Độc – Đạo

Có một phút nào đó, giữa ồn ào, giữa chen chúc, bạn thấy một người, ngồi không giữa bao la đời, ngồi không với một người, ngồi không với mọi người. Dù gì thì cái đẹp cũng chỉ nằm trong mắt kẻ mơ mộng, cái đẹp, chỉ nằm trong mắt kẻ mơ mộng
Tôi thấy một người công nhân, ông ngồi không bên điếu cày và trời đất, tay chắp lại, như kẻ lạc loài tìm đến chúa, sự cứu rỗi thẳm sâu của con người. Ông nhìn dài bên những hàng ghi tàu hoả, ông nhìn sâu khói trà nóng bốc lên, ông ôm cốc trà và xuýt xoa, ông nhìn đường mà xuýt xoa, mắt ông nhìn đời mà xuýt xoa.
Ôi, thế giới, những kẻ lạc loài này đã đi đến tận cùng, chúng ta vượt lên sao hoả, chúng ta tìm đến đáy đại dương, chúng ta băng qua sa mạc, chúng ta chạy qua tảng băng. Nhưng có mấy ai hiểu gốc cây cổ thụ già, trơ trơ giữa trời, mấy ai hiểu, cây cổ thụ già, có ý nghĩa gì, đâu có mấy ai hiểu
Tỉnh thức là một trạng thái mông lung nhưng rõ ràng, nếu đã tỉnh thức, bạn không cần biết đoá hoa có mấy cánh, cái nào là rễ đực, đâu là nhuỵ đâu là mao mạch, bạn chỉ cần biết đó là đoá hoa, bạn chỉ cần biết đoá hoa ở đó, để làm tròn nghĩa vụ của nó, nghĩa vụ của một đoá hoa.
Thật ra tiếng Việt bị ngôn ngữ làm lệch lạc, dẫn đến mọi người không hiểu rõ câu chữ, ví dụ như Đạo, về tiếng việc thành dao. Đi dạo, thực chất nghĩa là đi đạo. Đi bộ cũng giống như việc trải nghiệm đạo. Đạo, nghĩa bạch thoại, đã nói rất nhiều lần là con đường, 1 người coi như đi hết đường đạo nghĩa là người đó hiểu rõ về đạo. Vô thường và bất biến. Vô thường ở chỗ đạo có trăm ngàn cách giải thích, và bất biến ở chỗ đạo chỉ có một. Có một là chỉ một, đạo, ngày xưa có thể viết vừa trên 1 phiến đã, vậy mà giờ đây, bằng sự logic mà con người tự hào, đạo đã trải qua 1 ngàn, 1 vạn bản, đưa người sau dẫn đến sự mông lung không đáng có, nghe thì có vẻ thâm sâu, nhưng thực chất chẳng có gì. Ví dụ như NLP, đó là thứ dựa theo đạo, nhưng dựa theo dạng hiểu 1 nửa và đi khoe với 1 người. Con người luôn phải biết về đạo, đạo là hiển nhiên, chống đối sẽ bị loại bỏ. 1 Phiến đá ghi về đạo chỉ cần tóm gọn trong 2 ý chính. Đạo là dòng nước, thuận nước thì sẽ trôi êm, nghịch nước thì tốn sức và cuối cùng thì nước vẫn chảy. Đạo là cơn gió, luôn bên ta nhưng không nắm bắt được, đó là tính vô thường và bất biến của đạo. Đó là những thứ con người đi tìm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *