Bàn nhanh chuyện dựng tượng Lý Thái Tông

Kẻ già này hoàn toàn ủng hộ việc lấy tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của Toà Án tối cao, đây là vị vua có công lao lớn trong việc lập nên điển chế, luật pháp đầu tiên của nước Việt độc lập. Thực ra trước thời Lý ta cũng có luật pháp, nhưng chưa được hệ thống hoá và phổ cập tới cần lao. Luật Đinh-Lê rất ngắn gọn, và hình phạt chỉ có 2 options, là ném xuống ao giải hoặc ném vào chuồng hổ 3 ngày chưa cho ăn, hơn nữa việc vận dụng rất tuỳ hứng, phụ thuộc vào vua quan vui hay buồn, nên đôi khi dân đéo biết đường nào mà lần cả. Đại Việt chỉ thực sự thành quốc gia văn minh pháp trị đúng nghĩa khi nhà Lý dời đô về Thăng Long.

Tuy nhiên có vẻ như anh em Tòa Án chưa nghiên cứu kỹ về văn hoá, lịch sử, nên có chút nhầm lẫn ở đây, căn cứ vào việc đưa ra các options của tượng, thì cả 3 đều có vấn đề, nên tôi nghi anh em thuê nhầm mẹ thằng designer gốc Chiêm, cả đời chưa từng giở Thi Thư, Luận Ngữ…, chứ đừng nói tới biết về văn hiến Việt cổ, nên đưa ra những bản render khiến cần lao nhìn mà chửi sùi cả bọt mép ra.

Thứ nhất là trang phục, các anh cần nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia mới có thể lấy chuẩn trang phục nhà Lý. Hoàng đế Đại Việt thời Lý mặc áo Cổn, đội mũ Bình Thiên, kẻ già này liếc qua tượng thì thấy mũ tạm chuẩn, có tấm diên (tấm gỗ vuông hay miện bản) to như cái iPad nhưng thiếu chuỗi ngọc (lưu), có lẽ vì công nghệ đúc đồng không thể đáp ứng được chi tiết dây rợ nên bỏ qua chăng? Phần áo thì rõ lỗi, áo Cổn là áo Giao Lĩnh tức cổ chéo truyền thống của Hoa Hạ, trong tượng thì có vẻ là cổ tròn Chầu Văn Khá Bảnh khoác cardigan voan mờ Ninh Hiệp. Việc dựng nên một bức tượng sai về phục trang sẽ làm hậu nhân có cái nhìn méo mó về cha ông, sau này thành nếp quen rất khó đổi được, tương tự như tượng vua Hùng đội mũ lông chim và đóng khố (dù nước Sở có nghề dệt lụa từ trước cả thời Xuân Thu).

Vua Lý cũng không thể cầm cân. Cân là biểu tượng của buôn bán, thương mại. Thương nhân là nghề được coi là mạt hạng nhất trong hệ thống giai cấp xã hội Nho Học. Vua thà cầm Kotex đã dùng để thay hộp mực triện, chứ dứt khoát không bao giờ sờ vào cái cân. Cái cân nên được lấy làm biểu tượng của chợ Đồng Xuân, trên tay của tượng thương nhân lãng tử Trần Khánh Dư, chứ không bao giờ được phép ốp vào tay một ông vua Nho Giáo. Biểu tượng truyền thống của Công Lý phương Đông là con Giải Trãi, hoặc có thể là con Bệ Ngạn – một trong Long Sinh Cửu Phẩm aka 9 đứa con của Rồng, nên cho một trong hai con phục dưới chân tượng của Thiên Tử, mới toát lên được đầy đủ í nghĩa uy nghiêm và công minh, chính trực.

Có lẽ í tưởng vua Lý cầm cân đến từ thành ngữ “cầm cân nảy mực”, cơ mà chữ cân trong đây có nghĩa là cân bằng, chứ không phải cái cân, đây là một trick của thợ mộc để lấy dấu cưa xẻ, sau khi cân chỉnh đo đạc bằng dây tẩm mực, họ sẽ kéo (nảy) dây lên cho nó bật xuống in mực lên tấm gỗ để xẻ theo đó, chứ không liên quan gì tới cái scale của lũ cân điêu chợ Sáng. Có lẽ do mù chữ Nho của cha ông, nên các anh chị đã hiểu lầm, hay chăng??

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *