Trịnh

Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng
Ru đời đi nhé
Cho ta nương nhờ lúc thở than
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon

Ai nghe nhạc Trịnh nhiều cũng cảm thấy đôi chút hơi thở phật giáo loanh quanh trong nhạc ông, và cả cách cảm nhận của kẻ buông bỏ, bất cần

Tôi đi tìm quanh đây, bao loài hoa cỏ lạ
Tôi mang về giữa phố, cắm trên những đường đi

Vấn đề ở đây là về Phật giáo, dậy về cách buông bỏ, buông bỏ tất cả mọi thứ để thoát được ra vòng luân hồi, nhưng tình cảm cũng là một dạng tạp niệm, mà đúng theo lời phật dậy, còn tạp niệm là còn ưu tư, còn ưu tư là còn đau khổ, còn đau khổ là còn luân hồi. Ý tôi không chê gì bác Trịnh, bác Trịnh có nhiều câu rất đẹp, bác Trịnh hiểu về Phật, tôi biết, nhạc bác Trịnh sâu, tôi cũng biết, nhưng để nghe trong những ngày dài, tôi xin trọn nhạc DSK hơn là nhạc bác Trịnh. Vấn đề duy nhất cho điều đó là vì tôi nghĩ, một người nếu đã muốn thoát ra thì không nên ở lại. Và đã định ở lại thì đừng nghĩ đến chuyện thoát ra. Nó là vấn đề về đạo đức và tôn nghiêm. Giống một nhà triết học nào đó, thà chết chứ không chạy vào vường đậu.

Có thể bạn nghĩ, tôn giáo là một cái gì đó nực cười và xuẩn ngốc. Nhưng đến cuối đời, một người đã hiểu rõ mọi người, nếu không có tôn giáo, vậy chúng ta sẽ tin vào việc gì. Tôn giáo, nói về tâm lý theo cách của phật giáo,trong phân tâm học, như là một dạng chánh niệm, dù thế nào ta vẫn tin vào tôn giáo, dù thế nào ta vẫn tin vào phật, dù thế nào ta vẫn tin vào luân hồi,… dù thế nào đi nữa

Trở lại vấn đề về việc nhạc của bác Trịnh, dĩ nhiên nhạc của bác Trịnh hay. Nhưng về một góc độ nào đó, bác Trịnh vẫn lưu luyến trần gian nhiều lắm, giống tôi vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *