trả lại cái tôi, cái con người, cái xã hội, cái vận mệnh, cái nghiệp, cái đạo đầy đọa mình hơn là những người tận hưởng chúng như Van Gogh, cả 2 đều có nỗi buồn riêng, những cái đẹp riêng của nỗi buồn. Nên sự so sánh sẽ là khập khiễng, nhưng con người, ai cũng thế, họ sinh ra đã khóc, lớn lên bằng niềm đau thể xác của người mẹ, có chăng, như F. Scott Fitzgerald nói trong Gastby Vĩ Đại, “Nỗi buồn, là thứ duy nhất con người thực sự sở hữu. “
Nếu có những kẻ bảo họ không biết buồn, những kẻ sáng ra thức dậy, ngáp ngắn, ngáp dài, quấn tóc, chải son, với đôi tay to mọng, vén màn cửa sổ, nhưng chẳng chút bận tâm đến Nhật Nguyệt. Thì hãy mừng cho họ, chí ít ra khi vào cuộc chơi, họ không biết gì về chiến thắng, thì họ cũng chẳng mấy bận tâm về thất bại. Thậm chí, họ còn chưa từng thực sự vào cuộc chơi để chơi một cách đúng nghĩa. Hãy mừng cho họ.
Lại nói về Van Gogh. Ông buồn, vâng, tất cả đều biết ông buồn, những kẻ trọc phú mù chữ, tấm tắc khen, vui vẻ trả giá, và đẩy cái nỗi buồn ấy lên lơ lửng, trong khi người họa sĩ lại ở sâu dưới đất. Họ tấm tắc khen rằng, người họa sĩ đó vẽ thật đẹp. Nhưng mấy ai biết, không gì đẹp hơn nỗi buồn của ông.
Như Trịnh Công Sơn có từng đề 1 đoạn intro
-Hãy đi đến tận cùng Tuyệt Vọng. Để thấy, Tuyệt Vọng, Cũng đẹp như một bông hoa