Đầu tiên phải đồng ý với nhau về một vài khái niệm.
1: Đạo
Đạo, dịch bạch thoại nghĩa là con đường. Hay như mấy chị mù chữ, bán rau chợ làng hiểu nó là một tín ngưỡng tôn giáo ( đa phần là phật hoặc chúa ) . Hiểu vậy là chỉ đúng một phần ( Thậm chí có thể coi là không đúng ). Kể cả bạn theo chúa thì vẫn là bạn theo đạo. Bạn theo phật vẫn là bạn theo đạo, bạn không theo con mẹ gì vẫn là bạn theo đạo ( Đạo Vô đạo – Vô Thần). Nhưng bạn theo 1 thằng ất ơ nào hay một tổ chức nào đấy thì không gọi là theo đạo.
Đạo, theo Lão Tử, nghĩa là quy luật của vũ trụ. Có nghĩa là tất cả mọi thứ đều tuân theo một quy luật chung để hoàn thiện hơn. Paulo Coelho tác giả của Nhà Giả Kim cũng có hơi hướng theo cái này. Khi Santiago nói chuyện với trời đất, đậm mùi đạo Lão
Đạo theo Kinh Dịch thì phổ quát hơn. Kinh dịch chia thành âm và dương, Âm dương điều hòa tạo lên đạo. Có một điều mà đa số mọi người đều nhầm ( Chưa kiểm chứng – Tư tưởng này được nhận qua 1 ông sư ở một chùa nằm sâu trong núi) là đạo không phải quay vòng tròn mà chuyển động theo quy luật quả lắc của đồng hồ. Dĩ nhiên để động đến vấn đề cao nhất của triết học thì tôi mạn phép nói ít, hiểu nhiều.
Còn theo Phật giáo – Lưu ý – Phật giáo chia thành 3 dòng chính – Thiền tông – Mật Tông – Tịnh Độ. Tư tưởng này được hiểu theo tư tưởng Thiền Tông ( Tư tưởng đông người đồng ý nhất ). “Bình Thường Tâm Thị Đạo” người nhập được vào bản tâm thanh tịnh, giữ được tâm bình thường của chính mình, là người đó thấy được đạo và nhập được vào đạo. Khi đó, có thể đọc hiểu được những lời dạy của chư Phật, thấu hiểu được mọi Phật pháp, không cần phải thuộc làu các kinh điển hay sách vở, mà vẫn tự thấy được con đường giác ngộ và giải thoát, tiến tới xây dựng đời sống hiện hữu được an lạc và tìm thấy hạnh phúc cho bản thân.
Một vài giáo phái nữa, là Cao Đài Giáo, đạo Đức thánh trần, đạo mẫu, bà la môn các kiểu ( Chủ yếu tồn tại trong nhân gian, đa số là giống nhau và khác tên gọi – Có hơi hướng truyền thuyết)
Thì phải đủ công đức mới được nhập vào đạo ( Căn cơ, trời cho, cô thương,.. )
Mạn phép không nói về Thiên chúa, đạo hồi, hindu…. Một phần không hiểu lắm. Một phần trước giờ cũng không thích lắm, một phần cũng chỉ cần biết những thứ bên trên bạn đã mất đến mấy khiếp ( theo Phật ) và tất cả cái trên đều hướng đến một cái gì đó ( thường là Chân Thiện Mỹ ). Và theo đã nói trước đây. Ăn gạo của bọn Hoa Hạ thì nên học Đạo của bọn Hoa Hạ thôi
Và từ những cái trên thì sinh ra Bát Nhã.
Bát Nhã – Hiểu đơn giản là bạn hiểu đạo bao nhiêu. Bát Nhã không cần đến kinh nghiệm sống, không cần đến kiến thức sách vở. Chỉ cần hiểu và giải thích được đạo, tư tưởng được yên bình là được (có nhiều người hiểu từ bé, do khiếp trước họ tu, hoặc có căn – theo nhân gian – họ ít học nhưng vẫn hiểu )
Và Bát Chánh Đạo
Bát Chánh Đạo – Là Làm theo đạo. Một cách tự nguyện, tự nguyên và các thuần khiết nhất.
2: Tôn giáo
Nhiều nhà triết học ( Đa số là Phương Tây ) thì Tôn Giáo có xu hướng của tư tưởng nô lệ – xét theo một góc nào đấy. Tôn giáo ( hiện đại ) bắt con người ăn chay, không gây gổ, không sắc tục, hành kinh, niệm phật. Nên mới sinh ra Đạo Vô Đạo ( thuần tư tưởng của Phật ) ăn vừa đủ sống, sống vừa đủ vui, vui vừa đủ dừng, dừng vừa đủ ăn. Hoặc coi tôn giáo như một chính quyền riêng. Tách biệt và có quy luật, có giáo đồ, môn phái, có người đứng đầu. Tôn giáo cũng giống một đất nước, hay nghĩ ngược lại thì đất nước cũng giống một tôn giáo. Thế nên để được coi là một tôn giáo, bắt buộc phải có những thứ sau.
1 là tư tưởng ( Đạo )
2 là giáo chủ ( Hình Mẫu Lý Tưởng )
3 là tông đồ ( Kẻ dẫn dắt )
4 là môn đồ ( Kẻ bị lừa )
Thế nên, xét qua 2 khái niệm để trở thành 1 tôn giáo, hay thành 1 đạo. Hội đức Chúa Chời chưa được sếp thành một đạo hay một tôn giáo riêng. Có xem qua một vài video, mấy ông thần đó thường có tư tưởng của vô đạo kết hợp với thiên chúa. Còn để xét theo góc độ tâm lý thì đây là một dạng Deindividuation. Theo đó thì lý thuyết Deindividuation lập luận rằng trong các tình huống đám đông điển hình, các nhân tố như ẩn danh, thống nhất nhóm và kích động có thể làm suy yếu các kiểm soát cá nhân (ví dụ như tội lỗi, xấu hổ, hành vi tự đánh giá) bằng cách tách người ra khỏi nhận dạng cá nhân của họ và giảm mối quan tâm của họ về đánh giá xã hội. Sự thiếu kiềm chế này làm tăng độ nhạy cảm cá nhân đối với môi trường và giảm thiểu suy nghĩ hợp lý, điều này có thể dẫn đến hành vi chống xã hội. Các lý thuyết gần đây đã nói rằng việc phân chia theo ý thích của người không thể, do tình huống, phải có nhận thức mạnh mẽ về bản thân mình như một đối tượng của sự chú ý. Sự thiếu quan tâm này giải phóng cá nhân khỏi sự cần thiết của hành vi xã hội thông thường. Vậy nên khi càng nói những người thế này thì chúng càng phản kháng.
Để dẫn dắt 1 nhóm vào Deindividuation. Những cách thường thấy như một hội đứng nói về những thứ mơ hồ. ( Đức Quốc Xã nói về độc lập, tự do và hòa bình ) sau đó sẽ có một tông đồ ( Người dẫn dắt ) đưa cho những người nghe một tư tưởng, và chỉ cho họ vài cách kết ấn, hoặc một biểu tượng ( Biểu tượng có ý nghĩa tác động sâu sắc đến bộ não con người- do quá trình tiến hóa của con người có hiện tượng tượng hình – quá trình suy nghĩ cũng là một dạng kết xuất thông tin thành hình ảnh – nên biểu tượng sẽ dẫn đến một tư tưởng khuất phục – logo ) và rất nhiều người sẽ trở thành còn lừa chính hiệu. Những trạng thái thế này thường sẽ biết mất sau khoảng 1-2 năm, hoặc gần hơn nếu không đủ vững vàng trong bản chất của tư tưởng ( Giai đoạn thoái trào). Các nhà kinh tế tận dụng rất tốt hiệu ứng deindividuation này. Dễ nhận thấy cả một vòng tuần hoàn qua các sàn bitcoin, chứng khoán, họ làm cho 1 hội sung sướng và out trong khi hội vẫn còn tôn thờ một cái gì đấy dĩ vãng lắm.
Thôi cập nhập nốt lên web.