Lệ Đá – Thật ra có đến 5 lời

Trong âm nhạc, các ca khúc “Nhạc phổ thơ” rất phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam. Thông thường các nhạc sĩ đồng cảm với những vần thơ, từ đó phổ nhạc viết ra những ca khúc “Nhạc phổ thơ”, ở chiều ngược lại “thơ phổ nhạc” hay là đặt lời cho một bản nhạc ít xuất hiện hơn, bởi có lẽ sẽ khó để cảm nhận được những gì tác giả gửi gắm qua một bản nhạc không lời, chính vì vậy không có nhiều bài “thơ phổ nhạc”, Lệ đá là một trong số ít các ca khúc đó.

Lệ đá vốn là một bản nhạc không tên được nhạc sĩ Trần Trịnh sáng tác vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, khi đó Trần Trịnh còn là một nhạc sĩ mới, chưa có nhiều tiếng tăm trong làn tân nhạc thời bấy giờ.

Cơ duyên đã đưa nhạc sĩ Trần Trịnh đến với nhà thơ Hà Huyền Chi, để rồi “Lệ đá” ra đời khi nhà thơ Hà Huyền Chi đã hòa được cảm xúc thơ của mình vào giai điệu thiết tha, dịu nhẹ của nhạc sĩ Trần Trịnh.

Một điều thú vị là, nhà thơ Hà Huyền Chi không chỉ đặt một lời cho nhạc phẩm mà viết tận 5 lời. Lời nào cũng rất thơ và đầy cảm xúc, nhưng có lẽ nổi tiếng hơn cả là chính là lời đầu tiên mà bây giờ chúng ta thường nghe.

Lời bài hát Lệ Đá 1

Hỏi đá xanh rêu
Bao nhiêu tuổi đời 
Hỏi gió phiêu du
Qua bao đỉnh trời 
Hỏi những đêm sâu
Dèn vàng héo hắt
Ái ân, bây giờ là nước mắt 
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh 
Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn 
 Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng 
Và ước mơ sao trời đừng bão tố 
Để yêu thương càng nhiều gắn bó 
Tháng ngày là men say nguồn thơ
Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi 
Là hoa.. rót mật… cho đời 
Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng 
Em nhớ gì… không em ơi
Mầu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào 
Chìm khuất trong mưa… mưa bay rạt rào 
Đọc lá thư xưa…một trời luyến tiếc 
Nhớ môi em…và mầu mắt biếc 
Suối hẹn hò… trăng xanh đầu non

Đôi dòng của nhà thơ viết Lệ Đá

Cái ma kiếp của một bài ca được yêu chuộng thường yểu tử, và xuống cấp. Nhưng Lệ Đá thì không. Nó may mắn thoát khỏi định số ước lệ ấý. Vào những năm 67, 68 nhạc phẩm “Lệ Đá” được cất tiếng thường xuyên hầu như ở khắp mọi sinh hoạt văn nghệ mà thời kỳ này nhạc Trịnh Công Sơn đang được mọi người hâm mộ. Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảy. Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy nước. Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá với tiếng hát Khánh Ly, phim do Thanh Nga, Đoàn Châu Mậu diễn xuất, và Bùi Sơn Duân đạo diễn.

May sao, Lệ Đá vẫn chưa trở thành nhạc sến, nhạc đứng đường. May sao, tôi vẫn được yên thân, bởi vẫn giữ kín cơ duyên “nhảy dù” vào nghề viết lời nhạc. Để mọi người đều hiểu lầm rằng Trần Trịnh phổ thơ tôi.

Khi ấy tôi viết thêm lời 3 cho Lệ Đá khi đi công tác ở Sóc Trăng, Cà Mau. Nơi Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc với muỗi mòng dễ nể. Nhà văn Bình Nguyên Lộc dọa, chỉ cần quơ tay một cái là đã túm được cả chục con muỗí. Bạn bè hăm, trâu bò còn phải ngủ trong mùng. Khách sạn tỉnh lẻ không khá gì hơn mấy quán trọ trong phim Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long. Thực khách vừa nhâm nhi, vừa quơ chưởng, đuổi muỗí. Mới chập tối, tôi đã chui vô chiếc mùng thố. Và buồn tình tôi viết lời Lệ Đá 3

Chiều 27/4/1975 tôi còn cái hẹn với người tình Khánh Liên ở Thị Nghè. Tình hình thời cuộc lúc đó biến chuyển cực nhanh, nên tôi không đến được với Khánh Liên, tôi đã không thể thu xếp để tới chỗ hẹn, nói lời từ giã cuối cùng với nàng. Nỗi buồn đeo cứng lấy tôi. Khi ngồi nín thở dưới hầm, khi ráng ngoi nhìn mặt sông Lòng Tảo lần cuốí. Nhìn mặt sông cuồn cuộn đau, khi thấp thoáng nghĩ ngàn dặm sẽ chia lìa cùng Sài Gòn, quê hương và người tình Khánh Liên…

Nên bài lời 4 này khởi viết từ tháng 4 và được hoàn chỉnh vào tháng 7/1975.

Không rõ điều gì đã khiến tôi không xa rời được cái giao hưởng của Lệ Đá 1, 2, khiến đôi khi, khúc này hầu như là một phó bản, mô phỏng của khúc trước. Nó dẫn tôi quanh quẩn trong trình tự ấy không rời.

Có lẽ tôi là một kẻ chung tình mang trái tim phản trắc. Năm 1992, tôi đắm hồn vào một tình yêu mới. Nguyễn Tà Cúc – Nguyệt Lãng – Ác Bà Bà, là Ba đại ác nhân và mỹ nhân, đã cho tôi hạnh phúc và hành tôi điêu đứng không cùng.

Nguyễn Tà Cúc thì không thể nào không… tà cho được. Nàng đến với tôi như một tiểu muội thứ thiệt. Rồi tôi đổ đốn đâm ra yêu tiểu muội, qua một phân thân của nàng là Nguyệt Lãng (sóng trăng).

“Tháng Một Buồn” in năm 1993, là thi tập ghi dấu tình tôi với nàng. Rồi Nguyệt Lãng lại phân thân, lần nữa. Từ cây bút hoa bướm hiệu đoàn, Ác Bà Bà soi kính chiếu yêu vào đời sống, văn chương. Và chứng tỏ năng khiếu trong lãnh vực phê bình văn học, và đàn hạch tư cách bất chính của nhà văn. Trong và ngoài văn chương.

Tôi xa nàng từ 1993. Dù cái tình của chúng tôi vẫn là ngàn đời chẳng thể chia xa. Và từ tháng Mười 1992 đến tháng Chạp 2002, đã là hơn 10 năm vèo qua trong thân tình, chúng tôi vẫn chưa hề giáp mặt nhau, dù chỉ một lần. Dù tôi đến Cali nhiều bận. Rất nhiều bận. Không gặp, phải chăng là cố gắng phi thường của chúng tôí. Để giữ cho tình mãi đẹp. Cho dù, những năm sau này, tiểu muội của tôi đã trong tình trạng không còn ràng buộc bởi hôn nhân.

Với giai điệu buồn, tha thiết nhiều hoài niệm nhưng không hề bi lụy, “Lệ đá ” vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người yêu nhạc. Dù đã ra đời hơn 40 năm, nhưng “Lệ Đá” vẫn được nhiều ca sĩ trẻ chọn để biểu diễn rất thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *