Buồn 1

Lên thang nghe gió nhủ mưa thầm

Gác trọ không đèn hết cố nhân!

Ta trở về đây không gối chăn

Một mình ly rượu… rét căm căm

Không là lính thú sầu biên ải

Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm!

Nhớ lại mùa mưa những thuở nào

Rượu rồi nâng cổ áo lên cao

Dăm ba mồi thuốc đi chung bóng

Lòng chép cho lòng bao chiêm bao!

Gối mãi đêm dài lên bút giấy

Dong đèn cho cạn giọt trầm tư

Đời như quán vắng khi tàn khách

Đâu những cồn mây rối tóc bù.

Nào biết mộng người đi những đâu

Chả buồn qua lại cánh song nhau!

Một hai ba bốn ngày nay nữa

Cây cỏ lòng hoang đến bạc đầu

Tro bụi giờ trơ lại chiếu hồng

Nhà như cổ mộ mặc thây lòng

Gia đình đắp đổi tình thiên hạ

Cho hết không còn nước mắt trong!

Lên thang nghe gió nhủ mưa thầm

Gác trọ không đèn, hết cố nhân!

Nhấc chén nghĩ khinh người Chiến Quốc

Phù hoa thường đổi mất tri âm!

Bàn sơ sơ ngành psy

Give me your soul and then give we soul…

Bàn sơ sơ ngành psy

(Dựa trên kinh nghiệm cá nhân)

Psychology – Tâm Lý là một ngành độc hại. Từ tinh thần, sức khỏe đến quan hệ xung quanh. Có những thời điểm, một người làm về tâm lý bị ám ảnh bởi việc mời ngồi. Những người đến và đi, kể những chuyện mà trí óc điên cuồng của con người nghĩ ra, những quyển sổ tay cứ thế dày lên và sự ám ảnh còn nặng trong tâm trí người làm về ngành nghiên cứu con người này, cụ thể hơn là nghiên cứu tâm trí con người này.

Nhưng có việc còn đáng sợ hơn việc bị ám ảnh bởi câu chuyện, là việc người làm tâm lý bị sai lệch về nhận thức về thế giới xung quanh. Một người làm về tiền ly hôn nhất định sẽ có cuộc sống gia đình không mấy vững vàng, một người làm về trầm cảm nhất định có một sự badend trong não, người làm về thôi miên càng đáng sợ khi không phân biệt nổi đâu là thực đâu là limbo. Dĩ nhiên, môi trường quyết định tất cả nhận thức – Điều cơ bản nhất trong tâm lý, khi nghe quá nhiều những việc người khác nói. Dù cơ thể sinh ra những phản xạ chống đối nhưng tư duy sẽ đẩy những thứ đó về id. Những id của Freud nêu ra làm những nhà phân tích bị chìm sâu vào và đưa ego, supper ego xuống dưới. Điều đặc biệt ở ngành này là họ không cứu được họ và cũng không ai cứu được họ. Khi bạn ở trong một ngành, cái tôi nặng nề dẫn đến sự coi thường tất cả đồng nghiệp xung quanh, nhất là những ngành mơ hồ như tâm lý, nơi không có những con số thông kê, kpi, số liệu phân tích, càng làm bạn coi thường đồng nghiệp. Và khi đã coi thường thì tất cả điều người khác nói chỉ để bồi thêm cái tư tưởng chống đối nguyên thủy, làm cho những ông làm tâm lý không nghe những ông làm tâm lý khác giúp mình. Đó là một điều tồi tệ

Một điều tệ nữa ở ngành này là chất kích thích, chẳng lạ khi những ông tâm lý là những ông siêu hiểu biết về đồ đạc, và tác dụng của từng loại. Indica trị chứng trầm cảm, sativa dành cho tăng động, lsd để thức thần, xanax cho người rối loạn lưỡng cực, mdma cho việc giao tiếp,… Cứ lặp lại trong đầu như kinh phật của nhà sư, như đơn thuốc của bác sĩ. Một người anh hay nói rằng khi hiểu biết về chất kích thích thì họ sẽ đi sâu vào tìm hiểu chứ không phải để cho vui, nhưng mà hậu quả nó để lại cho cơ thể vẫn là trước mắt, và tất cả thứ đó người làm tâm lý phải bán mạng chịu.

Sự đáng sợ của tư tưởng không chỉ nằm trong việc làm sai lệch nhận thức, mà còn có thể dẫn đến sự chìm nhận thức, nhưng những thứ để giải quyết vấn đề trong tân lý đều là những hậu quả cho việc khác. Dùng quá nhiều lucid thì sẽ dẫn đến việc ảo giác, tương tự như chơi game quá lâu. Dùng quá nhiều thôi miên sẽ dẫn đến longdream, khiến người ta cạn kiệt sức lực, thậm chí là suicidal. Dùng quá nhiều phân tâm sẽ dẫn đến thảm cỏ,…. Và đáng sợ hơn cho nó là âm nhạc và ánh sáng. Khi được học về ánh sáng đỏ để đưa tâm trí người điên vào trạng thái bình ổn và âm thanh giúp thay đổi phản xạ cơ thể làm cho những người này bị ám ảnh cực độ bởi ánh sáng và âm thanh, chỉ cần lệch đi một tẹo về cường độ sáng, dải tần âm cũng có thể làm tâm trạng họ thay đổi.

Và điều đáng sợ nhất khi làm ngành này là khi gặp phụ nữ đẹp họ không nhìn ngực trước mà nhìn vào mắt để soi xét

Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn dỗi 1

Bàn về buồn tôi có cả tỉ ngôn ngữ để miêu tả. Từ nông đến sâu, từ thơ đến nhạc. Ai đọc nhiều thứ tôi viết từ lâu thì có vài kẻ đã bỏ theo dõi, cũng có vài người chìm đắm trong nỗi buồn vẩn vơ đó, nhưng điều tệ hại nhất, một hệ quả kéo theo mà thật lòng tôi không muốn, là nhiều khi họ quá hình tượng hóa nỗi buồn. Đến mức học theo và coi nó là sự thượng đẳng mù quáng.

Tôi chuyển tus của tôi từ công khai sang bạn bè, từ bạn bè sang hạn chế, tôi không thích trả lời comment của mọi người, tôi đăng vào lúc nửa đêm và ẩn đi lúc nào đó, không phải vì không muốn một danh lợi phù dung dù có thật đôi lần tôi nghĩ tới tận đâu đâu nào đó, mà để hạn chế những người quá chìm đắm vào sự buồn mà vài dòng vớ vẩn trên mạng tạo ra. Một cách nào đó, tôi coi nỗi buồn là điều hủy diệt tâm hồn, hoặc có chăng, họ bám víu vào sự buồn đó để chẳng phát triển nữa, có thể họ phát triển theo kiểu buồn, buồn hơn, nhưng điều đó đương nhiên chẳng đáng lợi gì.

Thật ra tôi không quá cưng chiều nỗi buồn đến thế, anh Khoa bảo tôi không nên buồn nữa, anh Quang đi cùng lòng tôi, Ai Đó bảo tôi hãy vui, C nhắn nhủ đừng dại dột. Nhưng mà thực sự tôi không quá cưng chiều nỗi buồn đến vậy, hay chăng, một cách nào đấy, tôi có thể kiểm soát được nó, không dễ như hít thở cũng không khó như hít thở, tôi buồn khi nào tôi muốn, tôi vui khi nào tôi muốn, vậy thôi.

Định kiến đưa những con người vào sự tận cùng của cõi tắc, một kẻ lông bông không chắc 10 năm sau họ vẫn vậy, một kẻ xa hoa không chắc họ sống vui, một người đa tình không có nghĩa họ sẽ ngoại tình. Nhưng định kiến chùm lên họ những sự phán xét không trung thực, để họ bị cô lập, đáng thương và trơ trọi lại trong sự tắc của chính mình và do chính những người gần họ tạo ra. Sự thật là một người mẹ chẳng bao giờ tin con gái làm được thứ to lớn như phim hoặc truyện, một người bố chẳng thể nói được câu ” Tôi biết nó có thể làm được mà” với con trai mình, kể cả một kẻ vỗ ngực tự hào, rằng tôi ổn, có chăng là người vui. Đời sống là một nơi phức tạp, nhưng càng phức tạp hơn khi chính con người sinh ra những định nghĩa lằng nhằng để trói buộc nhau. Làm sự khuân khổ luôn hiện diện trước mắt, như có con voi ở trong phòng, ngay trước mắt, nhưng họ bỏ qua, cho rằng đó là sự trưởng thành.

Đời sống kim tiền đưa con người đến những bến bờ giác ngộ mới, nhưng cũng làm dân tri thức ngu đi vài phần, xướng ca vô loài là câu để chỉ trích những người nghệ sĩ, mà nay họ đã màu nhiệm nó và dùng từ kol, vô tình chung dẫn đến sự chủ quan của cả 2 bên. Một bên fan, sự đè lên đầu quá đáng của người họ mến mộ, đến mức bao biện tất cả mọi thứ một cách ngu dốt, hoặc mất hoàn toàn hình tượng về main của mình. Một bên chủ thể, luôm tưởng như mình chạm đến một mốc mơ hồ nào đó và tự vỗ ngực tự hào, nhưng chẳng bao giờ nhận ra rằng, họ không tạo ra một giá trị thặng dư nào cả. ” Hãy Tha Thứ ” Phật nói vừa đủ, không thừa cũng chẳng thiếu, sự sinh và điều diệt đều phải diễn ra trong đời sống, Đạo luôn ở đó, con người không tạo ra, con người chỉ tìm ra nó.

Bác Triều, một nghệ nhân lui về ở ẩn, từng nói tôi nghe, niềm vui và nỗi buồn tự nó đến với chúng ta, con người chỉ đi tìm thú vui chứ chẳng thể làm chủ được niềm vui. Sống đến giờ thì tôi nghĩ quả là vậy. Khi nhân gieo, tất sẽ phải phát, khi đã phát hiển nhiên là phải diệt. Không một ai thoát được luân hồi. Vậy nên hãy tha thứ, vì suy cho cùng, chúng ta chẳng thể làm gì được ngoài việc tha thứ.

Vậy nên một ngày mưa giăng mắt buồn, hãy tha thứ cho mưa, vậy nên một ngày nắng chen lòng ấm, hãy tha thứ cho nắng, vậy nên một ngày trời rộng thênh thang, hãy tha thứ cho trời, vậy nên một ngày biển động miên man, hãy tha thứ cho biển.

Vì suy cho cùng, chúng ta chẳng có thể làm được gì ngoài sự tha thứ và lòng bao dung.

Chúng ta có thể tức giận với những thứ chưa vừa ý, sự tha thứ chỉ chuyển từ tha thứ cho điều đáng tức giận thành tha thứ cho sự tức giận, chúng ta có thể vui với những thứ nực cười êm dịu, nhưng ngay lúc đó, hãy tha thứ cho niềm vui, vì chúng ta không thể tha thứ cho niềm vui thì sự tha thứ sẽ chuyển sang thời gian. Chẳng cách nào thoát được.

Sự bàng quang không phải một điều đáng hoan nghênh, hãy hoan nghênh sự minh triết.

Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Trời chắc đã vừa kịp sáng, trong veo và cao vút, nắng dài chiếu chênh vênh qua dãy hiên nhà, đập lên cửa sổ nhưng đóng kín, hắt ngược lại nằm trơ trọi trên dàn hoa nhài, có tiếng vang từ bên ngoài vọng vào trong, chen được qua hai bản lề, làm động lên một gợn trong không gian đó, con người đã lại xôn xao hơn chim, bắt đầu tỉnh dậy và líu lo tiếng hát, ông nghe rõ tiếng xì xào của xe cộ, của tất bật, của cô đơn, có chăng đã lại qua một ngày mới, hay không đây, dàn hoa giấy bên kia đường có chăng đã lại đỏ ửng vậy, hay không đây. Nhưng đã đâu, mới hôm qua còn đây mà, mới hôm qua còn vương đây mà. Đây, bằng chứng của nó đây, nó còn nằm trong gạt tàn kìa, nó còn nằm trong muội than cây bút chì kìa, nó còn nằm im trên bàn kìa, lòng ông vẫn vậy mà, thế là đã qua đêm chưa, hay chỉ là sự tưởng tượng tiếc nuối của những ký ức nhợt nhạt, hay một tương lai bi thảm nữa lại bắt đầu, đêm vẫn còn rõ vàng vậy mà, đêm, đêm vẫn còn đây thật mà.

Ông với lấy chiếc điện thoại, đèn bật sáng, lóa lên mắt, giơ tay che rồi chầm chậm nhìn, pin đã đỏ, ngày và giờ nhảy sang số khác, có một vài thông báo mới, cũng chẳng gì đáng quan trọng, tắt đi điện thoại và đặt xuống giường, nhoài người trên chiếc ghế, đầu ngửa ra sau, mặt ngó lên trần, mắt lim dim nhắm lại, đầu quay vòng vòng vì rượu đêm qua nặng, miệng vẫn lẩm bẩm vài câu không rõ chữ.

– Đêm qua, đêm qua chắc chắn vẫn còn đây mà.

Sâu bên trong nhà trời vẫn còn tối, hoặc có chăng do màu sơn đen của nó và cửa sổ co ro lại, nhất định không chịu mở nên cảm giác của đêm còn níu lại lòng người trong đó. Hương lavender vẫn còn phảng phất quanh phòng, mùi rượu vẫn còn ám lại giữa cổ, mấy quyển sách vẫn cũ, đêm qua còn vương mùi khói thuốc, ủ rũ vàng nhạt màu nicotin hoặc dư vị thời gian in lên thân thể, vẫn cúm rúm đứng nép một góc. Bông hoa hồng cắm trong chai bia giờ nhợt nhạt đi nhiều, cũng đúng thôi, ở trong cái nơi đen tối như vậy, một bông hoa còn hồng là còn may lắm rồi, và cũng vẫn còn may cho ông, một bông hoa hồng vẫn rực lên giữa đem ngòm sự tăm tối đó, dù có nhợt nhạt thì ít ra nó vẫn là một bông hoa hồng, và kìa, nó vẫn còn đây mà, ngay đây, ở ngay trong tim, đứng ngay trước mắt, còn ngay trong mũi này mà.

Ông kê đùi lên tay, ngồi thu lu giữa phòng, chân nhích chậm chạp lên ghế, bó gối co ro như con mèo ướt nhẹp, mắt chầm chậm liếc mọi thứ trong phòng, ngắm lại một lượt. Bức tranh chẳng vẽ gì, vải toan trắng tinh, ông định vẽ mà lại thôi, ông bảo để giữ lại sự tinh khiết đó, chai rượu đã hết, bức tượng đứng im, bộ cờ còn đó, chiếu chăn đã lạnh, quần áo vô hồn, đôi dép đã lệch, cái loa vẫn phát, chiếc đài bỏ quên, chiếc tất mất một, màu tím nhạt chen với màu xanh biếc. Căn phòng nhẹ nhàng ôm ấp lấy ông rồi phả một hơi rõ dài, rõ lạnh vào ngay sau gáy. Vậy là hai kẻ cô đơn sắp lại xa nhau.

– C chỉ muốn. Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Ông chậm rãi bò dậy, và nhất định lìa xa vòng tay cái ghế, định đi thẳng ra, không quay lại nữa, bên ngoài có tiếng công nhân đã dục, nhưng không biết ông còn ngủ hay đã thức, chỉ có chiếc cửa khóa trong, nhưng rồi nghe tiếng đập cửa ông lại ngồi xuống, tiếng rầm rầm vang lên làm đầu ông lại nhức. Rượu quá nặng, tiếng chửi thề chen ngay sau tiếng đập cửa, rồi cũng im. Ông lại đứng lên, tay với bao thuốc rồi vứt sang một bên, thuốc đã hết, ông bật chiếc zippo, để đó, nhưng được một lúc thì tắt. Đúng rồi, cái gì cũng phải hết thôi, ông nghĩ và cau mày lại, nhưng không chửi, ông sợ khi phải phát ra tiếng, ông sợ người ngoài nghe thấy và nói ông là một đứa dở người. Thế là ông lại ngồi xuống, thật nhẹ nhàng, nhìn quanh quanh một lượt cuối, dòng chữ ” Hãy cười khi ra khỏi đây ” dán ngay trước cửa. Ông đứng phắt dậy, đi thẳng ra cửa, định bụng gỡ ngay tờ giấy đó ra, nhưng rồi không, kéo then cài, ông dụi mắt, mở cửa, ánh sáng chiếu vào mặt, nhưng không soi được đến lòng, một nụ cười thật tươi, xin điếu thuốc lá, mượn cái bật lửa, bảo mấy ông công nhân, rằng qua ông say quá. Đám đông bắt đầu hô hào anh em lao thẳng vào phòng, cắm cúi bê đi từng món một, mỗi một món bê ra, một một chút lòng ông lại mất, ông ngoảnh mặt đi thật nhanh, và chân bước thẳng ra ngoài, nhất định, nhất định ông không nhìn căn phòng một lần cuối, ông dặn lòng mình, vậy là hai kẻ cô đơn lại cô đơn. Bỗng có tiếng nói từ đâu đâu vọng về, quen thuộc lắm, ông không rõ từ đâu, nhưng bất giác ông quay lại, mắt đưa đi thật xa nhưng dừng lại nơi chính giữa căn phòng. Mắt ông cay cay mùi khói thuốc.

-Dù thế nào cũng hãy về nhà nhé

Bàn sơ sơ về vụ anh Musk

Nay có bàn tán nhiều vệ vụ ông tỉ phú múc mất vợ ông tỉ phú, lại thấy rục rịch mấy bạn single mom hay mấy bé treo ảnh rách trong phòng than thở bỉ ôi rằng thằng đéo nào cũng giống nhau. Đọc rất bẩn. Hỡi ôi, thân già vốn chẳng quan tâm thế sự, vốn muốn xa mấy chuyện tầm phào mà người có học một tí đều nhìn qua là biết chứ không cần đến mấy sâu mọt nằm gầm giường moi ra mới rõ. Nhưng tiện lúc rảnh rang, ngó mây ngắm trời, biên nhanh nhanh vài dòng bỗ bã.

Trước tôi cũng có nói nhiều rồi. Là ông nào có tài, có học, có tầm cũng đều sẽ ngoại tình. Thế mà không hiểu sao dân tình vẫn lạ khi thấy mấy chuyện tầm phào thế này lên báo.

Ở việc này có 2 việc các cô hay mang ra khè đểu, nhân nghĩa nhau rằng. 1 là đàn ông thằng nào chẳng giống nhau và 2 là đếu gì sếp Musk vừa giàu vừa nổi tiếng vừa có học mà toàn hốc gái già, qua mấy đời chồng.

Về việc 1 thì xin phép được biên qua qua vì fri tôi cũng toàn dân trí huệ. Chẳng cần nói làm gì nhiều họ cũng hiểu.

Các cụ câu rằng ” Mây tầng nào thì gió tầng đấy ” nên khi mở mồm thốt rằng thằng nào cũng giống nhau xin hãy tự xem lại xem tư duy của mom thế nào mà toàn mời gọi mấy thằng ất ơ đến hưởng.

Đợt tuần trước tôi có ngồi trong bar với mấy người bạn, nói chuyện sơ sơ mà nên gọi là tám dóc với 1 bé ngồi cạnh, hỏi ra mới biết bé còn 2 đứa con ở nhà, và tôi hỏi em đang làm con mẹ gì giữa bar vào lúc 4h sáng ngày thứ 3 trong tuần. Hãy về đi, hãy về chăm sóc cho con của em đi trước khi nó giật đồ của anh vào 10 năm sau. Đồng ý em có thể là một hotgirl ăn chơi hoặc là một người mẹ tốt nhưng em đéo thể làm cả 2 việc cùng lúc được. Đồng ý là em có thể nuôi con và đéo cần đàn ông như việc em có thể lái xe bằng chân nếu em muốn nhưng mà nó đéo phải ý kiến hay. Chỉ cần nhìn em hiện tại là anh biết thể loại nào sẽ hưởng em và cũng không cần bấm tay anh cũng chắc chắn con của em sẽ vô tù. Về trước khi con của em phải học lại 2 năm lớp 1, khi nó tính 4+4 bằng kẹo me và check in trên băng truyền máy bay. Rồi một lúc sau cũng thấy em ấy ra về thật. Nghe bảo sau này không đến nữa

Vậy nên suy ngược lại, con gái đừng dễ tin mấy lời của mấy thằng ất ơ nói.

Tình bạn là thứ sinh ra để kiếm tiền và Tình yêu là thứ sinh ra để không mất tiền.

Nếu có thì hãy để một ông có học hưởng chứ đừng banh chân cho 1 ông có tình cảm. Vì khi mấy thằng có học hưởng ít nhất nó sẽ biết cách để tránh trách nhiệm hoặc ít hậu quả sảy ra nhất, còn nếu em may mắn thì có thể sẽ hưởng được tiền nó kiếm ra chứ em phải có học mới hưởng được nó.

Còn về việc 2 thì sâu hơn. Nhưng xin tóm gọn lại cho anh em Đông Lào ít đọc là thế này.

Trong tâm lý co một định nghĩa là sapiosexual, dễ hiểu là trí tuệ là một dạng tình dục. Không khó để tìm kiếm các ví dụ cho dạng này. Đơn cử như ông thần nổi tiếng nhất. Tào Tháo

– Chỉ có vợ của kẻ thù làm ta hứng thú

Dĩ nhiên một người đàn ông có học rất khó để nói chuyện với bọn trẻ trâu với vẩn. Khi bạn đang say mê nói về Văn học, Thần học, Thiên văn thì đầu óc bà chỉ nghỉ về trà sữa và tóp tóp, thổ ra những câu như à, ờ, thế ư, kì thật thì thằng bỏ mẹ nào cũng cụt hứng dù em có đẹp thế nào đi nữa. Hay khi ông đang suy nghĩ về cách thay đổi thế cục bà đến hỏi em biến thành cục cứt anh còn yêu em không thì dĩ nhiên câu trả lời thật luôn là đéo.

Đàn ông giàu cặp với hoa hậu không phải vì họ đẹp mà vì họ muốn lấy cái tiếng là cặp với hoa hậu – hai vấn đề này phải rõ ràng.

Còn các em hotgirl thì ai để ý sẽ thấy 10 con mẹ đến 8 con single mom và 1 con mẹ nữa chưa nhận ra chồng lăng nhăng và 1 người sẽ vươn đến tầng lớp cao hơn do họ có học hơn hoặc họ cho ông có học hưởng. Thế thôi, dĩ nhiên, bạn có thể nói con gái cũng có thể kinh bang tế thế, con gái cũng có thể chém cá kình, con gái cũng có thể đạp sóng dữ, nhưng mà những người con gái đó như vợ của kẻ thù vậy. Nhìn thì thích nhưng đéo có được.

Yêu dấu rất xa

– Giai à.

Tiếng điện thoại em, hình em, sáng lên giữa đêm dài, giọng em ngọt, chạy thẳng vào tim

– Anh ổn không

Ai Đó gọi điện cho tôi, đêm đen kéo dài thườn thượt, trượt qua mắt tôi, đâm sâu vào tâm trí, tiếng Nghệ An làm giọng em ngọt hơn, đáng yêu hơn hết thảy cái âm thanh rùng rợn này. Khi tôi đang chìm nghỉm trong đó, cái âm thanh rùng rợn trong đầu tôi. Thì giọng em kéo tôi ra, ví như một bàn tay, cành khô, hay một gì đó mắc ngang vũng lầy cuộc đời, chút hy vọng cuối cùng của kẻ đang vẫy vùng trong đó.

– Yêu à, kể cho em nghe. Hôm qua cũng mắc cười lắm, anh nhớ nhà, anh muốn đi về, nhưng hôm nay, khi anh sẵn sàng ra về rồi.

Tôi ngắt ra một hơi, em vẫn chờ đầu bên kia.

– Anh nghĩ anh sẽ nhớ em nhiều lắm, nhớ nơi này nhiều lắm.

Em cũng ngắt ra một hơi, dài hơn trước. Mọi thứ chầm chậm nhẹ rơi vào thinh không, có tiếng gió thoảng nhẹ giữa đêm, mơn trớn cây cỏ, tiếng mặt trăng thầm thì vào hơi khói thuốc, tiếng hạt sương rơi trên chốc mũi con chào mào ngủ gật, tiếng cuộc đời dội vào tim tôi.

– Anh muốn nghe em hát không

– Dạ

Em có trời phú cho sự ngọt ngào, đó là điều ngang với sự thiên tài, vì chẳng thể nào học được, ngọt ngào từ tất cả mọi thứ, suy nghĩ, lời nói, câu chữ hay kể cả những thứ phi lãng mạn nhất, đều có sự ngọt ngào nguy hiểm, đặc trưng của tính nữ nguyên thủy.

Nghe âm vang ” Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ “,

Bất chơi đưa hai tay lau tròng mắt đỏ. Em vốn không thích, cũng chẳng biết cái nhạc tôi nghe thường ngày gọi là gì, em hay càm ràm về điều đó, mà hôm đêm buồn như đêm đó, em lại hát tôi nghe nhạc trịnh

– Anh yêu, anh ổn không

– Mùa này chắc hoa gạo nở đỏ đầu ngõ rồi em nhỉ

– Vâng. Hoa gạo đã nở đỏ.

Hà Nội – 28 – 4 – 2021

Tôi nhắm mắt, tưởng tượng những cánh hoa gạo, cuộn mình xoay vòng vòng trong gió. Bông hoa nhẹ rơi, rời xa đời tôi, Rời xa bóng hình, như rời xa xót xa chính nó. Chỉ hy vọng ngày ngày, bông hoa đỏ không bị dẫm đạp bởi đôi chân, chiếc xe vô tình nào đó, hãy mắc lên mái ngói thật cao, ngắm nhìn mọi thứ thật đẹp, hãy để trời xanh soi sáng em mỗi ngày. Yêu dấu rất xa, của tôi

Bàn sơ sơ về giới hạn

Trong lý thuyết về Tính Dục (psychosexual) của Sigmund Freud. Bố của phân tâm học có một ý mà hiểu rộng ra nó giống thế này

“Kỹ năng của con người hình thành từ các kinh nghiệm và thông tin thu thập được trong quá khứ. Xử lý các thông tin đó là cách để hình thành kỹ năng. “

Nhưng mà cũng phân tâm học. Mr Lacan, đệ của Freud chỉ ra rằng

“Một người khi đạt tới ranh giới của kỹ năng sẽ rơi vào cảm giác giống như tuyệt vọng. Bởi họ không còn nhìn thấy triển vọng nữa, họ biết mọi thứ, vì thế họ cũng thấy mọi thứ sẽ dẫn tới đâu. Và kỳ lạ thay đây là là lúc cảm giác tương tự như khi người ta rơi vào đường cùng”

Đạt tới giới hạn của kỹ năng xử lý thông tin mà một cảnh giới ít người đạt được, nhưng sẽ thế nào khi ở đó ?

Đây cũng là một ý trong Nhà Giả Kim mà có lẽ ít người để ý, khi Satiago hỏi ông giả kim là sẽ thế nào khi ở lại sa mạc.

“Thì cậu sẽ trở thành cố vấn của ốc đảo. Cậu có đủ vàng để tậu nhiều cừu và lạc đà. Cậu sẽ cưới Fatima và năm đầu hai người sẽ rất hạnh phúc. Cậu sẽ tập yêu thích sa mạc và từng cây một của cả năm vạn cây chà là. Cậu sẽ nhìn thấy chúng lớn lên, qua đó thấy một thế giới không ngừng biến dịch, và cậu sẽ càng ngày càng hiểu rõ ngôn ngữ của điềm, của dấu hiệu hơn vì sa mạc là người thầy giỏi nhất. Năm thứ hai, bầy lạc đà của cậu sẽ đem lại cho cậu sự giàu có và quyền lực. Năm thứ ba, đêm đêm cậu sẽ lang thang trong sa mạc, khiến Fatima buồn khổ vì cho rằng chính cô đã cản bước chân cậu. Nhưng cậu yêu cô và cô đáp lại tình yêu đó. Cậu sẽ nhớ lại rằng cô không hề yêu cầu cậu ở lại ốc đảo, vì một người con gái sa mạc như cô biết mình phải chờ đợi chồng trở về. Vì thế mà cậu sẽ không trách cứ cô. Nhưng nhiều đêm cậu sẽ lang thang giữa các hàng cây chà là, nghĩ giá như hồi đó mình đi tiếp và vững tin hơn vào tình yêu của Fatima. Chính sự lo lắng của cậu rằng sẽ không bao giờ trở về được đã giữ chân cậu lại ốc đảo này. Và điềm sẽ báo cho cậu biết rằng kho tàng của cậu từ nay sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn. Năm thứ tư, vì cậu cứ lờ đi, các điềm sẽ không xuất hiện lại với cậu nữa. Các tộc trưởng sẽ nhận thấy thế và sẽ không dùng cậu làm cố vấn nữa. Khi đó thì cậu sẽ là một thương nhân giàu có với nhiều lạc đà và hàng hóa. Nhưng cho đến cuối đời cậu sẽ mãi lang thang trên sa mạc, luôn quẩn quanh các gốc chà là, vì biết rõ rằng mình đã không đi theo vận mệnh và giờ thì mọi sự đã quá trễ. Cậu phải hiểu rằng tình yêu không bao giờ ngăn cản ai theo đuổi vận mệnh của mình cả. Nếu để cho chuyện ấy xảy ra thì đó không phải là tình yêu đúng nghĩa, tình yêu của ngôn ngữ vũ trụ.”

Chán nản, xem thường chính các năng lực của mình, xem thường mọi thứ, không phải vì cao ngạo, mà bởi vì đã thấy mọi triển vọng của chúng.

Dĩ nhiên phật cũng đã nói rõ cách thức để xử lý vấn đề này

Tới đây, là ranh giới sự bế tắc, bởi vì đang ở đường biên của thế giới, giống như đang bị giam cầm vì không thể nhìn thấy bên ngoài còn gì. Nhưng chỉ cần quay về suy nghĩ căn bản, rằng cái gì đã tạo ra thế giới, thì sẽ hiểu cách để phá vớ giới hạn.

Thế giới được xây dựng bởi các kinh nghiệm, thông tin hình thành nên mọi thứ, thành cái Tôi mà ôm ấp, tôn thờ. Cho nên khi đã sử dụng thuần thục cái Tôi và các năng lực của nó sẽ chán nản và bế tắc. Ngay cả khi biết mình phải vượt qua chính cái Tôi đó, cũng không biết cách. Như một các nói văn học ” Vượt qua chính mình” thực chất mà một tiến trình phát triển con người mang tính triết học.

Muốn vượt qua ranh giới của kinh nghiệm, nghĩa là muốn phá bỏ sự phụ thuộc vào biểu hiện của cái Tôi bằng cách tư duy, việc đó giống muốn tự tay túm tóc để nhấc bổng bạn lên vậy.

Nhận biết cái Tôi, thấy sự giam hãm của nó với cuộc đời, nhận diện được kẻ cai ngục của mình, là bước đầu trong hành trình biến cuộc đời mình trở thành rực rỡ. Đó là lúc Ích Kỷ và Vị Tha trở nên hài hoà làm một,  khi mà sự thăng hoa, một cách tự nhiên, tạo ra sự tốt lành ra xung quanh.

Cần một con thuyền nhỏ để sang đến bờ bên kia, một con sông nhỏ tạo thành biên giới của nhân loại. Con thuyền đó là thế giới của trực giác, của linh cảm, của tâm trí trống rỗng, vắng bóng tư tưởng và kinh nghiệm.

Bàn sơ sơ, về sự chết

Tôi ít khi bàn về những thứ tiêu cực. Đa số đều nói về những thứ nực cười, ấy thế mà hôm nay, một ngày mưa nhỏ, gió to, tôi lại nghĩ về sự chết, đôi khi đó là một điều hiểu nhiên như việc người làm về tâm lý phải chịu ảnh hưởng, như đợt nói về method acting, hoặc cũng là một tư duy tầm thường một người buộc phải nghĩ tới.

Đầu tiên thì đây không phải lần đầu tôi nghĩ về sự chết, cũng không phải lần đầu tôi thử tìm cách trải nghiệm cảm giác cận tử, nên có thể ,hoặc tôi cho mình có thể nói về sự chết một cách công minh

Để bàn sơ sơ về sự chết, có 2 dạng tư duy làm ảnh hưởng chúng ta lớn nhất, đó là

– Sống để làm gì.

Đây là câu hỏi lớn nhất trong Triết học, như Phật giáo, sống là để trả lại những thứ đã làm trong khiếp trước, vượt qua đủ sẽ dẫn đến cõi niết bàn. Thiên chúa thì lại bảo, sống để trở lên trong sạch hơn, thậm chí nhiều giáo phái còn phụ định việc sống, coi như con người sống chỉ là những nguyên tử tổng hợp lại, kể cả suy nghĩ. Để phản định lại những tư tưởng này thì cũng nhiều cách, như phật thì tại sao chúng ta không biết khiếp trước, khiếp sau, để trả nợ đầy đủ, phủ định điều đó bằng việc chúng ta phải tự nhận ra ư, không, như đã nói trước đó, một đời dựa trên kinh nghiệm và nhận thức, chúng ta không thể biết nếu như chúng ta không biết nó có tồn tại. Còn chúa, sống để trong sạch hơn, như một vấn đề, luôn có nhiều hơn 2 mặt, để trong sạch hơn thì bắt buộc bạn phải lấm bẩn, nếu không bẩn, bạn không thể nhận ra thế nào là sạch, phản định ư, hãy nhìn ten bunny, hãy xem hanibal,.. Còn cuộc sống thật sự không tồn tại, vậy thì những tư tưởng của chúng ta để làm gì, chúng ta có suy nghĩ, vậy suy nghĩ đó có thể do những nguyên tử hợp lại hay chăng.

Vấn đề thứ 2 là

Sau khi chết thì có gì

Phật giáo chia con người thành 6 cõi, cứ google để biết, nhưng vấn đề của việc này lại ảnh hưởng đến thuyết tiến hóa của nhân loại, nếu ai cũng bỏ được  tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục thì con người sẽ tuyệt chủng ngay từ giai đoạn tiền tiền sử, vì tiền sử, chúng ta vì tham mà phát triển, vì sân mà chia giai cấp, vì si mà sinh tình yêu, vì hỉ nộ ái ố mà sinh nhân cách, vì dục mà duy trì nòi giống. Vậy nếu giả sử, ai cũng như phật, thì còn đâu những thứ khác. Còn về thiên chúa và giáo phái kì kì kia thì chết là hết, xin vui lòng không phản biện.

Vậy thì phải hiểu sao về sự chết nếu sống không được, chết cũng không xong

Có một tư tưởng của người dân tộc Mông, đó là ta sống để thực hiện điều mình phải làm và ta chết khi đã làm xong hoặc không làm được.

Ấy thế mà khoa học lại sinh ra hiệu ứng cánh bướm, phủ định tất cả việc trên, một đời người sẽ làm ảnh hưởng tất cả cuộc đời của những người khác, hãy xem It’s beautiful life để hiểu việc này.

Cũng có một giáo phái khá thịnh hành từ đoạn qua đèo Hải Vân đổ vào, là tín ngưỡng phồn thực. Con người sống chỉ để duy trì nòi giống và cải thiện chuỗi thức ăn, thì việc đó đâu khác gì thú vật. Vậy chúng ta sinh ra sách, ăn ngủ đụ ỉa, vật chất, phản vật chất thì có ý nghĩa gì.

Nói chung thì đây là vấn đề cao nhất của triết học, bàn nữa của chẳng đi đến đâu. Vậy nên mọi người chỉ cần sống vui, khỏe có ích là được, kệ mọe mấy ông thần nghĩ linh tinh như chúng tôi

Nhạc Trịnh

Nay nghe lại nhạc Trịnh mới để ý.

Trong bài Đêm thấy ta là thác đổ có đoạn

” Một hôm bước qua thành phố lạ

Thành phố đã đi ngủ trưa ( chưa ) “

Không biết do cô Khánh Ly cố tình nhấn nhá thế, xong dân ngoài vĩ tuyến 17 ghi lại truyền tay nhau đến tận giờ, hay bác Sơn viết thế thật. Nhưng để phân tích 2 nghĩa theo bối cảnh, nghệ thuật, thì thiết nghĩ phải hiểu theo nghĩa “ngủ chưa” sẽ phù hợp hơn.

Để nghĩ theo hướng “đi ngủ trưa”, có 2 trường hợp

– 1 là thành phố cảm giác im lìm trống vắng, nhưng nghĩ theo thế này thì méo ai dùng từ ngủ trưa cả, Việt Nam mình nước nóng, đặc biệt bài này viết trong Huế, nơi mà giữa trưa càng nóng, căng võng vắt ngang đèo Hải Vân nằm ngủ thì may ra mát mẻ hơn 1 tí. Vậy nên mới sinh ra phong tục ngủ trưa. Nhưng ngủ trưa là giấc ngủ ngắn, đa số chỉ nằm thư giãn, nhất là những người già, bọn trẻ toàn bỏ đi chơi là biết. Ngủ trưa không phù hợp với sinh quán con người, nó giống giờ giải lao nhiều hơn, vậy nên nó không đủ im lìm để thấy ta là đá cỏ được, và câu tiếp theo nữa nghe cũng kì cục nốt, đang giờ buổi trưa thì ông ngồi đàn hát hát.

2 là thành phố mang nghĩa chỉ 1 người, thì lại càng kì cục hơn, méo ai đi khoe mình biết cả giờ nghỉ trưa của gái và cũng chẳng liên quan đến 2 câu sau, gái đi ngủ trưa và thấy ta là đá cỏ và ông đi hát, nghe rất là điên điên và biến thái.

– Còn hiểu theo nghĩa “ngủ chưa” như một người lâu ngày mới bước về thành phố, vừa đặt chân đến, muốn thấy thành phố đang thế nào, và hỏi một câu “thành phố đi ngủ chưa”, không thấy người rep, đi xem đá xem cỏ, đi lang thang hát vài câu nhạc cũ trên đường.

Hoặc hiểu theo nghĩa yêu đương vớ vẩn thì đi qua thành phố, nhớ kỉ niệm với gái, nay không còn nữa, bỗng muốn biết gái giờ thế nào, buột miệng hỏi câu đi ngủ chưa dù biết rõ rồi. Bâng khuâng buồn mà thành đá, thành cỏ, mà vấn vâng thì nghe nó thi ca hơn bao nhiêu. Nghe nó cũng không điên điên, biến thái, tính gái nữa, dù chỉ 1 câu thôi cũng nói được tình cảm. Hơn cái nghĩa ngủ trưa luyên thuyên kia

Mà tiện đây cũng nói, nhiều nhà văn Việt Nam, hay tạm gọi là nhà văn đi, thường bỏ đi sự logic của vấn đề. Mọi người nghĩ khi đã vào văn thì cần gì đúng hoàn toàn, nhưng như thế thì chỉ có văn cho bọn trẻ con đọc, văn lòe thiên hạ. Điển hình nhất là cái giai thoại bà cụ đi vào rừng, dẫm phải cái gì đó và về có em bé. ( Bản gốc của truyện đấy là do một người hiện thân trong mơ cho ông bà già ) mà thế nào dịch sang cuốc ngữ lại thành đi lòe ông lão. Nếu dốt toán lý hóa thì mấy ông chẳng luận được ra cái mẹ gì cả mà đòi làm nghệ thuật. Dốt lý thì sẽ bị đuổi từ bài vẽ phối cảnh, dốt hóa thì ông không qua nổi pha màu, dốt toán thì thôi xong.

Đọc của những tác giả lớn, như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, hoặc kể cả mấy ông viết mang tính siêu thực như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi luôn có sự logic cực cao trong câu chữ mà nét tình vẫn đầy đủ.

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Too Good To Be Trust

Cái ngu nhất của tình yêu là thay đổi bản thân mình vì người khác, và càng ngu hơn khi học cách yêu những thứ người khác có, chung quy lại thì tình yêu là sự ngu ngốc.

Nếu thay đổi bản thân vì người khác thì thực chất khi yêu, họ yêu người khác chứ đâu phải bạn, và học cách yêu những thứ của họ thì cũng vậy thôi, bạn yêu cái khác chứ đâu phải họ.

Thực tế thì sách báo Việt Nam chẳng ông bỏ mẹ nào biết yêu cả, mà thật ra thì yêu đương Việt Nam vẫn nằm ở mức mơ hồ dù có kho tàng văn chương đồ sộ, vốn vì tư duy và văn hóa người Việt Nam là vậy.

Tây nó có tư tưởng yolo nên thành ra họ cũng có tư tưởng cá cược và chấp nhận, nên vô tình chung tạo ra những tình yêu thật sự, là yêu chính người đó, không quan trọng họ làm gì, là gì, thế nào, như Forrest Gump hay Gastby. Còn chúng ta thì vẫn còn lầm tưởng về người yêu và khoảng khắc yêu đương, thành ra sinh ra những dạng tình yêu kiểu nhày nhụa, nhớp nháp rất kinh

Bạn đi dạo dưới ánh trăng một mình, và nhớ lại khi có người yêu và muốn có người yêu bên cạnh, đó là dạng bạn yêu khoảng khắc đó, chứ không phải bạn yêu người đó. Một người say mèm gọi cho một cô, nó bảo yêu cô nhiều, các cô nghĩ họ lãng mạn ư, không, thật ra là ông sỉn lắm rồi, muốn có người nói chuyện chém gió cùng lúc đó thôi. Hôm sau lúc vui vẻ, gái gú bu quanh thì nó chẳng nhớ đến cô là ai đâu. Văn chương cũng vậy, ngay cả Chí Phèo, Thị Nở, cái đôi mà bao nhiêu thế hệ học sinh lãng mạn hóa, thực chất là ông yêu cái cảm giác được quan tâm, chứ đéo phải yêu Thị Nở, giả sử như có đứa khác múc cho bát cháo hành, Chí có yêu họ như Thị không. Câu trả lời ai cũng rõ. Hay Lan và Điệp, thế hệ trước của Anh chị Chí, Nở, thơ ca sướt mướt mãi. Rồi suy cho cùng thì Điệp là đứa dốt nát và Lan là một con cù lần, chẳng có mẹ gì đáng tự hào cả. Hay kể đến hàng cụ của Chí với Nở đi, Trọng với Kiều cũng là một kiểu lừa dân ít chữ.

Ấy thế mà nếu không phải thích một người vì một sự vật, hiện tượng, câu chuyện nào đó thì còn gọi gì là tình cảm. Mà càng không được gọi là tình yêu. Tất cả sự thích trên đời đều chẳng phải thích vật ấy, mà là có lý do để thích vật ấy, đồ cổ là họ thích câu chuyện của nó, quần áo là thích cái đẹp của nó,… Nhưng mà tất cả những thứ đó đều có nhiều, khi tăng về lượng thì chất mới tăng, nhưng mà sau khi cưới lại chỉ được yêu có 1, vậy nên mới bảo tình yêu là sự ngu ngốc. Nếu để ý kỹ một chút thì các nhân vật kiệt xuất đều không lấy vợ, bỏ vợ hoặc sẽ ngoại tình. Bởi vì sao, vì một món ăn, một cảm giác, dù quen, dù thân thuộc đến mấy cũng đến lúc chán, trừ những rằng buộc nhất định hoặc những người không đủ nhận thức để phân biệt được giữa cái mình muốn và nhận thức, và những người không thể thực hiện cái mình muốn. Quy luật là vậy, giống như đạo, đi theo thì thuận, ngược chiều sẽ bị loại bỏ, ví như văn hóa Phương Đông có câu ” Giàu đổi bạn, sang đổi vợ ” hoặc phương Tây có câu ” too good be trust “

Bản năng nguyên thủy của loài người là ngoại tình, hay gọi theo các cụ là đa thê, nhằm duy trì nòi giống. Cấu tạo của dương vật đàn ông cũng là để lấy tinh trùng của đàn ông khác ra, và cấu tạo của đàn bà là giữ được nhiều tinh trùng khỏe nhất.

Các cụ ngày xưa dĩ nhiên nhận ra điều này. “Tức hạ phá thượng” nên thời phong kiến duy trì chế độ đa thê để ông không phải ngày nào về cũng nhìn mặt 1 bà, và cho ông đủ tư tưởng để phục vụ tốt hơn cho xã tắc. Nhưng sau này bãi bỏ mà theo quan niệm là văn minh hơn, nhưng thực ra là truyền thông đã me tây hơn, làm cho tỉ lệ ngoại tình càng ngày càng tăng, và cũng làm cho giới tri thức bị ngu đi nhiều

Có thể do tư tưởng Khổng Giáo, kinh trên nhường dưới của văn hóa Hoa Hạ làm sinh ra tư tưởng đó, tư tưởng tình yêu là phải chiếm hữu. Làm cho con đực, con đực phải trở thành con đặc biệt nhất, thành ra con cái phải trở thành con đẻ tốt nhất hoặc con đực phải trở thành con nuôi sống được con cái, vì thế nên con đực lúc nào cũng có quyền lựa chọn. Không tính đến những nước văn minh còn chưa đủ 1000 năm. Thì chế độ phụ hệ luôn là chế độ của văn hóa, đi ngược lại tất sẽ bị loại bỏ, dù có hơi cổ hủ, nhưng too good be trust