Nhân dịp trend lên đồng tự hào nhận vơ mấy thứ cứt nát là tinh hoa ẩm thực, bàn về bánh mì.
Người Hoa Hạ chúng tôi rất trọng lễ tiết trong ăn uống, và đi cùng với nó là một nền ẩm thực đỉnh cao. Từ cách đây mấy nghìn năm, khi La Mã còn ăn thùng uống vại, người Hoa Hạ đã biết ăn khuya bằng canh gân hươu và khai vị bằng tổ yến. Khổng tử dạy rằng: “Thực bất yếm tinh, khoái bất yếm tế”, nghĩa là thóc thì phải xát trắng, thịt cá thì phải thái nhỏ vừa mồm, tức là ăn uống nó không còn là cho no nữa, mà đã là một phần của Lễ.
Trong ăn uống, thứ tách biệt người Hoa Hạ ra khỏi man di chính là đôi đũa thần thánh. Ăn đũa là ăn kiểu chim, vô cùng tinh tế, trong khi bọn Hồng Mao ăn dao, dĩa, tức là ăn kiểu dã thú săn mồi, một số tộc người ăn bốc bằng một tay (và chùi đít bằng tay còn lại), đều bị Hoa Hạ coi là man rợ.
Đông Lào ta vốn chỉ có duy nhất một vùng trồng được lúa mì, đó là Tây Bắc. Tuy nhiên chỉ là trồng xen canh gối vụ với hoa màu và lấy rạ nuôi trâu là chính, chứ phần lớn bột mì tiêu thụ là nhập của Tàu – nơi có sản lượng và năng suất vô địch trên thế giới. Người Việt không có truyền thống tiêu thụ bột mì, và genes cũng không dung nạp được nhiều mì, rất dễ nóng trong, nổi mụn và ỉa chảy nếu ăn thường xuyên.
Người Trung Hoa là dân tộc có lịch sử canh tác lúa mì lâu năm, tục ngữ Trung Quốc có câu: “Bắc ăn mì làm vua, Nam ăn gạo làm quan”. Mì cung cấp nhiều protein, giúp cơ bắp phát triển, trong khi gạo nhiều đường, vốn là nguồn năng lượng cho não bộ. Các dân tộc ăn gạo thường chăm chỉ và thông minh hơn dân ăn mì, trừ một số tộc người hào sảng hay khoe khoang là rắc thóc xuống cũng có gạo, thì cùng 1 diện tích canh tác, lúa gạo cần nhiều công lao động hơn, đồng nghĩa với người dân phải chăm chỉ, dẻo dai hơn mới có ăn.
Trung Hoa trước khi ăn gạo, vốn là một nước ăn mì, kê và cao lương. Kê là loại thóc thứ phẩm, tiện dân mới ăn, thường để nuôi ngựa, mì và cao lương là lương thực chính để chế biến ẩm thực. Cao lương được biết đến ở Đông Lào với tên gọi bobo thần thánh ngâm nước cả ngày ăn vào vẫn ỉa ra hạt y nguyên, nấu diệu rất ngon, lương thực thượng phẩm của Trung Hoa cổ đại là mì. Hai món nổi tiếng nhất từ mì là bánh bao và mì sợi.
Bánh bao ban đầu là một loại thuốc, được phát minh bởi danh y Trương Trọng Cảnh, nhân bánh bao nguyên bản gồm thịt và thảo dược cay để chống cảm lạnh, nó chính là viên thuốc con nhộng đầu tiên trên thế giới. Món này ăn bằng đũa, sau này Gia Cát Lượng cải tiến thành bánh to, không nhân, ăn cầm tay như một dạng lương khô cho binh lính, gọi là man đầu (bánh bột nở lên men hấp).
Mì sợi cũng là món ăn phổ biến, có từ thời Hán. Sau này anh Marco Polo phượt sang Trung Hoa, ăn cắp mang về Châu Âu, trở thành món mì Ý lừng danh thiên hạ, mà con cháu Ý Đại Lợi năm kia làm quảng cáo mất dạy đá xéo người Trung Hoa vì ăn spaghetti bằng đũa, bị phong sát khiến chủ hiệu thời trang Đôn-chề phải quỳ xuống đập đầu tạ tội.
Bánh nướng bột mì thì chỉ có bánh Trung Thu, tuy nhiên lịch sử của loại bánh này không được hay ho đẹp đẽ lắm, và cũng không phải thực phẩm thường ngày, nên các món ăn từ mì của người Hoa Hạ chỉ có bánh bao và mì sợi là được coi là truyền thống.
Bánh mì là một món ăn ngoại lai, do thực dân Phú Lãng Sa mang tới Annam. Cái bánh mì nguyên bản to như quả bí xanh, vừa mồm thằng lính Lê Dương ngót tạ cho một bữa, khi đó các anh Đông Lào tính cả đồ ăn cắp giấu trong bụng cũng mới chỉ được 36 cân tươi, không thể nào ăn hết được. Một số anh nặn cái bánh nhỏ hơn, nướng bằng kiểu lò Nhật, và thành cái bánh mì ngày nay, ăn bốc bằng tay gặm trứng tráng phòi cả ra hai mép, dành cho anh em lao động chân tay khố rách, chứ giới thượng liu không bao giờ ăn cả.
Nên vốn cái bánh mì nó chả phải tinh hoa hay truyền thống gì cả, chỉ là món đường phố du nhập từ bọn thực dân, phù hợp với cần lao mồ hôi dầu, sau này nhét thêm đủ thứ vớ va vớ vẩn vào mà thành. Nó giỏi lắm thì được xếp ngang với hamburger của Mỹ, tức là món dành cho dân ăn no vác nặng, và cũng giống như hamburger, vì vốn ăn bằng tay, nên không bao giờ vươn lên hàng ẩm thực tinh hoa, cầu kỳ, kiểu cách được.
Với nền ẩm thực phong phú, đa dạng, đỉnh cao của Đông Lào, mà phải hạ mình nhận vơ cái bánh mì cứt nát là tinh hoa văn hoá, thì đó là một sự sỉ nhục.